Giáo án chuẩn và chi tiết giúp học sinh: Hiểu được tính cách từ tốn, bình tĩnh của Quan Công, cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa. Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích, đồng thời nắm được ý nghĩa của đoạn trích của tác phẩm. Hiểu được sự đối lập từ quan niệm về anh hùng đến tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị. Tăng cường khả năng tự học và tự đọc của học sinh. Biết cách tìm hiểu một đoạn trích và phân tích một số nhân vật. Cảm nhận được tình nghĩa anh em gắn bó keo sơn, có quan niệm sống tích cực.
Trang 1Ngày 11/03/2015
Tiết 80: Đọc văn HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (tt)
và TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG.
A Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách từ tốn, bình tĩnh của Quan Công, cũng như tình nghĩa
“vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích, đồng thời nắm được ý nghĩa của đoạn trích của tác phẩm
- Hiểu được sự đối lập từ quan niệm về anh hùng đến tính cách của Tào Tháo
và Lưu Bị
- Tăng cường khả năng tự học và tự đọc của học sinh Biết cách tìm hiểu một đoạn trích và phân tích một số nhân vật
- Cảm nhận được tình nghĩa anh em gắn bó keo sơn, có quan niệm sống tích cực
B Phương pháp:
Giáo viên kết hợp các phương pháp vấn đáp, thảo luận trao đổi, củng cố kiến thức
C Tiến trình:
1 Ổn định lớp: (2 phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Tên bài: Hồi trống Cổ Thành ( trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa)
Câu hỏi:
GV: Trương Phi có hành động, trạng thái gì khi nghe tin Quan Công đến và khi giáp mặt với Quan Công?
HS: Trả lời những nét chủ yếu và dẫn chứng theo những vấn đề được nêu trong vở
3 Bài mới:
∗Giới thiệu bài: (1 phút)
Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa và nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ
Thành Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu thêm một nhân vật nữa đó là nhân vật Quan Công
∗ Tổ chức dạy học: (31 phút)
Trang 2Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học
∗ Hoạt động 2 (tt): Giáo viên hướng dẫn học
sinh đọc hiểu văn bản (20 phút)
Giáo viên cho HS xem hình ảnh và giới thiệu vài
nét khái quát về Quan Công:
Ông là một nhân vật tuyệt nghĩa, một dũng tướng
đứng đầu Ngũ hổ tướng
Ngoại hình mình cao tám thước, mặt đỏ như gấc,
môi tô nư son, mắt phượng mày ngài Ông oai
phong lẫm liệt, là người có khí phách tuyệt nghĩa
GV hỏi: Khi đến Cổ Thành, Quan Công đã rơi vào
hoàn cảnh như thế nào và ông đã hành động ra sao?
HS trả lời, GV chốt ý lại
GV bình giảng: Vượt qua năm cửa ải, chém đầu
sáu Tướng Tào, Quan Công không hề băn khoăn, do
dự bởi vì ông một dạ đi tìm anh, với Tào Tháo thì
trước sau vẫn coi là kẻ thù Thế nhưng đến Cổ
Thành, gặp lại người em kết nghĩa Trương Phi, lại
chính là điều Quan Công không ngờ tới
Nào ngờ ở cửa quan thứ sáu, viên tướng chặn mình
lại chính là người em kết nghĩa Quan Công vô
cùng khó khăn khi vượt qua cửa ải này
GV hỏi: Em có nhận xét gì tính cách và con người
I Tìm hiểu chung:
II Đọc – hiểu văn bản:
1 Đọc – tóm tắt:
2 Phân tích:
2.1 Nhân vật Trương Phi:
2.2 Nhân vật Quan Công:
∗ Hoàn cảnh, bất ngờ, khó khăn Quan Công bị kết tội là phụ nghĩa và bị Trương Phi dùng xà mâu đâm
∗ Hành động của Quan Công:
- Vui mừng khi thấy Trương Phi, chạy đến hớn hở
- Quan Công né tránh mũi mâu và không đánh lại
- Ôn tồn nhắc lại tình nghĩa vườn đào năm xưa
- Dùng lời lẽ giải thích và nhờ hai chị dâu thanh minh
- Chấp nhận thử thách của Trương Phi: Chém đầu của Sái Dương khi chưa đút một hồi trống
Trang 3Quan Công?
HS trả lời, GV chốt ý
GV chuyển ý: Ngoài hai nhân vật nêu trên thì tiếng
trống Cổ Thành là một điểm nhấn quan trọng của
tác phẩm
GV cho thảo luận nhóm Chia lớp thành nhiều
nhóm từ 2- 4 HS
GV hỏi: Tác giả miêu tả hồi trống Cổ Thành bằng
mấy câu? Nhận xét ý nghĩa của hồi trống? Có thể
bỏ chi tiết hồi trống đi được không?
HS thảo luận, sau đó giáo viên chọn một số nhóm
trả lời
GV nhận xét và bình giảng
Trong văn bản chi tiết tả hồi trống rất ngắn, chỉ
bằng hai câu: “Quan Công chẳng nói một lời, múa
long đao xô lại, Trương phi thẳng cánh đánh trống
Chưa dứt một lời đầu Sái Dương đã lăn xuống đất”
Đó là lối văn cô đọng, hàm xúc, giàu ý nghĩa và
không thể bỏ đi chi tiết nhỏ này Nếu bỏ sẽ mất đi ý
vị của Tam quốc Âm vang của hồi trống không chỉ
là hồi trống thúc quân thông thường mà còn là:
+ Hồi trống thách thức
+ Hồi trống minh oan
+ Hồi trống đoàn tụ
GV chuyển ý: Vậy đoạn tích mang những ý nghĩa
như thế nào và có những đặc sắc gì về nghệ thuật
Chúng ta hãy cùng sang III……
GV hỏi: Ý nghĩa của đoạn trích này là gì?
HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý
=> Quan Công từ tốn, bình tĩnh biết chớp thời cơ chuyển từ thế bị động sang chủ động, trung dũng, tài năng, giàu nghĩa khí
2.3 Âm vang Hồi trống Cổ Thành:
- Hồi trống được mô tả rất cô đọng và giàu ý nghĩa
- Ý nghĩa của tiếng trống:
+ Thử thách để đoàn tụ anh em ( giải nghi cho Tương Phi, minh oan cho Quan Công)
+ Biểu tượng cho lòng trung nghĩa và tài năng của Quan Công, tính cách của Trương Phi
+ Tạo nên không khí hào hùng, hấp dẫn cho tác phẩm
III Tổng kết:
1 Ý nghĩa đoạn trích:
- Ngợi ca tấm lòng, trung thực ngay
Trang 4GV hỏi: Ở đoạn trích trên tác giả đã sử dụng nghệ
thuật gì?
Hs trả lời GV chốt ý
GV mời học sinh đọc ghi nhớ
GV chốt lại bài học:
Các em cần chú ý:
- Tính cách nhân vật Quan Công
- Ý nghĩa hồi trống
GV chuyển ý: Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu một
chút về bài đọc thêm: “Tào Tháo uống rượu luận
anh hùng”
∗ Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS tìm
hiểu chung (1 phút)
GV hỏi: Em hãy nêu vị trí đoạn trích?
HS trả lời GV chốt ý
GV chuyển ý: Để hiểu thêm về đoạn trích, chúng ta
hãy cùng tìm hiểu văn bản
∗ Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn HS đọc
hiểu văn bản (10 phút)
GV bình giảng: Ngay từ thuở thơ ấu và suốt đời trai
trẻ, Lưu Bị là người nuôi chí lớn.Ở hồi 21 này, Lưu
Bị cùng Quan Công và Trương Phi nương thân bên
thẳng của Trương Phi
- Tấm lòng nghĩa hiệp, sự thông minh, bản lĩnh và đức khiêm nhường của Quan Công
- Âm vang hồi trống Cổ Thành: Đề cao tình cảm gắn bó keo sơn của những người anh em kết nghĩa
2 Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện: Sinh động, hấp dẫn, chọn lọc những chi tiết li kì đầy kịch tính
- Khắc họa nhân vật : Nhân vật có
cá tính sắc nét, tính cách của nhân vật được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ
Đọc thêm TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
( Trích hồi 21 Tam quốc diễn nghĩa)
La Quán Trung
I Tìm hiểu chung:
1 Tác giả, tác phẩm: sgk
2 Đoạn trích:
- Trích hồi 21, trước đoạn hồi trống
Cổ Thành (28)
- Khi đó ba anh: Lưu, Quan, Trương đang nương náu trên đất Tào, nhẫn nhịn chờ thời cơ để ra đi mưu đồ nghiệp lớn
II Đọc hiểu văn bản:
1 Đọc, tóm tắt:
2 Phân tích:
2.1 Nhân vật Lưu Bị:
Trang 5Tào Tháo Tào tháo tận dụng thời cơ này để khống
chế Lưu Bị, nếu cần sẽ hành động để trừ hậu họa
sau này Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, nếu để lộ ý
đồ, để lộ chí lớn thì vô cùng nguy hiểm
GV hỏi: Vậy để che đậy ý đồ, Lưu Bị đã có những
hành động gì khi ở nhà Tào Tháo?
HS trả lời GV chốt ý
GV hỏi: Qua những hành động đó, em có nhận xét
gì về tích cách của Lưu Bị?
HS trả lời GV chốt ý
GV hỏi: Khi Tào Tháo mời uống rượu, Lưu Bị đã
có thái độ gì?
HS trả lời GV chốt ý
GV hỏi: Khi luận anh hùng, thái độ của Lưu Bị ra
sao?
HS trả lời GV chốt ý
GV bình giảng: Qua việc miêu tả thái độ, hành
động và ngôn ngữ nhân vật, ta có thể thấy tác giả
dẫn dắt câu chuyện rất khéo léo và tự nhiên, khiến
người đọc tò mò và hứng thú Đoạn trích này là một
minh chứng cho tài năng của La Quán Trung Tiếp
theo ta hãy cùng tìm hiểu nhân vật Tào Tháo
GV bình giảng: Đọc truyện “ Tam quốc diễn nghĩa”
người ta rất thích thú kể ra tứ tuyệt:
- Lưu Bị tuyệt nhân
- Tào Tháo tuyệt gian
- Khổng Minh tuyệt trí
- Quan Công tuyệt nghĩa
Ở hồi 21, hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo làm
thành một cặp đối sánh để làm nổi bật tính cách của
mỗi người Lưu Bị như tấm gương trong suốt để soi
rõ lòng dạ nham hiểm, tâm địa đen tối của Tào
Tháo Nguyên tắc sông của Tào Tháo là: “Ta thà
phụ người chứ không để người phụ ta” còn Lưu Bị
“ Thà chết chứ không làm điều phụ nghĩa”
Trong đoạn trích này, hai hành động chính của Tào
- Hành động: trồng rau
→ Là người thận trọng kín đáo, khôn ngoan
→ Nhẫn nhịn, náu mình chờ thời cơ
∗ Được Tháo mời:
- Ban đầu: giật mình, sợ tái mặt
- Sau đó: bình tĩnh, ung dung chờ tiệc rượu
→ bản lĩnh vững vàng
∗ Luận anh hùng:
- Khôn khéo, khiêm nhường
- Tài ứng biến
→ tác giả dẫn dắt câu chuyện khéo léo và
tự nhiên
II.2 Nhân vật Tào Tháo:
- Hành động:
+ Mời Lưu Bị uống rượu + Luận anh hùng
Trang 6Tháo đó là: Mời Lưu Bị uống rượu và luận anh
hùng
GV hỏi: Vậy mục đích của những hành động đó là
gì?
HS trả lời GV chốt ý
GV hỏi : Quan niệm anh hùng Tào Tháo là gì?
HS trả lời GV chốt ý
GV hỏi: Em có nhận xét gì về con người Tào Tháo?
HS trả lời GV chốt ý
GV hỏi : Đoạn trích trên có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời GV chốt ý
GV hỏi : Trong đoạn trích trên, có những đặc sắc gì
về nghệ thuật?
HS trả lời GV chốt ý
GV liên hệ thực tế
- Mục đích:
+ Kiểm soát, dò xét ý đồ của Lưu Bị + Khoe chiến công
+ Tự khẳng định mình là anh hùng →
áp đảo Lưu Bị
- Quan niệm anh hùng: “ có chí lớn…….cả trời đất”
→ Đó là quan niệm sống của bạo chúa thời phong kiến, là kẻ gian hùng, đa nghi
III Tổng kết:
1 Ý nghĩa:
Đoạn trích đã thể hiện được những nét tiêu biểu trong tính cách của hai nhân vật Miêu tả một trò chơi trí tuệ chứa đầy nguy hiểm Một kẻ cố tìm mà không tìm được - một người cố trốn và trốn thoát
2 Nghệ thuật:
- Kể chuyện hấp dẫn, khéo léo
- Dựng cảnh tài tình, sống động
- Xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc
- Đối thoại hay và chọn những chi tiết đắt giá
4 Củng cố và hướng dẫn học bài: (5 phút)
- Củng cố:
Em hãy cho biết những điểm khác nhau về tính cách giữa Tào Tháo và Lưu
Bị trong đoạn trích?
Đáp án:
Tào Tháo (gian hùng) Lưu Bị (anh hùng)
- Đang có quyền thế, có đất, có quân,
đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống
chế chư hầu
- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc
sảo, hiểu mình, hiểu người
- Chủ quan, đắc chí, coi thường người
khác
- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù vô cùng nham hiểm (Huyền Đức từng nhận mật chiếu của vua Hán quyết diệt Tháo để lập lại cơ
đồ nhà Hán)
- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào
- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình
Trang 7- Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn
ngoan, nhẹ nhàng
- Hướng dẫn học bài
Bài vừa học: Nắm được tính cách của nhân vật Quan Công và ý nghĩa hồi trống Nắm được tính cách của hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo So sánh hai nhân vật
Bài sắp học: Soạn bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” theo các câu hỏi sách giáo khoa