Giá trị cơ bản - Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: tri thức về đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người; những kinh nghiệm
Trang 1CHUYÊN ĐỀ ĐỌC - HIỂU SỬ THI ANH HÙNG
A/ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I/ Căn cứ lựa chọn chuyên đề
SGK ngữ văn 10 gồm các bài:
- Chiến thắng Mtao-Mxây (Sử thi Đăm Săn - Việt Nam);
- Uy-lít-xơ trở về (Sử thi Ô-đi-xê- Hy Lạp);
- Ra-ma buộc tội (Sử thi Ramayana- Ấn Độ)
Để giúp HV lĩnh hội kiến thức về sử thi anh hùng trong nước và ngoài nước và thực hành luyện tập kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
II/ Nội dung chuyên đề
1 Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng): ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian, phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống, là phương thức tồn tại và lưu hành của văn học dân gian
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể): sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của văn học dân gian Tác phẩm văn học dân gian ngay sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể Mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung tác phẩm văn học dân gian theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình
2 Giá trị cơ bản
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:
tri thức về đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người; những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn; thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: văn học dân
gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp (lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha,…)
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: Nhiều tác phẩm văn học dân gian trở thành những mẫu mực về nghệ thuật, văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc
3/ Khái niệm
- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn;
- Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp;
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng
- Nội dung: kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại
4/ Đặc điểm
- Sử thi anh hùng Tây Nguyên (Sử thi Đăm Săn): Ra đời và phản ánh thời kì ấu
thơ của tộc người; thể hiện bức tranh xã hội rộng lớn cùng sự kiện lịch sử trọng đại; biểu dương chiến tích của người anh hùng có phẩm chất tốt đẹp đại diện cho
Trang 2lợi ích cộng đồng Sử thi được quần tụ ở Tây Nguyên - được gọi là “vùng sử thi Tây Nguyên”, trở thành vùng văn hóa Tây Nguyên
- Sử thi anh hùng Hi Lạp (Sử thi Ôđixê) là những bài ca lịch sử ca ngợi người
anh hùng, gắn liền với những sự kiện đặc biệt của lịch sử dân tộc trong một thời
kì nhất định Các sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với lịch sử dân tộc
là đối tượng của anh hùng ca
- Sử thi anh hùng Ấn Độ (Sử thi Ramayanna): là một sử thi cổ đại viết dưới
dạng trường ca, là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo; bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại
5./ Hướng dẫn học viên đọc hiểu một số văn bản trong chương trình.
1 Đọc hiểu sử thi Việt Nam qua việc tìm hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao- Mxây” giúp học sinh hiểu được nhân vật anh hùng sử thi Đăm Săn tượng trưng cho những khát vọng của toàn thể cộng đồng Tây Nguyên trong thời cổ đại; lẽ sống, hạnh phúc của cá nhân người anh hùng chỉ có thể tìm thấy trong cuộc chiến đấu vì quyền lợi và khát vọng của cộng đồng; sự ca ngợi kì tích và phẩm chất của Đăm Săn và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ anh hùng ca; xây dựng nhân vật; nghệ thuật miêu tả
2 Đọc hiểu sử thi Hi Lạp qua việc tìm hiểu đoạn trích “Ulitxơ trở về” giúp học sinh hiểu được trí tuệ và tình yêu chung thủy là những phẩm chất cao đẹp
mà con người trong thời đại Hô – me - rơ vươn tới; sự ca ngợi kì tích, phẩm chất của người anh hùng Ulitxơ và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ anh hùng ca; trần thuật đầy kịch tính; lối miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật
3 Giáo viên hướng dẫn học viên tự đọc hiểu văn bản “Ra ma buộc tội” để hiểu được quan niệm của Ấn Độ cổ đại về người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng; thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật: thể hiện nội tâm sâu sắc và chân thực
B/ BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI BÀI TẬP
- Nêu thông tin về tác
giả, tác phẩm, hoàn
cảnh sáng tác, thể
loại,…
- Tóm tắt
- Nhận ra nội dung
- Nhận ra hình tượng
- Chỉ ra được các chi
tiết nghệ thuật đặc sắc
và các đặc điểm nghệ
thuật
- Lý giải chi tiết nghệ thuật
- Lý giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật
- Lý giải đặc điểm hình tượng
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích,
lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm;
- Khái quát các đặc điểm của thể loại, giá trị nội dung, nghệ thuật
- So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật trong một tác phẩm/
giữa các tác phẩm
- Trình bày những kiến giải riêng về một vấn đề trong văn bản
- Giải quyết một vấn đề trong thực tiễn
- Liên hệ, mở rộng, so sánh với các VB cùng đề tài, cùng thể loại
- Ảnh hưởng của
sử thi đến văn học viết
Trang 3Câu hỏi/ bài tập Câu hỏi định tính,định lượng Bài tập thực hành
-Trắc nghiệm khách quan -Tự luận trả lời ngắn (phát hiện, nhận xét, lý giải -Thảo luận
(Kể chuyện sáng tạo)
-Bài tập dự án (So sánh tác phẩm nhân vật)
-Sưu tập tranh ảnh,
tư liệu -Chuyển thể kịch bản, đóng vai
C/ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các trích đoạn sử thi Việt
Nam và nước ngoài (Đăm Săn ; Ô-đi-xê của Hô-me-rơ ; Ra-ma-ya-na
của Van-mi-ki) : phản ánh một nét diện mạo tinh thần của thời kì cổ đại, ca
ngợi kì tích và phẩm chất của các nhân vật anh hùng, sử dụng ngôn ngữ anh hùng ca
- Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại sử thi
- Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận xét được những đặc điểm nội dung của các trích đoạn sử thi
- Nhận biết một số nét cơ bản về đề tài, hình tượng, ngôn ngữ sử thi
- Nhận biết được tác phẩm sử thi anh hùng theo đặc điểm thể loại sử thi
- Biết cách đọc hiểu tác phẩm sử thi anh hùng theo đặc trưng thể loại
- Hv say mê hứng thú khi tìm hiểu sử thi, có ý thức sưu tầm bảo vệ, lưu giữ giá trị của văn học dân gian, học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân
2/ Năng lực cần hình thành.
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thu thập xử lí thông tin
- Năng lực chuyên biệt: giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn học/cảm thụ thẩm mĩ
3/ Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp: thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống
- Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, phòng tranh, công đoạn, trình bày một phút
- Hình thức: cặp đôi, nhóm, toàn lớp…
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1/ Chuẩn bị của Gv
- SGK, SGV, bài tập, tư liệu tham khảo (công trình nghiên cứu về
sử thi dân gian, tranh ảnh minh họa, tác phẩm văn học sử thi…), máy chiếu
2/ Chuẩn bị của HS
- Đọc và soạn bài
- Sưu tầm các sử thi dân gian, tranh ảnh liên quan
Trang 4III/ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
(PP thuyết trình và nghiên cứu tình huống, kỹ thuật đặt câu hỏi )
- GV: cho học sinh xem 3 bức tranh
- Giao nhiệm vụ cho HV: Xem và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1- Hình ảnh trên nhắc đến giá trị văn hóa tiêu biểu nào của nước mình?
Câu 2: Đặt tên cho bức tranh trên?
Câu 3: Kể một câu chuyện có liên quan đến hình tượng trong bức tranh?
Câu 4: Trang phục của các nhân vật trong tranh thuộc văn hóa đất nước nào? Câu 5: Ba bức tranh trên nhắc đến kiểu nhân vật nào của nền văn học dân gian?
- Gv giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Bước 1: GV hướng dẫn HV tìm hiểu khái niệm sử thi anh hùng, sử thi Hy Lạp và Sử thi Ấn Độ
- GV yêu cầu HV đọc SGK
- GV chia lớp làm 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm: dùng kỹ thuật trình
bày 1 phút gọi HV trình bày
+ Nhóm 1: Văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxay”: khái niệm, đề tài
+ Nhóm 2: Văn bản “Uylitxo trở về”: tác giả, đề tài
+ Nhóm 3: Văn bản “Rama buộc tội”: tác giả, đề tài
- HV nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức
1 Sử thi: là T/phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn (dài hàng nghìn, vạn câu),
ngôn ngữ có vần, có nhịp, hình tượng NT hoành tráng, hào hùng, kể về những biến cố lớn trong đời sống cộng đồng thời cổ đại
- Có 2 loại sử thi:
+ Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành TG muôn loài, con người…
+ Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và những chiến công của những tù trưởng anh hùng
* Sử thi anh hùng là những áng văn tự sự (văn xuôi hoặc văn vần) có qui mô
hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những người anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cho cộng đồng
2/ Sử thi Đăm Săn:
- Tác giả: dân tộc Ê đê (Tây Nguyên)
- Ý nghĩa của tác phẩm: Câu chuyện về tù trưởng Đăm Săn cũng chính là câu chuyện về cộng đồng thị tộc Ê đê trong buổi đầu lịch sử
3/ Sử thi Hy Lạp
a Tác giả Hômerơ
Trang 5- Là cha đẻ của nền thi ca Hi Lạp.
- Là tác giả 2 sử thi nổi tiếng: ILIAT, OĐIXÊ
b Sử thi “Ôđixê”
- Chủ đề:
+ Bản trường ca lao động và hòa bình
+ Phản ánh cuộc sống và mơ ước của người HL cổ đại trong cuộc chinh phục thiên nhiên, mở đất Khám phá biển, xây dựng hạnh phúc gia đình
4 Sử thi Ấn Độ
a/ Tác giả Van-mi-ki
Vanmiki: Sống ở thế kỉ III TCN, được nhân dân Ấn Độ xem là nhà thơ đầu tiên của dân tộc mình
b Sử thi Ra-ma-ya-na.
- Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III trước CN: văn vần, tiếng Phạn được đạo sị Van–mi-ki hoàn thiện
- Một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ
- Gồm 24.000 câu thơ đôi, chia thành 24 khúc ca lớn kể về những kì tích của hoàng tử Ra ma
Bước 2: Tìm hiểu cốt truyện sử thi anh hùng (dùng phương pháp thảo luận
nhóm và kỹ thuật phòng tranh)
- GV chia lớp làm 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện yêu cầu
sau: Tóm tắt nội dung của 3 sử thi theo sơ đồ tư duy hoặc gạch đầu dòng
+ Nhóm 2: Văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxay”
+ Nhóm 3: Văn bản “Uylitxo trở về”
+ Nhóm 1: Văn bản “Rama buộc tội”
- Các nhóm thảo luận theo nhiệm vụ của nhóm mình được giao và ghi kết quả vào giấy A0 Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều trình bày được kết quả của nhóm
- Trong quá trình các nhóm thảo luận GV quan sát lớp và hỗ trợ các nhóm khi thấy cần thiết giúp các em hiểu đúng vấn đề
- Trưng bày sản phẩm lên tường lớp học, các HV nhận xét bổ xung, GV khen ngợi, chốt kiến thức
1/ Văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxay”
* Phần 1: Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng Mtao-mxay
* Phần 2: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng
* Phần 3: Cảnh ăn mừng chiến thắng
- cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây nằm trong một chuỗi những chiến thắng của tù trưởng này, và cuộc chiến này không chỉ mang mục đích giành lại
vợ mà còn để mở mang bờ cõi, xây dựng bộ lạc
2/ Văn bản “Uylitxo trở về”
- Vị trí: chương XXIII, kể về cuộc gặp gỡ giữa U và P sau 20 năm xa cách
+ Phần 1: Từ đầu"“kém gan dạ”: Tác động của nhũ mẫu và Tê-lê-mác lên
Pê-nê-lốp Uy-lít-xơ chấp nhận thử thách của Pê-nê-lốp, hướng con trai đến việc đối phó với bọn cầu hôn
Trang 6+ Phần 2: Còn lại: Cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ để nhận ra nhau bằng phép thử bí mật của chiếc giường cưới
3/ Văn bản “Rama buộc tội”
Vị trí: Chương 79, khúc 6 cuả sử thi Ra- ma-ya-na
c Nội dung: cuộc hội ngộ giữa Rama và Xita Miêu tả diễn biến tâm trạng
Ra-ma, Xi-ta sau khi Ra-ma giết quỷ vương, buộc tội Xi ta bắt nàng phải chứng minh lòng chung thủy
Bước 3: Tìm hiểu phẩm chất, tính cách của nhân vật anh hùng trong các đoạn trích (phương pháp thảo luận nhóm và kĩ thuật công đoạn, phòng tranh)
GV chia lớp làm 3 nhóm, sử dụng kỹ thuật công đoạn, giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxay”
+ Nhóm 2: Văn bản “Uylitxo trở về”
+ Nhóm 3: Văn bản “Rama buộc tội”
- Mỗi nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
+ Chỉ ra các chi tiết miêu tả dáng vẻ, ngoại hình của nhân vật anh hùng?
+ Phân tích cử chỉ, hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật anh hùng
+ Nhận xét về phẩm chất, tính cách của các nhân vật anh hùng.?
+ Dựa vào đặc trưng cơ bản của sử thi anh hùng lí giải hành động của người anh hùng trong đoạn trích?
- Các nhóm thảo luận theo nhiệm vụ của nhóm mình được giao và ghi kết quả vào giấy A0 Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều trình bày được kết quả của nhóm
- Trong quá trình các nhóm thảo luận GV quan sát lớp và hỗ trợ các nhóm khi thấy cần thiết giúp các em hiểu đúng vấn đề
- Sau 10 phút các nhóm đổi vị trí giải quyết nhiệm vụ: (10 phút)
Nhóm 1 sang nhóm 2, nhóm 2 sang nhóm 3, nhóm 3 sang nhóm 1
- Các nhóm tiếp tục thảo luận trên kết quả của nhóm cũ nếu thấy thiếu có thể tiếp tục bổ sung bằng bút màu khác
- Trưng bày sản phẩm lên tường lớp học, các HV nhận xét bổ xung, GV khen ngợi, chốt kiến thức
HỘP KIẾN THỨC VĂN BẢN “CHIẾN THẮNG MTAO-MXÂY”
1.Hình ảnh Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây
- Hành động: qua các hiệp đấu
- Ngôn ngữ: đối thoại và trần thuật…
*Hình tượng Đăm Săn: mang vẻ đẹp dũng mãnh, kỳ vĩ, sức mạnh siêu phàm, tầm vóc thần linh- hội tụ sức mạnh cộng đồng Đây cũng là ước mơ, khát vọng của cộng đồng có được người anh hùng chiến thắng mọi thế lực…
*Ngôn ngữ: giàu hình ảnh, từ ngữ có ấn tượng mạnh,động từ mạnh, nhịp điệu vừa cân đối vừa hào hùng.Phép trùng điệp, trùng lặp trong tổ chức câu Phép phóng đại, so sánh ở mức độ kỳ vĩ với sức mạnh của thiên nhiên, thần linh…
2 Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng
- Ngôn ngữ:
Trang 7+ Lời hiệu triệu: ơ các con, ơ các con…, hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng…
+ Lời chỉ huy, ra lệnh: hãy đánh chiêng lên, hãy đi lấy rượu…
- Hình dáng, cơ thể: đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch, bắp chân to bằng cây xà ngang…
+Trang phục: ngực quấn một tấm mền chiến,mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ
- Hành động ăn uống, vui chơi: uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán, tóc thả trên sàn…
+Sức mạnh: nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc
-> Hình tượng Đăm Săn được miêu tả đậm nét, toàn diện, toả sáng vẻ đẹp kỳ vĩ, trong thái độ ngưỡng mộ tôn thờ của cộng đồng Người anh hùng sử thi trở nên chói sáng là tâm điểm của cộng đồng
- Đặc điểm nghệ thuật: những đoạn văn dài, câu dài với so sánh phóng đại trùng điệp, liệt kê trùng điệp, kiểu câu cảm thán, hô ngữ, hình ảnh hào hùng, nhịp điệu nhịp nhàng, sôi nổi…tạo nên vẻ đẹp của văn phong sử thi
- Ý nghĩa của việc mô tả đậm nét cảnh ăn mừng chiến thắng:
+Bộc lộ quan điểm về chiến tranh bộ tộc lúc bấy giờ: mở rộng cộng đồng, đồng tình với sự phát triển, lớn mạnh của cộng đồng Cho nên bộc lộ niềm vui say sưa
ca ngợi chiến thắng,hướng về cuộc sống thịnh vượng,no đủ đoàn kết Đó là khát vọng lớn lao cao đẹp của xã hội Ê-đê
3.Ý nghĩa của hành động và sự chiến thắng của Đăm Săn
*Kết qủa:
- Giải thoát cho vợ (không được chú tâm miêu tả)
- Thu phục nô lệ, của cải, mở rộng đất đai
*Ý nghĩa:
- Trọng danh dự, bảo vệ hạnh phúc gia đình
- Mang lại sự phồn thịnh, lớn mạnh cho cộng đồng
- Khát vọng cuộc sống bình yên
-> Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng và cộng đồng: sau cuộc chiến, họ sống trong cùng một nhóm đông hơn, giàu mạnh hơn,
Lòng yêu mến, ngưỡng mộ người anh hùng, ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng - ý thức dân tộc
HỘP KIẾN THỨC VĂN BẢN “UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ”
1/ Nhân vật Uy-lít-xơ
- Hoàn cảnh: Uy-lít-xơ, sau 20 năm bặt vô âm tín: “Còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”.
+ Hành động: giả làm người hành khất, trừng trị 108 kẻ cầu hôn, thử thách lòng chung thủy của vợ
+ Ngoại hình: đẹp như một vị thần
- Ngôn ngữ:
Trang 8+ Trách móc của Uy-lít-xơ:
+ Uy-lít-xơ nói rõ bí mật về chiếc giường "Pê-nê-lốp hoàn toàn tin đó chính thực là Uy-lít-xơ, chồng nàng, người yêu thương và thuỷ chung với nàng " thái
độ của nàng hoàn toàn thay đổi:
ð Uy-lit-xơ là người thông minh, mưu trí, sức khỏe vô song
2/ Ý nghĩa
Ca ngợi tự do, công lí dân chủ, tình yêu, đạo lí, nhân đạo, đề cao lí tưởng anh hùng, chiến thắng số phận
HỘP KIẾN THỨC VĂN BẢN “RAMA BUỘC TỘI”
1/ Nhân vật Rama
* Cuộc hội ngộ khác thường:
- Không gian gặp gỡ: trước đông người( bạn bè, chiến hữu, dân chúng, loài khỉ…)-> Rama muốn công khai và hợp pháp hóa lời buộc tội của mình, giữ uy tín và danh dự của một anh hùng- đức vua tương lai
- Thái độ của Rama: giận dữ,
Ngôn ngữ: buộc tội Xita
+Xưng hô: Phu nhân cao quí, ta- nàng-> khách khí, xa lạ
+ Giọng điệu: trịnh trọng, đanh thép-> thái độ lạnh lùng ẩn giấu sự giận dữ
- Tâm trạng:
+ Bên trong: lòng đau như cắt-> tình yêu sâu sắc, mãnh liệt
+ Bề ngoài : lời buộc tội lạnh lùng, tàn nhẫn, thô bạo, xúc phạm nhân phẩm Xi ta
-> Vì : +/ Uy tín, danh dự của người anh hùng, của dòng họ tiếng tăm
+/ Ghen tuông tột đỉnh (đánh rơi mất lí trí, lấn át cả tình cảm)
=> Mâu thuẫn: danh dự, bổn phận và tình yêu è tâm trạng bối rối, thiếu cân bằng, thiếu sáng suốt
- Ngoại hình : trông chàng khủng khiếp như thần chết… ngồi, mắt dán xuống đất- Xita chuẩn bị lên giàn hỏa thiêu:
-> so sánh, miêu tả=>sự câm lặng, lạnh lùng=> đấu tranh tư tưởng ghê gớm (tin-ngờ)è ghen tuông cực độ
- Lòng kiêu hãnh của người anh hùng: đề cao danh dự, bảo vệ danh dự đến cùng (đặc điểm người anh hùng cổ đại Ấn Độ)
- > Bút pháp miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, sắc sảo=> đặc điểm của người anh hùng cổ đại Ấn Độ: sự kết hợp 2 nét tính cách trái ngược (vĩ đại- tầm thường, cao cả- thấp hèn, sâu sắc- nông nổi)-> nhân vật gần với đời thường
2./ Lí giải hành động của nhân vật anh hùng
- Khẳng định tài năng và sức mạnh của mình
- Thái độ ghen tuông, nghi ngờ Xita (ngôn từ lạnh lùng, xa cách; giọng điệu đay nghiến, ghen tuông, xua đuổi Xita, buông những lời xúc phạm tầm thường Thái
độ và hành động vô cảm )
®Vì danh dự dòng họ và tình yêu mãnh liệt, danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu
Trang 9Þ Đứng trên tư cách kép (con người xã hội và con người cá nhân), đứng giữa tình yêu và danh dự, Ra-ma đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của 1 đức vua anh hùng
Þ Ca ngợi phẩm chất người anh hùng lý tưởng Ra-ma
Bước 4: Gv hướng dẫn HV : Nhận xét về cách kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong các đoạn trích ( phương pháp nêu giải
quyết vấn đề, )
- Gv sử dụng phiếu học tập
+ Phiếu 1: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong các đoạn trích
+ Phiếu 2: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong các đoạn
trích
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nghệ thuật kể chuyện
Văn bản “Chiến thắng
Mtao- Mxay
Văn bản “Uylitxo trở về”
Văn bản “Rama buộc tội”
PHIẾU HỌC TẬP 2
Biện pháp tu từ
chủ yếu
Miêu tả nhân vật
Ngôn ngữ
1/ Văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”
- Biện pháp so sánh kiểu tương đồng (chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc; đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối ), hoặc so sánh kiểu tăng cấp (Đam Săn múa khiên), cũng có trường hợp so sánh kiểu tương phản (đối lập giữa cảnh múa khiên của Đam Săn và Mtao Mxây)
- Câu văn theo kiểu đòn bẩy này có giá trị rất lớn trong việc miêu tả nhân vật người anh hùng Nó khẳng định và nâng bổng lên tài năng, sức mạnh của Đam Săn - người anh hùng uy danh lừng lẫy làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của
kẻ thù
- Miêu tả ngoại hình và hành động
2/ Văn bản “Uylitxo trở về”
- Cách kể của Hô-me qua màn gặp mặt là một lối kể mang đậm phong cách kể chuyện của sử thi: chậm rãi, tỷ mỷ và trang trọng Lối kể ấy làm các sự việc như được kéo dài ra, dền dứ và hồi hộp hơn Sử thi thường được kể (diễn xướng) trong những khoảng thời gian dài Vì thế phong cách kể ấy làm cho những đêm nghe kể sử thi hứng khởi và hấp dẫn hơn
Trang 10- Miêu tả qua đối thoại - những đối thoại đầy trí tuệ, có chiều sâu và thường đa nghĩa Bên cạnh đó biện pháp phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng nên hình tượng các nhân vật trong đoạn trích này
3/ Văn bản “Rama buộc tội”
- Xây dựng nhân vật lý tưởng với tâm lý, tính cách, triết lý, hành động
- Sử dụng hình ảnh, điển tích,ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính, giàu yếu tố sử thi
- Miêu tả tâm lí nhân vật: ngôn ngữ, cử chỉ, tâm trạng
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Câu 1: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng bản chất nghệ thuật của sử thi Đăm
Săn?
A Ngôn ngữ trang trọng giàu chất thơ
B Giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu
C Sử dụng so sánh và phóng đại khi miêu tả nhân vật
D Cả ba phương án trên
Đáp án: D
Câu 2: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng bản chất người anh hùng Đăm Săn?
A Trọng danh dự bản thân, thị tộc
B Tha thiết với cuộc sống của cộng đồng
C Đặt danh dự bản thân, thị tộc trên hết, thiết tha với cuộc sống của cộng đồng
D Cả ba phương án trên
Đáp án: C
Câu 3: Vai trò của nhân vật ông Trời trong đoạn trích được thể hiện như thế nào
đối với chiến thắng của Đăm Săn?
A Không quyết định gì
B Chỉ là phù trợ
C Quyết định chiến thắng
D Chỉ là chi tiết thần kỳ làm tăng thêm chất huyền thoại
Đáp án: B
Câu 4: Ai là người đưa ra thử thách trong đoạn trích Uy – lít – xơ trở về?
A Uy – lít – xơ
B Tê – lê – mác
C Pê – nê – lốp
D Nhũ mẫu
Đáp án: C
Câu 5: Ý nghĩa đoạn trích Uy – lít – xơ trở về là:
A Khẳng định sức mạnh tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp thời cổ
B Nêu giá trị hạnh phúc gia đình khi chuyển từ thị tộc sang chiếm hữu
nô lệ
C Giúp người đọc hiểu được nghệ thuật của sử thi: miêu tả tỉ mỉ, dựng