1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ MỚI

43 513 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 599,9 KB

Nội dung

Phạm vi của lí luận tiếp nhận: Thông thường, các nhà lí luận xem phạm vi nghiên cứu tiếp nhận văn học bao gồm toàn bộ quá trình biến văn bản nghệ thuật thành tác phẩm nghệ thuật, quá tr

Trang 1

MÔN NGỮ VĂN – MÃ CHẤM: V01b

CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN TIẾP NHẬN VĂN HỌC

Tháng 2/ 2016

Trang 2

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Nhiều năm trở lại đây, vấn đề tiếp nhận tác phẩm không chỉ là mối quan tâm của lí luận văn học mà còn là đối tượng của rất nhiều khoa học nghiên cứu văn học Nếu như vai trò sáng tạo của nhà văn có lịch sử nghiên cứu khá đầy đặn thì vai trò của người đọc, bản chất của quá trình tiếp nhận văn học dẫu đã được “canh tác” ít nhiều vẫn còn là mảnh đất khá màu mỡ, mời gọi khám phá Lấy mối quan

hệ tác giả - tác phẩm - bạn đọc làm căn cốt, xưa nay có nhiều ý kiến khác nhau về yếu tố trung tâm của hoạt động văn học Trước đây, có một quan niệm đã trở thành quán tính trong nghiên cứu phê bình: lấy tác giả cùng cá tính sáng tạo làm trung tâm Nó xem nhẹ vai trò của bạn đọc và quá trình tiếp nhận Xem tác phẩm văn học “như một quá trình”, các nhà nghiên cứu đã phục nguyên vai trò của bạn đọc

Đối với học sinh THPT chuyên, tiếp nhận văn học là vấn đề lí luận khó nhưng lại đầy hấp dẫn và có tính mời gọi Người viết xây dựng chuyên đề này với

nỗ lực cung cấp những kiến thức lý thuyết và các hướng vận dụng, tìm hiểu vấn đề tiếp nhận văn học qua những hiện tượng văn học cụ thể để đồng nghiệp và các em học sinh THPT chuyên có thêm những tài liệu tham khảo, phục vụ cho yêu cầu thi HSG Quốc gia và thi học sinh giỏi các cấp

II Lịch sử vấn đề:

1 Lí luận tiếp nhận văn học truyền thống:

Tiếp nhận văn học không tách rời với sáng tác văn học, do đó, cùng với sự xuất hiện của ý thức văn học, cũng xuất hiện ý thức tiếp nhận Từ thế kỉ I trước

CN, Đổng Trọng Thư đứng trước thực tế là người ta không thể giải thích chính xác, cụ thể một tác phẩm thơ, đã nêu ra mệnh đề nổi tiếng là: “Thi vô đạt hỗ”, nghĩa là một tác phẩm thơ không thể có một cách giải thích thống nhất và xác

định.Từ thực tế đó, dần dần hình thành hai quan niệm tiếp nhận, là tri âm và ký thác Một quan niệm thiên về lí tưởng, một quan niệm thiên về thực dụng

Quan niệm tri âm cho rằng nhiệm vụ tiếp nhận là cảm và hiểu cuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như chính tác giả Câu chuyện Bá Nha- Tử Kỳ cho ta thấy rõ nội hàm của khái niệm tri âm, đồng thời cũng cho thấy số phận bi kịch của quan niệm tri âm, bởi vì tri âm là chuyện rất hiếm

Bên cạnh cách đọc tri âm, còn có cách đọc phát huy, ký thác, Phạm Hoa (398- 446), đời Tống, Nam Bắc triều, Trung Quốc) có nói: “ Ta thưởng thức âm nhạc, sự sành nghe không bằng sự tự phát huy, trong đó sự lí thú của thể nghiệm không sao nói hết, cái ý ngoài dây, cái tiếng ngoài âm, không biết từ đâu mà lại”

Đó là nguyên tắc “ người nói không có ý ấy, nhưng người nghe có lòng”

2 Lí luận tiếp nhận hiện đại:

Trang 3

Lí luận tiếp nhận truyền thống chủ yếu chỉ quan tâm tới sự gặp gỡ của chủ thể cá nhân của tác giả và người đọc, của hai “thế giới nội tâm”, của ý thức (và vô thức) tác giả với ý thức (và vô thức) người đọc, mà chưa quan tâm tới tính quy định văn hóa lịch sử đối với sự gặp gỡ kia H.R Jauss (1967) gọi đó là lí luận tiếp cận “bên trong”, nặng về mặt tâm lí, thiên hướng chủ quan, không đáng tin cậy Dựa vào giải thích học của Gadamer (1960) cho rằng sự cắt nghĩa đối với tác

phẩm cũng bị quy định bởi một kiểu lí giải có trước như là điều kiện lịch sử của

nó, ông đặt vấn đề nghiên cứu quy luật lịch sử của tiếp nhận văn học, nghiên cứu bản thân người đọc, hình thức lịch sử của tiếp nhận Như vậy, Jauss mở rộng lí luận tiếp nhận ra “bên ngoài”: sự tiếp nhận của truyền thống văn hóa này đối với tác phẩm của một truyền thống văn hóa khác, của một xã hội này đối với một tác phẩm của một xã hội khác, của công chúng xác định đối với một tác phẩm và như vậy ông nêu ra vấn đề lịch sử tiếp nhận Lí luận này thực ra không hề phủ nhận lí thuyết tiếp nhận truyền thống, mà chỉ bổ sung cho nó thêm bình diện xã hội học và văn hóa lịch sử

Ý nghĩa của lí luận tiếp nhận hiện đại là giải thích rõ được hoạt động tiếp nhận và từ đó cho thấy sự tồn tại đích thực của tác phẩm cũng như số phận lịch sử của nó

Tiếp nhận tác phẩm là cụ thể hóa, hiện thực hóa tác phẩm trong trí tưởng tượng, là đối thoại liên tục với tác giả trên mọi lĩnh vực, là quá trình chờ đợi, thắc mắc, giải đáp Trong tiếp nhận người đọc có thể gặp gỡ với tác giả, trở về với tâm ảnh của tác giả, nhưng cũng có thể cách xa, rất xa (so với tác giả)

Lí luận tiếp nhận là lí luận về độc giả, nó dẫn đến việc nghiên cứu phạm trù độc giả như một nhân tố của quá trình văn học Có hai phạm trù độc giả lớn:

- Độc giả thực tế, những người thực hiện hoạt động đọc, bao gồm người đọc bình thường và người đọc chuyên nghiệp (như nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu)

- Độc giả trong quan niệm, đó là quan niệm về người đọc vừa phản ánh người đọc thực tế, vừa thể hiện niềm ước mong của nhà văn Độc giả quan niệm lại có hai loại: người đọc dự định hướng tới và người đọc tiềm ẩn Người đọc dự định hướng tới là đối tượng ở bên ngoài mà nhà văn nhằm đến, còn người đọc tiềm ẩn là vai trò hiện diện của người đọc ấy trong cấu trúc tác phẩm

Nhà lí luận Đức Wolfgang Iser đã có công trình Người đọc tiềm ẩn (1972)

để nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc nội tại của tiểu thuyết từ thế kỉ XVII đến nay và xác nhận sự có mặt người đọc này Nhà văn khi cầm bút là đã hình dung người đọc

sẽ tiếp nhận tác phẩm của mình như thế nào Ông cho thấy tiểu thuyết từ đầu thế kỉ XIX trở về trước, vai trò của người đọc trong tác phẩm không lớn, vì tác phẩm được viết rõ ràng, xác định, ít để dư địa cho người đọc phán đoán Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX trở đi, tính mơ hồ, đa nghĩa, không xác định của tác phẩm tăng lên, đòi hỏi vai trò tích cực của người đọc

Trang 4

3 “Phản tiếp nhận” như một loại hình tiếp nhận:

Lí luận tiếp nhận truyền thống chủ yếu chỉ nhấn mạnh đến sự tiếp nhận tương đồng, thuận chiều Thực chất của tiếp nhận tri âm, phát huy và kí thác đều là tiếp nhận tương đồng và thuận chiều Nhưng sự phát hiện ra “tầm đón nhận” đã cho phép nhận ra rất nhiều kiến thức và mức độ tiếp nhận khác nhau, mà nhiều khi, theo quan điểm tiếp nhận truyền thống, chỉ là một sự “tiếp nhận sai”, một “sự hiểu lầm” Chẳng hạn, Nietzsche đề xướng học thuyết người hùng, siêu nhân, kẻ mạnh áp bức kẻ yếu là một sự đương nhiên, đó là triết học của số ít Nhưng các nhà văn khai sáng Trung Quốc đầu thế kỉ XX như: Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, Quách Mạt Nhược lại tìm thấy ở đó vũ khí đề cao cá tính, chống tư tưởng tự ti, nô lệ: một đám đông vô ý chí, quen nô lệ, không bằng một người có ý chí và cá tính Nhiều khi, do nhu cầu muốn thoát khỏi một ảnh hưởng nặng nề, người ta đã tìm tới sự

phản tiếp nhận

Đặc trưng của “phản tiếp nhận” là tìm thấy tư tưởng của tác phẩm ngược chiều với khuynh hướng tư tưởng của tác giả, cắt nghĩa ngược lại với khuynh hướng tác giả, hay nói cách khác là sáng tạo ra một tư tưởng mới mà nguyên tác không tự giác hoặc không có

Lỗ Tấn trong “Nhặt cánh hoa tàn” nói đến việc tiếp nhận “Nhị thập tứ hiếu” Đây là tác phẩm giáo dục đạo hiếu đối với cha mẹ theo lối phong kiến, các bài giáo huấn yêu cầu con cái bất chấp quy luật khách quan, bất chấp lẽ tự nhiên mà thỏa mãn ham muốn của bố mẹ: chẳng hạn, có người phải nằm trên băng “khóc măng” để măng mọc cho mẹ ăn, cắt đùi lấy thịt nuôi mẹ., Quách Cự chôn con để tiết kiệm lương thực nuôi bố mẹ già Lão Lai già khọm, vì không có con, phải giả làm trẻ con cho bố mẹ vui! Lỗ Tấn nhận ra nội dung phản nhân văn của các bài giáo huấn đó: “Cho đến nay, tôi còn nhớ, một lão già nằm trước mặt cha mẹ, và một đứa trẻ con ẵm trên tay mẹ đã làm tôi nảy sinh những cảm tưởng như thế nào!” Lỗ Tấn chán ghét nhưng ông đã không quên, “đến nay còn nhớ”, nghĩa là tiếp nhận theo một tinh thần ngược lại

“Phản tiếp nhận" là một hiện tượng văn hóa, biểu hiện yêu cầu đổi mới, đi ngược truyền thống của thế hệ mới so với người đi trước, thường xảy ra trong các thời đại có bước ngoặt lịch sử hoặc tiếp xúc với một nền văn hóa khác “Phản tiếp

nhận” là một cách tiếp nhận tác phẩm dưới một hệ hình mới, một hiện tượng hợp

quy luật của những thời đại đang biến đổi

III Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp: hệ thống

- Vận dụng các thao tác: so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá

Trang 5

2 Phạm vi của lí luận tiếp nhận:

Thông thường, các nhà lí luận xem phạm vi nghiên cứu tiếp nhận văn học bao gồm toàn bộ quá trình biến văn bản nghệ thuật thành tác phẩm nghệ thuật, quá trình thực hiện sự tồn tại xã hội của tác phẩm, sự tác động và làm phong phú lẫn nhau giữa người đọc và tác phẩm

Tiếp nhận văn học bao gồm một phạm vi rộng lớn, liên quan lẫn nhau, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện mới có thể góp phần xây dựng khoa học về văn học một cách hoàn chỉnh Dù hiện nay văn học được xem xét trên các quan điểm

xã hội và phương pháp luận khoa học khác nhau, nhưng các vấn đề lí luận tiếp nhận có sứ mệnh chung là khắc phục việc xem xét nghệ thuật thuần túy từ phía khách thể một cách trực quan

3 Tác phẩm văn học nhƣ một đối tƣợng tiếp nhận:

Lí luận tiếp nhận phải được bắt đầu từ ý thức về đối tượng thẩm mỹ mà con người tiếp nhận là tác phẩm văn học

Tác phẩm là một quá trình, tồn tại qua nhiều giai đoạn: ý đồ, tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong một cấu trúc có tính kí hiệu, sự cảm thụ của người thưởng thức “ Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng không phải là một sự thật

“được vật chất hóa” hoàn bị và đông cứng trong tính trọn vẹn của nó Nó là tổng thể của các quá trình khác nhau - một hệ thống trong đó thường xuyên diễn ra những biến đổi đa dạng đã được điều chỉnh”

Trang 6

Có thể nhận ra hai quá trình cơ bản của tác phẩm: sự biến đổi hình thức bề ngoài của tác phẩm, văn bản của nó và sự biến đổi của hiện thực xung quanh Nhìn lại tình hình văn bản “Truyện Kiều”, cuộc đi tìm một văn bản “Truyện Kiều” gần với nguyên tác, cũng như lịch sử tiếp nhận tác phẩm này là đủ thấy tính chân thực của nhận định trên

Chúng ta dễ dàng nhận ra ý niệm chung về tác phẩm mà E.V.Vooncova đưa ra: “ Chúng tôi cho rằng tác phẩm nghệ thuật là một sự chuyển hóa đặc thù của khách thể vào chủ thể và của chủ thể vào khách thể, được thực hiện trong quá trình hành chức nghệ thuật và tồn tại xã hội của nó” Nhưng nếu “khách thể” và “chủ thể” đều biến đổi thì nội dung nhận thức luận của tác phẩm có biến đổi không? Vậy đâu là tác phẩm khách quan mà ta muốn tìm? Như vậy, tác phẩm văn học, nghệ thuật gồm một phần có thực, khách quan, là văn bản và một phần khác do người đọc phát hiện, cấu tạo ra

Qua đó, ta thấy các yếu tố nội dung tác phẩm thường được hiểu như một cái

gì đó khách quan, hiển nhiên, bất biến, thực ra là kết quả của việc “cụ thể hóa”,

“phát hiện”, “phân tích” của người đọc hoặc thế hệ người đọc Chẳng hạn, khái niệm “đề tài”, “chủ đề”, thường chỉ hiểu như “khái niệm” chỉ đạo sáng tác, như

“phạm vi phản ánh của nhà văn”, là “vấn đề mà nhà văn đặt ra” Nhưng xét từ góc

độ tiếp nhận thì thấy, “đề tài”, “chủ đề” lại là cách mà người đọc hoặc nhà phê

bình cắt nghĩa tác phẩm Chẳng hạn, ngày nay, người ta nói về đề tài Truyện Kiều

là “ số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến”, hoặc “ số phận con người, quyền sống con người”, nhưng thời trước, Mộng Liên Đường chủ nhân, Phong Tuyết chủ nhân hiểu điều đó là truyện viết về người tài hoặc tài tình, còn Chu Mạnh Trinh thì chỉ giản đơn coi truyện về một “ người tình”, “mối tình” Như vậy,

đề tài, chủ đề, xét về phía tiếp nhận, chỉ là cách mà người đọc liên hệ tác phẩm với đời sống, là khái niệm của người đọc về nội dung khách quan của tác phẩm, và với

sự yêu chuộng của người đọc, đề tài của tác phẩm không ngừng phong phú lên, sâu sắc thêm, mở rộng ra

4 Quá trình tiếp nhận:

- Với bản chất phản ánh thực tại, hiện thực văn học và nghệ thuật giúp người ta đi

từ nhận thức cảm tính tới nhận thức khái quát, làm phong phú thêm tri thức về thế giới và cuộc sống

4.1 Khởi điểm của tiếp nhận văn học

4.1.1 Tầm đón nhận:

Với tư cách là chủ thể tiếp nhận đối với bất cứ loại tác phẩm nào, người đọc không bao giờ là một tờ giấy trắng thụ động, mà vốn có một “tầm đón nhận” được hình thành một cách tổng hợp bởi nhiều yếu tố Trong sáng tác, vai trò của cá tính cũng rất to lớn trong việc hình thành tầm đón nhận của người đọc Đó cũng là những sở thích, hứng thú riêng và đúng như Lưu Hiệp đã nhận xét: “ Những người

Trang 7

khảng khái thấy âm thanh hùng tráng thì liền vỗ tay Những người hàm súc thấy câu văn đẹp thì đã sướng mê Những người thích cái mới lạ đối với những việc kì quái thì nghe sốt sắng”

Tất nhiên, nên phân biệt giữa tầm đón nhận cá nhân với tầm đón nhận tập thể Cái sau tiêu biểu cho một lớp người, một lực lượng xã hội Trở lại tầm đón nhận

cụ thể, có thể thấy biểu hiện ở các mặt sau:

- Tầm đón chờ ý nghĩa: Bất cứ bạn đọc nào với bất kì tác phẩm văn học nào cũng mong muốn nó vừa biểu hiện, vừa củng cố và nâng cao tư tưởng, tình cảm, những hứng thú và sở thích phù hợp với lí tưởng của mình Cũng có thể đó là sự khẳng định trực tiếp những cái chính diện, cũng có thể là gián tiếp qua phủ định những cái ngược lại Đây là tầm đón đón bao trùm nhất, có tác dụng chi phối một cách vô tình hay hữu ý đối với các tầm đón cụ thể khác

- Tầm đón chờ ý tưởng: Khi tiếp xúc với một hình ảnh trong văn bản tác phẩm, người đọc bao giờ cũng liên tưởng từ những kinh nghiệm và thể nghiệm vốn có của mình, để định hướng sự lí giải nội dung bên trong của nó

- Tầm đón nhận văn loại: Dựa vào kinh nghiệm thưởng thức thể loại vốn có, đứng trước một cuốn tiểu thuyết, bạn đọc rất có thể liên tưởng đến một cốt truyện với nhiều tình tiết phong phú và hấp dẫn, và một hệ thống nhân vật với những tính cách phức tạp mà sống động

Thật ra, câu chuyện về tầm đón, dựa trên kinh nghiệm và thể nghiệm vốn có này, còn biểu hiện ở nhiều lĩnh vực cụ thể khác, nhưng ít nhiều cũng góp phần làm nên cuộc “đối thoại” giữa những suy tưởng ban đầu của bạn đọc với nội dung được triển khai theo hình tuyến của văn bản tác phẩm

4.1.2 Động cơ tiếp nhận:

Động cơ tiếp nhận không tách rời mà còn giao thoa với tầm đón nhận Cụ thể khi đứng trước tác phẩm cụ thể lại càng khác biệt Tuy vậy, có thể khái quát về các mặt sau:

- Muốn được hưởng thụ và bồi đắp những tình cảm thẩm mĩ

- Muốn được mở mang trí tuệ

- Muốn được bồi dưỡng thêm về tư tưởng, đạo đức, lí tưởng

- Muốn học hỏi kinh nghiệm

4.2 Diễn biến của tiếp nhận văn học:

Trang 8

Bạn đọc đã chuyển hóa “văn bản thứ nhất” của tác giả thành “văn bản thứ hai” của chính mình Tác phẩm văn học đã từ “vật tự nó” biến thành “vật cho ta” Thông thường, cũng như trong mối quan hệ giữa sáng tác với đời sống, giữa hai loại văn bản này nhiều nhất, chỉ có sự thống nhất, chứ không thể có đồng nhất hoàn toàn, vì phải trải qua những khâu chuyển dịch như sau:

- Tái hiện để mà tái tạo:

5.1 Những quan niệm về sự tiếp nhận của người đọc:

Có thể khẳng định vai trò của người đọc không phải chỉ là một khâu tất yếu tiếp theo, mà còn là một phương diện hữu cơ trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật Có nghĩa là không phải sau khi xuất hiện văn bản của tác phẩm, mà ngay trong quá trình sáng tác của nhà văn, từ khâu cấu tứ, viết, sửa chữa, nhà văn đều đối thoại với bạn đọc trong tưởng tượng Trong tâm tưởng của nhà văn chủ ý hay

vô tình, đều tồn tại một mô hình tiếp hận và sáng tác của họ ít nhiều đều xuất phát xuất phát từ mô hình này Tuy nhiên không thể cường điệu vai trò của người đọc lên đại vị trung tâm của hoạt động văn học, bởi một lẽ giản đơn nếu chưa có sáng tác thì dứt khoát không thể có tiếp nhận, còn nếu không hoặc chưa có tiếp nhận, vẫn có thể sáng tác cho dù chưa được phát huy được tác dụng

5.2 Vai trò của người đọc trong hoạt động văn học:

Tiếp nhận văn học xác nhận vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của người đọc, tức là chủ thể tiếp nhận trong việc chiếm lĩnh các giá trị của văn học, đồng thời cũng khẳng định vai trò của nghiên cứu phê bình văn học trong việc phát hiện các giá trị văn học và nâng cao văn hóa tiếp nhận cho công chúng Đúng như ý kiến của Iuri Boorrep: “Người đọc không chỉ đơn thuần là người có nhu cầu về các sản phẩm nghệ thuật, không chỉ là đối tượng của sự tác động tư tưởng- nghệ thuật của tác phẩm Người đọc là người cùng tham gia vào tiến trình sáng tạo để xây dựng ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật, là người đồng sáng tạo, là chủ thể thực hiện quá trình đọc như một hành động sáng tạo có tính chất xây dựng.”

5.3 Các loại người đọc:

5.3.1.Người đọc tiềm ẩn

Trang 9

Người đọc tiềm ẩn trong tác phẩm, chủ yếu là một phạm trù mỹ học Cũng như người trần thuật có khi xưng danh, có khi là vô nhân xưng, thì người đọc tiềm ẩn, mặc dù có lúc định danh, có lúc vô định, nhưng vẫn thể hiện mối quan hệ nhắn gửi, cho nên vẫn là một điểm tựa trong việc tổ chức văn bản tác phẩm

5.3.2.Người đọc thực tế:

Người đọc bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề, nhiều cá tính, và giữa họ với nhau, nói chung cũng không hề quen biết Nhà văn không thể nào biết hết những bạn đọc thực tế của mình

Rõ ràng lí luận tiếp nhận giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống lịch sử của tác phẩm văn học Nghiên cứu tiếp nhận cho phép xây dựng một

lí luận văn học hoàn chỉnh Nhà nghiên cứu Xô Viết C.N Isuc đã nhận định: “ Một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nghiên cứu văn học hiện nay là sáng tạo một lí luận thống nhất về sáng tác và tiếp nhận văn học” đề cập một lúc vừa các nguyên tắc phân tích tác phẩm riêng lẻ, lẫn các quá trình lịch sử văn học, nghĩa là toàn bộ các bộ phận của tác phẩm văn học trong hoạt động chức năng của nó

II VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN QUA HIỆN TƢỢNG THƠ MỚI

1 Đóng góp của Thơ mới

Thơ mới là mô ̣t thành tựu rực rỡ trong thơ ca hiê ̣n đa ̣i Viê ̣t Nam Nhưng cũng giống như những thành tựu văn hóa trên thế giới, Thơ mới trải qua nhiều thăng trầm của li ̣ch sử và hành trình tiếp nhận Thơ mới cũng không hề "xuôi chèo mát mái" Theo li ̣ch sử phát triển của văn ho ̣c dân tô ̣c và hoàn cảnh li ̣ch sử đất nước, có thể chia hành trình tiếp nhận Thơ mới thành ba giai đoạn: giai đoạn 1930-

1945 - thờ i điểm Thơ mới tồn ta ̣i và phát triển, giai đoạn 1945-1975 và sau 1975

Và mỗi giai đoạn do hoàn cảnh lịch sử, do quan niê ̣m, tư tưởng khác nhau la ̣i có những cách tiếp nhâ ̣n Thơ mới khác nhau

Thơ Mới đóng vai trò quyết định trong công cuộc hiện đại hóa thơ ca Việt nam Ở một nước mà truyền thống thơ ca cổ điển đã có hàng nghìn năm với những thời kỳ phát triển rực rỡ và những tên tuổi sáng chói, hơn nữa, truyền thống ấy còn tiếp tục ảnh hưởng sâu đậm trong thơ ca đầu thế kỷ XX, thì phong trào Thơ Mới (1932-1945) thật sự là “Một cuộc cách mạng trong thi ca” (Hoài Thanh) Thơ Mới

đã đem lại sự biến đổi sâu sắc và toàn diện cho thơ Việt Nam, chuyển từ thơ cổ điển sang thơ hiện đại Trên nền tảng sự thực tỉnh ý thức cá nhân của thời đại, Thơ Mới đã sáng tạo một cái tôi trữ tình kiểu mới:c ái tôi cá nhân, cá thể Cái tôi ấy công khai bộc lộ và khẳng định nhu cầu, khát vọng giải phóng cá nhân trong quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mỹ, trong tình cảm, cảm xúc, cảm giác thể hiện khát vọng tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống Cái tôi ấy bất hòa với thực tại xã hội, tìm đến nhiều con đường thoát ly, nhưng luôn luôn rơi vào sự cô đơn và nỗi

Trang 10

buồn thường trực Thơ Mới đã tạo ra những cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc mang tính trực tiếp,tính cá thể, phá bỏ những khuôn mẫu ước lệ của thơ cổ điển Nó cũng tạo nên sự thay đổi cơ bản cho lời thơ, câu thơ theo hướng về gần với điệu nói Cái tôi trữ tình cá nhân cá thể cũng tạo nên những giọng điệu rất đa dạng cho Thơ mới Về thể thơ, các nhà thơ Mới sáng tạo thể 8 tiếng trên cơ sở những câu 8 tiếng của thể hát nói, tạo ra cấu trúc mới cho thể thơ 7 tiếng với mỗi khổ 4 câu, có

1 hoặc 2 vần trong mỗi khổ Các thể thơ dân tộc như lục bát, 4 tiếng, 5 tiếng vẫn được sử dụng Thơ tự do chính thức xuất hiện từ phong trào Thơ Mới, nhưng chưa được sử dụng phổ biến

2 Quá trình tiếp nhận Thơ mới:

2.1 Giai đoạn 1930-1945

Khi Thơ Mới vừa ra đời, giai đoạn đầu tiên của phong trào này gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại Thơ cũ: diễn ra các cuộc diễn thuyết ở các câu lạc bộ (người hăng hái nhất là Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Trương Tửu) Họ chê thơ Đường luật gò bó, đầy những trần ngôn, sáo ngữ, đầy những thi ảnh, thi tứ, cảm xúc vay mượn Phái Thơ cũ cũng không chịu ngồi yên Họ chê những người làm thơ mới là một bọn dốt nát, một bọn mù, chẳng qua thơ Đường luật khó không làm được nên quay ra chê bai, chỉ trích thơ cũ Thơ mới thắng thế không phải do tranh luận mà bằng những sáng tác hay Thời kỳ đầu, sáng tác hay nhất là của Thế Lữ, còn thơ cũ chỉ tạo ra những bài thơ tầm thường Theo Vũ Đình

Liên: "Chỉ 2 câu thơ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối/ Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan cũng có sức mạnh của một tuyên ngôn để bênh vực cho Thơ Mới"

Xét đến cùng, sự thắng thế của Thơ mới là do công chúng mới yêu cầu một món

ăn tinh thần mới vì thế họ ủng hộ Thơ Mới

Một thời đại vừa chẵn 10 năm Chính Hoài Thanh - Hoài Chân đã tổng kết một cách xuất sắc lịch sử cả một thời đại thi ca, kể từ cội nguồn mầm triệu trước

đó đến khi Thơ Mới đi vào giai đoạn thoái trào, chung cuộc, vào đúng khoảng thời gian cuối 1941, khi tác giả đặt dấu chấm hết cho công trình của mình Tuy nhiên,

từ điểm nhìn văn học sử, hào quang của Thơ Mới còn le lói suốt từ 1942 đến gần cách mạng mùa thu 1945

Chỉ sau mấy năm xuất hiện,Thơ Mới đã nhanh chóng chiếm lĩnh thi đàn và những thành tựu cách tân của nó đã trở thành tài sản chung của văn học dân tộc

Bộ phận thơ cách mạng, nhất là thơ của các cây bút xuất hiện từ phong trào mặt trận dân chủ, đã tiếp nhận một cách tự nhiên thành tựu hiện đại hóa thơ ca từ

phong trào thơ mới để đổi mới và làm phong phú thêm cho thơ cách mạng, mà tập

Từ ấy của Tố Hữu là một thành công xuất sắc

Khi Thơ mới tương đối ổn định, chính lúc đó Hoài Thanh, Hoài Chân tổng

kết phong trào trong cuốn Thi nhân Việt Nam và "Không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong Thơ Mới Phong

Trang 11

trào Thơ Mới trước hết là một cuộc thí nghiệm táo bạo để định lại giá trị của những khuôn phép xưa" Sau này (1971) Hà Minh Đức thống kê 168 bài thơ của

45 nhà thơ mới được Hoài Thanh, Hoài Chân tuyển chọn vào tập Thi nhân Việt Nam và đi đến kết luận "Nhìn chung các thể thơ 7 từ, 8 từ, lục bát và năm từ là những thể thơ được phổ biến nhất trong phong trào Thơ Mới" Kết luận của Hà

Minh Đức cho ta thấy nhận xét ban đầu của Hoài Thanh, Hoài Chân có giá trị và xác đáng

Tuy nhiên, từ những buổi đầu, Thơ Mới cũng luôn đối mặt với những cuộc chiến diễn ra quyết liệt chứ không hề mát mái xuôi chèo Ngay từ khi ra đời, rất nhiều tác phẩm của Thế Lữ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Nhược Pháp, Chế Lan Viên… cũng chịu nhiều thử thách của dư luận.Đặc biệt tiếng nói phản biện của các cây bút trong nhóm tự Lực văn đoàn với nhiều bút danh khác nhau Nhìn chung đó là những ý kiến trao đổi, luận bàn sôi nổi,thậm chí có gay gắt, quyết liệt nhưng là của người trong cuộc, người trong giới văn chương, để rồi dư luận,t hời gian và thực tiễn sáng tác sẽ phán xét và có câu trả lời cuối cùng

Bên cạnh những điểm gặp gỡ của hai dòng văn học hợp pháp và bất hợp pháp Thơ Mới và Thơ cách mạng giai đoạn 1932-1945 cũng có không ít những bất đồng Do khác biệt về quan điểm, tư tưởng, lập trường sáng tác, nhiều bài thơ mới sau khi ra đời đã gặp phải tiếng nói "đối thoại lại" từ các nhà thơ Cách mạng Khi

Chế Lan Viên viết "Trên đường đã khóc than cho thế giới điêu tàn" Thì Tố Hữu

viết "Tháp đổ":

Thi sĩ hỡi! Đi tìm chi vơ vẩn

Trong hồn già đã chết những yêu mơ ?

Có lành đâu vết thương đầy oán hận

Có tan đâu khi uất tự bao giờ ?

Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa

(Tháp đổ - Tố Hữu)

Khi chàng Xuân Diệu - nhà thơ „mới nhất của phong trào Thơ Mới "say sưa" giãi bày:

Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

(Cảm xúc - Xuân Diệu)

Trang 12

Thì Sóng Hồng - một nhà thơ Cách mạng liền lên tiếng phê phán:

Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió,

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",

Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu

Đó là những đối thoại gay gắt,lớn nhưng cũng đầy thành thật và hấp dẫn về quan điểm nghệ thuật Điều này đã tạo nên sự phong phú trong cách tiếp nhận thơ mới trong những năm tồn tại và phát triển

Có thể nói, trong những năm 1932-1945, Thơ mới được coi là "một thời đại trong thi ca", "một cuộc cách mạng trong thơ ca" nhưng việc tiếp nhận thơ mới giai đoạn này vẫn có sự phân hóa Bên cạnh sự tiếp nhận ủng hộ, tích cực thì cũng

có không ít những ý kiến tranh luận trái chiều Tiếp nhận Thơ mới trong giai đoạn này có thể nói là bước đầu đánh giá những giá trị, những đặc điểm của Thơ mới thì không thể phủ nhận đã góp phần làm phong phú hơn cho VHVN những năm

1932-1945

2.2 Giai đoạn 1945 - 1975

Trong những năm 1945-1975, do ảnh hưởng của quan điểm Mác xít, Thơ mới trong mô ̣t thời gian rất dài ngự tri ̣ quan điểm dung tục, chỉ thấy đó là phong trào thơ ca tư sản, tiểu tư sản đồi tru ̣y, tiêu cực, có hại cho cách mạng vô sản, cần phải phủ nhận để thay thế bằng một nền thơ ca mới bắt nguồn từ công - nông -binh Ngườ i ta chỉ muốn quên nó đi càng nhanh càng tốt, chỉ thiếu một đường đào

đất đem chôn nó đi Năm 1951, trong công trình Nói chuyện thơ kháng chiến, Hoài

Thanh đã chì chiết những tàn dư của Thơ mới trong thơ ca kháng chiến với những từ "mô ̣ng rớt", "đa ̣o rớt", "yêng hùng rớt", "nhắm rớt" đầy ý vi ̣ khinh miê ̣t và mỉa mai Từ năm 1954 đến những năm 1990, Thơ mới hầu như ở vào vùng cấm, học sinh, sinh viên không được tiếp xúc với Thơ mới Giảng viên phải có giấy phép

đă ̣c biê ̣t mới được thư viê ̣n cung cấp cho đo ̣c Giải phóng miền Nam được 6 năm, nhà nghiên cứu Phan Cự Đê còn tiếp tục chỉ trích về tác hại của Thơ mới Trong công trình phong trào Thơ mới lãng ma ̣n 1932-1945, tái bản năm 1982 không phải

bản đã sửa để in la ̣i sau này, ông đã viết : "Chúng tôi cho rằng bản chất của Thơ mới lãng mạn là tiêu cực, thoát li và đã có những màu sắc suy đồi Khách quan

mà nói thơ ca lãng mạn ít nhiều đã làm cho thanh niên trở nên bi lụy và do đó làm quẩn bước chân của họ trên con đường đi đến cách mạng"

2.3 Giai đoạn sau 1975

Sau khi chiến tranh kết thúc, trong 10 năm đầu, Thơ mới vẫn bị cấm dạy và học trong nhà trường cũng như trên đời sống văn nghệ đất nước Phải đến sau khi đổi mới (1986), Thơ mới được khôi phục lại vị trí xứng đáng của nó Thơ mới

Trang 13

được đưa vào sách giáo khoa THCS và THPT, các tuyển tập Thơ mới, các công trình nghiên cứu về Thơ mới lần lượt được công bố và cho in

Từ năm 1986 đến nay có không ít cuốn sách và các bài viết nghiên cứu về Thơ mới, đưa ra nhiều phương pháp tiếp nhận cho người đọc Giáo sư Phan Cư Đệ

trong cuốn "Phong trào Thơ Mới‟" (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội ,1982) đã chỉ

ra một cách tiếp cận giá trị nghệ thuật Thơ Mới: "Cái nhìn của Thơ mới đối với là

cái nhìn cá thể hóa" Trong cuốn "Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam"(NXB Giáo

dục, Hà Nội, 2000), giáo sư Mã Giang Lân đi sâu nghiên cứu quan niệm thơ của

các tác giả mới nhóm Xuân thu nhã tập, ông cho rằng, nhóm này “Có ý muốn đổi mới thơ ca trên tinh thần dân tộc nhưng chịu ảnh hưởng quá mạnh của phương Tây,chủ trương thơ „thuần túy‟,trong trẻo,hàm súc.Văn nói chuyện đời nhưng thơ chính là tiếng đời u huyền trực tiếp.‟Thơ‟ chính là một cách tri thức cao cấp.Thơ chỉ cần rung động,không cần hiểu và không nên giải thích thơ.Cái quan trọng nhất của thơ là âm nhạc" Tiến sĩ Chu Văn Sơn trong cuốn "Ba đỉnh cao Thơ Mới"

(NXB Giáo dục, 2003) đã lựa chọn ba nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và một số bài thơ đặc sắc của họ: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính Cuốn "Tinh hoa Thơ mới thẩm bình và suy ngẩm" (NXB Giáo dục, 1998) của ba tác giả Lê Bá Hán, Chu Văn Sơn và Lê Quang Hưng đã lựa chọn 22 bài thơ của 16 nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới để phân tích, thẩm bình, cuốn sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản mà mới mẻ, cần thiết cho người đọc trong quá trình đọc Thơ mới…

Và từ năm 1986 tới nay, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới của Đảng nói chung và đổi mới văn học nói riêng, Thơ mới là một trong những vùng của văn học trước Cách mạng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng như bạn đọc yêu mến văn chương Tuyển tập Thơ mới, chuyền luận về Thơ mới, khóa luận và luận án về các đề tài hết sức đa dạng của phong trào và tác giả thơ Mới, rồi các sách đủ các kiểu nhằm giới thiệu, bình giảng Thơ mới dành cho

nhà trường… Chúng ta không ngần ngại khi đưa ra nhận xét: Trên 10 năm qua, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá Thơ mới nói chung và các tác phẩm, tác giả thơ mới nói riêng, với những phát hiện mới, đã đạt thêm nhiều thành tựu mới, nâng cao kết quả nghiên vứu lên một mặt bằng cao hơn

3 Tiếp nhận Thơ mới qua một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Phong trào Thơ mới có số lượng tác giả và tác phẩm vô cùng đồ sộ (Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" Hoài Thanh tuyển chọn 169 tác phẩm và 44 nhà thơ với nhiều phong cách khác nhau) Kho tàng văn học ấy là tư liệu vô giá cho chúng

ta nghiên cứu tìm hiểu Và trong số đó, xin giới thiệu ba tác giả và tác phẩm của

họ trong tương quan với lịch sử tiếp nhận Thơ mới: Thế Lữ - người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới với bài thơ "Nhớ rừng", Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Huy Cận - nhà thơ ảo não nhất với bài thơ "Tràng giang"

Trang 14

3.1 Nhớ rừng – Thế Lữ

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được coi là tác phẩm đánh dấu thắng lợi của

Thơ mới với thơ cũ Hình tượng trung tâm của bài thơ là "con hổ ở vườn bách thú" Nói về hình tượng này hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình đều thống nhất

con hổ là hóa thân của cái "tôi" trữ tình Thế Lữ: “ Và, có lẽ, chính con hổ "nhớ rừng" kia đã làm nên Thế Lữ Thì ra, họ hóa thân vào nhau, tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2”

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, phân tích bài thơ, cũng có không ít cách tiếp nhận khác nhau về hình tượng đặc biệt này Nhà thơ Vũ Quần Phương trong cuốn “Thơ với lời bình” tập trung phân tích cách miêu tả, xây dựng hình tượng

“con hổ” của Thế Lữ Vũ Quần Phương dường như muốn khắc sâu ấn tượng của

người đọc về con hổ thông qua những chi tiết rất đắt trong bài thơ: “ Vào đúng lúc tiếng gào thết của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện Đầu tiên chỉ thấy bàn chân, một bước chân dõng dạc, đường hoàng Câu thơ như đoạn phim cận cảnh quay chi tiết, thu hút sự chú ý của khán giả Sau bàn chân là tấm thân, xuất hiện rất từ tốn nên càng oai hùng, to lớn Chiều dài của tấm lưng trải ra theo câu thơ, một sự mềm mại tích chứa sức mạnh:

"Lượn tấm thân như song cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc‟

Cách miêu tả từng động tác, lại là những động tác có chọn lựa của bàn chân, tấm thân và ánh mắt đã thể hiện được sức chế ngự của mãnh thú trước phông cảnh Mấy câu thơ thơ sau đã hoàn tất bước chân của chúa sơn lâm Cái oai của chúa rừng có thể chế ngự cả cảnh vật khi chúa đã đi qua "khiến cho mọi vật đều im hơi" Cách tiếp cận thông qua việc phân tích tác phẩm của Vũ Quần Phương khá

phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, là một tư liệu tham khảo quý giá trong quá

trình đọc - hiểu bài thơ "Nhớ rừng"

Thế hệ các nhà phê bình trẻ hiện nay như Chu Văn Sơn, Phan Huy Dũng,… những người được trang bị khá toàn diện các kiến thức lí luận văn học phương Tây

và tùy theo cái tạng riêng của mỗi người lại có cách tiếp cận bài thơ khác nhau Chu Văn Sơn - nhà phê bình tài năng có một cách phê bình rất đặc trưng đó là bắt mạch cuộc đời nhà thơ để hiểu tác phẩm Bởi vậy, không khó hiểu khi Chu Văn Sơn cho rằng Thế Lữ xây dựng hình tượng con hổ bằng nghệ thuật tạo hình:

“Ta vừa mới đến nghệ thuật tạo hình.Vâng, chính Thế Lữ đã viết "Nhớ rừng" bằng nghệ thuật tạo hình! Nếu Hoàng Lập Ngôn vẽ nên con-hổ-Thế-Lữ bằng hội họa đơn thuần, thì Thế Lữ đã tạo hình con-hổ-nhớ -rừng bằng hội họa của… thơ! Trong nét bút của Thế Lữ, người ta không chỉ thấy họa pháp của một người họa sĩ từng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mà hơn hết là thi pháp nghiêng về tạo hình của trường phái thơ lãng mạn ( Nghiên cứu những trường phái thơ Pháp,

Trang 15

dễ thấy rằng: nếu thi phái tượng trưng nghiêng hẳn về nhạc, thì thi phái lãng mạn nghiêng về nghệ thuật tạo hình, nhất là hội họa)”

Nhà phê bình Phan Huy Dũng lại tìm điểm gặp gỡ và sáng tạo của Thế Lữ trong bài thơ "Nhớ rừng" với các tác phẩm khác Phan Huy Dũng tìm tứ của "Nhớ rừng" trong "Sư tử trong chuồng" của Jean Aricard, "Chim hải âu" của Charles

Baudelaire: "Cái tứ của "Nhớ rừng" không phải là của riêng Thế Lữ Ta đã thấy

nó hiển hiện ở bài "Sư tử trong chuồng"của Jean Aricard, thấp thoáng ở bài

"Chim hải âu" của Charles Baudelaire Nói rộng ra nữa, tứ "Nhớ rừng" nằm trong một cái tứ phổ quát của thơ lãng mạn: đối lập hiện thực với ước mơ, đối lập hiện tại với quá khứ, đối lập cái tầm thường với cái cao cả, đối lập cái nhân tạo với cái tự nhiên; thân sống trong"hiện thực", "hiện tại", trong cái "tầm thường", cái "nhân tạo thô kệch" mà hồn thì bay tới cõi "ước mơ", hướng về "quá khứ vàng son", khao khát được sống "cao thượng", "trong sạch" giữa "thiên nhiên hoang dã"…” Phan Huy Dũng đi tìm những ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn đến bài thơ: "Cũng thế, những "sơn lâm", "bóng cả", "cây già", "lá gai", "cỏ sắc", những

"dõng dạc", "đường hoàng", " nhịp nhàng", những "quắc","tan", "chuyển", "gội",

"lênh láng"… trông giống những vạch màu ngắn, liên tiếp, trùng trùng trong tranh Vincent Van Gogh”; Xét từ góc độ này, có thể nói Thế Lữ không phải một nhà

thơ lãng mạn thuần thành theo kiểu của Alphonse de Lamartine, Alfred de

Musset… Dấu vết ảnh hưởng Leconte de Lisle không thể nói là không đậm, từ niềm thích thú quan sát những tập tính của động vật đến cách làm nổi bật dáng vẻ

uy nghi, bí ẩn của thiên nhiên trong các bài thơ Nói cụ thể, có lẽ câu thơ"Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng" đã được Thế Lữ viết ra trong sự ám ảnh của

các câu thơ Leconte de Lisle: "Đôi khi một con trăn ngủ, nóng quá, uốn lưng như song cuộn, vẩy da lấp lánh dưới ánh Mặt trời/ Con voi đầu đàn, đầu như một khối

đá, xương sống hình cung, mỗi khi voi bước, lại uốn cong lên một cách mãnh liệt”(bài Đàn voi),… Báo đen, kẻ chuyên săn bò và ngựa/ Hung hiểm muộn phiền,

nó bước đều đặn quay về? Theo chiều dài những thân cây già da rêu đã chết/ Nó đến, cọ tấm lưng vạm vỡ vằn lên…”( Bài Giấc mơ của báo đen)

Cách so sánh đối chiếu "Nhớ rừng" của Thế Lữ với những tác giả, tác phẩm

có nét tương đồng để từ đó làm nổi bật đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn trong thơ Thế Lữ cũng là một phương pháp tiếp cận có giá trị, cung cấp cho người đọc

những hiểu biết về tác giả, về bài thơ và cả những đặc trưng của trường phái thơ lãng mạn

Cũng bởi có cách tiếp nhận khác nhau nên nói về nỗi uất hận của "con hổ", cũng có nhiều ý kiến không đồng nhất:

“Niềm uất hận đương nhiên là vì tù túng, nhưng cái uất nhất do sự tù túng gây nên

là phải chấp nhận cái tầm thường Hổ nhớ rừng không chỉ là nhớ tự do mà còn là, theo tôi lại là chủ yếu nếu căn cứ vào văn bản của bài thơ, nhớ cái cao cả, cái

Trang 16

chân thực, cái tự nhiên.Tới đây, chúng ta gặp thuộc tính của chủ nghĩa lãng mạn: vươn tới cái phi thường, cao hơn với hằng ngày buồn tẻ đơn điệu, bé nhỏ trong tầm tay trần tục của con người: "hoa chăm,cỏ xén,lối phẳng,cây trồng”

(Vũ Quần Phương, "Thơ với lời bình”)

“Từ khát vọng và bi kịch của con hổ, ta đọc thấy khát vọng và bi kịch không chỉ của “cái tôi” cá nhân một thời mà còn của chung con người trong mọi thời Khả năng tích hợp ý nghĩa của hình tượng "con hổ" trong "Nhớ rừng" quả thực là lớn lao

(TS Phan Huy Dũng,"Tiếp cận hình tượng con hổ trong"Nhớ rừng" của Thế Lữ,

Tạp chí vhtt, số 1/2007) Một bài thơ hay là một bài thơ có khả năng mời gọi người đọc tìm hiểu, khám phá mọi tầng bậc ý nghĩa của nó dù ở bất kì thời đại nào Một bài thơ xuất sắc như "Nhớ rừng" cũng sẽ không dừng lại ở một số cách tiếp nhận như trên Hành trình tiếp nhận "Nhớ rừng" sẽ tiếp tục tiếp diễn trong lòng người yêu thơ Việt Nam và thế giới

3.2 Xuân Diệu

Nhắc đến phong trào Thơ mới, không thể không nhắc đến Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới Cho đến nay nghiên cứu và phê bình thơ Xuân Diệu vẫn là một đề tài có sức hấp dẫn lớn đối với người yêu thơ Bởi thế có không

ít ý kiến khác nhau khái quát về đặc trưng thơ Xuân Diệu trong thời kì Thơ mới và

cả các giai đoạn sau nữa Hoài Thanh, Nguyễn Đăng Mạnh, Chu Văn Sơn- ba nhà phê bình văn học tài năng của Việt Nam cũng đưa ra quan niệm riêng của mình

Hoài Thanh trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” viết: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt

thường lại ẩn náu một nguồn sáng dồi dào Không cần phải là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần 9 vạn dặm mới là sống Sự bồng bột Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu một cách đầy đủ hơnn cả trong

những rung động tinh vi” Có thể thấy Hoài Thanh nhấn mạnh vào yếu tố “rung

động tinh vi” trong thơ Xuân Diệu Điều này không khó hiểu bởi khi viết “Thi nhân Việt Nam”, văn học Việt Nam mới hoàn thành quá trình hiện đại hóa nhưng vẫn chịu ảnh hưởng khá sâu rộng của văn học hiện đại Dường như, trong “Thi nhân Việt Nam”, từ bài viết “Một thời đại trong thi ca”, đến bài viết về Xuân Diệu hay những nhà thơ khác, Hoài Thanh có ý muốn so sánh để làm nổi bật những nét

mới, những sáng tạo, những cách tân của Thơ mới so với thơ cổ “Đến chút lòng

tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa: “Nỗi hờn cay cực đang giơ vuốt/ Cơm áo không đùa với khách thơ” Không biết khi rên rỉ như thế Xuân

Trang 17

Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta”

“Sự bồng bột Xuân Diệu” - cái “tôi” mới mẻ, cái “tôi” được giải phóng ấy được thể hiện qua “những rung động tinh vi” Cũng phải thôi khi đọc thơ Xuân

Diệu, người ta thấy: “Trong cảnh mùa thu rất quen với thi nhân Việt Nam chỉ Xuân Diệu mới để ý đến:

“Những luồng run rẩy rung rinh lá”

cùng cái:

“Cành biếc run run chân ý nhi”

Nghe đàn dưới trăng thu, chỉ Xuân Diệu mới thấy:

“Lung linh bóng sáng bỗng rung mình‟

và mới có cái xôn xao gửi trong mấy hàng chữ lạ lùng này:

“Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ người;

Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi

Long lanh tiếng sói vang vang hận:

Trăng nhớ tầm Dương, nhạc nhớ người.”

Cũng chỉ Xuân Diệu mới tìm được nơi đồng quê cái cảnh:

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”

Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới

Cho đến khi Xuân Diệu yêu, trong tình yêu cũng có cái gì rung rinh Người hồi tưởng lại:

“Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử;

Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây;

Và nhạc phấn dưới chân mình sánh bước

Và tơ giăng trong lời nhỏ khơi ngòi;

Tà áo mới cũng say mùi gió nước;

Rặng mi dài xao động ánh dương vui”

Hoài Thanh không nói nhiều, nhưng chỉ với những nhận xét trên, ông đã chứng minh được Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”

Là người tìm hiểu, nghiên cứu suốt hành trình thơ Xuân Diệu từ phong trào Thơ mới cho đến hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, GS Nguyễn Đăng Mạnh

cho rằng: "Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời” “Cái tôi

cá nhân phải được tồn tại một cách đầy ý nghĩa trong đời sống - đó là một lẽ sống, một lẽ phải mà Xuân Diệu kiên tài bảo vệ suốt cả đời mình, như là đấu tranh

Trang 18

cho một bước phát triển đi lên của lịch sử tư tưởng dân tộc ta của thế kỉ này Nhưng ý nghĩa nhân bản lớn của tư tưởng Xuân Diệu còn là ở chỗ ông muốn khẳng định cái tôi cá nhân ấy trong quan hệ hòa hợp với đời Con người ấy rất sợ

cô độc và khát khao giao cảm với đời, coi đáy là niềm hạnh phúc tuyệt vời trên thế giới này”

Tư tưởng nghệ thuật này đã chi phối đến những đặc điểm thơ lãng mạn Xuân Diệu Thứ nhất, Xuân Diệu là người chủ trương bám chặt lấy cõi trần, tìm hạnh phúc ngay ở những phút giây hiện tại mình đang được sống Nói đến Xuân Diệu là nói đến: trần gian và hiện tại Bởi vì trong khi các nhà thơ mới đều tìm cách thoát li thực tại ( Lưu Trọng Lư mơ tình trong cõi mộng để quên đi nỗi sầu ở đời, Thế Lữ mơ về cõi trời - chốn bồng lai, Chế Lan Viên hướng hồn thơ mình về quá khứ và cõi âm - một người bộ hành đơn độc tìm về mùa thu quá khứ xa xăm lắm mà quên đi hiện tại náo nhiệt còn mùa thu là quá khứ buồn thương, Vũ Hoàng Chương lại tìm con đường giải thoát bằng rượu và thuốc phiện…), thì Xuân Diệu chủ trương bám chặt lấy cõi trần gian, không tìm hạnh phúc ở đâu xa cả mà nó

hiển hiện ngay trước mắt mình, hiện tại mình đang được sống: “Lầu thơ của ông

xây dựng trên một tấm lòng trần gian”(Thế Lữ-lời tựa tập Thơ thơ ):

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

( Vội vàng)

Thứ hai, trong quan niệm của Xuân Diệu, hạnh phúc ở đời này được kết đọng ở tuổi trẻ và tình yêu Quan niệm thẩm mĩ này thể hiện trong bài “Thanh niên”, “Vội vàng” (Nhà thơ sử dụng những danh từ, tính từ ở độ say đắm, nồng

nàn nhất: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất… đó là thiên đường

trên mặt đất và thiên nhiên còn đẹp hơn ở hình ảnh con người) Điều này đã dẫn đến một kiểu tư duy thơ, một kiểu xây dựng hình ảnh thơ mang phong cách Xuân Diệu, đây là lối “người hóa” mọi vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, mọi vẻ đẹp của thế giới đều được Xuân Diệu liên tưởng đến hình ảnh con người:

“Lá liễu dài như một nét mi Hơi gió thổi như ngực người yêu mến”

Trang 19

Trong thơ Xuân Diệu, “tình yêu bao giờ cũng là một khát vọnghướng về cái

vô biên, cái tuyệt đích, cái vĩnh viễn, trong khi đời người và lòng người thì thật hữu hạn:

“Em ơi! Vũ trụ vô cùng

Trong vô tận mà lòng đôi ta Muốn gần mãi mãi không xa Muốn ôm nhau mãi - thật là đau thương.”

(Ăn đào để nhớ Sa Pa)

Viết về tình yêu Xuân Diệu không phải là người duy nhất nhung có lẽ ông là người độc đáo nhất ( Lưu Trọng Lư yêu dè dặt trong cõi tinh thần, Nguyễn Bính thường diễn tả trạng thái với tình yêu phần lớn bộc lộ tình cảm của những chàng trai, cô gái thôn quê thường rụt rè, bóng gió, yêu tha thiết nhưng không dám bộc lộ lòng mình) Bài thơ “Phải nói” của Xuân Diệu cũng rất khác với bài “Người hàng xóm” của Nguyễn Bính:

“Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân Đem chim bướm thả trong vườn tình ái

Em phải nói, phải nói và phải nói:

Bằng lời riêng nơi cuối mắt đầu mày, Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết”

( Phải nói)

Thứ ba, Xuân Diệu là nhà thơ rất nhạy cảm với thời gian Ôngn luôn nâng niu, quí giữ từng giọt thời gian trên tay và sợ hãi thời gian thấm thoát trôi không sao giữ nổi, một con người quí hiện tại, quí tuổi trẻ và tình yêu thì sẽ sợ thòi gian:

“Thời gian rót từng giọt buồn khô héo

Sự sống đi như hương cỏ hoa chiều”

( Giục giã)

Chính vì quí thời gian nên Xuân Diệu luôn muốnn níu kéo thời gian ( Vội vàng, Đây mùa thu tới ), muốn sống vội, sống gấp để tận hưởng cuộc sống này:

“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

Em em ơi tình non sắp già rồi”

(Giục giã)

Thứ tư, Xuân Diệu là hồn thơ cảm nhận rõ sự cô đơn Cô đơn là căn bệnh

chung của thi sĩ lãng mạn: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ “tôi” Mất bề rộng

ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ,

ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư Ta điên cuồng với Hàn Mạc

Tử, Chế Lan Viên Ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu

Trang 20

không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn

ta cùng Huy Cận” ( Hoài Thanh) Càng đào sâu vào mình, càng sống là mình, cái tôi tiểu tư sản càng nhận ra mình cô đơn, rợn ngợp trước cuộc đời bấy nhiêu: “thơ Xuân Diệu vì vậy buồn tịch mịch ngay trong cả những điều ấm nóng, reo vui”

“ Người ta khổ vì thương không phải cách Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người

Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi Người ta khổ vì xin không phải chỗ”

( Dại khờ)

“Lòng ta là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá khoai Mưa biếc tha hồ rơi giọt ngọc

Lá xanh không ướt đến ngoài da”

( Nước đổ lá khoai)

Chu Văn Sơn và thế hệ những nhà phê bình trẻ hiện nay được trang bị nhiều kiến thức lí luận văn học hiện đại phương Tây, nhìn thơ Xuân Diệu dưới con mắt của những lí luận khoa học Là một người hay bắt mạch từ cuộc sống vào sáng tác của nhà thơ, Chu Văn Sơn với lí luận phân tâm học Freud (người Áo) về dục tính: sáng tạo nghệ thuật là phát tiết những uẩn ức dục tính của con người, Chu Văn

Sơn cho rằng: Xuân Diệu là “tù nhân của chữ tình” Tìm hiểu về tiểu sử của Xuân

Diệu, có thể thấy ông là một người không gặp thuận lợi trong tình yêu Xuân Diệu

có hai vợ, chưa kể trước đó có một người vợ đã li hôn Thậm chí, với một số sáng tác như bài “Tình trai” và dựa vào cuốn hồi kí “Cát bụi chân ai” của nhà văn Tô Hoài, nhiều người cho rằng Xuân Diệu là một người đồng tính và ông có những mối tình đồng tính nam Phải chăng, sáng tác Xuân Diệu là để phát tiết những uẩn

ức, dồn nén về tình yêu của mình? Và phải chăng Chu Văn Sơn áp dụng phân tâm học Freud khi nghiên cứu về thơ Xuân Diệu vì những bài thơ của Xuân Diệu mang đậm yếu tố dục tính:

“Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!

Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!

Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!

Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!

Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng;

Trong say sưa anh sẽ bảo em răng:

“Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”

( Xa cách)

“Đúng là trong đời có khối người mang chữ “xuân” trong tên mình Nhưng

có phải ai cũng có cái đời bị cột chặt vào chữ “tình” như Xuân Diệu đâu!

Trang 21

Sinh ra là để dành cho thơ tình, từ lâu, Xuân Diệu đã được người ta phong tặng những danh hiệu xứng đáng: “Hoàng tử của tình yêu”, “ông vua thơ tình”,

“đệ nhất tình nhân” ! Những danh hiệu được tấn phong kia không chỉ do cao hứng, trái lại, hoàn toàn có căn cứ ở số lượng và chất lượng, ở tính chất và tính chất, ở nồng độ và cường điệu của tiếng thơ Xuân Diệu viết về tình yêu

Tôi muốn đề cập Xuân Diệu ở một bình diện khác: riêng một chữ “tình” thôi Ban đầu, chữ “tình” kia là một đặc sản oan trái của con người Xuân Diệu,

về sau khi đã lâm vão cõi sáng tạo , thì chính chữ “tình” ấy đã làm nên diện mạo

và tầm vóc Xuân Diệu Nói khác đi, chữ “tình” này đã sáng tạo nên Xuân Diệu

Nó vừa năn nỉ khêu gợi vừa ngoảnh mặt phụ bạc Nó biến Xuân Diệu thành vị hoàng tử của vương quốc ái tình, cũng khiến ông luôn bị vây khốn và lưu đày trong vòng ái ân Nó biến ông thành tình nhân mà cũng thành nạn nhân của tình

ái Nó buộc ông thành thi nhân, đồng thời thành triết nhân của tình yêu Cho nên, nói Xuân Diệu là tù nhân của một chữ “tình” có lẽ đầy đủ hơn - tù nhân tự nguyện

mà cũng là định mệnh Như là nghiệp dĩ vậy Thi sĩ đã đăng quang và đã bị cầm tù trong cùng một chữ “tình” Ra ngoài chữ “tình”, Xuân Diệu đánh mất mình.”

Chu Văn Sơn chỉ ra mối quan hệ giữ “ luyến ái - sống - thơ và bất tử” ở thi

sĩ Xuân Diệu Tập trung vào vấn đề tình yêu trong thơ Xuân Diệu, Chu Văn Sơn phát hiện ra hệ thống gồm ba hình tượng cơ bản: “tôi- em - thế giới”: “Với sự chi phối của chữ “tình”, ba bộ phận ấy ở Xuân Diệu sẽ có diện mạo cụ thể và đồng bộ: Tôi là một “tình nhân” - “em” là một “giai nhân” và thế giới là “mảnh vườn tình” Tất nhiên chúng tồn tại trong thế song song và chuyển hóa sang nhau Đồng thời mỗi hiện tượng đều có mặt biện chứng của nó Điều này đã đưa đến phát hiện về không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, theo Chu Văn Sơn, đó là một vườn tình với hai diện mạo tổng quát phổ biến: “mảnh vườn tình ái” và “sa mạc cô liêu” Cách tiếp cận thơ Xuân Diệu của Chu Văn Sơn cho thấy ông dường như quan tâm hơn đến những bài thơ mới của Xuân Diệu Phải chăng, với một tâm hồn lãng mạn

và đầy chất thơ, Chu Văn Sơn có niềm say sưa đặc biệt với Thơ mới hơn là thơ ca

ở những giai đoạn khác

Tất nhiên, bên cạnh những ý kiến ca ngợi, ủng hộ thơ Xuân Diệu, cũng có không ít ý kiến trái chiều, tiêu biểu như câu thơ “mặt trời đi ngủ sớm”, “vài miếng đêm” ông bị chê là “quá Tây” Nhưng sự phong phú, đa dạng về các công trình nghiên cứu thơ văn Xuân Diệu, những khen-chê, những ủng hộ - phản đối đã cho thấy sức ảnh hưởng lớn của Xuân Diệu trong đời sống văn học nước ta, thơ của ông được tìm hiểu kĩ, nhiều chiều để tìm ra những đặc sắc, ví như hai câu thơ:

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoa nắng trở chiều”

(Thơ duyên)

Ngày đăng: 28/01/2018, 20:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Phan Huy Dũng, Tiếp cận hiện tượng con hổ trong "Nhớ rừng" của Thế Lữ, Tạp chí VH&TT số tháng 1 (131) năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhớ rừng
2. Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông: một góc nhìn, một cách đọc, NXB Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông: một góc nhìn, một cách đọc
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Hà Minh Đức, Nhà văn và tác phẩm, NXB Văn học, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm
Nhà XB: NXB Văn học
4. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, NXB giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách
Nhà XB: NXB giáo dục
5. Nguyễn Lai, Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, NXB GD, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học
Nhà XB: NXB GD
6. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w