1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

32 2,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 745,22 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI LAM KINH 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản 5 1.1.1. Khái niệm lễ 5 1.1.2. Khái niệm hội 5 1.1.3 Khái niệm lễ hội 6 1.2 Vai trò của lễ hội 7 1.3. Chủ chương của Đảng chính sách của Nhà nước 8 Tiểu kết 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI LAM KINH Ở HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA 10 2.1 Khái quát di tích Lam Kinh 10 2.2 Diễn trình lễ hội 12 2.2.1 Công tác chuẩn bị 12 2.2.2 Nguồn gốc lễ hội Lam Kinh 13 2.2.3 Các hoạt động trong lễ hội 14 Tiểu kết 19 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢN TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI LAM KINH 20 3.1 Đánh giá thực trạng lễ hội 20 3.1.1 Ưu điểm 20 3.1.2. Nhược điểm 20 3.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Lam Kinh 21 3.2.1 Tuyên truyền về giá trị di tích cho người dân về ý nghĩa vị trí vai trò của nét đẹp văn hóa truyền thống mà lễ hội Lam Kinh mang lại 21 3.2.2. Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý di tích lễ hội 22 Tiểu kết 25 KẾT LUẬN 26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 PHỤ LỤC

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Văn hóa thông tin và xã hội Trường Đại học

Nội Vụ Hà Nội, tôi sinh viên lớp 1505QLVH đã được học bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn giảngviên bộ môn đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và rèn luyện

Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý khu di tích Lam Kinh, mọi cộng đồng

dân cư xung quanh khu di tích và toàn thể du khách đến khu di tích về “Lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, đã cung cấp cho

tôi nhiều thông tin và giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này

Do kinh nghiệm còn thiếu sót và kiến thức còn hạn chế nên đề tài vẫn cònnhiều thiếu sót Kính mong cô xem xét và góp ý cho đề tài được tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày …tháng…năm 2017

Sinh viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các thông tin, tàiliệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài đã được cảm ơn vàcác thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI LAM KINH 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Khái niệm lễ 5

1.1.2 Khái niệm hội 5

1.1.3 Khái niệm lễ hội 6

1.2 Vai trò của lễ hội 7

1.3 Chủ chương của Đảng chính sách của Nhà nước 8

Tiểu kết 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI LAM KINH Ở HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA 10

2.1 Khái quát di tích Lam Kinh 10

2.2 Diễn trình lễ hội 12

2.2.1 Công tác chuẩn bị 12

2.2.2 Nguồn gốc lễ hội Lam Kinh 13

2.2.3 Các hoạt động trong lễ hội 14

Tiểu kết 19

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢN TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI LAM KINH 20

3.1 Đánh giá thực trạng lễ hội 20

3.1.1 Ưu điểm 20

3.1.2 Nhược điểm 20

3.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Lam Kinh 21

3.2.1 Tuyên truyền về giá trị di tích cho người dân về ý nghĩa vị trí vai trò của nét đẹp văn hóa truyền thống mà lễ hội Lam Kinh mang lại 21

3.2.2 Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý di tích lễ hội 22

Tiểu kết 25

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 PHỤ LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước vàgiữ nước Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúckết lại thành một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc Trong đó, không thểkhông nhắc đến lễ hội - một nét sinh hoạt văn hóa dân gian Đây cũng là thành

tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất củadân tộc Việt Nam

Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tàinguyên có vai trò quan trọng Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã vàđang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào hoạt động du lịch, gópphần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng các lễ hội lêntầm cao mới Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở và BộVăn hóa Thông tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp

Ở địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình

Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân kiệt” có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ

nước tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung Nơi đây không chỉ sản sinh

ra những con người kiệt suất cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh,Chúa Nguyễn,… mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình

là các lễ hội truyền thống của địa phương gắn liền với các vị vua của dân tộc vàvăn nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây

Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về lễ hội Lam Kinh tại

xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, làm đề tài nghiên cứu của

mình, nhằm góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khaithác những giá trị văn hóa của lễ hội ở địa phương

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhiều người từ lâu đã biết đến Thọ Xuân với những vị anh hùng của dântộc như Lê Lợi, Lê Hoàn,… với di tích Lam Kinh, hay những trò diễn xướngdân gian xưa kia dùng để tiến vua, và gắn liền là hệ thống lễ hội đặc sắc và

Trang 5

phong phú Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu mới chỉ có những bài viết nghiên cứuđơn lẻ từng lễ hội mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về các lễhội và đưa ra những định hướng phát triển cụ thể cho các lễ hội của huyện.

Trong “Non nước Việt Nam”, tác giả Vũ Thế Bình có đề cập đến Lễ hội

Lam Kinh ở Thanh Hóa và vẫn chưa đi sâu nghiên cứu xem hoạt động du lịchcủa lễ hội như thế nào và cũng chưa có sự liên hệ với các lễ hội khác để xâydựng nên hệ thống lễ hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Viết về lễ hội Lam Kinh có: Đỗ Như Chung với Lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung đình đến lễ hội dân gian”; Thiên Lam với “Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hoá thời Lê” (Lễ tin247.com).

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khi nhắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa người ta sẽ nghĩ ngayđến lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh là một lễ hội có rất nhiềugiá trị đang được bảo tồn và có thể phát triển Do đó, tiểu luận hoàn thành lànguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa

mà các lễ hội Lam Kinh tại huyện Thọ Xuân hiện đang lưu truyền

Đồng thời, với việc nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp nhằm: Tác độngvào ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trịvăn hóa; đưa lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động

du lịch, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của huyện

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động

lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động lễ hội đối với kinh tế - xãhội, văn hóa và môi trường

Tìm hiểu về Lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân Lam- huyện Thọ Xuân - ThanhHóa, đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị để lễ hội truyền thống của địaphương trở thành lễ hội phục vụ du khách tham quan mà không làm mất đi tínhlinh thiêng của lễ hội

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế - xã hội, vănhóa lễ hội Lam Kinh của huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ở các mặt nội dung, hìnhthức từ khi các lễ hội này ra đời và phát triển đến nay

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Để thực hiện tiểu luận này, tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:

- Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóaluận tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản,…

- Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế các lễ hội tiêubiểu tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, nhữngngười cao tuổi tại địa phương

Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành côngcủa đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện bài tiểu luận này, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiêncứu khác nhau, đó là:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm

phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể kháiquát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra

- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được

các số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm

độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục Phương pháp này đóngvai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài

- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến

lễ hội của địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản

lý, cán bộ văn hóa, những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm

Trang 7

Lễ hội ở huyện Thọ Xuân là mảng đề tài hiện nay còn ít người nghiêncứu, nên nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú Do đó, sau khi đề tài hoàn thành hivọng đây sẽ là nguồn tài liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiêncứu về mảng đề tài lễ hội ở địa phương.

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài kếtcấu gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về lễ hội Lam Kinh

Chương 2: Thực trạng lễ hội Lam Kinh ở huyện Thọ Xuân - Thanh HóaChương 3: Một số giải pháp bản tồn và phát huy các giá trị của lễ hội LamKinh

Trang 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI

LAM KINH 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm lễ

“Lễ” theo từ điển tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó Trong thực tế “lễ” có nhiều ý nghĩa và một lịch sử hình thành khá phức tạp Chữ “lễ” được hình thành

và biết tới từ thời nhà Chu (thế kỷ XII trước công nguyên) Lúc đầu chữ “lễ”

được hiểu là lễ vật của các gia đình quý tộc, nhà Chu cúng tế thần tổ tông gọi là

tế lễ Dần dần, chữ “lễ” được mở rộng nghĩa là hình thức, phép tắc để phân biệt

trên, dưới, sang, hèn, thứ bậc lớn nhỏ thân sơ trong xã hội khi đã phân hoá thành

đẳng cấp Cuối cùng khi xã hội đã phát triển thì ý nghĩa của “lễ” càng được mở

rộng như lễ Thành hoàng, lễ Gia tiên, lễ cầu an, lễ cầu mưa,…

Do ngày càng mở rộng phạm vi nên đến đây “lễ” đã mang ý nghĩa bao

quát mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội Như vậy, ta cóthể đi đến một khái niệm chung: “Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằmbiểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơchính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năngthực hiện”

1.1.2 Khái niệm hội

“Hội’’ là đám vui đông người gồm hai đặc điểm là đông người, tập trung

trong một địa điểm và vui chơi với nhau Nhưng nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa

thành “hội” phải bao gồm các yếu tố sau đây mới đủ ý nghĩa của nó:

+ “Hội” phải được tổ chưc nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào

đó liên quan đến bản làng, cộng đồng dân tộc

+ “Hội” đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng.

“Hội” có nhiều trò vui náo nhiệt như câu ca dao đã từng ví “vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội” Đây là sự cộng cảm cần thiết của phương diện

tâm lý sau những ngày tháng lao động vất vả với những khó khăn trong cuôc

sống hàng ngày mà ai cũng phải trải qua Đến với “hội” mọi người sẽ được giải

Trang 9

toả thăng bằng trở lại

Như vậy, khái niệm “hội” được tập trung lại như sau: “ Hội là sinh hoạt

văn hoá tôn giáo nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sựtồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân hạnh phúc chotừng dòng họ, từng gia đình Sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu củanhững mùa màng mà bao đời nay đã quy tụ vào niềm mơ ước chung với bốn chữ

Nhân - Khang - Vật - Thịnh ”

1.1.3 Khái niệm lễ hội

“Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính củacon người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con ngườitrước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện”

“Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát

từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên chotừng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sựsinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ

niềm mơ ước chung vào bốn chữ Nhân - Khang - Vật - Thịnh (Từ điển tiếng

Việt)

Trong cuốn “Hội hè Việt Nam” hội và lễ là một sinh hoạt văn hóa lâu đờicủa dân tộc Việt Nam Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xãhội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trongnhiều thập kỷ Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” – Phan Đăng Nhật cho rằng “Lễhội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng,văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dântộc văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộcsống

Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôngiáo Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh Các lễ hội cổ truyền phảnánh hiện tượng đó Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội, tôn giáo thông qua lễhội để phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo để thần linh hóa những thứtrần tục Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt

Trang 10

và chỉ còn mang nặng tính văn hóa Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa(theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tươnglai”.

Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời Lễ làphần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người Hội là cáctrò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sốngthường nhật của người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sựkiện quan trọng với cả cộng đồng Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộngđồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định;nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời là dịp thểhiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và conngười trong xã hội"

“Lễ hội” dùng để chỉ những sinh hoạt gồm cả lễ và cả hội, điều thườngthấy trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân Lễ hội truyền thống lànhững lễ hội đã trường tồn trong lịch sử cộng đồng xã hội, được bảo lưu, pháttriển, lặp lại và quảng bá không ngừng

1.2 Vai trò của lễ hội

Lễ hội có nhiều ý nghĩa to lớn, lễ hội thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độcủa người dân đối với thế giới đã khuất Thông qua lễ hội con người tưởng nhớtới công đức, ông bà tổ tiên thông qua việc thờ cúng Lễ hội cũng là địa điểm đểmọi người thi thố tài năng, nơi đó có nhiều trò chơi dân gian như: Đua thuyền,đánh đu, ném còn, hát giao duyên, hát đối đáp, hát bài chòi, đánh cờ người,…chính những trò chơi dân gian này tạo điều kiện để người dân gần gũi nhau hơn,hiểu nhau và cùng nhau tham gia tích cực để dành chiến thắng trong các tròchơi

Lễ hội quả thật là một điểm văn hoá sống, một bảo tàng sống của ngườiViệt từ cổ đại đến nay, có tác dụng bảo lưu phát triển bản sắc văn hoá Đối vớimỗi người, lễ hội trở nên thân thiết, là nỗi nhớ thiêng liêng, mãnh liệt, là nơi conngười kì thác mọi niềm vui, nỗi buồn Đây còn là biểu hiện giá trị của một cộngđồng: Thông qua vui chơi, con người lấy lại thăng bằng sau những khó khăn lo

Trang 11

toan của cuộc sống thường nhật; sức cố kết của lễ hội đã làm xoa dịu những đố

kị, có khi cả những hận thù diễn ra trong những quan hệ hàng ngày; lễ hội là dịp

để hoàn thiện các chủng loại văn hoá; là dịp để con người vươn lên đời sống vănhoá cao hơn và bộc lộ hết tinh hoa của mình

Lễ hội còn là nơi nhắc nhở người ta sống trật tự, mực thước góp phần làmcho cuộc sống tốt đẹp hơn Là nơi thể hiện năng khiếu thẩm mĩ của cộng đồng,tất cả phải được chuẩn bị hết sức chu đáo Đồng thời cũng khuyến khích tài nănglao động và vui chơi, đề cao cái cao cả, cái bi, cái hài của cuộc sống

Như vậy, chúng ta thấy rằng vai trò của lễ hội rất quan trọng, không chỉtrong đời sống hàng ngày, thể hiện ý nghĩa văn hoá mà nó còn là một trongnhững khuôn mẫu chuẩn mực để con người noi theo Muốn cho lễ hội nước tamãi giữ được bản sắc chúng ta cần khắc phục một số mặt tiêu cực như thươngmại hoá các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn đánh bạc tập quán lạc hậu,…

1.3 Chủ chương của Đảng chính sách của Nhà nước

Đảng và nhà nước đã thể hiện sự quan tâm thông qua các chính sách, chủtrương của Đảng, Nhà nước thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng các vănbản pháp luật hiến pháp, pháp luật, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ đã ban hành các văn bản quan trọng có đề cập đến công tácquản lý và tổ chức lễ hội như:

- Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) vềtiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của BộChính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang,

lễ hội

- Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 về đẩy mạnh tiết kiệm, chốnglãng phí;, đặc biệt Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/02/2011 đã xác định vaitrò, chịu trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtrước Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn

- Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL về Quy định về tổ chức lễ hội do BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường quản lý nhà nước, khắc phục những hạn

Trang 12

chế, yếu kém trong hoạt động lễ hội nói chung, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩmquyền các văn bản quản lý phù hợp với từng loại hình lễ hội

Tiểu kết

Chương 1 khái quát về các vấn đề lí luận thông qua các nội dung:

+ Khái niệm lễ hội, các giá trị của lễ hội

+ Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy cácgiá trị lễ hội

Đây là những lí luận quan trọng làm cơ sở lý thuyết, giúp tôi phát triển đềtài nghiên cứu theo đúng hướng đi

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI LAM KINH Ở HUYỆN THỌ

XUÂN - THANH HÓA 2.1 Khái quát di tích Lam Kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phíaTây Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hoá Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc

Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV,nơi tụ họp những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòngđứng lên đánh giặc cứu nước Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳmới đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở ThăngLong - Hà Nội lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở rathời kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm

Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lêcho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn Đểthờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hànhnhững nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng Lam Sơn được coi là “kinh đôthứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội Đây là khu ditích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hoá thiêng liêng không chỉ của nhân dânThanh Hoá mà của cả dân tộc

Trải qua thời gian lịch sử, những kiến trúc của khu di tích Lam Kinhkhông còn lại bao nhiêu, phần lớn đã bị huỷ hoại, nhất là sau khi triều Nguyễnchuyển một phần thờ cúng từ Lam Kinh về thái miếu Bố Vệ thành phố ThanhHoá (1805)

Quá trình xây dựng Điện Lam Kinh được: " Đại Việt sử ký toàn thư" chép

lại như sau:

- Năm 1430, sau khi lên ngôi Hoàng đế Lê Thái Tổ cho đổi vùng đất LamSơn thành Lam Kinh hay Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội LamKinh trở thành vùng đất căn bản của nước Đại Việt thời Lê

- Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất được đem về an táng ở LamKinh các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng

Trang 14

- Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Lam Kinh được xây dựng vào năm

1433, vua sai Hữu Bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu cung từ Tháimẫu, cùng năm đó điện Lam Kinh bị cháy

- Năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho Thái uý Lê Khả và Cụcbách tác làm lại điện miếu Lam Kinh Lam Kinh được tiếp tục xay dựng chưađầy một năm, đến tháng 2 năm 1449 công việc xây dựng hoàn thành

- Năm 1456, trong dịp hành lễ ở Lam Kinh vua Lê Nhân Tông đã đặt têncho 3 toà của Chính điện là Quang Đức, Sùng Hiếu, Diễn Khánh

Quy mô công trình kiến trúc Lam Kinh được ghi trong Lịch triều hiếnchương loại chí của Phan Huy Chú như sau:

"Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bênnon xanh nước biết, rừng rậm um tùm Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu Lăngcủa Lê Thái Tông và các lăng của vua nhà Lê đều ở đây cả Lăng nào cũng cóbia Sau điện lấy Tây hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu Hồ rất rộng lớn,nước các ngả đều chảy cả vào đó Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chạy vòngtrước mặt, lòng sông có những viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắtnhưng không ai dám lấy trộm lại có lạch nước nhỏ, chảy từ bên tay phải quatrước điện, ôm vòng lại như cánh cung Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ởgiảng đình điện Vạn Thọ Đông Kinh, đi qua cầu mới tới điện Nền điện rất cao,hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nước phẳng, giống như trước điện nhàvua coi chầu

Ngoài cửa Nghi Môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rấtthiêng Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫu mực theo đúng kiểu cácmiếu ở kinh sư Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe haibên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây dựng cơ nghiệp"

Tuy nhiên, các công trình kiến trúc như xưa đến nay không còn nhiều,nhưng với ý nghĩa giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hoá, tâm linh với lòng thànhkính tôn vinh các vua triều Hậu Lê đã có công lao to lớn với đất nước Năm

1962, di tích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia, đến 1994 đượcChính phủ phê duyệt dự án trùng tu tôn tạo Từ đó đến nay nhiều hạng mục công

Trang 15

trình khu di tích đã được phục hồi tôn tạo, tránh được sự hoang phế, bảo vệ đượcnhiều di tích di vật cổ thời Lê

2.2 Diễn trình lễ hội

2.2.1 Công tác chuẩn bị

Để chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, Ban quản lý di tích lịch

sử Lam Kinh đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng phục vụ du khách, thamquan và dâng hương tại di tích Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã chủđộng phối hợp với địa phương, các xã giáp danh di tích lên kế hoạch đảm bảo anninh trật tự, vệ sinh môi trường, bố trí quầy dịch vụ giới thiệu sản vật địaphương theo quy hoạch trong khu di tích; chủ động phối hợp với Đài phát thanh

- truyền hình tỉnh Thanh Hoá và các cơ quan báo trí ở Trung Ương để tuyêntruyền về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi triềuđại Hậu Lê

Ban quản lý cũng đã tổ chức thực hiện việc chỉnh trang cảnh quan các khulăng mộ, đường đi lối lại, nhà trưng bày bổ sung Có kế hoạch bố trí cán bộ trựcvới quân số duy trì là 2/3 để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tham quan, phục vụ côngtác thuyết minh, tận tình chu đáo đối với du khách khi có yêu cầu Tổ chức thựchiện công tác chỉnh trang cảnh quan khu di tích, thực hiện treo băng zôn, cờ hội,

ấn phẩm, tờ rơi, để chủ động mọi mặt trong công tác phục vụ lễ hội

Thực hiện tốt công tác an ninh trật tự - phòng cháy chữa cháy: chủ động

về lực lượng, phương tiện, hậu cần, phối hợp với Công an 2 huyện huyện ThọXuân, huyện Ngọc Lặc và Công an các địa phương: thị trấn Lam Sơn, xã XuânLam huyện Thọ Xuân; xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc thực hiện đảm bảo an toàntrong lễ hội Chuẩn bị trước việc chỉnh trang các Khu Lăng mộ, Thái miếu, phục

vị tốt nhất cho du khách hành hương, thăm viếng di tích trong dịp lễ hội Không

tổ chức các hoạt động, dịch vụ bán hàng, nghiêm cấm buôn bán hàng tại hai bênđường Nam Cầu Bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh

Hướng dẫn cho nhân dân, du khách đến tế lễ, dâng hương nhằm phòngchống cháy nổ xảy ra

Về vệ sinh - môi trường: Đã Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể trong khu

Trang 16

vực giáp danh di tích: thôn Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân và xãKiên Thọ huyện Ngọc Lặc tổng dọn vệ sinh môi trường tạo cho cảnh quan xanh,sạch, đẹp Tại khu di tích Lam Kinh Ban đã chủ động phân công đến từng bộphận: quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, quét vôi, quét ve Lau chùi đồ thờ, nội thất, dọndẹp vệ sinh, nhà trưng bày đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng trước, trong và sau lễhội Với kế hoạch và nhiệm vụ đã được phân công cụ thể đó là cơ sở, là điềukiện thuận lợi cho lễ hội Lam Kinh thành công tốt đẹp.

2.2.2 Nguồn gốc lễ hội Lam Kinh

Lam Sơn là cái nôi của khởi nghĩa Lam Sơn, đất phát tích và nơi dựngnghiệp của dòng họ Lê Sau hơn mười năm dựng cờ khởi nghĩa và toàn thắngđánh đuổi quân Minh xâm lược (1418 - 1428), Bình Định Vương Lê Lợi đã lênngôi hoàng đế ngày 14 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), đóng đô ở Đông Kinh(Thăng Long) Nhà vua rất coi trọng việc tế lễ ở trại Như Áng xưa – nơi dòng họcủa vương triều đã lập nên nghiệp đế, đã cho xây dựng ở đất tổ Lam Sơn mộtkinh thành thứ hai gọi là Lam Kinh hay Tây Kinh Từ khi Lê Thái Tổ băng hà vàđược an táng ở Lam Kinh, việc tế lễ ở đây càng được triều đình coi trọng Đốivới các vị hoàng đế triều Hậu Lê, việc “hạ quy Lam Sơn” để bái yết sơn lăng và

tế lễ Thái miếu là một nghĩa vụ thiêng liêng chưa hề bị xao lãng

Sự ra đời và phát triển của lễ hội Lam Kinh cho đến nay vẫn còn nhiềuvấn đề cần nghiên cứu, bởi không ai rõ lễ hội này đã bắt đầu từ lúc nào và cáctài liệu cũ ghi chép về việc tế lễ ở Lam Kinh thời Lê Sơ cũng rất sơ sài, chỉ biếtrằng việc tế lễ ở đây là theo lệnh của triều đình và đã được tổ chức trong tinhthần “thành kính, tinh khiết” Dưới triều vua Lê Nhân Tông, khu điện miếu, lăngtẩm ở Lam Kinh đã được xây dựng quy củ, bề thế và trang nghiêm nên việc tổchức lễ hội Lam Kinh cũng có quy mô lớn, đặc biệt có diễn xướng vũ khúc BìnhNgô nhằm đề cao, tôn vinh sự nghiệp của tiên đế trong công cuộc bình Ngô giữnước

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết, chính hoàng đế Thái Tông”tưởngnhớ công lao của tiền bối, sáng tác điệu vũ bình Ngô” Việc tổ chức diễn xướngđiệu vũ bình Ngô được sách trên ghi lại khá cụ thể:”Năm Thái Hòa thứ 7 (1449)

Ngày đăng: 01/02/2018, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w