Theo SGK Ngữ văn 12, tập 2: Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe ti
Trang 1MÔN NGỮ VĂN – MÃ CHẤM: V02a
TÊN CHUYÊN ĐỀ: TIẾP NHẬN VĂN HỌC
Trang 2MỤC LỤC
Đặt vấn đề 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Đối tượng nghiên cứu 3
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc của chuyên đề 4
Nội dung 5
I Lí thuyết tiếp nhận văn học 5
1 Khái niệm 5
2 Tính chất tiếp nhận văn học 5
2.1 Tiếp nhận là khâu cuối cùng của quá trình sáng tác 5
2.2 Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp 6
2.3 Tính khách quan của tiếp nhận văn học …6
2.4 Tính chủ quan của tiếp nhận văn học 8
2.5 Tính khuynh hướng xã hội của tiếp nhận văn học 8
3 Người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học 10
3.1 Vai trò của người đọc 10
3.2 Các loại hình người đọc 11
3.4 Các cách đọc trong tiếp nhận 13
4 Quá trình tiếp nhận văn học 14
4.1 Tái hiện để mà tái tạo 14
4.2 Lí giải và ngộ nhận 16
4.3 Trạng thái thông thường trong mối quan hệ 19
5 Ý nghĩa của việc tiếp nhận văn học 21
5.1 Đồng cảm 21
5.2 Thanh lọc 22
5.3 Bừng tỉnh 23
5.4 Ghi tạc 25
II Hệ thống đề và đáp án ôn luyện về tiếp nhận văn học 27
III Hệ thồng đề ôn luyện về nhà 53
Kết luận 55
Tài liệu tham khảo 56
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Tác phẩm văn chương là một hiện tượng độc đáo được sáng tạo theo quy luật
của tình cảm, là kết quả của "nỗi thống khổ và sự giải thoát" Tác phẩm văn chương
tiềm ẩn bao điều về cuộc sống, con người và khả năng khơi gợi ở người đọc những rung cảm sâu xa Song để phát hiện, khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, sống với nó quả là điều không mấy dễ dàng và không phải ai cũng làm được
Có lẽ vì vậy mà bao thế hệ các thầy cô giáo dạy văn, nhất là các thầy cô dạy các em học sinh giỏi môn Ngữ văn luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề tiếp nhận văn học
Nhiều năm trở lại đây, vấn đề tiếp nhận tác phẩm không chỉ là mối quan tâm của lí luận văn học mà còn là đối tượng của rất nhiều khoa học nghiên cứu văn học Nếu như vai trò sáng tạo của nhà văn có lịch sử nghiên cứu khá đầy đặn thì vai trò của người đọc, bản chất của quá trình tiếp nhận văn học dẫu đã được ―canh tác‖ ít nhiều vẫn còn là mảnh đất khá màu mỡ, mời gọi khám phá
Hơn thế, vấn đề tiếp nhận văn học cũng là một trong những phương diện kiến thức trọng tâm được dùng để ra đề thi cho đối tượng học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 THPT Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu về đề tài: Tiếp nhận văn học
2 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề tiếp nhận văn học trong dạy và học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT
3 Mục đích nghiên cứu
- Tái tạo hệ thống kiến thức lí thuyết về tiếp nhận văn học
- Xây dựng hệ thống đề và đáp án về tiếp nhận văn học áp dụng ôn luyện cho
kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 THPT
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong chuyên đề này người viết sử dụng những phương pháp cơ bản như:
Thu thập và xử lý thông tin
Phân tích, tổng hợp, so sánh
Ra đề, xây dựng ma trận, đáp án
Trang 5tạo bản dịch
Theo SGK Ngữ văn 12, tập 2: Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút Như vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật theo tâm trí mình
Cần phân biệt tiếp nhận và đọc Tiếp nhận rộng hơn đọc, vì trước khi có chữ
viết và công nghệ in ấn, tác phẩm văn học đã được truyền miệng Ngày nay, khi tác phẩm văn học chủ yếu được in ra, nhiều người vấn tiếp nhận văn học không phải do đọc bằng mắt mà nghe bằng tai, như nghe chính tác giả đọc thơ, nghe ―đọc truyện đêm khuya‖ trên đài phát thanh …
2 Tính chất tiếp nhận văn học
2 1 Tiếp nhận là giai đoạn cuối cùng của quá trình sáng tác
Nếu ví tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà văn phải thai nghén, mang nặng, đẻ đau thì hoàn thành văn bản tác phẩm chỉ ứng với lúc đứa con được sinh ra, đứa con chào đời Còn sự sống, cuộc đời, số phận của nó như thế nào là chưa nói đến Số phận đứa con sẽ được định đoạt như thế nào là tùy thuộc vào nó và
xã hội chung quanh Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào
nó và người tiếp nhận nó Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng
Trang 6tạo nghệ thuật mới hoàn tất Một tác phẩm nghệ thuật được viết xong nhưng nằm im trong ngăn kéo của nhà văn hoặc không được ai đoái hoài tới thì chưa phải là tác phẩm nghệ thuật thực sự Sơ đồ của quá trình sáng tác - giao tiếp của văn chương như sau: Nhà văn - Tác phẩm - Bạn đọc
Như vậy, có ba giai đoạn của quá trình sinh tồn sản phẩm văn chương: Giai đoạn một là giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác, giai đoạn hai là giai đoạn sáng tác Ðây là giai đoạn ý đồ sáng tác cộng với tài năng sáng tạo được vật chất hóa trong chất liệu ngôn ngữ, thành tác phẩm giai đoạn ba là giai đoạn tiếp nhận của bạn đọc Ðây là giai đoạn văn bản tác phẩm thoát ly khỏi nhà văn để tồn tại một cách độc lập trong xã hội, trong từng người đọc
2.2 Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp
Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp Sự giao tiếp giữa tác giả và người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông Bao giờ gười viết cũng mong người đọc hiểu mình, cảm nhận những điểu mình muốn gửi gắm, kí thác Cao Bá Quát từng nói:
―Xưa nay , nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ‖ Gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều vô cùng khó khăn Song dẫu không có được sự hoàn toàn, tác giả và người đọc thường vẫn có được sự tri âm nhất định ở một số khía cạnh nào đó, một số suy nghĩ nào đó
Đọc Truyện Kiều, người không tán thành quan điểm ―Chữ tài chữ mệnh khéo
là ghét nhau‖ của Nguyễn Du vẫn có thể chia sẻ với ông nỗi đau nhân thế; người không bằng lòng với việc tác giả để cho Từ Hải ra hàng vẫn có thể tâm đắc với những trang ngợi ca người anh hùng ―Chọc trời khuấy nước mặc dầu – Dọc ngang nào biết trên đầu có ai‖,…
2.3 Tính khách quan của tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính khách quan Tác phẩm sau khi thoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách thể tinh thần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc Người đọc tiếp nhận nó là một kiểu phản ảnh, nhận thức thế giới Mà nhận thức nào cũng có phương diện chủ quan và phương diện khách quan của nó Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn
là một nhận thức tiếp cận được với bản chất và quy luật của đối tượng Nội dung của
Trang 7tác phẩm trước hết là do những thuộc tính nội tại của nó tạo nên, là cái vốn có chứa đựng trong bản thân tác phẩm
Có thể nói tác phẩm nghệ thuật gồm có hai phần, phần cứng và phần mềm Phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống, là một hệ thống ý nghĩa, tiếp nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc vào lòng người đọc Phần cứng tạo ra cơ sở khách quan của tiếp nhận Trong phần cứng này, có nhiều phương diện để tạo ra tính khách quan cho tiếp nhận văn chương Thứ nhất là hiện thực đời sống được phản ảnh Thứ hai là chất liệu nghệ thuật xây dựng hình tượng phản ánh đời sống là trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân, thứ ba là sự định hướng nội tại của tác phẩm vào việc tác động thẩm mĩ do nhà văn tạo nên Nhà văn không giản đơn chỉ làm cái truyền đạt những hiểu biết đời sống, những quan sát, những phát hiện nghệ thuật của mình mà anh ta còn hướng tới việc thể hiện những cái đó sao cho chúng gây
ấn tượng nhiều nhất đến công chúng độc giả Ðây là thuộc tính tất yếu của tác phẩm ở
sự có giá trị Do đó, cần khẳng định tính khách quan của tiếp nhận Mọi người đọc đều có thể phát huy sự tìm tòi, cảm nhận của mình, song sự cảm nhận đó phải có cơ
sở trong toàn bộ văn bản
Chính cơ sở khách quan của việc tiếp nhận tác phẩm đã tạo ra ấn tượng chung đồng nhất ở mọi người đọc Phần cứng của tác phẩm tạo ra phần nội dung tương đồng bất biến từ tác giả đến mọi người đọc Rõ ràng là, độc giả hay khán giả sau khi cùng xem xong một tác phẩm nghệ thuật nào đó đều có một ấn tượng chung về một nhân vật nào đó Trong dân gian những nhân vật nghệ thuật sau đây đã đi vào cuộc sống có ấn tượng tương đồng ở mọi người: Trương Phi, Tào Tháo; (Nóng như Trương Phi, Ða nghi như Tào Tháo) Sở Khanh, Hoạn Thư (người nào lừa đảo phụ nữ
Trang 8được gán cho hiệu Sở Khanh, người phụ nữ nào hay ghen và ghen một cách cay độc thì được gán cho hiệu máu Hoạn Thư).
2.4 Tính chủ quan của tiếp nhận văn học
Trong tính giao tiếp giữa tác phẩm và độc giả, cần chú ý tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận Ở đây, năng lực, thị hiếu, sở thích cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tùy theo lứa tuổi già hay trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm nhiều hay ít mà có kết quả tiếp nhận cụ thể, riêng biệt cho mỗi người Thậm chí cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác Hơn thế, người đọc khi đến với tác phẩm văn học có nhiều tâm trạng vui buồn khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, có thái độ định kiến hoặc vô tư, phóng khoáng khác nhau Có bao nhiêu người đọc một tác phẩm thì có bấy nhiêu ―dị bản‖ về tác phẩm ấy trong tâm hồn, xét về đậm nhạt, nông sâu, toàn diện hay phiến diện Người thì hứng thú với các chi tiết này, người lại kể lể say sưa với các chi tiết nọ, và hình như ai cũng có cái lí của mình Chẳng hạn, cùng
đọc truyện Bà chúa tuyết của An-đéc-xen, trẻ em và người lớn đều thích thú nhưng cách hiểu của mỗi người lại không giống nhau Vẫn là bài Thơ duyên của Xuân Diệu
nhưng khi buồn đọc khác, khi vui đọc khác, khi đang yêu đọc khác, …
Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ càng làm cho sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ động của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm Nhưng khẳng định tính chủ quan của tiếp nhận không có nghĩa là người đọc hoàn toàn tự do muốn hiểu văn bản thế nào cũng được
2.5 Tính khuynh hướng xã hội của tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn chương tuy mang dấu ấn cá nhân sâu sắc nhưng chưa bao giờ là hoạt động thoát ly khỏi điều kiện lịch sử xã hội Hoạt động nghệ thuật luôn luôn là hoạt động mang tính khuynh hướng xã hội mạnh mẽ Khuynh hướng xã hội, đời sống thực tế sẽ chi phối mạnh mẽ đến quá trình tiếp nhận văn chương của mỗi cá nhân Mỗi cá nhân đến với tác phẩm không chỉ đem đến cho nó cái tôi mà còn cái ta nữa
Họ cắt nghĩa tác phẩm trên cơ sở lập trường giai cấp, lợi ích xã hội Tiếp nhận Truyện Kiều, Nguyễn Khuyến suy ngẫm về xã hội đồng tiền trở thành cán cân công lí
mà Nguyễn Du lên án:
Trang 9Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Ðời trước làm quan cũng thế a?
Rõ ràng Nguyễn Khuyến đã nhìn Truyện Kiều từ điều kiện lịch sử mà ông đang sống Vịnh Kiều nhưng lên án xã hội đương thời Ðời trước làm quan cũng thế, cũng như đời nay Ðó là tiền
Sau khi nhà văn hoàn tất văn bản tác phẩm thì, tác phẩm nghệ thuật bắt đầu trôi nỗi trong dòng đời và đón nhận số phận lịch sử của mình Có tác phẩm vừa mới ra đời, liền được người đọc vồ vập ấp iu, nhưng sau đó bị lãng quên Có tác phẩm, lúc mới ra đời thì bị hắt hủi, lãng quên nhưng sau đó lại được nâng niu trân trọng Có tác phẩm đời sống của nó êm ả hoặc sáng chói lâu dài, có tác phẩm mờ mờ ảo ảo… Có tác phẩm cùng trong một thời đại nhưng bạn đọc, người ghét, kẻ yêu, người khen, kẻ chê Lại có tác phẩm ý đồ nhà văn một đằng mà người đọc hiểu một nẻo Truyện
Kiều ở ta là một thí dụ Ngày nay chúng ta xem Truyện Kiều là một kiệt tác văn chương dân tộc Và thực sự Truyện Kiều đã làm nhiều thế hệ mê mẫn Trong đó, có
vua Tự Ðức:
Mê gì mê thú tổ tôm
Mê ngựa Hậu bổ, mê nôm Thúy Kiều
Nhưng không phải đã không có thời , có người sợ Truyện Kiều
Làm trai chớ đọc Phan Trần
Làm gái chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều
Hiện tượng có những tác phẩm nào đấy mà số phận của nó sự thăng trầm qua các thời đại thì không phải lúc thăng là do công chúng thời đại đó thông minh còn lúc trầm là do công chúng thời đại đó dốt nát Ðiều chính yếu là do xu hướng tư tưởng thời đại tác động đến Việc tiếp nhận Thơ mới ở ta chẳng hạn Khi phong trào Thơ mới ra đời, người đọc rầm rộ đón nhận, nhất là thanh niên, nhưng sau đó, khi đất nước tiến hành cuộc sống chiến chống Pháp, Mĩ thì Thơ mới đã trở nên cũ Vì nó làm
ủy mị con người kiên cường xông pha lửa đạn Ngày nay, đất nước hoà bình xây dựng, người ta lại tiếp nhận Thơ mới như là nó vẫn mới Ðúng như Kharavchenko
nói: Mỗi thời đại riêng thường thích hợp với những sắc điệu khác nhau trong tác phẩm nghệ thuật với những phương diện khác nhau của khái quát hình tượng của nó
Trang 103 Người đọc trong quỏ trỡnh tiếp nhận văn học
3.1 Vai trũ của người đọc
Lấy mối quan hệ tỏc giả - tỏc phẩm - bạn đọc làm căn cốt, xưa nay cú nhiều ý kiến khỏc nhau về yếu tố trung tõm của hoạt động văn học Trước đõy, cú một quan niệm đó trở thành quỏn tớnh trong nghiờn cứu phờ bỡnh: lấy tỏc giả cựng cỏ tớnh sỏng tạo làm trung tõm Nú xem nhẹ vai trũ của bạn đọc và quỏ trỡnh tiếp nhận í tưởng của nghệ sĩ là nũng cốt, là ―chỉ dẫn của Chỳa‖ để soi đường cho những tớn đồ văn chương mải miết đi tỡm chõn lớ Tiếp nhận được xem như một nỗ lực phúng chiếu tinh thần nghệ sĩ vào tỏc phẩm, truy tỡm ỏnh xạ tõm hồn nhà văn trong bề mặt ngụn ngữ, văn bản
Theo đú, phờ bỡnh cố gắng lần tỡm theo lối người viết đó đi để dựng lại một tỏc phẩm văn học duy nhất trong ý đồ sỏng tạo Hướng nghiờn cứu phổ biến và lớ tưởng một thời là tiếp cận trực tiếp với tỏc giả, khai thỏc địa đồ nhà văn đó phỏc thảo, lớ giải tỏc phẩm bằng chỉ dẫn trực tiếp Vấn đề đặt ra: làm cỏch nào để tỡm hiểu cỏc tỏc phẩm khuyết danh, cỏc sỏng tỏc của cỏc nhà văn khụng đồng thời với chỳng ta hay nhà văn đó mất? Nếu tỏc giả khụng để lại bất kỡ chỉ dẫn nào ngoài văn bản thỡ cú nghĩa chiếc chỡa khoỏ đi vào văn bản mói mói bị vựi lấp
Xem tỏc phẩm văn học ―như một quỏ trỡnh‖, cỏc nhà nghiờn cứu đó phục
nguyờn vai trũ của bạn đọc Khi tỏc phẩm kết thỳc thỡ cuộc sống của nú mới bắt đầu
Với lớ thuyết tiếp nhận, khi tỏc phẩm kết thỳc đú chỉ là sự kết thỳc của văn bản Văn bản nghệ thuật chỉ là xỏc chữ, kớ tự Người đọc nú đó trỳt bỏ đời sống kớ tự, hiện lờn đời sống hỡnh sắc Người đọc huy động cảm giỏc, trớ tưởng tượng để cảm nhận tỏc phẩm khiến tỏc phẩm sống trong sự đọc Người viết và người đọc như là đối tượng song sinh, tỏc phẩm viết ra phải cú người đọc mới hỡnh thành sự đối thoại
Ngay từ x-a, Heghen trong Triết học tinh thần đã yêu cầu việc xem xét tác phẩm trong hệ thống "tác giả — tác phẩm — ng-ời đọc" vì ông cho rằng sự tồn tại của tác phẩm chỉ tồn tại trong ba yếu tố quan hệ hữu cơ với nhau ấy thôi Còn ng-ời Trung Quốc x-a, lại cho rằng tác phẩm tồn tại trong lòng của ng-ời tri kỉ chứ không trên trang giấy; vì thế việc viết văn là việc của tấm lòng Chớnh vỡ thế, tỏc phẩm chỉ thực sự tồn tại khi người ta ý thức được về nú mà thụi Người đọc là người cứu tỏc phẩm ra khỏi hầm mộ của sỏch, giỳp nú sống lại và bước đi giữa cuộc đời và hồn
Trang 11người Tác phẩm tái sinh trong lòng bạn đọc.Vì thế, mỗi tác phẩm là một tiếng mời gọi tha thiết tấm lòng bạn đọc đến với mình, tri âm với mình để mình có được một đời sống mới Sức sống của tác phẩm không nằm ở lối ra lệnh của nhà binh hay truyền giáo của tu sĩ mà nằm ở trường nhìn, trường cảm của từng cá nhân đọc khác nhau
Mặt khác, trong quá trình sáng tạo của nhà văn, độc giả có vai trò nhất định, chi phối quá trình sáng tạo và chi phối cả nội dung, hình thức của tác phẩm Trong quá trình tiếp nhận, độc giả có vai trò đồng sáng tạo Tác phẩm là một bộ mã, nhà văn
là người kĩ mã, bạn đọc giải mã Ở Việt Nam, quan niệm về quá trình tiếp nhận và vai trò của bạn đọc đã được thấu thị qua những lăng kính khoa học đáng tin cậy Dễ dàng
nhận thấy những luận điểm đó khá gần gũi với nhận định của J.Paul.Sartre Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận đông Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng
Cần nhận thức đúng giá trị của người đọc và vai trò của tác giả từ đó thấy được đọc là một sự sáng tạo Nếu người đọc không có khả năng cảm nhận làm sống dậy thế giới hình sắc đằng sau con chữ thì có nghĩa cũng không cảm nhận được giá trị của tác phẩm Tuy nhiên không thể cường điệu vai trò của người đọc lên địa vị trung tâm của hoạt động văn học bởi vì một lẽ giản đơn là chưa có sáng tác thì dứt khoát không thể
có tiếp nhận
3.2 Các loại hình người đọc
Loại hình học người đọc văn chương chia ra nhiều loại người đọc khác nhau: Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra bốn loại Thứ nhất là người đọc tiêu thụ Ðây thường là loại người đọc đọc ngấu nghiến cốt truyện, ham thích tình huống éo le gay cấn, nhiều khúc mắc cạm bẫy Loại này đọc lướt nhanh vào giờ nhàn rỗi, tìm thú giải trí, có những đánh giá dễ dãi Thứ hai là, loại đọc điểm sách Loại người này có ý thức tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, đạo đức … để thông báo cho độc giả của các báo Thứ ba là loại người đọc chuyên nghiệp - những người giảng dạy nghiên cứu phê bình ở các trung tâm nghiên cứu
Trang 12Thứ tư là những người sáng tác - nhà văn, nhà thơ đọc theo cảm hứng bất chợt hoặc
để tham gia viết những trang phê bình ngẫu hứng
Ðứng ở góc độ sáng tác người ta chia người đọc ra làm ba loại Thứ nhất: người đọc thực tế Tức là những người đọc, người tiếp nhận sáng tác tồn tại một cách
cụ thể, cá thể Họ là những người A, người B nào đó trong đời sống, tiếp nhận văn chương theo cá tính, theo sở thích cá nhân Như vậy, trước mắt người sáng tác có biết bao nhiêu người đọc thực tế Nhưng nhà văn không viết để đáp ứng cho từng người
cụ thể mà viết cho người đọc nói chung Thứ hai: người đọc giả thiết Ðây là loại độc giả của từng tác giả Loại này tồn tại trong tác giảsuốt quá trình sáng tác từ nảy sinh ý
đồ cho đến kết thúc Nhà văn có chủ đích hướng tới họ là chủ yếu Thứ ba: người đọc hữu hình hay người đọc bên trong là loại người đọc tồn tại bên trong tác phẩm như một nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn, nhưng không phải nhân vật mà
là hiện thân của người đọc bên ngoài tác phẩm Tố Hữu viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, suốt bài thơ tác giả nói với cụ Nguyễn cụ thể nhưng thực tế Tố Hữu chủ yếu viết cho người đọc thực tế hôm nay, nói với người hôm nay Trong thơ Tố Hữu dạng nhân vật này thường hay xuất hiện dưới đại từ em như một đối tượng thân thiết gần gũi để tâm sự:
- Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
- Em ạ ! Cu-ba ngọt lịm đường
Ðứng ở góc độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm ba loại: Thứ nhất: người đọc hiện tại, tức loại người đọc đang sống đồng thời với tác giả, họ thực sự tiếp nhận tác phẩm của tác giả và lên tiếng khen chê trực tiếp với tác giả Trong số người đọc hiện tại, có thể chia ra làm nhiều lớp theo cách khác nhau: người đọc bình thường; người đọc của người đọc - nhà phê bình; người đọc thiếu nhi, thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức… Thứ hai: người đọc quá khứ Ðây là loại người đọc không thể và không bao giờ tiếp nhận tác phẩm cả Nhưng nhiều khi nó quyết định thành bại của tác phẩm khi Tố Hữu viết Kính gửi cụ Nguyễn Du thì đây phải là bức thư gửi cụ Nguyễn Du nào đó đang sống thực sự ở đâu đó, mà là gửi cho linh hồn cụ Nguyễn Du Và chính Nguyễn Du lúc sinh thời cũng đã có loại người đọc như thế đó
là Tiểu Thanh (xem bài thơ Ðộc Tiểu Thanh ký Nhân vật nàng trong màu tím hoa sim của Hữu Loan cũng lại là một người đọc quá khứ Thứ ba: người đọc tương lai
Trang 13Loại người đọc này chưa tồn tại thực tế sẽ có thể, hoặc không thực sự đọc tác phẩm nhưng vẫn xuất hiện trong quá trình làm tác phẩm của tác giả, và có khi là chủ đích hướng tới của nhà văn Nhà văn muốn gởi thế kỉ mai sau, muốn nói chuyện với người
300 năm sau như Nguyễn Du đã nói:
Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Stendhal thì chờ người đọc nửa thế kỉ sau
Lại có cách chia người đọc theo ý thức hệ Cách này, chia người đọc ra làm 2 loại Thứ nhất: người đọc bạn bè, đây là loại người đọc chỉ hướng, cùng quan điểm xã hội, lập trường tư tưởng Phần lớn các tác giả có đông đảo bạn đọc loại này Ðây là
loại bạn đọc chí cốt mà Tố Hữu đã nói: Tôi buộc hồn tôi với mọi người để hồn tôi với bao hồn khổ.Thứ hai: loại người đọc đối thủ Loại người đọc này trái với chí
hướng, lập trường giai cấp xã hội của mình chẳng hạn cụ Ngáo trong bài thơ Hởi cụ Ngáo của Tố Hữu
3.3 Có nhiều cách đọc trong tiếp nhận văn học
Cách đọc kiểu tri âm: là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của tác giả Sự cắt
nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của tác giả ký gởi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm trong cùng một vòng tròn đồng tâm Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau Tiếp nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ quan, người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dành riêng cho những người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm, dụng ý, nỗi lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả công chúng ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận Quan điểm tiếp nhận theo kiểu tri âm đòi hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc, nhưng trên thực tế việc này rất khó khăn
Cách đọc kiểu ký thác: Là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác phẩm để biểu
lộ nỗi lòng của mình đối với cuộc đời Do đó, tác phẩm văn chương được coi như là một phương tiện để người đọc giải bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc sống mà trong một chừng mực nào đó người đọc không có điều kiện để nói ra một cách trực diện
Trang 14Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính đồng cảm giữa tác phẩm
và bạn đọc
4 Quá trình tiếp nhận văn học
Bạn đọc đã chuyển hóa ―văn bản thứ nhất‘‘ của tác giả thành ―văn bản thứ hai‘‘ của chính mình Tác phẩm văn học đã từ ―vật tự nó‘‘ biến thành ―vật cho ta‘‘ Thông thường, cũng như trong mối quan hệ giữa sáng tác với đời sống, giữa hai loại văn bản này nhiều nhất chỉ có sự thống nhất chứ không thể có đồng nhất hoàn toàn,
vì phải trải qua những khâu chuyển dịch như sau:
4.1 Tái hiện để mà tái tạo
Các bộ môn nghệ thuật khác, chất liệu là vật chất, cho nên hình tượng của nó là trực tiếp Họa sĩ vẽ một bức tranh, nhạc sĩ tấu một khúc nhạc, ta nghe thấy ngay Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, chất liệu của nó chỉ là kí hiệu của vật chất, cho nên hình ảnh của nó là gián tiếp Nguyễn Du mô tả Thúy Kiều cùng tiếng đàn của nàng:
―Làn thu thủy, nét xuân sơn‖, ―Trong như tiếng hạc bay qua‖, v.v… chúng ta không nghe thấy gì cả Như thế, muốn thưởng thức tác phẩm văn học, người đọc tất yếu phải trải qua khâu ―tái hiện‖ Không những thế, các kí hiệu ngôn từ trong tác phẩm văn học không phải ―đồng hiện‖, mà được triển khai theo hình tuyến từ đầu đến cuối văn bản, như thế sự tái hiện ở đây là liên tục Chính trong quá trình tái hiện liên tục này, chúng ta mới nghe thấy dần hình tượng nhà văn mô tả, nhưng là hình tượng được diễn lại trong đầu óc của người đọc, chứ không phải như bức tranh hoặc khúc nhạc bên ngoài Nói văn học mang tính hình tượng gián tiếp là như vậy Nghĩa là nó phải kinh qua sự tưởng tượng của người đọc ngay giây phút đầu tiên của quá trình thưởng thức tiếp nhận, một điều hầu như không đặt ra với một số bộ môn nghệ thuật khác Mà đã nói đến tưởng tượng là tất yếu sẽ kèm theo một thuộc tính tất yếu là sự sáng tạo Sự sáng tạo trong sự tiếp nhận của độc giả văn học được nhấn mạnh hơn so với công chúng một số bộ môn khác là vì vậy Cộng với các vấn đề động cơ, tâm thế
và tầm đón chung cho công chúng, có thể thấy sự tái hiện mang tính chất sáng tạo hay sự tái tạo trong việc đọc văn học theo các mặt như sau:
Trước hết là phải tái tạo lại hình tượng Trong khi đọc tác phẩm văn học, độc giả vừa bám vào sự mô tả trong văn bản, vừa liên tưởng với loại người tương tự
Trang 15ngoài đời, đồng thời cũng dựa vào cảm nghĩ và lý giải của mình, mà hình dung, tưởng tượng về nhân vật nào đó Kết quả là mỗi người mỗi khác ―Một nghìn bạn đọc, thì có một nghìn Hamlét‖ như người phương Tây thường nói Hình dung mỗi người mỗi khác, cũng có nghĩa là không giống sự hình dung với chính tác giả Lỗ
Tấn nói: ―Chúng ta học Hồng lâu mộng, từ chữ nghĩa hình dung ra con người Lâm
Đại Ngọc… nhưng e rằng sẽ hình dung thành một nữ lang thời thượng, cắt tóc ngắn, mặc lụa là Ấn Độ, thân hình mảnh dẻ, dáng cô độc, hoặc là một dáng vẻ khác, tôi khó
đoán định được Nhưng nếu thử so sánh với bức tranh trong Hồng lâu mộng đồ vịnh
ba bốn mươi năm trước thì hoàn toàn khác; bức tranh đó vẽ Lâm Đại Ngọc trong lòng độc giả thời ấy‖ (Lỗ Tấn toàn tập, tập V, tr.430)
Hai là thay đổi lại theo tình cảm khác Tác phẩm văn học thành công nào cũng chan chứa tình cảm, đủ các sắc thái vui, buồn, giận, thương, v.v…, tất nhiên trong đó
sẽ nổi lên một trạng thái tình cảm chủ đạo Nhưng người đọc thường chỉ thích và nhớ nhất những trạng thái tình cảm nào phù hợp với sự xúc động thường ngày của bản thân Chị Trần Thị Lý thoát khỏi manh vuốt của giặc ra miền Bắc, được đồng bào
đồng chí quý trọng và hết lòng chăm sóc Bài Người con gái Việt Nam của Tố Hữu đã
biểu hiện lại những tình cảm cao đẹp này Nhưng tình cảm trong thơ cũng đạt đến độ điển hình Nghĩa là phải cô kết những tình cảm chung nói trên thành một cảm xúc rất riêng tư, không giống với một ai, không một ai dám thổ lộ như thế Đó là tấm lòng và
giọng điệu của một người anh trai trong Người con gái Việt Nam Mà chính cái riêng
này mới nói lên cái chung được nhiều nhất Thực chất là lỗi xưng hô ― Tôi … em‖ trong bài thơ này là như vậy Nhưng chúng ta đã từng nghe các chàng trai cười khúc khích khi ngâm nga ―Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt, Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt‖,v.v thậm trí không nhớ trong bài thơ nào, tác giả là ai? Đúng sai, có thể bàn, nhưng ai cấm được hiện tượng này?
Ba là giải thích theo quan niệm khác khi một bạn đọc, nhất là các nhà khoa học đã có một quan niệm riêng về con người và thế giới, thậm trí đã hình thành một chủ thuyết thì tất nhiên họ thường giải thích lại mọi việc trên đời, nhất là đối với những kiệt tác văn học nghệ thuật vì đây là ―những bức tranh nhân sinh thu gọn‖ Chúng ta biết nhiều cách phân tích về sự chần chừ của Hamlét Gớt cho đó là mâu
Trang 16thuẫn giữa trí tuệ và sắc sảo, nhưng năng lực hành động quá hạn chế, v.v Trái lại, căn cứ theo lý thuyết phân tâm của mình, S.Phrớt khẳng định: ―Hamlét có khả năng làm tất cả, chỉ trừ việc trả thù con người mà đối với nó là hiện thân của sự thực hiện những ham muốn của tuổi thơ bị bài ức Lòng căm thù lẽ ra phải thúc đẩy ý muốn báo thù thì được thay thế ở y bằng sự than thân trách phận và những cắn rứt của lương tâm Tất cả những điều này mách bảo với y rằng bản thân y nói thẳng ra, thì cũng chẳng hơn gì tên tội phạm mà y phải trừng trị‖
Thật ra, sự tái tạo hay thay đổi còn diễn ra trong vô số cấp độ và bình diện, mà trên kia chỉ là sơ lược đôi nét Sự thay đổi đó, thậm chí còn diễn ra ở một con người
đọc một tác phẩm xác định nhưng trong những lúc khác nhau Nếu đọc ―Hồng lâu mộng” trong lúc trai trẻ, làm sao mà không cảm thấy thú vị trước hết đối với cảnh vui
chơi nô đùa giữa các công tử, tiểu thư với những a hoàn xinh đẹp Nhưng khi đã nếm mùi của trường tình biển ái, thì sẽ không khỏi xót xa trước bi kịch của Bảo – Lâm
Lúc về già, đã trải nghiệm biết bao trầm luân cay đắng của cuộc đời, đọc lại ― Hồng lâu mộng ”, mới ngấm hết bao nỗi nhân tình thế thái, cuộc thịnh suy trong biển đời
khổ ải
Tuy vậy, những kỷ niệm đọc, đọc một cách xúc động của một thời, vẫn sống mãi, và sẽ tham gia vào hiệ quả tiếp nhận của những lần đọc sau Bởi vì khi đọc lại một tác phẩm mà ta xúc động trong thời gian qua, thì bao nhiêu không khí cảnh huống của thời ấy cũng đồng thời sống lại Đó là lý do giải thích vì sao nhiều tác phẩm, bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu câu thơ, chẳng hạn trong sách giáo khoa, mà
ta tiếp xúc thời Thơ ấu, ngẫm ra cũng bình thường thôi, nhưng nay đọc lại vẫn thấy thú vị
4.2 Lý giải và ngộ nhận
Như trên đã nói, có thể thấy sự tiếp nhận bạn đọc, vừa có khả năng lý giải đúng, nhưng cũng có khả năng ngộ nhận ý đồ của tác giả Trong lời tựa bản dịch AQ chính truyện ra tiếng nga viết năm 1925, Lỗ Tấn có nói rõ ý đồ sáng tác của mình như sau:‖ Tôi đã có lần thử xem tôi có khả năng miêu tả linh hồn người hiện đại trong nước chúng tôi hay không? Muốn miêu ta linh hồn của quốc dân một nước trầm mặc như thế thì cũng là điều hết sức khó khăn ở Trung Quốc… Cho nên tôi
Trang 17cũng định bụng chỉ đưa ra vài điều tôi cảm giác và quan sát, buồn bã và cô quạnh, tạm viết ra đây thôi, coi như đó là nhân sinh của Trung Quốc, theo như con mắt tôi đã từng nhìn thấy‖ (Gào thét, tr.197) Sau này thì càng có nhiều người hiểu đúng tâm huyết đó của Lỗ Tấn Nhưng lúc bấy giờ thấy ngôn ngữ, cử chỉ kỳ quặc của AQ, có người đã hỏi thẳng ông: ―Nối thật đi, trong bộ sách ấy anh định chửi người nào đây?‖ Ông đã phân trần rất có ý nghĩa: ―Nghe câu hỏi đó, tôi chỉ có thể tưcs tối và khổ tâm, vì tôi không thể nào cho người ta thấy rằng mình không đến nỗi hèn mạt như vậy‖(1) Câu chuyện của ông Cao Nhất Hàm kể sau đây cho thấy rằng việc hiểu đúng ý đồ của tác giả cũng không phải là dễ, có khi phải trả một giá nào đó: ―Tôi còn nhớ, lúc tập AQ chính truyện đang cứ từng đoạn, từng đoạn lần lượt in ra, thì có nhiều người ra vẻ sợ hãi lắm Họ những lo rằng một ngày kia đến lượt họ bị thóa mạ Lại có một ông bạn tôi nói trước tôi rằng, trong câu chuyện AQ đăng hôm qua có một đoạn tỏi ra công kích ông ta Rồi ông ta đoán ngay ra rằng tác giả chính là người nọ
mới biết được câu chuyện riêng ấy Thế rồi, từ đó, ông ta nghi ngờ lung tung: bao
nhiêu câu chuyện đem ra chửi trong AQ chính truyện đều là chuyện riêng của ông ta
cả, và phàm những người có đi lại giao thiệp với tòa soạn tờ báo đăng AQ chính truyện đều bị tình nghi là tác giả Mãi đến lúc ông ta dò ra tên thật tác giả, ông ta mới biết rằng té ra người đó với ông ta xưa nay chưa hề quen biết nhau Lúc đó ông ta mới giật nảy mình và gặp ai, ông ta cũng tuyên bố: ―AQ chính truyện viết ra không phải công kích ông ta đâu‖ (Hiện đại bình luận, tập IV tr.89)
Nhưng không phải tất cả những ―hiểu sai‖ , ngộ nhận ý đồ của tác giả đều hỏng
vả Ở đây cần phân biệt chính ngộ với phản ngộ Chính ngộ, tuy không phù hợp với ý
đồ tác giả nhưng vẫn có căn cứ trong tác phẩm Điều đó chí ít có thể giải thích bằng đặc trưng của nghệ thuật Nghệ sĩ nói chung, nhà văn nói riêng, không chứng minh
mà mô tả Hình ảnh mà họ đan dệt nên sinh động, đa diện Nhìn ở góc độ khác, người đọc có thể phát hiện ra những khía cạnh mà vốn tác giả không nghĩ đến Nguyễn Du tuyên bố ―Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau‖, nhưng người đọc qua ―Truyện Kiều‖ lại thấy xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống con người Hãy lấy ví dụ về một
khía cạnh nhỏ, để nói vấn đề cụ thể hơn Xuân Diệu, trong bài Biển , đã ví các chàng
trai như những cồn sóng đại dương vỗ mãi vào bờ ―Như hôn mãi ngàn năm không thỏa - Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi‖, và ví các cô gái với ―Bờ đẹp đẽ cát vàng- Thoai
Trang 18thoải hàng thông đứng – Như lặng lẽ mơ màng - Suốt ngàn năm bên sóng‖ Nhà thơ
đã đọc câu thơ sau này vang lên với tiếng sóng bằng cách nhấn mạnh, kéo dài các âm vàng, hàng, ngàn,màng, v.v Nhưng tại sao khi nói về các cô gái lại có tiếng sóng? Một bạn đọc cho rằng, mô tả cô gái hay nói cho đúng hơn là mô tả vẻ đáng yêu của
họ Mà đã là cô gái đáng yêu, thì các chàng trai chờn vờn quấn quýt xung quanh thì
có gì lạ: Đây là thêm một cách khắc họa gián tiếp Nghe xong, nhà thơ rất thích thú,
và về sau cũng giải thích như vậy Sức mạnh của văn học nghệ thuật, còn tính là nhờ
sự tiếp nhận mang tính sáng tạo này Nguyễn Du chỉ mô tả một nàng Kiều, nhưng có đến hàng triệu nàng Kiều không giống nhau trong hàng triệu thế hệ bạn đọc Nói cho cùng, ý nghĩa xã hội của văn học nghệ thuật, tác dụng của nó đối với nhiều công chúng xét trên thực tế, chính là được diễn ra với sự ngộ nhận, nói đúng hơ là sự
―chính ngộ‖ liên tục này Về điểm này cần cân nhắc lại một ý kiến của Mác: ―Hình thức lí giải không chính xác, lại chính là hình thức phổ biến, hơn nữa là hình thức thích hợp với sự ứng dụng phổ biến trong một giai đoạn phát triển nhất định của xã
hội.‖ (Thư gửi Látxan)
Vấn đề ở đây là bàn đến nhiều quan hệ khác nhau, nhưng một vế của những quan hệ đó lại là duy nhất, cố định Tuy phát sinh nhiều quan hệ với B, C, D, v.v…
và với vô cùng, nhưng A vẫn là A đấy thôi Tác phẩm vẫn là tác phẩm đó Nhưng nhân vật lại là con người này Một ngàn chàng Hamlét, hiển nhiên là không hoàn toàn giống nhau, nhưng vẫn là Hămlét Một triệu nàng Kiều, vẫn là Kiều Cảm thụ hình ảnh nàng thế nào mà ra Hoạn Thư, Tú Bà thì như thế đã từ chính ngộ chuyển sang phản ngộ Phản ngộ là sự tiếp nhận tùy tiện, thậm chí cắt xén, xuyên tạc, không có
căn cứ trong tác phẩm
Và nếu biểu hiện của ―chính ngộ‖ là muôn màu muôn vẻ, thì nguyên nhân của
sự ―phản ngộ‖ cũng hết sức phức tạp Đó có thể là do động cơ, tâm thế, hoặc ―tầm đón‖ kì quặc, hoặc quá ư cao siêu hay dưới mức tầm thường, v.v… Ở đây chỉ muốn lưu ý đến hai biên độ của nó Đó là sự cố ý, hơn nữa là sự cố ý của ‗những thế lực chính trị chuyên chế hà khắc Chẳng hạn như những chuyện ―kiêng húy‖ hoặc ―văn
tự ngục‖ dưới một số triều đại phong kiến Nhà thơ Tử Tuấn đời Thanh chỉ vì hai câu thơ ― Minh nguyệt hữu tình hoàn cố ngã – Thanh phong vô ý bất lưu nhân‖ (Trăng
Trang 19sáng có tình còn nhìn ta – Gió mát vô ýkhông giữ người lại), mà bị thiệt mạng Chẳng qua là vì trong câu thơ có chữ ―Thanh‖ (trong ―Thanh phong‖ thật ra chỉ có nghĩa là
―gió mát‖ mà thôi), và chữ ―Minh‖ (trong ―Minh nguyệt‖ chỉ có nghĩa là ―trăng
sáng―) Lối ―tiếp nhận‖ này thì không có gì để nói nữa
Biên độ thứ hai là sự vô tình Nhưng vô tình cũng có nhiều loại Nhưng loại
―vô tình‖ phổ biến nhất là do thật tình không hiểu hết đặc trưng của văn học vốn là một lĩnh vực hết sức kỳ diệu và tinh tế của tâm hồn con người Muốn tiếp cận nó phải
từ nhiều bình diện, nhiều cấp độ, nhiều quan hệ, v.v…cho nên không có gì lạ ngay những người sành sỏi, cũng có khi vấp váp như thường Hình ảnh Bác Hồ trong thơ
Tố Hữu từ bài Hồ Chí Minh qua Sáng tháng năm đến Theo chân Bác, v.v… tất nhiên
là có nhiều bước tiến triển Nhưng không nên suy luận một cách dễ dãi để phần nào
đánh giá thấp bài Hồ Chí Minh, cho nó chưa thật đúng với con người giản dị gần gũi
với quần chúng bằng cách đối sánh, chẳng hạn với những câu như ―Áo nâu túi vải
đẹp tươi lạ thường‖ trong bài Việt Bắc Thật ra sự so sánh này là không cùng trên một
bình diện Câu thơ vừa rồi là được nhìn qua con mắt người dân Việt Bắc, không thể
đem so sánh với những lời thơ trữ tình trực tiếp của thi sĩ trong bài Hồ Chí Minh Tất
nhiên câu ―Tiếng người thét mau lên gươm lắp súng― quả là không thật hợp với phong thái của Bác Nhưng bên cạnh Bác còn xuất hiện với tư thái ―Người lính già đã quyết chí hy sinh‖, là ―tên Quân cảm tử‖, là người ―Cha‖, v.v… Vả chăng tính chân thật trong văn học không phải chỉ được đối chiếu với khách quan, với sự chân thành của nghệ sĩ mà còn phải được xét trên ―tầm đón‖ của công chúng Không phải ngẫu
nhiên mà lời Quốc ca hồi ấy có câu: ―Thề phanh thây, uống máu quân thù‖, và câu
chuyện mắt Bác có những hai con ngươi còn lan truyền mãi cả nước và suốt cả một thời gian sau đấy Một chân dung toàn những nét nhân từ Giản dị về Bác sẽ có phần
lạc lõng trong không khí huyền thoại và hung tráng thời ấy
4.3 Trạng thái thông thường mà tốt đẹp trong mối quan hệ giữa sáng tác và tiếp nhận
Nói ―thông thường‖ tức là bàn đến hai cực Những sáng tác quá ư xoàng xĩnh, những công chúng hoàn toàn ―mù văn‖ thì còn bàn để làm gì? Còn những đại kiệt tác,
và những phê bình xuất chúng thì quý hóa quá, nhưng là của hiếm, rất hiếm Tất cả ở
Trang 20đây chỉ xét ở mức trung bình lí tưởng, nghĩa là ở trong trạng thái thông thường phổ biến, nhưng không bao giờ tự thỏa mãn, và luôn luôn biết vươn lên cái tốt đẹp hơn Cũng không bàn sáng tác và tiếp nhận một cách cô lập, mà là trong sự tương tác với
nhau
Nhìn thêm từ phía tiếp nhận, sẽ thấy rõ hơn sáng tác ko thể chỉ viết cho mình, hoặc cầu kì, bí hiểm, tắc tị, hoặc quá cao siêu vượt quá ―tầm đón‖ của công chúng Sáng tác phải được hành chức như một lời tâm sự, một dịp tâm tình, một thông điệp thẩm mĩ, nó phải được công chúng tiếp nhận mới trở thành sản phẩm xã hội Nếu không, nghĩa là người ta không muốn nghe, thậm chí rất muốn nghe, muốn xem nhưng không thể tiếp nhận được gì, thì tác phẩm chẳng qua chỉ là một bức thư ko địa chỉ Ngược lại, nhưng cũng bị liệt ra khỏi tầm đón của công chúng là những sáng tác rất dễ hiểu, vì cũ kĩ nhàm chán, không ai them xem, rốt cục cũng bị ném trả về để rồi
tự phong kín lại, trở thành một phế phẩm tinh thần, còn thua cả chất thải trong sản xuất vật chất Như thế, để tạo tiền đề tốt đẹp cho sự tiếp nhận, thì sang tác phải nói như Viên Mai: ―Xuất nhân chi ý ngoại giả, nhưng tu tại nhân ý chi trung‖ (Cái nói ra phải hơi bất ngờ với người khác, nhưng rồi vẫ nằm trong ý của họ - Tùy Viên thi ngoại) Nếu nói những điều ta hiểu ngay, mới lật trang đầu, mới liếc cảnh đầu, người
ta đoán biết tất cả, lập tức sẽ gây nên cảm giác: ―Biết rồi, khổ lắm nói mãi‖ Đọc Những người khốn khổ của Vícto Huygô, mấy ai có thể đoán trước được rằng tên tù khổ sai vượt ngục còn thói ăn cắp kia lại có thể trở thành ông thị trưởng Mađơlen giàu đức độ vị tha, còn tên chó săn Giave, lương tâm bỗng trỗi dậy, nhảy xuống sông
tự tử?
Tác phẩm phải nói những gì buộc công chúng phải ngẫm nghĩ mới hiểu, khi hiểu rồi mới cảm thấy mở mang, thú vị Đây không hề mà cũng không nên là những thứ khó hiểu đến mức không thề nào hiểu được, hoặc cố hiểu ra rồi, thì thấy cầu kì, rỗng tuếch, vô vị Hấp dẫn nhưng hiểu được Hiểu được nhưng phải hấp dẫn Đó là biện chứng trong phẩm chất của tác phẩm, nhìn từ phía tiếp nhận
Tương ứng với tác phẩm nói trên, trong sáng tác, công chúng phải làm sao cho động cơ, tâm thế, tựu trung lại là có một tầm đón tổng hợp trong từng trường hợp cụ thể, có thể không rơi vào tình trạng ―phản ngộ‖, hoặc thậm chí ―vô cảm‖ Ở đây có sự
Trang 21gặp gỡ giữa những ý kiến của Mác với lối nói dân gian ta: ―Cầm đàn mà gảy tai trâu‖,
―một bản nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa gì với một lỗ tai không thính nhạc‖, v.v Nói theo ngôn ngữ của Giải thích học và Mỹ học tiếp nhận thì được một sự
―tiền lý giải‖ ( lý giải thoạt nhiên, sơ bộ ) khả dĩ có thể ―đối thoại‖ được với ý đồ của tác giả nhất là với hàm ý khách quan trong văn bản Trong quá trình ―đối thoại‖ đó, một mặt phải luôn luôn có ý thức mở rộng tầm đón để thấu hiểu cho hết hàm ý của văn bản Điều này không hề mâu thuẫn mà còn đòi hỏi tính sáng tạo trong tiếp nhận, chí ít là không thể không phát huy óc tưởng tượng Hơn nữa, hiểu đúng hàm ý của văn bản, nhất là với những tác phẩm ưu tú, chưa cần nói đến những kiệt tác, đâu phải
dễ Nó không hề là kết quả của những tầm đón xơ cứng, chai lỳ, mà phải là những tầm đón đầy tính chủ động sáng tạo Vả chăng tính sáng tạo trong sự tiếp nhận chân chính, chỉ chấp nhận sự ―chính ngộ‖ chứ không dung thứ sự ―phản ngộ‖, nghĩa là có thể không trùng khớp với ý đồ của tác giả, nhưng không thể thoát ly văn bản
Tóm lại, sự diễn biến thông thường mà tốt đẹp của sự tiếp nhận những tác phẩm đích thực là văn học, bao giờ cũng được một tầm đón không chứa đựng mầm mống của sự ―phản ngộ‖ và kết thúc bằng sự mở rộng và nâng cao của chính tầm đón
ấy
5 Ý nghĩa của tiếp nhận văn học
Sự tiếp nhận của bạn đọc đối với một tác phẩm văn học, dù hiệu quả cao nhất cũng có thể ở những mức độ khác nhau Hiệu quả này , hiển nhiên không phải do giá trị vốn có của tác phẩm, mà còn do phẩm chất của chủ thể tiếp nhận, nói đúng hơn, là
do sự sáng tạo của cả hai phía Cũng hiển nhiên, sự phân độ bao giờ cũng là tương đối, giữa chúng thường có xuyên thấm giao thoa Tuy nhiên, đỉnh cao của sự tiếp nhận,có thể thấy theo những nấc thang như sau:
5 1 Đồng cảm
Đồng cảm theo nghĩa rộng, chỉ những xúc động tương đồng hoặc gần gũi của bạn đọc ở những giai cấp, dân tộc, thời đại khác nhau đối với cùng một tác phẩm Nhưng theo nghĩa trực diện ở đây, chỉ sự xúc động của bạn đọc đối với những tư tưởng, tình cảm lý tưởng và nguyện vọng được bộc lộ trực tiếp qua số phận của nhân vật hay nhân tình thế thái nói chung trong tác phẩm, khiến cho họ yêu ghét những gì
Trang 22mà chính tác giả yêu ghét Đồng cảm cũng có thể mang những sắc thái nội dung khác nhau
Trước hết là sự đồng cảm về tư tưởng quan niệm ở đây có sự tương thông về
tư tưởng quan niệm giữa tác phẩm và người đọc Mác đã nhiều lần trích dẫn câu sau đây về tác dụng của đồng tiền trong một vở kịch của Sếc-xpia: "Vàng, chỉ cần một chút thôi, là có thể đổi trắng thay đen, xấu thành đẹp,sai thành đúng, đê tiện thành cao quý, tên hèn nhát thành dũng sĩ, mục nát thành đầy sức sống Ôi tên lừa bịp lấp lánh sáng này !" Điều này chứng tỏ một sự đồng cảm giữa Các Mác với Sếc-xpia
Lại có sự đồng cảm trực tiếp ngay về tình cảm Điều này thường xảy ra vì sự tương đồng về tình cảm giữa người đọc và nhân vật Đọc đến cảnh bán con, bán chó trong "Tắt đèn" hoặc những câu trong "Truyện Kều" như: "Xưa sao phong gấm rủ là - Giờ sao tan tác như hoa giữa đường" ai mà không đồng tình thương cảm, mặc dù chưa trải qua cảnh ngộ đó bao giờ Không đồng cảnh mà vẫn đồng cảm, có lẽ là do bất cứ một con người lương thiện nào cũng có "Trắc ẩn chi tâm" như Mạnh Tử đã từng khái quát Và dù với bất cứ sắc thái nào khi có được sự đồng cảm là đã mở đầu cho sự tiếp nhận đạt đến đỉnh cao
5.2 Thanh lọc
Khái niệm "thanh lọc" bắt nguồn từ Aristot Trong "Chính trị học" ông viết:
"Một số người rất dễ chịu tác động bởi một loại tình cảm nào đó, họ cũng có thể ở những mức độ khác nhau, chịu sự kích động của âm nhạc, được một sự khoan khoái nhẹ nhàng dễ chịu" Tiếp theo trong "Thi học", Ông cho rằng bi kịch "gây ra nỗi đau buồn và khiếp sợ, từ đó dẫn đến sự thanh lọc đối với những tình căm này‖ Trên cơ
sở đó, dần dần, dẫn người ta hiểu thanh lọc là kết quả của việc người đọc thâm nhập được vào thế giới tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, và từ trong xúc động, cảm thấy tâm hồn được điều tiết hài hòa và được mở rộng, nâng cao
Như thế, nếu đồng cảm là người đọc đồng cảm với nội dung tác phẩm thì trong thanh lọc, người đọc chịu sự tác động trở lại đối với chính tâm hồn mình Thanh lọc cũng có hai mặt tuy xuyên thấu vào nhau, nhưng cũng có thể tạm phân biệt như sau: Một là sự cân bằng hài hòatrở lại về mặt tâm lý do sức mạnh tình cảm thẩm mỹ của tác phẩm đem lại Quản Tử thời Xuân thu bên Trung Quốc đã có nhận xét: ―Chỉ nộ mạc dược thi Khí ưu mạc nhược nhạc‖ (Dứt được cơn giận thì không gì bằng thơ
Trang 23Tiêu mối sầu thì không gì bằng âm nhạc) Ăngghen cũng có nhận xét về tác dụng của văn học dân gian như sau: ―Sứ mệnh của câu chuyện dân gian là làm cho mỗi người nông dân sau một ngày lao động vất vả, than thể rã rời, tối đến trở về, lại được khoan khoái, phấn chấn và an ủi,khiến anh ta quên hết mệt mỏi, có thể biến mảnh ruộng lam
lũ của mình thành vườn hoa ngát hương Sứ mệnh cảu câu chuyện dân gian là làm cho nơi làm việc của bác thợ thủ công cùng chiếc gác trọ như cái chòi lạnh lẽo của chú thợ học nghề mỏi mệt bất kham thành thế giới của thơ và tòa cung điện bạc vàng,
để có thểhình dung người tình ẻo lả của mình thành một nàng công chúa xinh đẹp‖ (Chuyện dân gian Đức) Hai là sự mở rộng và nâng cao tâm hồn và nhân cách bởi những tình cảm đạo đức của tác phẩm Về điều này Điđơrô có đưa ra một khái quát:
―Chỉ có trong rạp kịch, nước mắt của người tốt kẻ xấu mới chan hòa được Chỉ có ở đây, kẻ xấu… mới có thể tỏ ra căm ghét một nhân vật có tính cách như mình… kẻ
hiển nhiên là bàn về sân khấu, nhưng kịch bản của nó lại chính là văn học
5.3 Bừng tỉnh
Trên cơ sở của sự đồng cảm và thanh lọc, nếu người đọc tiếp tục suy ngẫm, kết hợp chân lý của tác phẩm, liên hệ với thế thái nhân tình, bỗng nhận ra một khía cạnh nào đó về triết lý có ý vị nhân sinh, thì đó là bừng tỉnh Hãy lấy một ví dụ rất đơn
giản về bài ca dao dân ca:
―Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn‖
Ta đồng cảm trước vẻ đẹp thanh khiết của sen Ta được ―thanh lọc‖ nếu cảm thấy quả là bản thân có hơi ―đen vì gần mực‖ Nhưng nếu trên cơ sở đó người đọc tiếp tục nghiền ngẫm trực diện với nhân tình thế thái, rất có thể bừng tỉnh nhận ra rằng: cây cỏ kia, mà còn được như vậy, huống chi con người sống trong cõi đời phức tạp này, nếu có ý chí và quyết tâm thì không những cần thiết, mà còn hoàn toàn có thể bảo toàn khí tiết và nhân cách của mình trong cảnh trần ai không bao giờ hết rác
Trang 24bụi này Đọc hai câu thơ rất đỗi dung dị của Lý Bạch, nếu nghiền ngẫm thì sẽ cảm nhận được những ý vị sâu sắc gợi ra từ đó :
―Kim nhân bất kiến cổ thời nguyệt Kim nguyệt dĩ tằng kiến cổ nhân‖
(Người ta không thấy được mảnh trăng xưa
Nhưng trăng nay thì đã thấy được người xưa) Thì ra đối diện với một yếu tố, mà rất có thể là một yếu tố xiết bao nhỏ nhoi của vũ trụ bao la, đời người chỉ là thoáng chốc Cho nên khôi hài thay cho những ai muốn lưu danh thiên cổ Tất nhiên, cũng có những vĩ nhân để mãi tiếng thơm cho đời sau, nhưng chính họ lại là những người hơn ai hết, chỉ biết sống sao cho xứng đáng, lo cứu đời và cứu người trước mắt mà thôi Hãy đọc hêm đoạn văn sau đây của Pascan: ―Khi tôi xem xét cái khoảnh khắc nhỏ bé của cuộc đời tôi chơi vơi trong cái vĩnh viễntrước kia và sau này, cái không gian nhỏ bé mà tôi choán lấy, tôi nhìn thấy, chìm sâu trong không khí vô tận của những không gian mà tôi không biết và
nó không biết tôi, thì tôi rất hoảng hốt và ngạc nhiên rằng tại sao mình ở đây mà không phải ở kia Bởi vì không hề có lí do nào cắt nghĩa tại sao mình lại không ở
nơi kia, tại sao là bây giờ mà không phải lúc khác Ai đặt tôi vào đây‖ (Hai cõi vô cực)
Quả vậy, con người cũng chỉ là một sinh mệnh rất đỗi ngẫu nhiên trong vũ
trụ bao la với không gian, thời gian vô cùng vô tận này Mà cũng chẳng cần phải liên tưởng đâu xa Mẹ mình yêu người khác hiển nhiên là không có mình Bố mình yêu người khác cũng vậy Bố mẹ mình lấy nhau, ái ân trong lúc khác, cũng sẽ không phải mình Nói thế để thấy những tư tưởng ―tự kỷ trung tâm‖, hoặc ―tự sùng bái‖ là buồn cười Rồi những thói hám danh hám lợi, chạy vạy, bon chen, luồn cúi, lúc cần lại thẳng tay làm hại người khác, không những đáng phỉ nhổ mà còn chẳng qua là đóng những vai hề sống sượng, v.v…
Những kiệt tác, sản phẩm tinh thần của những đại văn hào kiêm tư tưởng gia, vốn ẩn tàng những chân lý sâu sắc về cuộc đời, chỉ cố công là phát hiện ra được Ví
dụ Phauxt của Gớt hàm chứa những lớp nghĩa rất đa dạng nhưng nếu ai nghiên cứu sâu, cũng đều phát hiện ra điều này: càng dấn thân vào cuộc sống, thì càng được bù
Trang 25đắp và hưởng thụ Tuy nhiên, nói chung, bừng tỉnh thấm đượm tính tích cực sáng tạo rõ nhất trong hoạt động tiếp nhận Chính ở đây thường bộc lộ những điều mà chưa chắc vốn tác giả đã nghĩ vậy, và cũng do đó sự ―bừng tỉnh‖ vẫn rất khác nhau ở mỗi người, là điều dễ hiểu
5 4 Ghi ta ̣c
Ghi tạc tức là ghi lòng tạc dạ , nhớ đời Nhưng đây không hề là mô ̣t cấp đô ̣ cao hơn, mà chỉ là chiều sâu hơn Cũng có thể chỉ là đồng cảm than h lọc và bừng tỉnh đó thôi, nhưng vì xúc đô ̣ng ma ̣nh liê ̣t, để lại xúc động sâu sắc mãi không phai mờ, thì đó
là ghi tạc Tất nhiên đã đồng cảm , thanh lo ̣c , bừng tỉnh, thì cũng không thể chóng quên, nhưng ghi tạc thì lâu bền hơn Cũng tất nhiên độ lâu bền của ghi tạc vẫn có thể khác nhau tùy trường hợp cu ̣ thể , và ―nhớ đời‘‘cũng chỉ là mô ̣t cách nói , chứ trên cõi đời này, rất hiếm thấy những cái gì vĩnh viễn Cũng không cần nói hiê ̣u quả ―ghi ta ̣c‖
này chỉ có thể xảy ra trong viê ̣c đo ̣c những kiê ̣t tác Lương khải Siêu nói: ― Độc hồng lâu cánh giả, tất hư ̃u dư luyến , dư bi; Độc Thủy hử cánh giả , tất hữu dư khoái , dư
nô ̣‖ (Người đọc Hồng lâu mộng tất sẽ có niề m thương đau và buồn lưu la ̣i mãi , kẻ
đo ̣c tro ̣n Thủy hử thì tất sẽ lưu lại mãi sự khoái trá và giận dữ
Những ―dư luyến‖ , ―dư bi‖ ,― dư khoái‖ , ―dư nô ̣‖ này chính là những hiê ̣n
tượng ghi tạc Đo ̣c Một trái tim thuần phác của G.Phlôbe, M.Gorki sửng sốt cảm
thấy như có mô ̣t ma lực huyền bí trong đó, đã toan mấy lần ― như mô ̣t kẻ mông muội, máy móc giở những trang sách sáng rọ i lên ánh sáng rồi soi nhìn, phảng phất như thể từ những hàng chữ có thể mò đoán được những phương pháp ma thuâ ̣t t rong đó‖ Chuyê ̣n ghi ta ̣c này , không tất yếu mãnh liê ̣t nhất ở các nhà văn nhưng dễ tìm thấy chứng cớ nhất ở ho ̣, bởi vì những ấn tượng sâu sắc không phai mờ khi đo ̣c những tác phẩm của người khác, thường ít nhiều để la ̣i dấu ấn trong sáng tác về sau của ho ̣ Rên xiết dưới vó ngựa xâm lăng giă ̣c Mông –Nguyên, đời Nam Tống bên Trung Quốc ở Giang nam có xuất hiê ̣n mô ̣t bài ca dao dân ca nói lên tình cảm của người dân chạy loạn phiêu ba ̣t nơi đầu đường xó chợ:
―Nguyê ̣t tử ung dung chiếu cửu châu Kỷ gia hoan lạc, kỷ gia sầu
Kỷ gia phu phụ đồng la trướng Kỷ gia phiêu linh tại ngoại đầu”
Trang 26Bài dân ca bỗng sống lại, được phổ nha ̣c và lan truyền rộng rãi thời kháng Nhật , tức là những năm tháng Bá c từng qua la ̣i ở Trung Quốc Có lẽ cũng như mọi người chắc Bác rất xúc đô ̣ng trước cái tỷ thơ giản di ̣ nhưng khái quát và sâu lắng này,và cái
ấn tượng đó đã đẻ lại dấu ấn trong bài Trung thu:
“Trung thu, thu nguyê ̣t viên như kính Chiếu diê ̣n nhân qian bạch tửa ngân
Gia Lý đoàn viên ngật thu tiết Bất vong ngật lý ngật sầu nhân”
Để kết thúc vắn tắt , cần lưu ý rằng nhữn g hiê ̣n tượng như đồng cảm ,
thanh lo ̣c, bừng tỉnh,ghi ta ̣c ở đây, chỉ là vạch ra những trạng thái tâm lý trong
tiếp nhâ ̣n mang tính chất trung tính Bởi vì người đo ̣c vẫn c ó thể, chẳng ha ̣n
đồng cảm, thanh lo ̣c, bừng tỉnh, ghi tạc bởi những tác phẩm bi lu ̣y , phản nhân
văn, phản tiến hóa Cho nên đổi mới ,thì phải đi sâu vào thế giới nghệ thuật, và
càng đi sâu, thì càng thăm thẳm nhưng chớ bao giờ song hành với cái động cơ
―giải trừ ý thức hê ̣‖, ―phi tư tưởng hóa‖, ― phi đa ̣o đức hóa‖
Trang 27II HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỀ BÀN VỀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
Đề: 1
Nhà phờ bỡnh Hoài Thanh viết: Thớch một bài thơ, theo tụi nghĩ, trước hết
là thớch một cỏch nhỡn, một cỏch nghĩ, một cỏch xỳc cảm, một cỏch núi, nghĩa là trước hết là thớch một con người
(Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1982)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trờn?
GỢI í ĐÁP ÁN
1 Giải thớch
- Thích là trạng thái, sắc độ cảm xúc yêu mến, nghiêng về cảm tính, khoái cảm
- Thích một bài thơ có nghĩa là tác phẩm ấy phải có sức hấp dẫn riêng Có nhiều yếu tố để gợi ra đam mê nghệ thuật, tr-ớc hết là một cách nghĩ, một cách xúc cảm tức sức hấp dẫn về nội dung; một cách nói hay sức hấp dẫn từ hệ thống các ph-ơng tiện biểu đạt Tựu trung lại là thích một con ng-ời Con ng-ời ở đây không
đơn thuần hay đồng nhất với con ng-ời ngoài đời mà đó là một cá tính văn ch-ơng,
cũn đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn học (mối quan hệ giữa người đọc và tỏc phẩm, tỏc giả),
2 Bỡnh luận
a Tại sao thớch một bài thơ trước hết là thớch một con người, một phong cỏch?
- Xuất phỏt từ yờu cầu của sỏng tạo nghệ thuật núi chung và thơ núi riờng: một bài thơ hay là bài thơ cú cỏch nhỡn, cỏch nghĩ, cỏch xỳc cảm, cỏch núi mới mẻ, độc đỏo (Cú thể liờn hệ đến ý kiến của Xuõn Diệu, Nguyễn Tuõn, Nam Cao để làm sỏng tỏ điều này)
Trang 28- Xuất phát từ đặc trưng của thơ ca: thơ là tiếng nói trữ tình Mỗi bài thơ phải thể hiện một cách chân thực vẻ đẹp tâm hồn, cá tính của chủ thể sáng tạo ý kiến của Hoài Thanh gần gũi với ý kiến của Buy-phông: ―Phong cách chính là người‖
b Nhận định của Hoài Thanh nêu lên sự gặp gỡ tri âm giữa người sáng tác
và người tiếp nhận văn học:
- Đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc Một bài thơ hay phải là một giá trị độc đáo, một kết tinh của tình cảm thẩm mĩ Một người yêu thích văn chương phải là người có tâm hồn nhạy cảm, biết rung động, biết khám phá giá trị độc đáo của tác phẩm, từ tác phẩm mà nhận ra phong cách của nhà văn
- Ý kiến trên đây cho thấy nguyên tắc thẩm mĩ của Hoài Thanh: ―lấy hồn tôi để hiểu hồn người‖ Hoài Thanh từng nói, với bài thơ hay ông thường ngâm đi ngâm loại, thường ―triền miên‖ trong đó Như vậy, người tiếp nhận phải có khả năng nhập thân và đồng sáng tạo cao độ
- Tuy nhiên, thích và đồng sáng tạo không có nghĩa là bình tán, suy diễn tùy tiện, gượng ép mà phải trên cơ sở hiểu được bản chất, quy luật sáng tạo nghệ thuật, hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học
3 Đánh giá
- Qua nhận định của Hoài Thanh giúp bạn đọc thức nhận được điều làm nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn của một thi phẩm có nhiều yếu tố như tính dân tộc, tính nhân loại… nhưng điều tiên quyết vẫn là gương mặt nghệ thuật riêng, Mỗi nhà thơ phải có một dạng ―vân chữ‖ không trộn lẫn
- Gửi đến bài học sâu sắc cho người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật và bài học tiếp nhận cho bạn đọc thơ