1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

34 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 388,95 KB

Nội dung

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Doanh nghiệp phát triển đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và làm giảm các vấn đề xã hội. Để làm được như vậy, tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy văn phòng góp phần không nhỏ giúp DN hoạt động ổn định, có hiệu quả. Mỗi một loại hình DN khác nhau lại có tổ chức hoạt động và bộ máy VP khác nhau. Bài tiểu luận này tìm hiểu và chỉ ra sự giống, khác nhau trong tổ chức hoạt động, tổ chức bộ máy VP các loại hình DN, đồng thời chỉ ra sự giống và khác nhau giữa VP DN và VP cơ quan HCNN. Là một sinh viên ngành Quản trị văn phòng, những nhà văn phòng trẻ tương lai, những người sẽ hoạt động và góp phần đảm bảo cho hoạt động của một tổ chức, một DN, nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm được sự hiểu biết về các loại hình DN và tổ chức hoạt động của nó, tôi thực hiện bài Tiểu luận với tên đề tài “Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên, do thời gian và tầm hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý để sửa đổi, hoàn thiện hơn trong những bài nghiên cứu sau này.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Bài tiểu luận với đề tài: “Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” là kết quả của quá trình tự nghiên

cứu và vận dụng những kiến thức được học qua môn “Quản trị văn phòng doanhnghiệp” của tôi

Qua bài tiểu luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đếngiảng viên Nguyễn Đăng Việt đã truyền tải một cách rất sâu sắc các kiến thức bộmôn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bài Tiểu luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

DN: Doanh nghiệpVP: Văn phòng

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phậnchủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạtđộng của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng vàphát triển, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phầnquyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăngthu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạoviệc làm, xoá đói, giảm nghèo

Doanh nghiệp phát triển đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu củacông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững

ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quátrình hội nhập Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triểnbền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và làm giảm cácvấn đề xã hội

Để làm được như vậy, tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy văn phònggóp phần không nhỏ giúp DN hoạt động ổn định, có hiệu quả Mỗi một loạihình DN khác nhau lại có tổ chức hoạt động và bộ máy VP khác nhau Bài tiểuluận này tìm hiểu và chỉ ra sự giống, khác nhau trong tổ chức hoạt động, tổchức bộ máy VP các loại hình DN, đồng thời chỉ ra sự giống và khác nhau giữa

VP DN và VP cơ quan HCNN

Là một sinh viên ngành Quản trị văn phòng, những nhà văn phòng trẻtương lai, những người sẽ hoạt động và góp phần đảm bảo cho hoạt động củamột tổ chức, một DN, nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm được sự

Trang 5

hiểu biết về các loại hình DN và tổ chức hoạt động của nó, tôi thực hiện bài

Tiểu luận với tên đề tài “Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” Tuy nhiên, do thời gian và tầm hiểu biết của

bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rấtmong nhận được những ý kiến góp ý để sửa đổi, hoàn thiện hơn trong nhữngbài nghiên cứu sau này

2 Lịch sử nghiên cứu.

Hiện nay, có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của cácloại hình doanh nghiệp, do bài Tiểu luận còn hạn chế phạm vi tìm hiểu tôi xinliệt kê dưới đây là một số các công trình nghiên cứu tôi đã tìm hiểu và thamkhảo:

- Giáo trình “Luật kinh doanh”

- Giáo Trình “Pháp Luật Kinh Tế”, Ths Ngô Văn Tăng Phước, Nxb Thống

kê, 11/2006

- “Doanh nghiệp của thế kỷ 21”, Trần Lê và Kim Kiyosaki và JohnFleming và Robert T Kiyosaki, NXB Trẻ, 2015

3 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đưa ra các cơ sở lý luận của các loại hình doanh nghiệp

Tìm hiểu cách thức tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp

Tìm hiểu tổ chức bộ máy văn phòng của các doanh nghiệp

So sánh sự giống và khác nhau trong tổ chức hoạt động, trong tổ chức bộ máyvăn phòng của các DN

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Trang 6

Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động, tổ chức bộ máy văn phòng.

Phạm vi nghiên cứu: một số Doanh nghiệp tại Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các thông tin trong sách, báo cáo

thực tập của các sinh viên thuộc Khoa Quản trị văn phòng, qua mạngINTERNET, các bài nghiên cứu khoa học khác về tổ chức các loại hình DNtại Việt Nam

- Phương pháp điều tra khảo sát.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phương pháp tôi sử dụng trong cả quá

trình làm đề tài Từ các tài liệu thu thập được và các thông tin có được quakhảo sát thực tế, tiến hành xử lí, phân tích và đưa ra kết luận

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bải Tiểu luận được chia làm 3 chương

Chương 1: Khái quát chung về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Chương 2: Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Chương 3: Tổ chức bộ máy văn phòng doanh nghiệp

Trang 7

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế cótên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định củapháp luật nhằm thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.”

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạncủa quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trênthị trường nhằm mục đích sinh lợi Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi,mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toànnhằm mục tiêu lợi nhuận

Sơ đồ khái quát Doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP

Nơi sản xuất Nơi phân chia Nơi hợp tác Nơi thực hiện quyền

lực Kết hợp với đầu

vào để sản xuất ra

sản phẩm hoặc dịch

vụ

Thu nhập chongười lao động

và các nhàcung ứng

Giữa cácCBNV trong

DN tạo ra giátrị lợi nhuận

Chủ DN ra quyết định,các CB cấp trung giantruyền đạt đến cấp cơ

sở thực hiện

Trang 8

1.1.2.Mục tiêu của doanh nghiệp

-Mục tiêu lợi nhuận: DN cần có lợi nhuận để duy trì, phát triển, cung cấp lâu

dài hàng hóa và dịch vụ cho cộng đồng Đây là mục tiêu cuối cùng và là mục tiêucao nhất của DN

-Mục tiêu cung ứng: DN tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ để cung ứng tới khách

hàng nhằm tạo ra lợi nhuận Mục tiêu này là nghĩa vụ của DN và nhờ đó DN mới

có thể tồn tại Mục tiêu này phải được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và tínhcạnh tranh trên thị trường

-Mục tiêu phát triển: bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận thì phát triển cũng là mục

tiêu quan trọng mà các DN hướng tới, phát triển giúp không ngừng đem đến sự giatăng lợi nhuận cho DN

-Trách nhiệm với xã hội: DN có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của công

chúng, luôn có trách nhiệm đảm bảo về các sản phẩm do DN sản xuất ra Tạo rasản phẩm, dịch vụ phải tuân thủ luật pháp và có trách nhiệm bảo vệ môi trườngphát triển bền vững

1.1.3 Vai trò của Doanh nghiệp

Thứ nhất: Giúp cho người lao động có được một công việc phù hợp với khả

năng của mình, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động

Thứ hai: Nâng cao sự cạnh trạnh cao, giúp doanh nghiệp Việt Nam ngày

càng khẳng định được vị thế của doanh nghiệp của chính mình trong vấn đề cạnhtranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài

Thứ ba: Khi đời sống của người dân ngày càng được ổn định thì các vấn đề

xã hội ngày càng được quan tâm để giữ trật tự ổn định, DN đã giải quyết được cơbản các vấn đề XH này, từ đó sẽ giúp cho nền kinh tế của chúng ta ngày càng pháttriển trên thị trường quốc tế

Trang 9

1.2 Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Theo Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13, các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và DN tư nhân

1.2.1 Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không

hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của

doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Công ty CP có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,

số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa Công ty cổ phần

có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứngkhoán

VD: Công ty cổ phần điện máy PICO

1.2.2 Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH một thành viên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức

hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữucông ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công tytrong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày

được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ

phần

Trang 10

VD: Công ty TNHH 1TV EPMT

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá

năm mươi;

- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của

doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

VD: Công ty TNHH 2TV Tân Cảng-Petro Cam Ranh

1.2.3 Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau

kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài cácthành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài

sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty

trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào VD: Công ty Luật Hợp danh Danzko

1.2.4 Doanh nghiệp tư nhân

Trang 11

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

VD: Doanh nghiệp tư nhân thương mại và sản xuất Nguyễn Tân

Tiểu kết: Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Cty TNHH -Nhiều tv cùng tgia góp vốn

-Có tư cách pháp nhân-Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sảntheo tỉ lệ vốn góp

-Không phát hành cổ phiếu

Cty Cổ phần -Nhiều tv cùng tgia góp vốn

-Có tư cách pháp nhân-Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sảntheo tỉ lệ vốn góp

-Tính chất mở của công ty

Cty Hợp danh -Nhiều tv cùng tgia góp vốn

-Các tv có thể hoạt động nhân danhcty

-Cty hoạt động dựa trên uy tín củacác tv

-Các tv cùng chịu tráchnhiệm vô hạn về tài sản-Không có tư cách phápnhân

Doanh nghiệp

TN

-Một chủ đầu tư -Không có tư cách pháp

nhân-Chịu trách nhiệm vô hạn

về tài sản của Chủ DN

Trang 13

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH

NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở

Việt Nam hiện nay

2.1.1.1 Công ty TNHH 1TV

 Theo Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014), mô hình tổ chức hoạt động của

công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:

Với trường hợp công ty được tổ chức quản lý theo thì mô hình có hội đồng thành viên:

Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễnnhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm Hội đồngthành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ

sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty,trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trướcpháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giaotheo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

CHỦ TỊCH/ HỘI ĐỒNGTHÀNH VIÊN

KIỂM SOÁTVIÊNGIÁM

ĐỐC/TGĐ

Trang 14

Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thànhviên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quyđịnh tại Điều lệ công ty Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thìmỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau Hội đồng thành viên

có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản

Như vậy, việc tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như phan bổ quyền vànhĩa vụ của các thành viên trong hội đồng thành viên khá chặt chẽ và rõ ràng Việc

bổ nhiệm lại hội đồng thành viên theo nhiệm kì 5 năm thể hiện quyền kiểm soátcủa chủ sở hữu đối với các hoạt động của công ty Ngoài ra đó cũng là cách kiểmsoát chất lượng làm việc của các thành viên trong hội đồng thành viên, tránh tìnhtrạng năng lực không phù hợp

Với trường hợp công ty được tổ chức, quản lý theo mô hình có chủ tịch công ty:

- Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm

Chủ tịch công ty nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ củacông ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu tráchnhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa

vụ được giao

Như vậy, chế độ làm việc của chủ tịch công ty cũng phụ thuộc vào chủ sởhữu công ty thông qua các điều lệ công ty do chủ sở hữu đặt ra Qua đó cũng thểhiện rõ ràng được quyền làm chủ của chủ sở hữu đối với công ty

- Giám đốc, Tổng giám đốc

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặcTổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh

Trang 15

doanh hằng ngày của công ty Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệmtrước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mình

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty

+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty thuộc thẩm quyền

+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên HĐTV hoặc Chủ tịch công ty;+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

+ Tuyển dụng lao động;

+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định

- Kiểm soát viên

Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soátviên với nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát Kiểm soátviên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của mình

Trang 16

Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của các cấp trong tổ chức thực hiệnquyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giácông tác quản lý và các báo cáo khác;

+ Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chứcquản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

+ Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh,văn phòng đại diện của công ty

+ Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họpkhác trong công ty;

+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định

Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu :

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm chủ tịch công ty và giám đốc hoặctổng giám đốc Tổng giám đốc, giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quyđịnh tại điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động mà chủ tịch công ty ký với họ

Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của cácthành viên Họ phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữucông ty Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ

sở hữu công ty Không sử dụng thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạmdụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác

Trang 17

VD: Công ty TNHH 1TV Môi trường-Vinacomin

2.1.1.2 Công ty TNHH 2TV trở lên

Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm

- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức;

- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá

trị tài sản;

GĐ/TGĐCHỦ TỊCH HĐTVHĐTV

Ngày đăng: 30/01/2018, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w