LUẬN VĂN: Tổ chức hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chia sẻ: hocbong1122 | Ngày: 19022013 Cùng với việc mở rộng nền kinh tế thị trường trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sở hữa và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nước ngoài. Thêm vào đó sự đổi mới sâu sắc về cơ chế quản lý đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước đi vững chắc và đã từng bước hoà nhập với xu thế phát triển của thế giới. Với...
Trang 1
LUẬN VĂN:
Tổ chức hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 2
Lời nói đầu
Cùng với việc mở rộng nền kinh tế thị trường trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sở hữa và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nước ngoài Thêm vào đó sự đổi mới sâu sắc về cơ chế quản lý đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước đi vững chắc và đã từng bước hoà nhập với
xu thế phát triển của thế giới Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế xã hội, kế toán đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiêu thụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để tạo ra nguồn tiền và các khoản tương tương đương tiền trong tương lai cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp Thông qua quá trình tiêu thụ mới biết được quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả ra sao? Lãi lỗ như thế nào?
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí không thể thiếu để thúc đẩy quá trình tiêu thụ Người xưa có câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’, việc xác định đúng và quản lý chi phí tiết kiệm hợp lý sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả Vậy cần tổ chức hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như thế nào để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh hợp lý, đánh giá đúng chất lượng và hiệu quả kinh doanh? Đây là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều rất chú trọng
Xuất phát từ nhận thức trên, em đã lựa chọn đề tài “Tổ chức hạch toán chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh” để tìm
hiểu và nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là để nắm bắt được cách thức hạch toán từ đó làm rõ bản chất của đề tài Không đi vào lối mòn của việc sao chép lại những bản mẫu đề
án đã có, hi vọng qua quá trình tự tìm hiểu đề tài sẽ tích luỹ được đôi chút kiến thức phục vụ cho công việc sau này
Trang 3
Trên cơ sở phạm vi đề tài nghiên cứu, bản đề án này gồm 2 chương:
Chương I : Lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp với việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh hợp lý
Chương II : Vận dụng chuẩn mực kế toán mới về việc ghi nhận chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp với việc xác định kết quả kinh doanh hợp lý trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Trang 4
Chương I
Lý luận chung về tổ chức Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp với việc
xác định Kết quả hoạt động kinh doanh hợp lý
hợp lý
1 Phải phân định được chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh của từng loại hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Hoạt động sản xuất - kinh doanh: là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất – kinh doanh chính và sản xuất – kinh doanh phụ
- Hoạt động tài chính: Là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời
- Hoạt động khác: Là hoạt động xẩy ra ngoài dự kiến của doanh nghiệp Tương ứng với những loại hình hoạt động kinh doanh trên là những loại thu nhập mà doanh nghiệp có được:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh
- Thu nhập tài chính
- Thu nhập khác
2 Phải xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu
Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá, lao vụ Nói cách khác, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền hay chấp nhận nợ về lượng hàng hoá, vật tư đã được người bán chuyển giao
3 Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả
Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế VAT, nội dung của các chỉ tiêu liên quan đến chi phí, doanh thu và kết quả có sự khác nhau Đối với các doanh
Trang 5
nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, trong chi phí không bao gồm số thuế VAT đầu vào Tương tự, chỉ tiêu doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập khác cũng như các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán trả lại là giá bán hoặc thu nhập chưa có VAT đầu ra phải nộp (kể cả các khoản phụ phí thu thêm ngoài giá bán – nếu có) Ngược lại, đối với các cơ sở tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế VAT, trong chi phí bao gồm cả thuế VAT đầu vào
và trong doanh thu (hay thu nhập) gồm cả VAT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đầu ra (kể cả các khoản phụ phí thu thêm ngoài giá bán – nếu có) Vì thế các chỉ tiêu về doanh thu hàng bán, giảm giá, doanh thu hàng bán trả lại đều bao gồm cả thuế VAT đầu ra
II Kế toán chi phí bán hàng:
1 Khái niệm:
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí bao gói, vận chuyển, tiếp thị, quảng cáo, chào hàng
2 Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 641 – Chi phí bán hàng để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ
Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 641 không có số dư và được chi tiết theo các tiểu khỏan
Trang 6
3 Phương pháp hạch toán:
- Tính ra tiền lương và phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ sản phẩm tiêu thụ:
Nợ TK 641 (6411)
Có TK 334
- Trích BHXH, KPCĐ và bảo hiểm Y tế theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phát sinh trong kỳ tính vào chi phí:
Nợ TK 641 (6412)
Có TK 152: (chi tiết tiểu khoản)
- Các chi phí về dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho việc tiêu thụ:
Nợ TK 641 (6413)
Có TK 153: Xuất dùng với giá trị nhỏ
- Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 641 (6414)
Có TK 214
- Chi phí bảo hành thực tế phát sinh (trường hợp không trích trước):
Nợ TK 641 (6415)
Có TK 111,112: Chi phí bằng tiền
Có TK 152: Chi vật liệu sửa chữa
Có TK155: Chi sản phẩm đổi cho khách hàng
Có TK 334,338 Các chi phí khác
- Giá dịch vụ mua ngoài liên quan đến hàng bán:
Nợ TK 641 (6417): Trị giá dịch vụ mua ngoài
(Nợ TK 1331: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán
- Chi phí theo dự toán tính vào chi phí bán hàng trong kỳ:
Nợ TK 641 (Chi tiết tiểu khoản)
Có TK 142 (1421)/TK242: Phân bổ dần chi phí trả trước
Có TK 335: Trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch và chi phí bán
hàng
Trang 7
- Các chi phí bằng tiền phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 641 (6418)
Có TK liên quan (111,112 )
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng
không hết):
Nợ TK liên quan (111,138 )
Có TK 641
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu phản ánh qua sơ đồ (Sơ đồ 1)
Trang 8
sơ đồ kế toán tổng quát chi phí bán hàng
(Sơ đồ 1)
TK 641
TK334, 338 TK 111,112,1388
Tập hợp chi phí nhân viên Các khoản thu hồi ghi
bán hàng chi phí bán hàng
TK152
Tập hợp chi phí vật liệu TK
911
bao bì Trừ vào kết quả Tk214 kinh doanh trong kỳ Chi phí công cụ bán hàng (Nếu chi phí nhỏ hoặc (loại phân bổ một lần) chu kỳ kinh
doanh ngắn)
TK1421,242
TK1422,242 Phân bổ dần chi phí trả trước Đưa vào
Chi phí chờ
TK335 kết chuyển
Trích trước chi phí (nếu chi phí kết phải trả theo kế hoạch lớn hoặc với chuyển doanh trừ vào TK331,111,112 nghiệp có thu chu kỳ nhập Giá không kinh doanh
thuế GTGT dài)
TK1331
Chi
phí
dịch
vụ
mua
ngoài
và
chi
Kết chuyể
n chi phí bán hàng trừ vào thu nhập trong
kỳ hay đưa vào chi phí chờ kết chuyể
n để đảm bảo phù hợp
Trang 9
thuế
GTGT
Trang 10
1 Khái niệm:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên
quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách
riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào Chi phí quản lý doanh
nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý
hành chính và chi phí chung khác
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp sản xuất kinh
doanh cần được lập dự tính (lập dự toán) và quản lý chi tiêu tiết kiệm
hợp lý Do liên quan đến mọi hoạt động trong doanh nghiệp nên cuối
kỳ cần được tính toán, phân bổ, kết chuyển để xác định kết quả kinh
doanh hợp lý Trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có chu kỳ
sản xuất dài, trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ, hoặc
doanh nghiệp thương mại có biến động lớn về lượng hàng hoá dự trữ
giữa kỳ thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cần tính toán, phân bổ
cho sản phẩm hàng hóa còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ
2 Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp để phản ánh, tập hợp
và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí liên
quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp
Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh
trong kỳ
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiêu khoản: