Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)Phong Slư của người Tày ở Hòa An Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi , các tài liệu trong luâ ̣n văn là trung thực Nô ̣i dung luâ ̣n văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
Tôi xin chi ̣u trách nhiê ̣m về lời cam đoan này
Thái nguyên , ngày 20 tháng 4 năm 2016
Ngườ i cam doan
Vi Thi ̣ Tiếp
XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
GS.TS Vũ Anh Tuấn
Trang 4Em xin gửi lời cảm ơn đến nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Triều Ân, nhà nghiên cứu dân gian Dương Sách, các nghệ nhân dân gian, Phòng văn hóa huyện Hòa An- Cao Bằng và các cán bộ thư viện tỉnh Cao Bằng đã cung cấp
tư liệu và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô gáo đã đọc và chỉ ra những thành công và hạn chế của em trong luận văn tốt nghiệp này
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Vi Thị Tiếp
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TÀY Ở HÕA AN – CAO BẰNG VÀ THỂ LOẠI PHONG SLƯ 7
1.1 Vài nét về cộng đồng người Tày ở Cao Bằng 7
1.1.1 Cộng đồng người Tày ở Cao Bằng 7
1.1.2 Cộng đồng người Tày ở Hòa An – Cao Bằng 7
1.1.2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế của người Tày ở Hòa An – Cao bằng 7
1.1.2.2 Đặc điểm xã hội – văn hóa của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng 9
1.2 Khái quát về Phong slư 13
1.2.1 Khái niệm Phong slư 13
1.2.2 Nguồn gốc và bản chất diễn xướng của Phong slư 14
1.2.3 Phong slư trong quá trình lưu truyền và đổi mới 16
1.3 Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng 17
1.3.1 Phong slư trong đời sống văn hóa của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng 17
1.3.2 Các giai đoạn phát triển của thể loại Phong slư 18
1.3.3 Hình thức diễn xướng của Phong slư 19
Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHONG SLƯ Ở HÕA AN – CAO BẰNG 22
2.1 Phong slư là những lời bày tỏ tình yêu đôi lứa 22
2.1.1 Phong slư là những lời tỏ tình chân thành, giản dị 22
2.1.2 Phong slư là những lời bày tỏ khát vọng về hạnh phúc lứa đôi 28
Trang 62.1.3 Phong slư là những lời bày tỏ nỗi buồn trong tình yêu cách trở 33
2.2 Phong slư là những lời nhắn gửi, lời dặn dò 37
2.3 Sự chuyển hóa đổi mới chức năng của Phong slư trong đời sống hiện đại 44
2.3.1 Phong slư là những lời ca ngợi Đảng và Bác Hồ 44
2.3.2 Phong slư là những lời ca ngợi tình yêu quê hương đất nước 50
Chương 3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA PHONG SLƯ Ở HÕA AN– CAO BẰNG 55
3.1 Kết cấu của Phong slư 55
3.2 Thể thơ thất ngôn trường thiên 59
3.3 Ngôn ngữ lời thơ Phong Slư 62
3.3.1 Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh 63
3.3.2 Lời thơ Phong slư là sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học 66
3.4 Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ 70
3.4.1 Biện pháp tu từ so sánh 71
3.4.2 Biện pháp tu từ điệp ngữ 73
3.5 Không gian và thời gian nghệ thuật trong Phong slư 76
3.5.1 Không gian nghệ thuật 76
3.5.1.1 Không gian thiên nhiên 77
3.5.1.2 Không gian tâm tưởng 81
3.5.2 Thời gian nghệ thuật 84
3.5.2.1 Thời gian hiện thực 84
3.5.2.2 Thời gian tâm lý 87
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Về phương diện khoa học
Cao Bằng – mảnh đất văn hóa, từ xa xưa là nơi hội tụ của nền văn hóa các tộc người Tày, Nùng, Dao, Mông Trong quá trình vận động của lịch sử, văn hóa các dân tộc luôn có sự hòa nhập, đan xen, bồi đắp lẫn nhau tạo nên những nét văn hóa riêng biệt, mang nét đặc trưng của từng tộc người Riêng vùng đất Hòa An – Cao Bằng kinh đô thành nhà Mạc xưa nơi tập trung nhiều nét đẹp văn hóa khác nhau của tỉnh Cao Bằng với những làn điệu dân ca mượt mà say đắm lòng người như Sli, Lượn, Phong slư, hay những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ Diễn tả nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người về thiên nhiên vũ trụ, về cuộc sống xã hội, đời sống tình cảm cha con, vợ chồng, nhất là tình yêu nam nữ… Trong kho tàng văn học dân gian của người Tày ở Hòa An - Cao Bằng, Phong slư hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng cũng đang dần bị mai một, số người biết Phong slư hiện nay không còn nhiều, đặc biệt là thế hệ trẻ
Do vậy, việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị Phong slư là sự trăn trở của những người có tâm huyết muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Thực tế từ trước tới nay đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về Phong slư nhưng với số lượng còn rất hạn chế Vì vậy việc nghiên cứu về Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng vẫn là một đề tài mở cho những ai yêu thích loại hình văn học dân gian này
1.2 Về phương diện thực tế
Phong slư là thơ tình, thư tình của người Tày có kết cấu và luật thơ cố định, có cách ngâm riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa của người Tày Khi chữ Nôm Tày xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong văn chương cũng là thời
kỳ Phong slư phát triển rực rỡ, tuy nhiên, khi chữ quốc ngữ xuất hiện, chữ Nôm Tày dần bị mai một làm cho nền văn học chữ Nôm rơi vào suy thoái và
Trang 8có nguy cơ mất hẳn Theo đó các làn điệu dân ca Tày được viết theo thể thơ thất ngôn truyền thống của người Tày (trong đó có Phong slư) cũng tàn lụi dần
Do vậy, việc nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của Phong slư sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được về đời sống văn hóa, tinh thần của người Tày, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo lưu và phát huy những nét đẹp đó trong văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc Tày ở Hòa An – Cao Bằng nói riêng của cộng đồng dân tộc Tày nói chung
Xuất phát từ phương diện khoa học và thực tiễn nêu trên chúng tôi chọn
"Phong slư của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng" làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình Hoàn thành công trình này còn là nguyện vọng của tôi, người con của vùng đất Hòa An với mong muốn được khám phá, tìm hiểu, tôn vinh những giá trị văn hóa của quê hương mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dân Tộc Tày có nền văn hóa lâu đời, đã góp cho nền văn hóa nghệ thuật chung của dân tộc Việt Nam nhiều thể loại phong phú, đặc sắc và đa dạng như: Then, lượn, câu đố, thành ngữ, tục ngữ Tuy nhiên cũng như nhiều dân tộc khác khi chưa có chữ viết, chưa có kho lưu trữ và chủ yếu được truyền miệng nên việc nghiên cứu văn học dân gian của dân tộc Tày cũng còn gặp nhiều khó khăn Nhưng cũng do ưu thế truyền miệng nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong sinh hoạt cộng đồng, trong những lễ hội mà những giá trị văn hóa
đó vẫn còn tồn tại
Phong slư là một thể loại văn học dân gian của người Tày, được lưu truyền trong dân gian Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu quy mô lớn nào về Phong slư của người Tày, các tài liệu nghiên cứu về Phong slư mà chúng tôi có được mới chỉ dừng lại ở mức khái quát sơ bộ, chưa đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nội dung, nghệ thuật của Phong slư Dưới đây là một số bài viết, đề tài nghiên cứu đã từng quan tâm đến Phong slư của người Tày:
Trang 9- Tạp chí văn học số 3 (1976) có bài viết: "Vài suy nghĩ về hát Quan Lang, Phong slư, lượn" của tác giả Vi Hồng Trong bài viết này tác giả giới
thiệu về những nội dung tổ chức, hình thức cơ bản, khái quát về các loại hình dân ca phổ biến của dân tộc Tày, Nùng Tuy nhiên tác giả mới chỉ giới thiệu khát quát về các thể loại này
- Trong tài liệu "Sli lượn dân ca trữ tình Tày – Nùng" (1979) của tác giả
Vi Hồng có giới thiệu đến đời sống văn hóa, tinh thần của hai dân tộc Tày- Nùng qua làn điệu dân ca Sli, Lượn Trong đó tác giả cũng đề cập tới nhóm dân ca đặc thù Tày được gọi là Phong slư Tác giả có viết "Phong slư là những bức thư viết bằng thơ về tình yêu được trai gái Tày dùng để trao đổi, bày tỏ tình cảm lứa đôi Phong slư là những khúc hát diễm tình hô hào, kêu gọi, thiết tha cho những mối tình chung thủy" [18, tr 231]
- Trong tài liệu" Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam" của tác giả
Đặng Văn Lung xuất bản năm 1997 có đề cập đến khái niệm, hình thức diễn xướng của Phong slư dân tộc Tày
- Trong tài liệu "Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày – Nùng – Dao Lạng Sơn" (2000)của tác giả Nông Thị Nhình, nhà xuất bản văn hóa dân tộc đã đề
cập tới các loại hình dân ca của các dân tộc Tày – Nùng – Dao, trong đó có nhắc tới thể loại dân ca Phong slư của dân tộc Tày Tác giả cho rằng Phong slư là một làn điệu hát thơ, làn điệu này dùng để diễn tả những bài thơ, đúng hơn là những bức thư về tình yêu đôi lứa
- Tác giả Hoàng Hựu nhà nghiên cứu văn hóa trong bài viết "Về bức Phong slư (Thư tình) viết trên nền vải của người Tày" đăng trên tạp chí Hán
Nôm, số 2(87) năm 2008 đã đề cập nội dung của bức Phong slư cổ, trong đó có
đề cập tới khái niệm, thể loại, hình thức, nội dung của một bức Phong slư
- Năm 1994 Phương Bằng cho xuất bản công trình sưu tầm, nghiên cứu
"Phong slư", trong công trình này tác giả đã sưu tầm, phiên dịch chữ Nôm của
những bức Phong slư tình yêu cổ ở các tỉnh miền núi Phía Bắc
Trang 10- Đề tài nghiên cứu khoa học "Hệ thống đề tài trong Phong slư của người Tày ở Lạng Sơn" của tác giả Lâm Thị Diệp đã nghiên cứu về thể loại
Phong slư trên phương diện hệ thống đề tài chung của Phong slư trong giai đoạn xưa và hiện đại
Nhìn chung việc nghiên cứu về Phong slư còn rất ít so với bề dày của thể loại này trong nền văn hóa dân tộc Tày
Các bài viết, các công trình nghiên cứu đề cập tới Phong slư chỉ dừng lại
ở một góc độ nhỏ mà chưa đi sâu tìm hiểu cặn kẽ thể loại này Từ thực tế trên,
đề tài "Phong slư của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng" sẽ hướng tới nghiên
cứu về thể loại văn học này một cách cụ thể hơn và góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị về nội dung và nghệ thuật của Phong slư trong đời sống hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu "Phong slư của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng" để
tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học này
- Tìm hiểu đời sống tư tưởng tình cảm của người Tày ở Hòa An, Cao Bằng
- Góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày
ở Hòa An, Cao Bằng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các tài liệu liên quan đến Phong slư
- Sưu tầm, tìm hiểu thêm các văn bản về Phong slư tồn tại trong đời sống dân gian dưới hình thức diễn xướng từ đó tiếp cận nghiên cứu, đưa ra những phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật
- Bước đầu đưa ra ý kiến gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật của Phong slư trong cuộc sống hiện tại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 114.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát những lời bài hát Phong slư đã được các nhà nghiên cứu sưu tầm và xuất bản thành sách
- Những tư liệu sưu tầm, điền dã tại Hòa An- Cao Bằng của tác giả
đề tài
4.2 Phạm vi gnhiên cứu
* Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
- Phương Bằng, (1976), Phong slư, Nxb văn hóa dân tộc, Hà nội
- Những tư liệu chưa xuất bản:
+ Văn bản của chính tác giả sưu tầm qua các nghệ nhân dân gian
* Phạm vi vấn đề nghiên cứu:
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cụ thể:
- Phương pháp điền dã văn học
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6 Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu Phong slư trong đời sống văn hóa dân gian của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng góp phần giới thiệu một thể loại ca dao, dân ca trong kho tàng văn học dân gian người Tày đến người đọc Đồng thời giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về nội dung, nghệ thuật của Phong slư và đời sống tư tưởng, tình cảm của đồng bào dân tộc Tày nói chung, đồng bào dân tộc Tày ở Hòa An – Cao Bằng nói riêng
Trang 127 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 : Khái quát về cộng đồng người Tày ở Hòa An – Cao Bằng và thể loại Phong slư
Chương 2 : Những nội dung cơ bản của Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng
Chương 3 : Một số đặc điểm nghệ thuật của Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng
Trang 13NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TÀY Ở HÕA AN – CAO BẰNG
VÀ THỂ LOẠI PHONG SLƯ 1.1 Vài nét về cộng đồng người Tày ở Cao Bằng
1.1.1 Cộng đồng người Tày ở Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc Nơi đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh Nhưng người Tày có số lượng lớn nhất chiếm khoảng 43% dân số toàn tỉnh Theo một số nghiên cứu, người Tày ở Cao Bằng được hình thành từ ba nhánh:
- Nhánh người Tày gốc: Còn gọi là Thổ, nghĩa là thổ dân, là những người đã sinh sống ở địa phương từ lâu đời, nhánh này là con cháu của người Tày cổ
- Nhánh người Ngạn có nguồn gốc từ Quý Châu, Trung Quốc, theo "Sơ khảo lịch sử Cao Bằng" ghi chép: Trong các cuộc giao tranh giữa các tộc
người, người Ngạn đã dạt sang Cao Bằng sinh sống, hòa nhập vào cư dân địa phương và trở thành người Tày
- Nhánh người Kinh hóa Tày: Là con cháu các quan lại và binh lính người Kinh từ dưới xuôi lên cai quản và bảo vệ biên giới, họ lấy vợ người Tày, sinh sống và lập nghiệp tại đây lâu dần trở thành người Tày Sách cũ còn ghi chép lại: Khi triều đình nhà Mạc bị Lê Trịnh đánh đuổi đã chạy lên trấn giữ vùng đất Cao Bằng trong gần một thế kỉ Sau khi nhà Mạc diệt vong, con cháu và quan quân sống hòa vào cùng nhân dân địa phương, đồng hóa với người Tày Chính sự giao lưu Kinh - Tày này đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của người Tày ở nơi đây
1.1.2 Cộng đồng người Tày ở Hòa An – Cao Bằng
1.1.2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế của người Tày ở Hòa An – Cao bằng
Hòa An là một huyện trung tâm nằm xung quanh, bao bọc lấy thành phố Cao Bằng Có các đầu mối giao thông từ đường 3, 4 tỏa đi các huyện và đi cả biên giới Trung Quốc Có tọa độ địa lý:
Trang 14Từ 20039'49 vĩ độ Bắc từ Khuổi Săng xã Hồng Nam đến núi Bản Chang
Đặc điểm địa hình huyện Hòa An tương đối bằng phẳng với những cánh đồng rộng lớn nằm cạnh những dòng sông, dòng suối là điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu phát triển nông nghiệp lúa nước Khí hậu vùng đất này chia thành bốn mùa rõ rệt, mùa xuân còn rét, mùa hè mưa nhiều, mùa thu rất nóng, mùa đông rất lạnh Với khí hậu ẩm nhiệt đới đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân canh tác và trồng trọt theo mùa Ngay từ xa xưa người dân nơi đây đã biết tận dụng những ưu thế của thiên nhiên để lao động phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, huyện Hòa An được đánh giá là một huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh Huyện có những cánh đồng rộng, phì nhiêu là vựa lúa lớn nhất của tỉnh, trong dân gian vẫn còn lưu truyền các câu thơ thể hiện sự giàu có của mảnh đất này:
"Cao Bằng gạo trắng nước trong
Bát ngát ruộng đồng Giàu nhất Hòa An"
Là huyện nông nghiệp nên nguồn lực chủ yếu của Hòa An là đất đai, mặt nước và nguồn lao động khá dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện, cụ thể:
Trang 15Về cơ cấu nền kinh tế hiện nay của huyện Hòa An chủ yếu là nền kinh tế nhiều thành phần nông lâm kết hợp chăn nuôi, kinh doanh, thương nghiệp và dịch vụ Tiềm năng khai thác chủ yếu vẫn là nông nghiệp, tuy nhiên Hòa An đang từng bước chuyển dịch sang cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, áp dụng chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp đã dần làm tăng cao đời sống của nhân dân
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, môi trường tự nhiên cũng gây ra không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống Chế độ mưa theo mùa gây nên tình trạng lũ lụt gây mất mùa Cùng với việc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông với các hiện tượng thời tiết như sương muối, sương giá gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất
Địa hình huyện Hòa An như một dải đồng bằng với những cánh đồng bằng phẳng trải dài dọc theo những sườn đồi, những dòng suối, con sông như những dải lụa dài vô tận Khung cảnh sơn thủy hữu tình này dường như đã khơi nguồn cảm hứng thơ ca cho con người nơi đây Ai đã từng đặt chân đến mảnh đất này đều sẽ không bao giờ quên được khung cảnh yên bình với những cánh đồng rộng bát ngát thẳng cánh cò bay, với những câu lượn vút cao theo gió, những câu Phong slư tình yêu thấm đẫm hương vị của cánh đồng, bờ ruộng của núi rừng Hòa An
Chính điều kiện tự nhiên, kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang đặc trưng riêng biệt của vùng đất này Phải chăng những làn điệu Then, Lượn, Phong slư ra đời và tồn tại để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ và gửi gắm những khát vọng tinh thần, tình yêu của họ với mảnh đất nơi đây
1.1.2.2 Đặc điểm xã hội – văn hóa của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng
Hòa An là huyện có nhiều dân tộc sinh sống và định cư lâu đời Trong
đó đông nhất là dân tộc Tày, cộng đồng người Tày ở Hòa An chủ yếu sống tập trung thành các làng, bản có từ 40 – 60 nóc nhà trở lên, sống đoàn kết quy tụ
Trang 16với nhau Một gia đình thường có từ 2 – 3 thế hệ cùng chung sống với nhau trong một mái nhà Tất cả các gia đình người Tày đều được xây dựng theo chế
độ hôn nhân một vợ một chồng, mang tính phụ hệ Người phụ nữ Tày trong gia đình trước đây không được xã hội đối xử bình đẳng như nam giới nhưng họ vẫn được coi trọng trong gia đình bởi họ có vai trò là người quan trọng trong lao động sản xuất, quản lí kinh tế gia đình và chính họ còn là người nuôi dưỡng và làm giàu thêm những điệu hát dân ca từ thế hệ này sang thế hệ khác, cứ như thế ngọn lửa văn hóa cứ hồng mãi trong mỗi nếp nhà sàn và thấm đượm trong mỗi tâm hồn của những con người nơi đây
Hòa An có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng mỗi dân tộc, biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo ở
lễ hội truyền thống
- Về Văn hóa vật thể
Về văn hóa ẩm thực: người Tày ở Hòa An, Cao Bằng có đời sống văn hóa ẩm thực rất phong phú đa dạng mang bản sắc văn hóa dân tộc, miền núi Trong bữa ăn người Tày luôn thể hiện sự kính trên, nhường dưới trong nội tộc, gia quyến và thành tâm, hào hiệp mến khách Hiện thực sinh động ấy cũng đã
đi vào dân ca Tày cùng năm, tháng
Về trang phục, người Tày, nói chính xác hơn là phụ nữ Tày có truyền thống quanh năm, trồng bông, kéo sợi, dệt vải rất khéo léo Họ nhuộm vải trắng dệt xong bằng thứ thuốc nhuộm tinh chế từ cây chàm, để có được màu xanh tím óng Từ đó làm ra trang phục nam và nữ của người Tày Tất cả từ quần, áo, váy, thắt lưng đến khăn đội đầu, khăn trùm đều nhuộm chàm Trong tang lễ, hay thời gian để tang họ vận đồ trắng may vội, khăn tang trắng, giày vải má trắng, khuy áo thay bằng tua vải trắng khâu vào áo, buộc lại Họ quan niệm rằng, màu trắng là màu trong tang lễ Trang phục của người Tày cũng được phản ánh rất rõ qua các bài ca dao, dân ca Tày
Trang 17Về nhà ở, từ lâu, người Tày sống quần tụ thành xóm, làng từ 8 đến 15 nhà, cũng có nơi tới 20, 30 nhà san sát nhau, hoặc nhiều hơn Tùy từng nơi, hoàn cảnh khác nhau mà bà con làm nhà có khác khác nhau Vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới người Tày thường làm nhà sàn thưng ván, cót, buộc cây, trát vách xung quanh hoặc tường trình hay xây đá Vùng đồng bằng, ven thị trấn thường làm nhà trệt Nhưng nhà truyền thống của người Tày, nét kiến trúc văn hóa độc đáo, đặc trưng điển hình chính là ngôi nhà sàn
- Văn hóa phi vật thể
Quá trình lịch sử và hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt đã tạo cho người Tày
ở Hòa An một kho tàng văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc, với sự phong phú, sinh động về phong tục tập quán, tín ngưỡng và giàu có về văn học nghệ thuật
Về phong tục tập quán, Phong tục tập quán của người Tày ở Hòa An rất đặc sắc Phong tục cưới xin của người Tày thể hiện đầy đủ sự thiêng liêng, sự vui vẻ ấm nồng tình cha mẹ và họ hàng, bạn bè, là ngày vui của cộng đồng Theo các cụ già kể lại qua những làn điệu dân ca, đặc biệt là làn điệu Phong slư có thể thấy được sự bình đẳng tự do trong việc lựa chon bạn đời trăm năm cho mình Họ tự tìm hiểu nhau để xây dựng một cuộc đời chung Theo phong tục thì việc định ngày cưới rất quan trọng nên gia đình nhà trai phải đến nhờ những người thông hiểu Nho giáo để xem ngày lành tháng tốt rồi mới tổ chức đám cưới
Phong tục đám ma của người Tày cũng có nhiều nét đặc sắc Trong đám tang dù xót thương nhưng không ai được khóc khi chưa nhập quan, đây là một tục lệ phải tuân thủ nghiêm túc Khi có người thân qua đời người trong nhà phải đi nhờ thầy tào về thực hiện các thủ tục đám ma Quan tài người chết được đặt ở giữa nhà trên hai cây chuối chắc nịch bên trên có úp nhà táng Quần áo đám tang đều do người nhà tự khâu bằng vải trắng Sau khi mọi thủ tục đã
Trang 18xong thầy tào sẽ làm lễ tế cúng người chết về cõi tiên, một đám ma của người Tày thường diễn ra từ 3 đến 7 ngày
Bên cạnh đó còn có lễ chúc phúc, chúc thọ, lễ chúc khang ninh cũng là một phong tục đặc sắc của người Tày tại Hòa An – Cao Bằng, nhằm báo hiếu cha mẹ những người sinh thành Các lễ này thường mời thầy tào hoặc bà bụt đến góp vui, hát những bài hát ca ngợi công đức của cha mẹ
Về Tết và lễ hội: người Tày quanh năm có nhiều tết và lễ hội mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp, lúa nước như: Tết nguyên đán, Tết Đắp nọi, Tết Thanh Minh, Rằm Tháng bẩy Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội đền, chùa (Hội chùa: Đống Lân, đền Kỳ Sầm, đền Vua Lê )
Về Tín ngưỡng, tôn giáo: Người Tày ở Hòa An rất coi trọng thờ cúng tổ tiên Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa của người Tày
Về Văn học dân gian, Văn học dân gian của người Tày ở Hòa An cũng giống như dân tộc Tày các vùng khác có sự phong phú và đa dạng về nhiều thể loại như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ Nôm, lời ăn tiếng nói của nhân dân (thành ngữ, tục ngữ, vè, phuối pác, phuối rọi ) Văn học dân gian Tày đi sâu phán ánh cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu, phản ánh khát vọng của nhân dân Bên cạnh đó các làn điệu dân ca trữ tình mượt mà phản ánh đời sống tâm hồn tình cảm của người Tày sâu sắc như: Lượn, Then, hát Quan Lang, Mo, Pựt Trong đó Phong slư là một hình thức thơ ca đặc biệt của người Tày, Phong slư là những bức thư tình yêu, một thể thơ đặc sắc của trai gái Tày dùng để trao đổi tình cảm, tình yêu lứa đôi Những bức thư tình yêu này được viết bằng chữ nôm Tày được các trí thức bình dân viết và ghi lại những tâm tư tình cảm thầm kín của trai gái Tày, được đọc ngâm với giai điệu rất thiết tha, vì vậy những bức Phong slư đó trở thành một loại dân ca mang tính cộng đồng như những loại hình dân ca khác
Trang 19Về ngôn ngữ, người Tày chủ yếu sử dụng hệ ngôn ngữ Tày – Thái, là nhóm ngôn ngữ rất gần với tiếng Việt về hệ thống ngữ pháp và thanh âm Tuy nhiên chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, sự vật hiện tượng trong sinh hoạt là sáng tạo của người Tày còn lại là vay mượn từ Tiếng Hán, tiếng Hán Việt và tiếng Việt Về chữ viết, người Tày không có chữ viết riêng nên lịch sử thành văn của dân tộc Tày gần như không có Ngày xưa khi chữ viết chưa ra đời người Tày giao tiếp chủ yếu bằng phương thức truyền miệng Chữ Nôm ra đời trong khoảng thế kỉ từ XIII – XV Đến khi nhà Mạc chuyển triều đình lên Cao Bằng đã để lại dấu ấn chữ Nôm Tày trên vùng đất bản địa vào khoảng thế kỉ XVI – XVII Vì vậy có thể khẳng định chữ Nôm Tày ra đời không muộn hơn
so với chữ Nôm Việt Chữ Nôm Tày do chịu ảnh hưởng của chữ Nôm Việt mà
ra nên có cấu tạo như chữ Nôm Việt Đến giai đoạn sau này người Tày vừa sử dụng chữ viết theo lối Quốc Ngữ bằng chữ cái Latinh, do vốn từ của dân tộc còn nghèo nàn, và việc vay mượn chữ Nôm và chữ Hán làm cho chữ viết của dân tộc Tày gặp nhiều khó khăn Có thể thấy việc chữ viết ra đời là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ nền văn hóa văn học của các dân tộc nói chung của dân tộc Tày nói riêng
Tiếng nói Tày rất sinh động về âm thanh, giàu có về từ ngữ và đặc biệt là rất sinh động về sắc thái biểu cảm Việc ra đời của chữ viết tiếng Tày trở thành một phương tiện đắc dụng cho việc ghi chép, sáng tác thơ ca Trong đó Phong slư là một loại hình tiêu biểu
Tất cả những điều kiện trên đã tạo cho dân tộc Tày ở Hòa An sáng tạo ra nhiều hình thức sinh hoạt văn học nghệ thuật giàu bản sắc được lưu truyền trong dân gian
1.2 Khái quát về Phong slƣ
1.2.1 Khái niệm Phong slư
Trong quá trình sáng tạo văn hoá nghệ thuật dân gian của dân tộc mình, người Tày đã có nhiều điệu lượn, hát phong phú, đa dạng và làn điệu Phong slư
Trang 20với chất liệu đậm đà trữ tình, yêu thương da diết của đôi lứa đã được xuất hiện
từ lâu, đó là các câu hát theo lối tự sự hoặc là những lá thư của những người đang yêu gửi cho nhau Phong slư khác với các loại hình dân ca khác như: Then, Sli, Lượn, Phong slư vừa mang tính cá nhân vừa mang tính quần chúng Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về loại hình nghệ thuật này
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân dân gian và qua quá trình tiếp xúc tìm hiểu chúng tôi lấy khái niệm về Phong slư của nhà văn, nhà nghiên cứu Vi Hồng làm định hướng cho việc nghiên cứu của mình trong luận văn này:
Phong slƣ là những bức thƣ viết bằng thơ về tình yêu đƣợc trai gái Tày dùng để trao đổi, bày tỏ tình cảm lứa đôi [18, tr 222]
1.2.2 Nguồn gốc và bản chất diễn xướng của Phong slư
Văn học nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của đời sống xã hội, do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất và phục vụ cho chính nhu cầu của họ Phong slư cũng giống như các loại hình nghệ thuật dân gian khác đều bắt nguồn từ trong hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt đời sống của nhân dân nên khó có thể xác định được rõ ràng thời điểm ra đời Từ xa xưa Phong slư đã tồn tại và lưu truyền ở Hòa An và nhiều địa phương khác đã có sức sống lâu bền cùng sự phát triển của người Tày ở Hòa An
Phong slư ra đời từ nhu cầu trao đổi tâm tư, tình cảm của các chàng trai,
cô gái Tày trong tình yêu, phản ánh các cung bậc tình cảm và những khát vọng của người đang yêu Trong giai đoạn chữ viết hình thành và phát triển, khi hát sli, lượn giao duyên trực tiếp không diễn đạt được hết mọi nỗi nhớ, niềm thương chất chứa trong lòng những chàng trai cô gái Tày, họ đã nhờ đến các
"slấy sli" những trí thức bình dân viết nên những bức Phong slư để gửi gắm đến người mình yêu thương Các "Ssấy sli" này đã dựa trên những câu ca có sẵn trong dân gian sáng tác thành một bức Phong slư hoàn chỉnh phù hợp với tâm trạng của người nhờ viết
Trang 21Xuân thiên vằn dú quẹng giường ngần Slíp hốc vọng hai mần tỏng táng
Sĩ từ dú lặm mản hác than Vằng quẹng dú giường chang lo xót Điếp thâng bạn nâu boóc voằn xưa Phuồn lai vỉ viết slư thăm bạn
Dịch nghĩa:
Ngày xuân vắng vẻ ngự giường hoa Mười sáu nhìn trăng vọng cửa sổ Mình thân trai than thở sau màn Ngày vắng đơn côi lòng lo lắng Nhớ em nụ hoa trắng ngày xưa Buồn quá anh viết thư thăm bạn
Hầu hết trong các bức Phong slư đều miêu tả, giãi bày tâm trạng của mình với bạn tình với những cung bậc tình cảm khác nhau Đến khi họ có được nhau thì những bức Phong slư trở thành kỉ vật lưu giữ kỉ niệm được trân trọng giữ gìn của hai người, còn những cặp không đến được với nhau Phong slư trở thành kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên của họ
Trong quá trình phát triển của mình, loại hình Phong slư với tư cách là một thể loại văn học dân gian có kết cấu hoàn chỉnh, với cách ngâm đọc riêng biệt được cả xã hội đón nhận Khi nhận được Phong slư gửi đến nếu biết chữ thông thường những chàng trai cô gái họ tự đọc, nhưng cũng có lúc bức "Slư"
đó được đọc cho cả làng, cả bản cùng nghe Nhưng trong xã hội trước đây số người biết chữ không nhiều nên khi nhận được Phong slư họ phải đến nhờ các
"slấy sli" những người tri thức bình dân đọc hộ, bằng việc ngâm ngợi, diễn xướng những bức Phong slư những “slấy sli” này đã biến những con chữ riêng
tư, cụ thể thành một sinh hoạt dân ca không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Tày
Trang 221.2.3 Phong slư trong quá trình lưu truyền và đổi mới
Văn học dân gian chủ yếu là những sáng tác truyền miệng của nhân dân lao động, tuy nhiên bên cạnh việc truyền miệng văn học dân gian còn có cả những sáng tác bằng văn bản Trải qua lịch sử lâu dài khi đã có chữ viết thì văn học dân gian được lưu truyền bằng cả hai phương diện Trong đó Phong slư của người Tày là loại hình thơ ca dân gian được lưu truyền bằng cả hai phương diện truyền miệng và chữ viết
Phong slư là những bức thư tình yêu của những chàng trai cô gái Tày gửi cho nhau để trao đổi tình cảm, tình yêu đôi lứa Trong xã hội xưa kia khi những người biết chữ không nhiều, những chàng trai cô gái muốn viết Phong slư phải đến nhờ những "sấy sli" những người trí thức bình dân viết hộ Họ là những người sáng tác Phong slư thay những chàng trai cô gái đang yêu, đồng thời là người đọc những bức Phong slư được gửi đến Thông thường những bức Phong slư được gửi đến sẽ được "Sấy sli" đọc cho một mình người nhận nghe nhưng cũng có khi bức Phong slư ấy được đọc cho cả nhà, cả bản để mọi người cùng nghe Chính yếu tố này đã tạo cho Phong slư vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đồng Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi được các cụ trên 80 tuổi cho biết, trước đây những bức Phong slư rất nhiều nhưng ngày nay
để tìm được một bức Phong slư hoàn chỉnh là rất hiếm, nếu còn chỉ là những đoạn, những câu lưu trong trí nhớ, những đoạn được ghi chép trong những quyển sách của các cụ
Tuy nhiên cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, những chàng trai cô gái Tày dần dần không còn viết Phong slư gửi cho nhau nữa, vì vậy Phong slư không còn là những bức thư tình yêu mà Phong slư có sự đổi mới, chuyển hóa phù hợp với tiến trình của văn học thời đại mới Phong slư ngày nay là sự sáng tạo nghệ thuật của một tác giả cụ thể, các bài Phong slư mới vẫn tuân thủ theo cách diễn đạt của Phong slư cổ về luật thơ, cách ngâm, đọc
Trang 23nhưng kết cấu, lời thơ, nội dung thơ đã có sự thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của xã hội ngày nay Nếu như trước đây Phong slư chỉ là những bức thư
sử dụng để trao đổi về tình yêu đôi lứa thì hiện nay Phong slư là tiếng nói ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước và cuộc sống mới Có thể thấy đề tài trong Phong slư hiện nay đã trở nên phong phú và đa dạng hơn Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các bài Phong slư mới này tại các Cuộc thi, Hội diễn văn nghệ quần chúng ở Hòa An - Cao Bằng
1.3 Phong slƣ ở Hòa An – Cao Bằng
1.3.1 Phong slư trong đời sống văn hóa của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng
Phong slư là thư tình của người Tày, khi chữ Nôm Tày ra đời và phát triển mạnh mẽ Phong slư được viết bởi những người trí thức bình dân sống gần gũi và trân trọng những sản phẩm tinh thần của nhân dân lao động Chính những trí thức bình dân này đồng sáng tạo, cải biên tạo nên những bức Phong slư mang đậm sắc thái tình cảm cá nhân cụ thể Những bài Phong slư đã in sâu trong tâm hồn tình cảm của biết bao người và những giai điệu ấy vẫn còn được lưu truyền tới các thế hệ con cháu hôm nay Thông qua những bài Phong slư trai gái Tày có thể bày tỏ những nỗi niềm từ đáy sâu lòng mình để bạn tình
có thể cảm nhận được, bởi trước kia trai gái Tày rất ngại ngùng trong việc thổ
lộ tình yêu, mặc dù cả hai bên đều biết mình có tình cảm với nhau nhưng không thể nói thành lời, họ chỉ gặp nhau, chào nhau ở đám cưới, ngày chợ, ngày hội chỉ nói với nhau vài lời ngắn ngủi nên không thể diễn tả hết được lòng mình Khi trở về, với nỗi nhớ nhung da diết ấy họ viết lên (hoặc nhờ sấy sli viết hộ) gửi cho nhau để có thể đọc, hát bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào trong bản, ngoài đồng, ngoài rẫy Những người nghe Phong slư có thể thức cả đêm
để nghe Phong slư, để ngẫm nghĩ về cái tình, cái nghĩa được gửi gắm trong đó Mỗi lần nghe như vậy mọi người cảm tưởng tình yêu, tình vợ chồng của mình được củng cố thêm, cao đẹp hơn
Trang 24Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi được các cụ cao tuổi ở địa phương cho biết: Ngày xưa ở các làng, bản tồn tại hình thức sinh hoạt cộng đồng hàng tháng vào buổi tối của một ngày nhất định (thường là ngày 15 âm lịch), đó là dịp để mọi người giao lưu, gặp gỡ và hát Sli, Lượn cùng nhau Trong các tối sinh hoạt cộng đồng ấy, các bức Phong slư được trai gái Tày mang tới và nhờ những người biết chữ hát cho mọi người cùng nghe Đây là một hình thức diễn xướng đặc trưng của Phong slư khác biệt so với các thể loại dân ca khác của dan tô ̣c
Qua viê ̣c điền dã ta ̣i 5 xã của huyệ n Hòa An chúng tôi thu được 76 bài, đoa ̣n Phong slư từ các cụ cao tuổi và các nghệ nhân dân gian Chính số lượng bài như vậy cho chúng tôi nhâ ̣n thấy Phong slư vẫn có mô ̣t vi ̣ trí quan tro ̣n g trong đời sống văn hóa của người Tày nơi đây Tuy ngày nay các thanh niên nam nữ Tày không còn viết những bức Phong slư để gửi cho nhau nữa mà giờ đây những bài Phong slư hiê ̣n đa ̣i là những bài thơ tình và là những lời ca ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi cuộc sống lao động sản xuất và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Chính viê ̣c lưu truyền và sự chuyển đổi đó cho thấy Phong slư vẫn còn tồn tại, lưu truyền và phát triển cùng sự phát triển của cô ̣ng đồng người Tày vùng đất nơi đây
1.3.2 Các giai đoạn phát triển của thể loại Phong slư
Cùng với sự vận động của lịch sử văn học Phong slư cũng có những bước phát triển mạnh mẽ trải qua các giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn đầu tiên:
Ở giai đoạn này Phong slư chủ yếu được sử dụng để trao đổi tâm tư tình cảm của trai gái Tày, có kết cấu và luật thơ cố định, với cách ngâm vịnh riêng biệt Cùng với sự ra đời của chữ Nôm nền văn học viết (Văn học chữ Nôm) của dân tộc Tày có những bước phát triển rực rỡ, đặc biệt là Thơ Nôm Tày Đây là giai đoạn Phong slư có sự phát triển nhất Xuất phát từ nhu cầu
Trang 25giao lưu tình cảm của những chàng trai cô gái khi những lời hát giao duyên Sli Lượn không nói hết được những tâm tư tình cảm của họ, khi họ không có
đủ điều kiện để ngày ngày hát giao duyên với nhau, dẫu đang yêu say đắm bao nhiêu, nhưng ngoảnh sang bên cạnh thì thấy ngổn ngang những công việc ruộng nương, nên họ đã đến nhờ những "Slấy sli" (người trí thức bình dân) viết hộ những tình cảm của mình để gửi đến người yêu thương Trong giai đoạn này, gửi Phong slư cho nhau trở thành một phong trào của những chàng trai, cô gái đang yêu
Bên cạnh đó ở giai đoạn này Phong slư còn được vận dụng để trao đổi thông tin như vận dụng trong thiệp cưới, để ghi chép lại những câu chuyện đã qua Có thể thấy đây là giai đoạn phát triển đỉnh cao nhất của Phong slư và trở thành điểm nối giữa văn học dân gian và văn học viết
- Giai đoạn hiện nay:
Theo thời gian Phong slư có sự vận động và biến đổi mạnh mẽ Phong slư giai đoạn này chủ yếu đề cập đến đề tài Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước Ở giai đoạn này Phong Slư vẫn sử dụng thể thơ, cách sáng tác, cách đọc ngâm của Phong slư xưa tuy nhiên không còn mang kết cấu chặt chẽ của một bức thư nữa mà chỉ còn lại phần nội dung mà bài thơ muốn đề cập đến
1.3.3 Hình thức diễn xướng của Phong slư
Cũng là hình thức dân ca nhưng mỗi dân tộc lại mang một đặc điểm khác nhau Nếu Ở dân ca Quan họ Bắc Ninh không thể tách khỏi môi trường sông nước, Sli của người Nùng chủ yếu gắn với quang cảnh hội xuân, phiên chợ, trên các gò đồi ven suối thì người Tày hát dân ca chủ yếu hát trong môi trường tương đối ổn định là trong nhà Trong không gian làng bản tĩnh mịch, xung quanh phủ màn đêm, bên bếp lửa bập bùng những tiếng lượn, tiếng ngâm cất lên phá tan đi quang cảnh tĩnh lặng, buồn tẻ, u tịch của núi rừng Chính trong không gian này những lời ca lại có một sức hút mãnh liệt
Trang 26Qua quá trình tìm hiểu thực tế một số xã trên địa bàn huyện và theo nhận xét của các nghệ nhân dân gian đều cho rằng: Hát Phong slư của vùng được chia ra làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn nguyên sơ:
Phong slư gửi cho các chàng trai cô gái Tày thông thường thì họ nhờ các Sấy sli đọc hộ, hoặc tự đọc nếu họ biết chữ Tuy nhiên trước đây số người biết đọc biết viết ở Hòa An Cao Bằng không nhiều vì vậy các Sấy sli mới là những người sáng tác Phong slư thực sự thay cho những chàng trai cô gái đang yêu, đồng thời đọc những Phong slư từ nơi khác gửi tới “Các sấy sli” có thể đọc, ngâm Phong slư tại nhà của mình, hoặc tại nhà của các chàng trai cô gái Người nghe có thể chỉ có một mình chàng trai cô gái hoặc cả gia đình và bạn
bè người thân Việc ngâm này thường diễn ra khi mọi công việc đồng áng đã kết thúc và quây quần bên ánh lửa bập bùng Hình thức diễn xướng diễn ra đơn
lẻ này là dạng thức nguyên hợp tồn tại phổ biến ở nhiều thể loại dân ca của các dân tộc khác
- Giai đoạn có tổ chức lề lối:
Hình thức này đã dần dần tách khỏi không gian sinh hoạt đời thường Ở giai đoạn này hình thức diễn xướng đã có sự tổ chức bài bản, thứ tự trước sau Hình thức tổ chức này cũng giống như các cuộc hát Quan họ ở Kinh Bắc, hát
Ví dặm của người Kinh ở Xứ Nghệ Trong các dịp lễ hội, các cuộc thi, giao lưu văn hóa văn nghệ Phong slư đã được diễn xướng trên sân khấu giống như các làn điệu dân ca khác Đây là một hình thức mới phát triển của Phong slư ở giai đoạn hiện đại
Phong slư là những bức thư tình của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng, qua những lời thơ chân thành, giản dị cho chúng ta thấy được nét đẹp tâm hồn, tâm tư tình cảm của đồng bào dân tộc Tày nơi đây
Trang 27TIỂU KẾT
Qua những nội dung được trình bày trên đây, chúng tôi thấy người Tày
ở Hòa An - Cao Bằng cũng như người Tày ở các địa phương khác trên cả nước đều có truyền thống lịch sử, nền văn hóa phong phú và đa dạng, mang những nét đặc trưng riêng về phong tục, tập quán và lối sống Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian của người Tày ở Hòa An - Cao Bằng, Phong slư giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phản ánh sinh động tâm hồn, tình cảm, phong tục, tập quán của cư dân bản địa
Với những nét giới thiệu mang tính sơ lược và khái quát về dân tộc Tày và một vài đặc điểm về Phong slư của người Tày ở Hòa An - Cao Bằng đã giúp chúng ta phần nào hiểu được nền văn hóa, văn học của người Tày và thể loại Phong slư Để qua đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học dân gian này ở các chương sau
Trang 28Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHONG SLƯ
Ở HÕA AN – CAO BẰNG 2.1 Phong slư là những lời bày tỏ tình yêu đôi lứa
Tình yêu là đề tài muôn thủa không bao giờ vơi cạn của văn học nghệ thuật từ xưa tới nay Với người Tày ở Hòa An - Cao Bằng đề tài về tình yêu cũng được thể hiện một cách ý nhị, uyển chuyển, chân thành, mộc mạc qua những khúc hát dân ca trữ tình mượt mà như làn điệu Then, Sli, Lượn, Phong slư Tất cả tạo nên nét đặc sắc riêng biệt của thơ ca dân tộc Tày Trong đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu tìm hiểu một số nội dung của Phong slư ở Hòa An - Cao Bằng
Phong slư cũng có những nét giống với các loa ̣i hình dân ca khác của người Tày đều là những lời bô ̣c lô ̣ bày tỏ tình cảm lứa đôi Tuy nhiên loa ̣i hình Phong slư cũng có những nét khác biê ̣t so loa ̣i hình dân ca khác đặc b iê ̣t là Lươ ̣n của người Tày ở chỗ Phong slư là những bức thư trao đổi tình cảm của hai người ba ̣n tri kỉ với hình thức trao đổi mô ̣t cách gián tiếp để diễn tả tình cảm lứa đôi , còn Lượn chỉ là những lời hát diễn tả tìn h cảm cá nhân , tình yêu quê hương đất nước mà không có văn bản cụ thể
Nội dung cơ bản của Phong slư là nói về tình yêu, đề tài về tình yêu đôi lứa trong Phong slư được thể hiện một cách sâu sắc nhất với nhiều cung bậc, sắc thái tình cảm khác nhau, chủ yếu là mượn hình ảnh cỏ cây, hoa lá, chim muông, nước non, trời đất để bày tỏ tâm trạng, tình cảm sâu xa với bạn tình
2.1.1 Phong slư là những lời tỏ tình chân thành, giản dị
Cũng giống như nhiều thể loại văn học dân gian khác Phong slư phản ánh được tất cả những cung bậc của tình yêu Ngay từ những ngày đầu làm quen cho đến hôn nhân không thể thiếu được những lời tỏ tình, nó chính là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim đang còn đóng chặt Với bản tính đặc trưng của người Tày "Cái bụng nghĩ sao, cái miệng nói vậy" họ không nói bóng gió,
xa xôi mà thẳng thắn bộc lộ tình cảm của mình Chàng trai với lối tỏ tình diễn
đa ̣t thẳng thắn chàng nhắc la ̣i từ ngày gă ̣p cô gái hình bóng cô gái như in sâu
Trang 29vào trong tâm trí chàng trai và chà ng muốn kết ba ̣n để dược làm quen với cô gái, lối tỏ tình đầy thẳng thắn những vẫn mang trong mình sự e dè ướm hỏi
“không biết em còn nhớ tới ngày đôi ta gă ̣p nhau” gă ̣p em anh mang theo nỗi nhớ trở về, ngày tháng qua đi số ng trong nỗi nhớ cô đơn không biết em có lòng thương anh không
Từ vằn én sặp nhạn ngộ căn Mèng pjạc bjoóc mùa xuân hâng mử Kết căn sle đảy rú quén căn
Bấu chắc noọng nhằng chứ dú đai Điếp bạn tồng thiên thai là dá
Pi bươn vằn tốc mạ dú đai Chắc noọng nhằng diếp quan nảy rá
Rụ là chê táng xá vô duyên
Dịch nghĩa:
Từ ngày én nhạn gặp nhau Ong đã rời hoa xuân lâu lắm Kết bạn để được quen nhau Không biết em còn nhớ tới ngày đó Nhớ em ngẩng nhìn trời càng nhớ Ngày tháng năm qua anh ở cô đơn Không biết em có thương không đã Hay là chê anh khác xã vô duyên [13]
Nhận được bức Phong slư của chàng trai gửi đến lòng cô gái bồi hồi xao xuyến nhưng vẫn tỏ ý nghi ngờ, không biết những lời nói trong thư kia có thật lòng không hay đó chỉ là những lời trêu đùa khi mới gặp
Noọng phác căm mừa chổn vỉ quan Táng cần dú táng mường cách biệt Niên quá nguyệt khổn tiết lai lai Bấu chắc vỉ nam giai đâu toọng
Trang 30Ké khả bấu cảm vội bạn cằn cừn văn hác tương tư đâu toọng Lắp kết đuổi vỉ cá táng mường
Dịch nghĩa:
Em gửi lời về chốn quan anh Khác người ở khác bản cách biệt Năm qua trăng đến nhanh nhanh Không biết lòng anh thế nào Người già bảo đừng vội tin Tối ngày hãy suy nghĩ trong lòng Nếu kết với bạn khác mường [48]
Kết thúc những lễ hội mùa xuân, sau những cuộc lượn hát giao duyên gặp gỡ, những chàng trai cô gái mang tình cảm của mình trở về với những công việc thường ngày nhưng vẫn mang trong mình một nỗi nhớ về người đã gặp, chính những cuộc gặp gỡ lượn giao duyên đó là vườn ươm cho những mối tình tuổi trẻ, và đã yêu thì phải có thư tình, những lá thư tình đó được gửi đi, trao lại mang trong đó những lời tỏ tình làm quen chân thành nồng thắm, thiết tha đến người mình yêu thương Nhận được những lá thư bày tỏ tình cảm ấy những cô gái có trao lòng đáp lại sẽ có những bức thư trả lời đáp lại tình cảm
đó Mới đầu có thể là sự hồ nghi, lo lắng đó chỉ là lời trêu đùa nhưng cũng có khi đó là sự đáp lại tình cảm ấy một cách thẳng thắn
Trang 31Em sẽ một lòng thương anh [15]
Tình yêu xuất phát từ tình cảm chân thành và sâu lắng nên nỗi nhớ nhung càng da diết mặn nồng Có ai yêu mà không nhớ, có lẽ nỗi nhớ đã trở thành một đặc trưng bất biến của tình yêu Với người Tày cũng vậy nỗi nhớ hàng đêm khóc thầm trên gối được gửi gắm theo gió, theo mây đến người thương Để thể hiện tình yêu của mình chàng trai Tày đã dùng các tấm gương người đời, nhất là gương trong lịch sử, trong các chuyện cổ tích mượn những tích như Lưu Đài – Hán Xuân, Nam Kim – Thị Đan, Ngưu Lang – Chức Nữ, Thục Đế - Hằng Nga để bày tỏ tình cảm của mình, để khéo léo gợi cho người yêu noi theo:
Ngưu Lang xo ăn cầu pây mà Thục Đế vọng Hằng Nga nhằng đảy Buồn lai vỉ lặc hảy tềnh mon
Điếp bạn bấu đảy nòn cừn rủng
Dịch nghĩa
Ngưu Lang xin cái cầu đi lại Thục Đế thương Hằng Nga còn được Buồn quá anh khóc thầm trên gối Yêu em không được thao thức đến sáng [15]
Chàng trai nhận được lá thư lúc này bằng một giọng điệu vừa gần vừa
xa, một phần chàng lấy những câu chuyện tình yêu để làm minh chứng, dẫu có khoảng cách xa xôi nhưng nhất định sẽ đến được với nhau, phần nữa chàng mong khi nhận được bức thư này sẽ cùng em được kết duyên
Ngộ răng ngộc cắp rà sinh thẻ Hết cần noọng cỏi nghỉ hẩu thông Xưa Minh Nga cầm cung thượng đáng Khúy mả lồng đạo lảng tu đin
Nhằng kết bạn Vương Sinh đảy mả
Trang 32Nàng tiên dú tềnh phả nhằng thông Cần thển cắp cần bân nhằng hợp Hiền sị vỉ xo kết đuổi nàng
Tiểng là bức thư mà tham khảo
Dịch nghĩa:
Gặp gỡ nhau mang tiếng yêu thương Mong em hãy suy nghĩ nông sâu Nàng Minh Nga bị cấm cung Còn cưỡi ngựa xuống chốn trần gian
Và kết bạn với Vương Sinh còn được Nàng tiên ở trên trời còn nghĩ
Người tiên ở với người trần còn hợp Nên anh xin kết duyên cùng em Nay có bức thư đến để thăm hỏi [15]
Và để ướm hỏi thêm tình cảm của cô gái, trong bức thư chàng trai đã mạnh dạn xin chiếc túi để làm tin, để được mơ màng tơ tưởng tới em để cho thỏa nỗi nhớ
Phác Slư xo tủi nỏi đuổi nàng Sli hẩu căn phải tèn cọng toọng Đảy thảy mà tung phóng pjàng khoăn Đua nòn khỏi mền phăn mơ mảng
Dịch nghĩa:
Gửi thư xin túi với nàng
Em cho anh cái túi xoàng cũng được Được túi về anh để ôm ấp
Đi khỏi ngỏi mơ màng tơ tưởng [13]
Trong những bức Phong slư ta luôn bắt gặp hình ảnh những chàng trai,
cô gái diễn tả nỗi nhớ bằng sự mất ăn, mất ngủ nhớ đến người thương nơi xa làm lòng nhũn mềm Nhìn xa xa bướm ong đủ đôi vậy mà nhìn lại bản thân mình lẻ loi đơn chiếc
Trang 33Chứ siết căn gằm nòn bấu đắc Gần dú nam, dú bắc vuồn sim Đang lểu ón vận đin thảo dược Mèng đo tôi khua khước đuổi hoa Táng ngậy đang thân rà mình lế
Dịch nghĩa:
Nhớ nhau lòng bồi hồi chẳng ngủ Người ở nam, ở bắc sầu lòng Người nhũn mềm như chi đúc chảy Bướm đủ đôi vui nhảy cùng hoa Day dứt thân phận ta đơn chiếc
[46, Tr 1087]
Buồn vì nỗi cô đơn thường trực lại thêm nỗi nhớ người phương xa không thể kể hết, chàng trai trở về cầm giấy bút viết gửi tâm trạng của mình đến người mình yêu thương
Vỉ chứ noọng căm bút viểt slư Viết soong cằm phác mừa giương bạn
Pi bươn bặng én nhạn bân pây Thì giờ bặng nặm lây lồng hát Ngẩn ngơ mốc sẩy khát tốc châu
Vạ đăm choắc voằn tầu đảy rủng
Dịch nghĩa:
Anh nhớ em cầm bút viết thư Viết đôi lời đến với bạn Năm tháng qua nhanh như én lượn Thời gian qua nhanh như tiếng hát Ngẩn ngơ bối rối trong lòng
Trời tối biết ngày nào mới sáng [13]
Trang 34Không chỉ trong Phong slư mà trong những làn điệu hát giao duyên thể hiện tình yêu trong buổi chớm nở của các dân tộc khác cũng thật đặc sắc và phong phú Đây là lời tỏ tình đầy bóng bẩy, hoa mĩ của chàng trai dân tộc Kinh bày tỏ niềm khao khát cháy bỏng trong tình yêu:
Ước gì anh hóa ra hoa
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn Ước gì anh hóa ra khăn
Để cho em đắp, em lăn, em nằm
Cũng là cách bày tỏ tình yêu nhưng chàng trai cô gái Tày có phần bày tỏ thẳng thắn hơn, điều đó cũng thật dễ hiểu bởi bản chất con người lao động miền núi so với miền xuôi có phần bộc trực, thật thà Còn những chàng trai Kinh lại sử dụng cách nói chuyện tầm phào bâng quơ trên mây, dưới gió mượn những yếu tố gián tiếp để dẫn dắt đến tình cảm của mình
Sông cách sông, thủy cách thủy
Em xe sợi chỉ, em bắc cây cầu
Để cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư
[36, tr.490]
Với những lối tỏ tình của những chàng trai cô gái buổi đầu mới yêu chứa đựng sự hồn nhiên trong sáng, chân thật của tâm hồn tuổi trẻ Những lời thơ tỏ tình thuở ban đầu e ấp đó đầy ắp niềm vui, sự hứa hẹn đến với nhau để thành
vợ thành chồng Hơn hết vần thơ đó càng tô đẹp thêm cho cuộc sống tâm hồn của người Tày tinh thần lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống thiết tha
2.1.2 Phong slư là những lời bày tỏ khát vọng về hạnh phúc lứa đôi
Trong Phong slư không chỉ chứa đựng những cảm xúc say sưa buổi ban đầu gặp gỡ của những chàng trai, cô gái Tày dành cho nhau mà trong đó còn là những lời bày tỏ khát vọng về hạnh phúc lứa đôi cháy bỏng:
Vằn cón rầu kết khỏa tận tâm Kết căn nhất đẩy căn chắng sử
Trang 35Nỗi khát khao tự do hạnh phúc ấy dâng trào, họ hẹn ước mãi mãi bên nhau không rời xa đến khi nào con hươu bỏ rừng lớn, con trâu bỏ không ăn cỏ và khi nào múc nước được đầy giỏ mới biết tình yêu của họ sâu nặng đến nhường nào:
Slương căn sương hẩu nắc hẩu hâng Vửa tầu nạn lìa đông gỏi dá
Vửa tầu oài lìa nhả gỏi thôi Tắc nẳm đảy têm cuôi gỏi viạc
đủ, họ chỉ có ước mơ giản đơn được về cùng chung một nhà với nhau
Vỉ đảy noọng bấu nghị lăng tàng Cần bấu định soong khoăn hác định Chỉ kết đuổi mỉnh kỉn đing rườn
Trang 36Đảy noọng vỉ bấu ngại lăng khỏ Bấu mì khẩu lồng mỏ gỏi xa Tắm tò đảy lương gia định các
Dịch nghĩa:
Anh có em không còn lo nghĩ Người không được tình để cho hồn Chỉ một lấy em thương cho được Được em anh sẽ hết buồn
Không có gạo thổi cơm sẽ kiếm Chỉ mong cho được đến chung nhà [13]
Khát vọng yêu thương, hạnh phúc của những chàng trai cô gái Tày đôi khi là những lời trái lôgic thực tế để cam đoan rằng vì người mình yêu mà họ
sẽ làm được những công việc trái với thực tế đời thường như: Thả lá tre xuống
ao để thành cá, vãi trấu để thành gà, cấy cỏ thành lúa
Đảy vỉ noọng bấu ngại lăng tàng Thả mảy peo lồng thôm pền tra Vãn cóc cụng pền cáy têm lằng Đăm nhả lồng làng pền khẩu
Dịch nghĩa:
Được anh em không ngại gian lao Thả lá tre xuống ao thành cá Vãi trấu cũng nên gà đầy chuồng Cấy cỏ tranh xuống đồng thành thóc [15]
Khát vọng hạnh phúc ấy còn được thể hiện qua lời của cô gái dẫu cuộc sống đầy vất vả khó khăn đói rét nhưng đã yêu thì quyết cùng nhau vượt qua:
Tậu vỉ lăng mong bấu ngại Gẳm bấu fà sứt vải cũng khua Tón bấu đảy kin đay cụng dú
Trang 37Au căn đảy vần dảu bấu thân Tháp nẳm bấu mì càn mừ thỉu Kin lảo bấu mì điếu noọng xo Thây rẩu bấu mì mò bai bác Bấu hử vỉ thai rác là thôi Pản tắc đảy pền tôi vỉ ới
Dịch nghĩa:
Thành đôi khó khăn không ngại Đêm ngủ không chăn màn vẫn cười Bữa không được ăn ngon vẫn ở Lấy được nhau dẫu khó vẫn bên nhau Gánh nước không đòn thì xách tay Hút thuốc không điếu em sẽ tìm Bừa rẫy không trâu làm bằng cuốc Không để nhau đói rét là thôi Làm sao được thành đôi hạnh phúc [13]
Khát vọng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của trai gái Tày cho ta nhớ đến khát vọng tình yêu của những chàng trai cô gái dân tộc Thái trong truyện thơ "Tiễn dặn người yêu" họ muốn vượt lên mọi lễ giáo phong kiến kìm kẹp để được bên nhau hạnh phúc Khát vọng ấy khiến người con trai Thái thốt lên như một lời thề hẹn trong tình yêu
Yêu em anh quyết được
Đã thương nhau quyết lấy
[42, tr 222]
Trong tình yêu ấy những chàng trai cô gái Thái họ chỉ mang trong mình ước mơ được sống bên nhau hạnh phúc, trọn đời trọn kiếp đến già
Trang 38Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già
Ta yêu nhau, tàn đời gió, không rung không chuyển
[42, tr 225]
Sức mạnh tình yêu đang đốt cháy trong lòng những người đang yêu, khiến họ nói lên được những ý nghĩ táo bạo, kiên quyết vượt lên trên tất cả mọi khó khăn gian khổ phía trước nhưng các chàng trai, cô gái Tày phải bất lực trước thực tế cuộc sống Họ không lấy được nhau, họ bị ngăn cách bởi gia đình, xã hội, những lễ giáo cổ xưa khiến tình yêu của họ phải chia cắt, đau đớn Dẫu vậy, khát vọng được bên nhau khiến tình yêu trong họ vẫn mãi mạnh
mẽ, họ hẹn nhau thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp đó đến một nơi mới, nơi chỉ có hai người cùng nhau xây dựng một cuộc sống hạnh phúc:
Giờ nẩy noọng vẫn nghị au căn Tằng gần ké nắm hăn thúc toọng Bấu chứ cạ một noọng hác thông Nhược vỉ nhằng nhất tâm đuổi noọng
Mì thương dú keng kéo hất nà
Tọ rà khổn xa tháng đảy hăn Bặng soong rà kết căn giừo nẩy Kết bạn mong cạ đảy định rườn Noọng kết bạn hết gương thiên hạ Khỏ khát dú chang đông tó ké
Dịch nghĩa:
Đến nay em vẫn hẹn lấy anh Dẫu cha mẹ song thân không vừa ý Không phải em chỉ nghĩ vậy đâu Nếu chàng còn nhớ nhau hãy liệu Thương nhau hẹn ở đỉnh núi cấy cày
Trang 39Ta đi đâu kiếm tình hỡi chàng Giống hai ta kết duyên chốn này Yêu nhau định lấy ngay cho được Lấy cho thiên hạ biết nêu gương Dẫu cùng nhau nghèo đói tới già [48]
Cũng có khi đó là những lời tiễn dặn nhau cùng về nơi suối vàng để tình yêu còn mãi:
Vằn thai khửn thượng nưa cỏi tím Slíp soong quản thượng đính cỏi xa Mửa mển bạn thương rà cỏi xiết
ta cảm nhận được tâm hồn giản dị, chân thành, nồng thắm của họ
2.1.3 Phong slư là những lời bày tỏ nỗi buồn trong tình yêu cách trở
Khát khao hạnh phúc là vậy, thậm chí họ còn nguyện sẽ chết cũng nhau Nhưng không phải đôi trai gái nào cũng đi hết con đường tình yêu ấy Ta bắt gặp trong Phong slư tình cảm của những đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau qua những bức thư buồn nói lời chia tay:
Lìa căn ná tủi hương mầu dá Phjạc căn nghịa bạn khả soong tàng
Từ này rừ pây mà khổn cúng Phjạc căn ná đạo rủng soong khoăn
Trang 40Dịch nghĩa:
Chia tay anh như bỏ thắt lưng Nước mắt tràn rơi đều chan chứa Giá như được đi mãi bên nhau
Xa nhau thực bồn chồn khó nghĩ Bữa ăn nhìn đôi đũa nhớ hình Cầm bát tưởng như hình tồn tại Lại thân lẻ đồn đại càng buồn [13]
Tình yêu với những lời hẹn ước của họ đang diễn ra tốt đẹp nhưng bởi lễ giáo phong kiến, xã hội kiên quyết chia rẽ họ một cách nghiệt ngã trong khi họ
tự nguyện thiết tha gắn bó với nhau, thiết tha gặp nhau nhưng bị ngăn cấm Có thể thấy nỗi buồn trong Phong slư là cái buồn mang tính "căm ghét, nguyền rủa" xã hội Họ bị ngăn cách, không lấy được nhau họ chỉ biết than trách duyên
số không hợp, trách trời cao ghen ghét bắt họ phải chia xa