1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề thơ hồ xuân hương

20 476 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 295,44 KB

Nội dung

Trong phạm vi của chuyên đề nhỏ này người viết không tham vọng đề cập đến tất cả các phạm trù thi pháp của nghành nghiên cứu thi pháp học để khám phá những giá trị ẩn tàng của các tác ph

Trang 1

MÔN VĂN – MÃ CHẤM: V12a

Chuyên đề Hùng Vương 2016

Vấn đề:

quan niệm nghệ thuật về con người trong tiến trình văn

học trung đại

Nội dung đề tài:

con người trần tục, nhục cảm trong văn học trung đại giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX qua thơ

Hồ Xuân Hương

MỤC LỤC

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

B PHẦN NỘI DUNG ………… 3

I Cơ sở xã hội, lịch sử, văn hóa 3

II Thơ Hồ Xuân Hương – Tiếng nói khám phá vẻ đẹp con người trần tục, nhục cảm nhằm khẳng định nhu cầu sống tự nhiên của con người……… ……….6

1 Ngôn từ ma thuật……….……… 7

1.1 Sắc “trắng”, màu “son”……….7

1.2 Lạ kì hình khối……….10

2 Biểu tượng “ám ảnh”……….11

2.1 “Ám ảnh” hang động………12

2.2 Dệt cửi hay là……….13

C PHẦN KẾT LUẬN……… 16

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

1 Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, mười thế kỉ văn học trung đại đã kết tinh nhiều giá trị thâm sâu và trở thành niềm tự hào của thi ca mai hậu Có thể nói rằng, văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn mang một sức hút mãnh liệt đối với những nhà nghiên cứu học thuật trong và ngoài nước, là nơi thể nghiệm và đạt được nhiều thành tựu của nhiều hệ thống lí thuyết nghiên cứu văn học mà một trong số đó là thi pháp học Dưới góc nhìn của thi pháp học, nhiều giá trị ẩn tàng của các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được khám phá, phát hiện, khiến chúng lấp lánh thêm nhiều giá trị đáng trân quí

Trong phạm vi của chuyên đề nhỏ này người viết không tham vọng đề cập đến tất cả các phạm trù thi pháp của nghành nghiên cứu thi pháp học để khám phá những giá trị ẩn tàng của các tác phẩm văn học trung đại mà chỉ dừng lại ở việc sử dụng quan niệm nghệ thuật về con người của thi pháp học như là một nguyên tắc lý giả, cảm thụ những tác phẩm văn học đó

2 Chúng ta – đặc biệt là những người quan tâm và ái mộ văn học – đều biết rằng

“văn học là nhân học”, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người Con người là đối

tượng trung tâm của văn học, dẫu rằng trong nhiều tác phẩm văn học đôi khi ta thấy chân dung con người vắng bóng mà chỉ thấy hiện hữu ở đó những đồ vật, loài vật hay thần linh, ma quỉ… nhưng nhìn một cách sâu sắc ta thấy rằng chúng đều kết tinh

“những quan hệ người” ở trong đó Song ở đây chúng ta không quan tâm đến con

người trong văn học theo cách đơn thuần là khám phá vẻ đẹp của các nhân vật trong các tác phẩm mà nhìn nhận ở góc độ khác: quan niệm nghệ thuật về con người – một hình

thức đặc thù thể hiện con người trong văn học “Đó là những nguyên tắc cảm thấy, hiểu

biết và miêu tả con người trong văn học” (GS Trần Đình Sử) Nói cách khác, quan

niệm nghệ thuật về con người chính là sự khám phá về con người bằng nghệ thuật, dưới ánh sáng của khoa học lí luận hiện đại chứ không chỉ dừng lại ở sự cảm thụ, rung cảm của tâm hồn Nhìn một cách sâu sắc hơn thì có thể coi đây là một tiêu chuẩn quan trọng

để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học bởi lẽ quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu có thể

có, bởi người nghệ sĩ đích thực luôn suy nghĩ về con người, nêu ra những tư tưởng mới

để khám phá và hiểu về con người Do đó càng đi sâu vào khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng đắn những thành tựu, những đóng góp của họ đối với nền văn học

3 Mười thế kỉ văn học trung đại đã qua, dẫu trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch

sử dân tộc, song không thể phủ nhận rằng văn học trung đại Việt Nam đã kết tinh nhiều

Trang 4

tác phẩm văn học có giá trị, ghi danh tên tuổi của nhiều tài năng văn học Thi ca mai

hậu sẽ còn mãi tự hào với những áng “thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo, “thiên cổ

kì bút” Truyền kì mạn lục, “tập đại thành ngôn ngữ” Truyện Kiều… Hậu thế sẽ còn

mãi tự hào về những tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… sẽ còn ghi nhớ mãi những đóng góp lớn lao của họ cho sự phát triển của văn học nước nhà và đặc biệt là sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ hôm nay Sẽ thật sự ôm đồm và thiếu sót nếu chỉ trong phạm vi chuyên đề này mà cố gắng điểm đến tất cả những tác phẩm văn học trung đại, hay chí ít là những tác phẩm tiêu biểu Bởi thế, người viết chỉ đặc biệt hướng sự quan tâm tới những sáng tác thơ của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương và giới hạn

bài viết chuyên đề với nội dung: “Con người trần tục, nhục cảm trong văn học trung

đại giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX qua thơ Hồ Xuân Hương”

II Mục đích của đề tài

Ở các trường THPT Chuyên việc bồi dưỡng HSG là công tác mũi nhọn, đặc biệt ở các lớp Chuyên Văn, giáo viên không chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, bồi dưỡng

để tài năng văn học nảy nở mà còn cần truyền đến các em tình yêu, niềm say mê đối với văn chương nhất là quốc văn Hàng năm, việc tham gia những sân chơi như Trại hè Hùng Vương quả thực rất bổ ích đối với các em học sinh và những người làm công tác giảng dạy như chúng tôi Trại hè không chỉ là nơi thầy và trò khám phá những miền đất mới mà còn là nơi để những người thầy cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tiếp thêm lửa say mê văn chương Vì lẽ đó, chuyên đề này của chúng tôi hi vọng sẽ trở thành một tiếng nói cùng chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp về kinh nghiệm dạy học, hi vọng sẽ trở thành một tư liệu để học sinh có thể tham khảo, bồi dưỡng tình yêu quốc văn và năng lực văn chương

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ XÃ HỘI, LỊCH SỬ, VĂN HÓA

1 Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn suy sụp của chế độ phong kiến Việt Nam, đánh dấu nhiều bi kịch lịch sử dân tộc Chưa bao giờ chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam lại bộc lộ bản chất tàn bạo, phản động toàn diện như ở giai đoạn này Kinh tế đặc biệt là nông nghiệp vốn lạc hậu càng trở nên trì trệ khiến nhân dân đói khổ lầm than, vua chúa tàn bạo xa hoa trụy lạc khiến nhân dân khắp nơi oán thán Lẽ thường “con giun xéo lắm cũng quằn”, khi ngai vàng đã mục ruỗng dân đen con đỏ đâu thể gửi lòng tin ở đám hôn quân, họ cần một cơn gió quét sạch những “đền đài” cũ nát Điều đó giải thích tại sao thế kỉ này được mệnh danh

là thế kỉ “nông dân khởi nghĩa” Phong trào khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục, rộng khắp, quyết liệt và kết tinh ở cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771, đánh dấu vẻ vang bằng những chiến công của lãnh tụ áo vải Nguyễn Huệ, mở đầu cho triều đại Tây Sơn Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có tính chất qui mô toàn quốc, đập tan cùng một lúc ba tập đoàn phong kiến trong nước đồng thời gắn liền với chiến tranh vệ quốc oanh liệt phá tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược năm 1789 Tất nhiên rút cuộc, phong trào Tây Sơn cũng chỉ có thể lập nên một triều đại mới nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, sức mạnh tinh thần và vật chất của nhân dân bị áp bức, của dân tộc được biểu hiện đẹp đẽ và trọn vẹn trên cả hai bình diện đấu tranh giai cấp và đấu tranh chống giặc ngoại xâm Những biến cố lớn lao về lịch sử đã làm lay chuyển, thậm chí làm đảo lộn cả một nề nếp tư tưởng vốn bộc lộ nhiều “tù đọng” và mâu thuẫn Sự phá sản ấy chủ yếu phát sinh

từ sự công phá mạnh mẽ của trào lưu tư tưởng nhân văn xuất hiện trong quần chúng nhân dân nhằm tìm đến một cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc… nhưng điều đáng nói là

sự phá sản ấy nảy sinh ngay từ hàng ngũ gia cấp đã khẳng định, tôn sùng và nuôi dưỡng Nho giáo Không ít người đã vươn khỏi chỗ đứng giai cấp để đồng cảm với cuộc sống đói khổ của quần chúng nhân dân Bên cạnh đó là khuynh hướng yêu cầu phát triển

cuộc sống cá nhân mà nổi bật nhất là khát vọng giải phóng tình cảm cá nhân “Tình yêu

trai gái không phải chỉ đến thời đại này mới nảy nở nhưng chỉ đến thời đại này mới có những biểu hiện mới và tiến đến một mức độ sâu sắc… yêu cầu giải phóng tình dục cũng là một hiện tượng đáng lưu ý” (GS Đặng Thanh Lê) Đó cũng là khởi điểm cho tư

tưởng nhân văn tiến bộ trong đời sống và trong văn học nảy sinh, phát triển

2 Trong văn học, lực lượng sáng tác cũng có những thay đổi nhất định “Đại đa số

những tên tuổi trên văn đàn lúc này là những trí thức nghệ sĩ không giữ những trọng trách ở triều đình” (GS Đặng Thanh Lê) hoặc là những “nho sĩ bình dân” hoặc là

nhưng hàn sĩ sống cảnh thanh bần Thời cuộc nhiều thay đổi đã đưa những nho sĩ tiến

bộ gần gũi hơn với đời sống của những người bình dân, điều đó là dẫn đến nhiều biến

Trang 6

chuyển trong quan niệm sáng tác của chính họ Họ tuy không thoát li hoàn toàn với quan niệm “văn dĩ tải đạo” đã hình thành và tồn tại lâu đời nhưng không còn sáng tác một cách “cứng nhắc” theo quan niệm đó như trước Lúc này đây văn chương không chỉ nhằm mục đich giáo dục đạo đức, lễ nghĩa hay thuyết minh cho tư tưởng tôn giáo mà hướng vào hiện thực đời sống, vì thế khuynh hướng sáng tác về con người bình thường,

về cuộc sống xã hội rộng rãi đã thu hút đông đảo giới nho sĩ nghệ sĩ Từ sự thay đổi ấy quan niệm sáng tác dẫn đến sự hình thành những khuynh hướng mới trong nội dung tư tưởng các sáng tác Văn học đã thành thực phản ánh những khát vọng giải phóng của con người trong đó nổi bật nhất là nhu cầu giải phóng tình cảm, hạnh phúc lứa đôi cũng như nhu cầu giải phóng tài năng khỏi sự tỏa chiết của đạo đức, lễ giáo phong kiến Vì lẽ

đó, ta thấy xuất hiện trong văn học những mẫu hình nhân vật mới: người anh hùng, người phụ nữ đặc biệt là những người phụ nữ gặp nhiều oan khổ lưu ly, khác với mẫu hình của vua sáng, quan tốt, vợ hiền, con hiếu… của dòng văn học chính thống trước

đó

Trong mạch nguồn chung ấy, thơ Hồ Xuân Hương vừa xuôi theo nguồn chung của thời đại vừa mang những “dòng riêng” đầy hấp dẫn và lôi cuốn, rất thành thực nhưng cũng rất giàu giá trị nhân văn Đó không chỉ là tiếng nói của một nỗi niềm riêng của nữ

sĩ có cái tên thơm ngát hương Xuân mà còn là tiếng lòng của biết bao người phụ nữ tràn đầy khát vọng tình yêu, khát vọng nhục cảm giữa thời tao loạn, giữa vòng cương tỏa của những lễ giáo hà khắc đến nghẹt thở

3 Suốt một thời gian dài, người ta băn khoăn với câu hỏi: thơ Xuân Hương thanh

hay dâm? Và không ít người trì triết nặng nề “dục tình đã được chuyển biến qua mĩ

thuật thơ” (Nguyễn Văn Hanh), “thiên tài hiếu dâm đến cực điểm” (Trương Tửu), ngay

cả đến một danh sĩ hết sức hào hoa, phóng khoáng như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cũng

phải thốt lên “thi trung hữu quỉ” (trong thơ có ma quỉ)… ý chừng vẫn còn ngần ngại

lắm trước phong cách độc đáo của nữ sĩ đầu thế kỉ XIX Không thể phủ nhận rằng thơ

Hồ Xuân Hương không có cái tục nhưng cần khẳng định tiếng thơ Người không hề có

chút tà dâm “Hồ Xuân Hương cũng chỉ nêu lại cái quan niệm lành mạnh của quần

chúng: chuyện ân ái trong cuộc sống là tự nhiên, không chỉ là một nhu cầu mà còn là một quyền lợi của tuổi trẻ, của tất cả mọi người” (Hoàng Hữu Yên)

Từ góc độ văn hóa, trông vào chiều sâu văn hóa dân tộc Việt ta thấy điều Xuân Hương viết từ mấy trăm năm trước không phải là không có những điểm tựa vững chắc Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, chủ yếu nhờ cây lúa nước, người Việt tự bao đời đã hình thành một văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, những tín ngưỡng cũng được hình thành từ đó Một trong những tín ngưỡng văn hóa phổ biến và quan trọng của người Việt thể hiện nét sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người chính là

Trang 7

tín ngưỡng phồn thực Trong tâm thức của người Việt, duy trì và phát triển sự sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu nhất của con người Đối với một đất nước nông nghiệp,

có nền văn hóa nông nghiệp thì hai việc đó lại càng bội phần hệ trọng Để duy trì cuộc sống cần cho mùa màng tươi tốt Để phát triển sự sống cần cho con người sinh sôi Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực tồn tại suốt chiều dài lịch sử và có hai dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối Bởi thế sẽ không còn xa lạ khi những hình ảnh thuộc nhưng dạng biểu hiện nói trên xuất hiện trên các đồ dùng, ở nhà

mồ của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là trên mặt trống đồng – biểu tượng của sức mạnh, quyền lực… của người xưa, đồng thời cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực

Là một tài nữ cũng là một người từng trải, từng đi nhiều nơi, hẳn những kiến thức văn hóa nền tảng nữ sĩ họ Hồ không thể không biết tới vì lẽ đó cũng chẳng nên lấy làm sửng sốt trước những hình ảnh mà nhiều người vốn cho là “dâm” là “tục” trong thơ bà

Từ góc độ văn hóa, đó là sự “hắt bóng” của văn hóa trong văn học

Dưới ánh sáng của những lí thuyết phương Tây hiện đại, có thể nói thêm rằng: tín ngưỡng phồn thực – khởi sinh từ nhiều thế kỉ trước đó – có thể vượt qua vực thẳm thời

gian để đến với thơ Hồ Xuân Hương là bởi “vô thức tập thể” (lý thuyết của K Jung)

Tín ngưỡng phồn thực đi sâu vào vô thức tập thể, tồn tại dạng các siêu mẫu hoạt động trong kí ức cộng đồng và tạo ra những biểu tượng gốc trong sáng tạo văn học nghệ thuật

của tập thể và cá nhân “Sự di truyền văn hóa” này làm cho dòng chảy của kí ức, một kiểu “trí nhớ thể loại” (Bakhtin) được liên tục, bất chấp những khoảng cách không gian

và thời gian Như vậy thì những gì Hồ Xuân Hương đã “mạnh bạo trải lòng” từ những thế kỉ trước có lẽ nào đáng bị chê trách, phê phán thậm chí là lên án trong khi đó là những điều đã được khoa học phương Tây nghiên cứu, chấp nhận, được văn hóa phương Tây trân trọng?

Trải bao thế kỉ, tiếng thơ của Hồ Xuân Hương được độc giả và giới phê bình tiếp nhận với nhiều thái độ và suy nghĩ trái chiều, tuy nhiên, thiết nghĩ dưới ánh sáng của khoa học, của lí luận văn học (phê bình văn học hiện đại, tiếp nhận văn học, thi pháp học hiện đại…) đã đến lúc chúng ta cần trả về cho thơ Hồ Xuân Hương những giá trị đích thực, tôn vinh những đóng góp lớn nhất là về mặt tư tưởng của người tài nữ họ Hồ Chuyên đề này với hướng khám phá vẻ đẹp con người trần tục, nhục cảm để khẳng định nhu cầu sống tự nhiên nhất của con người không nhằm mục đích nào khác là hướng đến việc tôn vinh đóng góp lớn lao ấy của Hồ Xuân Hương

Trang 8

II THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG – TIẾNG NÓI KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP CON NGƯỜI TRẦN TỤC, NHỤC CẢM NHẰM KHẲNG ĐỊNH NHU CẦU SỐNG TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI

Trong suốt 10 thế kỉ văn học, trải qua các giai đoạn phát triển, quan niệm nghệ thuật

về con người trong văn học trung đại Việt Nam luôn luôn có sự vận động Đó là con người sử thi, con người khí tiết, giữ mình trong sạch ở thế kỉ X – XIV; con người duy lí, tận tâm trau đức sửa mình tận hiến cho dân cho nước ở thế kỉ XV – XVII; con người với những khát vọng khẳng định nhu cầu tự nhiên của chính mình ở thế kỉ XVIII – XIX

Nhìn một cách khái quát, quan niệm về con người trong thơ trước thế kỉ XVIII là “nặng

mùi đạo mà nhẹ mùi đời” (GS Trần Đình Sử), con người chỉ có thể khẳng định mình

bằng cách hạn chế, chống lại con người cảm tính sống bằng thân xác của chính mình Vì thế không mấy xa lạ khi trong thơ giai đoạn trước chủ yếu chỉ thấy nói đến: chân, huyễn, thanh, tục, khôn, dại, cương, nhu, xuất xử, ít nói đến thân, thảng hoặc có nhắc đến thì chỉ thấy xuất hiện: thư nhàn, yên thân, tinh thần ngạo nghễ đứng ngoài sống chết, danh lợi, sướng khổ, trẻ già Lúc này đây, để đánh dấu sự tự ý thức về chính mình, khẳng định sự tồn tại của mình, người ta thấy xuất hiện trong thơ trữ tình những chữ thân, chữ tài, chữ tình với đúng nghĩa của nó Điều đó chứng tỏ rằng, giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – XIX đặc biệt đến nửa đầu thế kỉ XIX nhu cầu khẳng định mình được quan tâm như là một nhu cầu tự nhiên, cần thiết của con người Vì lẽ đó, sự xuất hiện của con người trần tục, nhục cảm trong sáng tác của nhiều tác giả đặc biệt là trong thơ của Hồ Xuân Hương là điều dễ hiểu, tự nhiên như chính khát vọng khẳng định nhu cầu sống tự nhiên của con người

Nếu ở những giai đoạn trước đó, người ta dường như chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần của con người và giành sự ưu tiên sáng tác về điều đó thì giờ đây những vấn

đề về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc trần thế được biểu hiện trong hầu khắp mọi thể loại, mọi tác giả Điều đó chứng tỏ quan niệm xưa cũ đang từng bước được thay đổi, thay vì chỉ quan tâm đến hình ảnh con người đang “cố gồng mình” theo những lễ giáo người ta đã quan tâm sâu sắc đến đời sống thực của con người, quan tâm và lên tiếng bênh vực những quyền sống chính đáng của con người vốn trước đây phải kìm nén, né tránh Bắt kịp với sự chuyển biến của tư tưởng trong đời sống, văn học trung đại giai đoạn này đã thực sự mang đến cho nền văn học dân tộc những tiếng lòng, tiếng nói đầy giá trị nhân văn và tiến bộ Ngoài Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều và một số tác giả khác thì không thể không kể đến Hồ Xuân Hương

Có thể nói rằng, tiếng thơ của Hồ Xuân Hương không chỉ nhân văn, tiến bộ trong nội dung tư tưởng mà đặc biệt táo bạo trong cách thức thể hiện với những chữ dùng mạnh bạo, hình ảnh đậm đà cảm tính, mới lạ chưa từng có

Trang 9

Khảo sát 46 bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương trong cuốn “Hồ Xuân

Hương – Thơ và đời” của NXB Văn học năm 2000 chúng tôi thấy rằng hầu hết các bài

thơ đều nói đến chuyện tình cảm nam nữ luyến ái thông qua hệ thống các biểu tượng giàu ý nghĩa và ngôn từ giàu giá trị tạo hình

1 Ngôn từ “ma thuật”

Là một hình thái ý thức mang tính chất đặc thù, thuộc thượng tầng kiến trúc, nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng Hình tượng nghệ thuật của những loại hình nghệ thuật khác nhau mang những đặc trưng khác nhau bởi thế chất liệu và phương tiện biểu hiện của mỗi loại hình nghệ thuật cũng mang những nét riêng Văn học là nghệ

thuật ngôn từ Vì vậy mà L Tônxtôi gọi nhà văn là “nghệ sĩ của từ” và Gorki cho rằng:

“ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Không có ngôn ngữ thì không thể có văn

học, cũng như không có đường nét, màu sắc, âm thanh thì hội họa, âm nhạc không thể tồn tại Trong một tác phẩm văn học cụ thể nếu không có ngôn ngữ thì chủ đề, tư tưởng không thể bộc lộ, cốt truyện và kết cấu không được hình thành Bởi chăng, vì thế để thấu suốt tư tưởng và tấm lòng của người nghệ sĩ, việc khám phá vẻ đẹp ngôn từ trong sáng tác của họ là điều vô cùng cần thiết Khám phá thế giới ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương là “chìa khóa” để hiểu nỗi lòng thi sĩ và cảm cái tài của Người

1.1 Sắc “trắng”, màu “son”

Đây là những từ ngữ khá thường xuyên xuất hiện trong những bài thơ Nôm của nữ

sĩ họ Hồ, tạo thành một môtip “trắng, son” giàu ý nghĩa biểu đạt

Trước hết hãy cùng thống kê tần suất xuất hiện của cặp từ này

1 Đôi lứa như in tờ giấy trắng Tranh tố nữ x

2 Cầu trắng phau phau đôi ván ghép Giếng thơi x

3 Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bánh trôi nước x

4 Mà em vẫn giữ tấm lòng son Bánh trôi nước x

5 Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau

Con cò mấp máy suốt đêm thâu

6 Cửa son đỏ loét tùm hum nóc Đèo Ba Dội x

7 Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng?

Ngày xanh sao lại thẹn vừng son?

Có thể thấy, trong 7 trường hợp văn bản thì có tới 5 lần từ “trắng” và 3 lần từ “son” xuất hiện, tuy không xuất hiện với tần xuất dày đặc nhưng cũng đáng khiến người đọc chú ý Mặt khác, mặc dù những từ ngữ đó đều gắn liền với những đồ vật, địa danh (trường hợp thứ nhất không nói đến đồ vật nhưng chỉ là người trong tranh) nhằm để chỉ

Trang 10

màu sắc, sắc thái của đồ vật hay địa danh đó nhưng nếu đọc thơ Xuân Hương chỉ chú tâm và chỉ thấy được “cái biểu hiện” trên bề mặt thì đâu còn cái thú nữa Cái hấp dẫn của thơ Xuân Hương chính là ở lớp nghĩa ẩn dụ, lớp nghĩa biểu tượng kia Trong trường hợp này môtip “trắng, son” gợi về hình ảnh người phụ nữ Màu trắng của làn da, của thân thể người phụ nữ mà cái lạ là ở chỗ: đó không phải là một cô gái quyền quí mà đích thực là một là một cô gái bình dân

Điểm lại những tác phẩm thơ trong giai đoạn này, hầu hết các nhân vật nữ đều xuất thân từ tầng lớp quí phái Người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” và người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” đích là quí phái trăm phần trăm rồi Người cô gái khác trong các truyện Nôm bác học đều là con quan, thậm chí là con quan to trong triều, hay

chí ít cũng phải con nhà khuê các, nơi “gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung”, “

êm đềm trướng rủ màn che” Có lẽ Hồ Xuân Hương là người đầu tiên “và có thể là duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này” (Nguyễn Lộc) hình ảnh những cô gái bình dân

Đọc thơ Hồ Xuân Hương, tiếp xúc với những nhân vật nữ trong thơ bà, ta càng thấy sự khác biệt: họ không phải là những cô gái yểu điệu sống nơi lầu son gác tía mà là những

cô gái bình dân, gần gũi và đảm đang với những công việc lao động, gia đình, phải chăng vì thế mà các cô thường rất “mặn mà” về hình thể, thắt đáy lưng ong đầy hấp dẫn Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương đẹp, một vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung, dồi dào sức sống Bà cũng sẵn sàng ca ngợi cái cơ thể đẹp của người phụ nữ:

Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một lạch đào nguyên suối chửa thông

(Thiếu nữ ngủ ngày)

Có thể ai đó lớn tiếng chỉ trích đó là những câu thơ dâm đãng nhưng hẳn ngay cả khi người đó nghĩ nó dâm đãng cũng chẳng thể phủ nhận rằng đó là một cơ thể phụ nữ đẹp, hấp dẫn, một vẻ đẹp trời cho Ở góc độ bàn về cái đẹp thì vẻ đẹp một phụ nữ cũng

có khác gì những vẻ đẹp tỏa ra từ những sự vật khác, điều đó có gì đáng phê phán? Người dám nói về những vẻ đẹp ấy có gì đáng chỉ trích? Thiết nghĩ, nếu chỉ trích thì chỉ

vì một lí do duy nhất: Xuân Hương đã tả cơ thể người phụ nữ đẹp đầy mê hoặc, chẳng phải đợi vào lúc đêm tối, chẳng phải bày biện cầu kì khi tắm như Nguyễn Du tả Kiều

mà đúng vào ban ngày, một buổi trưa hè gió mát “Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng”

đã phô hết toàn vẹn cái cơ thể ngọc ngà của mình Một vẻ đẹp Á Đông đầy hấp dẫn, khơi gợi ở kẻ nam nhi khát khao được khám phá, tận hưởng những lạc thú ở đời, chẳng thế mà Xuân Hương từng chẳng ngần ngại miêu tả bước chân dùng dằng của chàng

“quân tử” nọ:

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt

Đi thì cũng dở, ở không xong

Ngày đăng: 28/01/2018, 21:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT Chuyên. HN 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT Chuyên
2. Đỗ Lai Thúy. Bút pháp của ham muốn. NXB Tri thức 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bút pháp của ham muốn
Nhà XB: NXB Tri thức 2009
3. Hà Minh Đức. Lí luận văn học. NXB GD. HN 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: NXB GD. HN 2001
4. Hồ Xuân Hương thơ và đời. NXB Văn học. HN 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương thơ và đời
Nhà XB: NXB Văn học. HN 2000
5. Phương Lựu. Lí luận văn học. NXB GD. HN 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: NXB GD. HN 2003
6. Trần Đình Sử. Lí luận văn học (tập 2). NXB GD. HN 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học (tập 2)
Nhà XB: NXB GD. HN 2010
7. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Tổng hợp TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP HCM
8. Xuân Diệu. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. NXB Văn học. HN 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn học. HN 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w