Giáo viên cần những thông tin cơ bản liên quan đến 4 phạm trù sau: 1 các khái niệm cơ bản về thị giác và khiếm thị; 2 các dấu hiệu của sự khiếm thị; 3 các đặc điểm để phân loại trẻ khiếm
Trang 1Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Trung Tâm Đào Tạo và Phát Triển Giáo Dục Đặc Biệt
Khoa Giáo Dục Đặc Biệt CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT CHO TRẺ KHIẾM THỊ
DẠY TRẺ KHIẾM THỊ
Geert W van Delden Long-term specialist
Visio Komitee Twee (Người dịch: Trần Minh Tân – Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Tp.HCM)
Lưu Hành Nội Bộ
2003
Trang 2Dạy Trẻ Khiếm Thị
Giới thiệu
Trẻ em phát triển các khái niệm khi hoạt động trong môi trường sống,
cơ bản là gia đình, nhà trường và xã hội Trước tiên, các em nhận biết đồ vật, con người và sự kiện, rồi sau đó, tuỳ đối tượng, các em sẽ sờ mó, thay đổi vị trí, tháo ra, sửa đổi, sắp xếp lại hoặc có thể biến đổi hoàn toàn đối tượng, qua đó mà phát triển các năng lực thể chất, nhận thức và xã hội
Trẻ khiếm thị gây ra nhiều khó khăn khác thường cho giáo viên trong các lớp học bình thường Dù số lượng trong lớp không lớn, có khi chỉ có một
em, trẻ khiếm thị cũng đòi hỏi hàng loạt những trang bị thích hợp cho việc giáo dục các em
Thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các khái niệm, trong sự hiểu biết các mối quan hệ trong không gian và trong việc sử dụng sách báo, tạp chí Như vậy, trẻ khiếm thị có các yêu cầu giáo dục riêng Hay như Corn và các cộng sự nói (1995): “Việc học các kỹ năng bù trừ cần thiết và các kỹ thuật thích ứng – như việc dùng chữ Braille hay các thiết bị quang học để trao đổi thông tin bằng chữ viết – đòi hỏi phải có sự hướng dẫn đặc biệt của cha mẹ và giáo viên.”
Các lớp học bình thường là môi trường thích hợp cho nhiều trẻ em và học sinh khiếm thị Tuy nhiên, giáo viên làm việc với các em này cần hiểu rõ loại và mức độ khiếm thị của từng em để có thể lựa chọn phương pháp thích hợp Giáo viên cần những thông tin cơ bản liên quan đến 4 phạm trù sau: (1) các khái niệm cơ bản về thị giác và khiếm thị; (2) các dấu hiệu của sự khiếm thị; (3) các đặc điểm để phân loại trẻ khiếm thị; và (4) các kỹ thuật đặc biệt để đáp ứng nhu cầu học tập của các em
Dù các em bị khiếm thị vì nguyên nhân nào, việc đầu tiên các nhà giáo dục phải làm là xem xét hiện trạng thị giác của các em, tìm hiểu xem các em bắt đầu bị khiếm thị khi nào, các em có sử dụng được thị giác còn lại hay không So với trẻ khiếm khị trễ (sau khi đã hình thành được một số khái niệm) thì trẻ khiếm thị nặng bẩm sinh gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc hiểu các khái niệm và phát triển các kỹ năng cơ bản
Đặc điểm
Trong việc giáo dục trẻ khiếm thị, đặc điểm có liên quan nhiều nhất là việc làm tăng khả năng nhìn của trẻ
Trang 3Các đặc điểm được phân thành các lãnh vực chức năng như tâm lý, giao tiếp, ứng xử tình cảm-xã hội, di chuyển và giáo dục, được liệt kê ở bảng dưới đây:
Bảng 1.- Các đặc điểm có thể có của trẻ khiếm thị
Lãnh vực chức
năng Đặc điểm có thể có
Việc phát triển khái niệm tuỳ thuộc vào các kinh nghiệm xúc giác
Không thể dùng thị giác để trợ giúp việc phát triển các khái niệm tổng hợp
Không thể tưởng tượng bằng hình ảnh
Ứng xử
tình cảm/xã hội Có thể có những cử động lặp lại, rập khuôn (đu đưa cơ thể hoặc dụi mắt)
Chưa phát triển đầy đủ về mặt xã hội
Thu mình lại (tự cô lập)
Lệ thuộc
Không có khả năng dùng các gợi ý không lời
về không gian chung quanh
Các vấn đề về trí nhớ và tưởng tượng bằng hình ảnh với những tác động đến chức năng
Xác định và đánh giá
Chúng ta dễ dàng nhận ra trẻ em và học sinh khiếm thị nếu các em bị
khiếm thị nặng; nhưng nếu các em bị khiếm thị nhẹ thì ta sẽ khó nhận ra, thậm chí phải mất nhiều năm mới nhận ra Giáo viên (và phụ huynh) cần phải nhận biết các dấu hiệu của sự khiếm thị
Bảng 2.- Bảng liệt kê tóm tắt các dấu hiệu của sự khiếm thị
• Nhắm một mắt, nghiêng đầu hay đưa đầu ra phía
trước
• Gặp khó khăn khi đọc hay viết, đòi hỏi hai mắt
Trang 4phải hết sức tập trung
• Mắt nháy nhiều hơn bình thường hoặc dễ bị kích
thích khi làm những việc tỉ mỉ
• Để sách gần mắt
• Không nhìn rõ vật ở xa
• Nheo mắt hoặc nhíu mày
Biểu hiện ở mắt • Mắt lác
• Mi mắt có viền đỏ, đóng vảy hay phồng lên
• Mắt viêm hoặc chảy nước mắt
• Hay bị chắp lẹo
trong
• Không thấy rõ
• Chóng mặt, nhức đầu hoặc buồn nôn sau khi làm
việc tỉ mỉ bằng mắt
• Hình ảnh mờ hoặc 2 nét
A Đánh giá chính thức:
Bác sĩ nhãn khoa và người đo thị lực sẽ khám mắt tổng quát để xác định phạm vi và các khía cạnh đặc biệt của các vấn đề về mắt
B Đánh giá bổ sung:
Nhân viên nhà trường sẽ tập trung vào việc quan sát để thực hiện việc đánh giá bổ sung cho việc đánh giá chính thức trên
Trong môi trường giáo dục hoà nhập
Thường thì học sinh khiếm thị được đánh giá là thành công khi các em có khả năng hoàn thành những yêu cầu của lớp học và chương trình học bình thường theo cách các bạn trong lớp hoàn thành Kiểu mẫu này gọi là “hoà nhập” Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ khiếm thị đều có lợi khi hoà nhập thật sự Sự hoà nhập không phụ thuộc vào điều gì cả Lý tưởng nhất là ở mỗi cấp học nên chia trẻ em và học sinh khiếm thị thành nhiều nhóm Thái độ của nhân viên nhà trường, phụ huynh, học sinh, sinh viên, cộng đồng nhà trường và sự tổ chức công việc hàng ngày có ảnh hưỡng sâu sắc đến thành tích học tập của học sinh hay sinh viên
Khi học sinh hay sinh viên khiếm thị nặng (đến mức gây khó khăn trong việc dạy và học) đến học tại một trường (hoà nhập) ở địa phương, sẽ có một nhóm trợ giúp cho các em Nhóm này được tập hợp lại để giới thiệu một
Trang 5chương trình giáo dục cá nhân (IEP) hiện hành và đề suất với hiệu trưởng một chương trình giáo dục thích hợp cùng với các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của học sinh đó
Chương trình học và phương pháp dạy
Trẻ em và học sinh khiếm thị cần một chương trình học đặc biệt và một phương pháp dạy được điều chỉnh chút ít Với trẻ nhìn kém, sự điều chỉnh này có thể là phóng lớn tới kích thước thích hợp, tạo sự tương phản thích hợp cho các tài liệu chữ in và chiếu sáng môi trường tốt hơn Trẻ nhìn rất kém hoặc mù thực tế và mù hoàn toàn cần nhiều điều chỉnh hơn
Xếp lớp
Trẻ em và học sinh khiếm thị có thể được xếp vào bất cứ lớp nào trong trường bình thường cũng như trong trường chuyên biệt Mỗi trẻ hoặc mỗi học sinh cần được đánh giá riêng biệt từng em để được xếp vào lớp thích hợp nhất Tuy một số trẻ hoặc học sinh mù thực tế và mù hoàn toàn có thể học tập rất tốt trong môi trường giáo dục bình thường, nhưng một số các em khác sẽ chuyển biến tốt hơn trong các trường chuyên biệt với các dịch vụ mở rộng hơn
Các điều chỉnh trong lớp học
Một số điều chỉnh trong lớp sẽ giúp nâng cao chất lượng của chương trình cho trẻ và học sinh khiếm thị Phần này giới thiệu một số phương pháp nhắm đến các nhu cầu của trẻ và học sinh khiếm thị, theo 4 loại: những lưu ý chung, những lưu ý về mặt quản lý, chương trình học và các điều chỉnh trong việc dạy, những can thiệp tình cảm – xã hội
A Những lưu ý chung:
Khi giáo dục trẻ khiếm thị, giáo viên nên xem xét nhu cầu riêng của mỗi trẻ, nhưng cần lưu ý áp dụng một số quy tắc chung cho hầu hết trẻ và học sinh khiếm thị:
• Hỏi xem trẻ và học sinh có cần trợ giúp không
• Đừng cho là nếu thiếu trang thiết bị hay phòng ốc thì sẽ không thực hiện được một số bài tập hay hoạt động nào đó
• Cho trẻ và học sinh khiếm thị tham gia vào mọi hoạt động của lớp cùng với tất cả học sinh khác
• Sắp xếp chỗ ngồi sao cho trẻ và học sinh khiếm thị tận dụng được thị lực còn lại của các em
• Khuyến khích trẻ sử dụng thị lực còn lại
Trang 6• Hãy nhớ là nhiều tính chất của trẻ và học sinh khiếm thị (như trí thông minh, sức khoẻ,…) có thể không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tật khiếm thị
B Những lưu ý về kỹ năng ứng xử với con người:
Các ứng xử tiêu chuẩn:
Các tiêu chuẩn về hành vi nên được áp dụng chung cho tất cả trẻ và học sinh, kể cả trẻ và học sinh khiếm thị
Các lưu ý về môi trường:
Nên giúp trẻ khiếm thị biết cách bố trí trong trường và trong lớp để các
em có thể tự đi đến lớp và tự đi lại trong lớp Trong lớp, nên dùng phương pháp định hướng theo chiều kim đồng hồ
Trước khi dạy:
Giáo viên nên lập kế hoạch trước để việc dạy học đáp ứng được nhu cầu của học sinh khiếm thị Khi lập thời khoá biểu của lớp, phải dành thời gian cho trẻ và học sinh mù sử dụng sách in chữ lớn hay sách chữ Braille, vì việc sử dụng các loại sách này đòi hỏi nhiều thời gian hơn
Cần điều chỉnh đôi chút ở các bài làm trắc nghiệm: chữ in lớn hơn, thời gian nhiều hơn
Một số học sinh cần được hướng dẫn đặc biệt những kỹ năng học tập như cách ghi lời giảng của giáo viên, cách sắp xếp thời gian, kỹ năng tổ chức và kỹ năng sử dụng phương tiện học tập riêng như máy vi tính, máy ghi âm,… (nhất là ở cấp II và cấp III)
Một số điều chỉnh đặc biệt được liệt kê dưới đây:
• Phân công một học sinh sáng trợ giúp các học sinh khiếm thị di chuyển trong những tình huống khẩn cấp
• Dạy tất cả học sinh trong lớp cách hướng dẫn người khiếm thị đúng kỹ thuật
• Khi vào lớp hay rời khỏi lớp, giáo viên nên nói cho học sinh khiếm thị biết để các em ý thức được sự có mặt hay vắng mặt của giáo viên
• Hướng dẫn học sinh làm quen với cách bố trí bàn ghế và các đặc điểm trong lớp
Trang 7• Không thay đổi cách bố trí bàn ghế, các dụng cụ học tập, trong lớp – loại bỏ tất cả những vật chướng ngại có thể gây nguy hiểm cho trẻ
• Đóng cửa tất cả tủ, kệ, xe đẩy,…
• Giúp các em ngồi vào những bàn ghế,… còn mới lạ với các em
• Cho các em ngồi ở hàng đầu hay giữa lớp để các em nhìn và nghe tốt nhất
• Cho các em ngồi ở chỗ không bị chói do ánh sáng chiếu trực tiếp hay ánh sáng phản chiếu từ các bề mặt
• Phải bảo đảm là ánh sáng đầy đủ và được phân bố hợp lý
• Sắp xếp để các em có chỗ đặt máy đánh chữ Braille, máy vi tính xách tay,…
C Các lưu ý về việc giảng dạy và chương trình học:
Các hoạt động liên quan đến giáo viên:
Giáo viên nên sử dụng các kỹ thuật bảo đảm sự thành công của học sinh khiếm thị Một thử thách đặc biệt phải kể đến là việc truyền đạt những bài giảng được xây dựng chủ yếu bằng hình ảnh
Sách và đồ dùng dạy học:
Sách và đồ dùng dạy học chuyên biệt có thể làm tăng chất lượng giáo dục trẻ và học sinh khiếm thị Kích thước và sự tương phản của tài liệu học
tập có ảnh hưởng thực sự đối với trẻ và học sinh khiếm thị
Một số điểm cần lưu ý khi dùng tài liệu phôtô:
• Không phôtô hai mặt
• Phôtô ở mức đậm nhất
• Đừng bao giờ đưa trẻ khiếm thị bản phôtô kém chất lượng và bảo:
“Ráng đọc đi.”
• Phôtô trên những đường nhạt có đánh dấu đậm
• Làm một bản gốc mới khi bản phôtô trở nên khó đọc
• Đừng dùng giấy màu – vì giấy màu hạn chế sự tương phản
Sau đây là danh sách những điều chỉnh đặc biệt cho trẻ và học sinh khiếm thị:
• Kêu tên các em và nói trực tiếp với các em
• Aán định giờ nghỉ giải lao sau những khoảng thời gian nhất định để hạn chế tới mức thấp nhất sự mệt mỏi do chú tâm lắng nghe, do sử dụng máy đánh chữ Braille hay thiết bị quang học
Trang 8• Bảo đảm là trẻ và học sinh khiếm thị được xếp ngồi ở vị trí thích hợp để thấy (nếu còn thấy được) và nghe giáo viên được rõ ràng nhất
• Thay đổi loại hình giảng dạy và đưa thêm vào chương trình những bài học bao gồm hoạt động thực hành, học hợp tác hay sử dụng các vật dụng trong đời sống hàng ngày
• Dùng tài liệu có độ tương phản cao, dù là trên giấy hay trên bảng
• Tránh các tài liệu có bề mặt láng, bóng
• Chỉ dùng các tài liệu có chữ in cỡ lớn như là biện pháp cuối cùng, sau khi đã thất bại với các phương pháp khác
• Tránh dùng những tài liệu viết tay với mật độ chữ quá dày
D Các lưu ý về tình cảm-xã hội:
Nhiều trẻ và học sinh khiếm thị sẽ có lợi nếu được chú ý đến sự phát triển về mặt tình cảm và xã hội Các bài học về kỹ năng xã hội có thể đặc biệt có ích cho các em
Sau đây là một số điều chỉnh đặc biệt:
• Khuyến khích trẻ và học sinh khiếm thị thành người độc lập và làm chủ được hành vi
• Tạo cơ hội cho trẻ và học sinh khiếm thị làm chủ môi trường xung quanh
• Uûng hộ những cố gắng của các em
• Giúp trẻ và học sinh khiếm thị phát triển hình ảnh tốt đẹp về bản thân
• Dạy trẻ và học sinh khiếm thị những bài học đặc biệt giúp các em có được những kỹ năng xã hội cần thiết để ứng xử thích hợp trong môi trường xã hội và lớp học
• Dạy trẻ và học sinh khiếm thị cách giao tiếp không dùng lời nói (chẳng hạn như dùng tay)
• Giúp trẻ và học sinh khiếm thị loại bỏ những thói quen, hành vi xấu thường thấy biểu hiện ở các em
Nâng cao lớp học hoà nhập cho trẻ và học sinh khiếm thị
Trẻ và học sinh khiếm thị phải là một bộ phận của cộng đồng nhà trường
Giáo viên hãy lưu ý những điều sau đây:
• Dùng các từ như “thấy”, “nhìn”, “quan sát” một cách tự nhiên
• Giới thiệu trẻ và học sinh khiếm thị theo cách bình thường như giới thiệu trẻ và học sinh sáng mắt
Trang 9• Cho trẻ và học sinh khiếm thị tham gia vào tất cả các hoạt động của lớp, kể cả hoạt động giáo dục thể chất,…
• Khuyến khích trẻ và học sinh khiếm thị dành lấy vị trí cao, vai trò lãnh đạo trong lớp
• Dùng biện pháp kỹ luật chung cho tất cả trẻ và học sinh trong lớp
• Khuyến khích trẻ và học sinh khiếm thị đi lại trong lớp giống như những trẻ và học sinh khác
• Dành chỗ riêng cho trẻ và học sinh khiếm thị để các đồ dùng học tập
• Hãy là một giáo viên mẫu mực được tất cả học sinh trong lớp chấp nhận – cả trẻ và học sinh sáng cũng như trẻ và học sinh khiếm thị
• Luôn luôn cho người khiếm thị biết bạn là ai khi bạn tiến đến gần họ
• Giúp trẻ và học sinh khiếm thị lớn tránh các cử chỉ và thói quen xấu
đi kèm với tật khiếm thị
• Đòi hỏi trẻ và học sinh khiếm thị cũng như trẻ và học sinh bình thường phải đạt yêu cầu công việc như nhau
• Khuyến khích trẻ và học sinh khiếm thị càng độc lập càng tốt
• Đối xử với mọi trẻ trong lớp như nhau, không phân biệt trẻ và học sinh khiếm thị với trẻ và học sinh khác
Kế hoạch giáo dục
Bài tập
Hãy tưởng tượng: Chúng ta muốn đi tới Hội Trường Thống Nhất
Trước khi khởi hành, chúng ta cần biết những gì?
Hãy cho ít nhất ba câu trả lời
- Chúng ta đang ở đâu?
- Hội Trường Thống Nhất ở đâu?
- Đường sá và phương tiện giao thông ra sao?
- Chúng ta đi tới đó bằng gì?
- Chúng ta có khoẻ không? Thời tiết thế nào? Có đủ thời gian không?
Kế hoạch giáo dục gồm những phần sau:
- Tình trạng khi bắt đầu
- Mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn
- Phương pháp
- Tổ chức
- Thời gian và lượng giá
Trang 10Tình trạng khi bắt đầu:
Bảng mô tả tình trạng khi bắt đầu chứa đựng những chi tiết ở điểm khởi đầu, đó là sự mô tả mức chức năng tại thời điểm đó
Trong bảng mô tả tình trạng khi bắt đầu để làm kế hoạch giáo dục cá nhân, chúng ta sẽ thấy được tất cả khả năng và nhu cầu đặc biệt của học sinh
Bảng mô tả tình trạng khi bắt đầu gồm các phần sau đây:
- Các khả năng
- Các thông tin kỹ thuật về thị giác
- Sự phát triển tình cảm – xã hội
- Báo cáo của bác sĩ tâm lý
- Kết quả các cuộc trò chuyện với học sinh và phụ huynh
- Tất cả những thông tin liên quan đến cuộc lượng giá chính thức: chỉ số IQ, trắc nghiệm cá nhân,…
- Các trắc nghiệm phục vụ cho việc dạy học, một số điều quan sát được: mục tiêu và lời giải thích sau khi phân tích
- Thông tin về môi trường và những người xung quanh trẻ
- Những việc đã làm (đã đến trường nào, đã điều trị ở đâu,…)
- Mục tiêu ngắn hạn có điều kiện nhằm hướng tới mục tiêu lớn hơn
- …
Biết về tình trạng khi bắt đầu không chỉ để biết những điều trẻ làm được và những gì trẻ không làm được, mà còn để biết những khả năng của trẻ và sự tiến triển để có thể đưa ra ngay lập tức cho giáo viên những lời khuyên liên quan đến phương pháp (nhiều cách tổ chức hơn, nghỉ giải lao nếu cần, dễ dãi với trẻ,…)
Điều này cho một cái nhìn tổng quát về những mặt mạnh và nhu cầu của trẻ, về môi trường và những người xung quanh trẻ
Để mô tả tình trạng khi bắt đầu một cách rõ ràng, chúng ta phải đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt; có thể không cần phải trả lời tất cả những câu hỏi này, nhưng cần phải trình bày chúng thật rõ ràng
Bạn cũng phải biết tại sao bạn muốn biết điều này và cố tìm cách tìm
ra câu trả lời
Mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn chính là câu trả lời cho câu hỏi: