1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chiến thắng mtao mxây (trích đăm săn sử thi tây nguyên) ngữ văn 10 ban cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật

37 739 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Trong khi đó khoảng cách về thời gian ra đời và vị trí địa lí mà tư duy, văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời xưa, thời nay cónhiều điểm thay đổi và khác biệt với tư duy học

Trang 1

HANH HÓA NĂM 2017Mục lục

Mục lục 1

A Mở đầu 1

I Lí do chọn đề tài 2

II Mục đích nghiên cứu 2

III Đối tượng nghiên cứu 3

IV Phương pháp nghiên cứu 3

B Nội dung 4

I Cơ sở lí luận 4

II Thực trạng: 5

III Các giải pháp và tổ chức thực hiện 5

1 Giải pháp 5

1.1 Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng ghép kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác phẩm sử thi có giá trị 5

1.2 Xây dựng nội dung, môi trường lồng ghép 6

1.3 Tăng cường vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực 7

1.4 Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó 7

1.5 Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh……… 7

2 Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) 7

2.1 Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học 9

2.2 Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới 9

2.3 Tổ chức hoạt động dạy học 9

IV Hiệu quả của sáng kiến 18

C Kết luận, kiến nghị 19

I Kết luận 19

II Kiến nghị 19

Tài liệu tham khảo 21

Danh mục các đề tài SKKN ………

22 Phụ lục 23

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT ĐỌC VĂN: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY( TRÍCH ĐĂM SĂN - SỬ THI TÂY NGUYÊN) - NGỮ VĂN 10 CƠ BẢN QUA VIỆC LỒNG GHÉP TÌM HIỂU KIẾN THỨC VĂN HÓA, XÃ HỘI, PHÁP LUẬT

Người thực hiện: Lê Thị Thái Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

Trang 2

Mục lục

Mục lục 1

A Mở đầu 1

I Lí do chọn đề tài 2

II Mục đích nghiên cứu 2

III Đối tượng nghiên cứu 3

IV Phương pháp nghiên cứu 3

B Nội dung 4

I Cơ sở lí luận 4

II Thực trạng: 5

III Các giải pháp và tổ chức thực hiện 5

1 Giải pháp 5

1.1 Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng ghép kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác phẩm sử thi có giá trị 5

1.2 Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị về nội dung, môi trường lồng ghép 6

1.3 Không bỏ qua mà chú trọng các bước trong tổ chức hoạt động dạy học như: 7

1.3.1 Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học 7

1.3.2 Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới……… 8

1.3.3 Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó 9

1.3.4 Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh……… ……… ……7

2 Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) 9

IV Hiệu quả của sáng kiến 18

C Kết luận, kiến nghị 19

I Kết luận 19

II Kiến nghị 20

Tài liệu tham khảo 21

Danh mục các đề tài SKKN ………

22 Phụ lục 23

Trang 3

A Mở đầu

I Lí do chọn đề tài.

Các tác phẩm sử thi nói chung và bài học Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản nói riêng thường khó gây hứng thú cho học sinh trong học tập, cảm thụ Thực

trạng này phổ biến ở trong thực tiễn dạy học của trường THPT Lê Lợi ThọXuân Thanh Hóa Bởi lẽ, sử thi có đặc trưng là một thể loại văn học quy mô

đồ sộ, nội dung một tác phẩm khá dài Các em lại chưa được học về thể loạivăn học này Trong khi đó khoảng cách về thời gian ra đời và vị trí địa lí mà

tư duy, văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời xưa, thời nay cónhiều điểm thay đổi và khác biệt với tư duy học sinh của trường chúng tôi.Khi dạy bài học này hầu hết các giáo viên sợ học sinh không tiếp nhận đượctác phẩm nên thường ít mạnh dạn đổi mới phương pháp, chưa bứt khỏi nếp “

cô giảng, trò nghe”, chưa đẩy học sinh vào hoạt động tự học, tự nghiên cứu,

chủ động, sáng tạo Đối với bài học này ngoài các yếu tố then chốt như giáo

án, trình độ, kĩ năng của người dạy, động cơ học tập của người học còn có cácyếu tố khác quyết định đến việc dạy và học thành công là môi trường học tập,

là yếu tố kiến thức tổng hợp, kiến thức đặc thù về bản sắc văn hóa, xã hội đặctrưng của đồng bào Tây Nguyên cũng như một phần thông minh, hóm hỉnh vàkhiếu về nghệ thuật từ học sinh Nếu không khuyến khích được các em chủđộng nghiên cứu tìm hiểu tác phẩm và kiến thức văn hóa, xã hội đặc trưngvùng miền, không tự do trình bày suy nghĩ, ý kiến về những vấn đề liên quanđến tác phẩm đang học, mà chủ yếu tiếp nhận và lắng nghe, trông chờ vào sựcảm thụ của giáo viên sẽ không thể có được một tiết đọc văn hiệu quả Hơnnữa, thực trạng việc dạy – đọc hiểu tác phẩm sử thi là một vấn đề chưa nhiều

sự quan tâm, đóng góp và sẻ chia trong trường chúng tôi Tôi đã tìm hiểuđồng nghiệp cũng như tìm hiểu trên mạng, qua các tài liệu về văn bản sử thitrong nhà trường, chưa thấy ai thực sự đào sâu, tìm tòi, nghiên cứu để có mộtgiáo án cụ thể của bài dạy này với một phương pháp dạy học tích cực hiệuquả để nâng cao năng lực tìm hiểu văn hóa, xã hội, bồi dưỡng tình yêu, sự gắn

bó với nền văn hóa truyền thống của dân tộc, gắn việc học trong nhà trườngvới xã hội, cuộc sống một cách thiết thực, ý nghĩa nhất Vì vậy, tôi mạnh dạnchia sẻ một số kinh nghiệm mà bản thân đã thực nghiệm trong quá trình dạy

bài: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật cho học sinh của trường THPT Lê Lợi chúng tôi.

II Mục đích nghiên cứu

Môn Ngữ văn ngoài việc trang bị cho học sinh những tri thức để đánhgiá đúng các vấn đề văn học, tạo cho các em có khả năng khám phá vẻ đẹp

Trang 4

của tác phẩm văn chương còn có nhiệm vụ giúp các em hình thành và pháttriển khả năng tự chủ và tự học, nhất là năng lực sử dụng sách giáo khoa,nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin trên cơ sở đó trau dồi phẩm chất linh hoạt,độc lập, sáng tạo của tư duy, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong quátrình học nhóm, học ngoài giờ lên lớp và ứng dụng vào thực tế đời sống.

Với đề tài phát huy năng lực tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luậtqua bài học mục đích cao nhất của tôi là nâng cao hiệu quả của giờ đọc văncủa bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữvăn 10 ban cơ bản Bài học không còn nặng nề, nhàm chán trôi qua khi địnhhướng giúp người dạy văn và học văn có một hướng tiếp cận mới, sâu và rộnghơn đối với một tác phẩm sử thi của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên

xa xôi mà giàu bản sắc văn hóa vùng miền Cụ thể: khi thực hiện sẽ giúp các

em học sinh nắm được ý nghĩa của tri thức khoa học về bản chất của hiệnthực xã hội và con người; hiểu được các qui luật, qui chế nảy sinh và vậnđộng, phát triển của các hiện tượng; mối tác động qua lại giữa con người và

xã hội ; kĩ năng tìm hiểu, tiếp thu kiến thức tài liệu kể cả qua trên mạngInternet Đồng thời học sinh phát huy được năng lực vận dụng, sáng tạo kháhiệu quả trong giờ học Khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các mônhọc khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt

ra Từ đó tổ chức, hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn Họcsinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ,sáng tạo nhiều hơn Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn

Như vậy tôi đã giúp học sinh tiếp cận bài học theo hướng “mở”, hứngthú, say mê hơn, kiến thức cần đạt tới của tiết học như một lẽ tự nhiên đượccác em nắm vững và còn tiếp cận được nhiều tri thức khác, thể hiện nhiềuphẩm chất, năng lực của mình Góp phần đổi mới mục tiêu giáo dục phổthông từ trang bị kiến thức sang nâng cao năng lực người học theo tinh thầncủa Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng như theo tinh thần của Nghị quyết 88ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáodục phổ thông đã xác định những yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, nănglực của học sinh: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Khi được công nhận thì chắc chắntrong sinh hoạt chuyên môn chúng tôi sẽ đem ứng dụng đề tài này hiệu quả

III Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài này tôi sẽ đi sâu vào việc khuyến khích các em học sinh lớp 10Trung học phổ thông tìm hiểu bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn -

sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản trên cơ sở phát hiện được kiếnthức văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quan Những kiến thức này lồng ghéptrong bài học sẽ giúp học sinh buộc phải hiểu nội dung vấn đề của tiết dạyvừa nâng cao hiểu biết vừa có hứng thú trong học tập theo một phương phápchủ động tự tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo Trên cơ sở đó các giáo viên đồngnghiệp khác có điều kiện thuận lợi để thực hiện bài dạy của mình trong quátrình đứng lớp

Trang 5

IV Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ dạy học bộ môn Ngữ văn lớp 10, sách

giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa trênmạng Internet

- Phân tích đối chiếu yêu cầu giữa chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với bộ

môn Ngữ văn lớp 10 bậc THPT với những sản phẩm (kiến thức văn hóa, xãhội, pháp luật) trên thực tế tìm hiểu của học sinh, tìm ra những hạn chế chủ

yếu của học sinh khi học Ngữ văn nhất là thể loại sử thi So sánh hai lớp dạy.

Trong đó một lớp chú trọng phát huy năng lực tìm hiểu kiến thức văn hóa, xãhội, pháp luật tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận, tiếp thu bài học Từ đó cónhững đánh giá, kết luận được rút ra

- Đưa ra những giải pháp, những đề xuất có tính khoa học để giáo viên có

thể vận dụng vào việc phát huy kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật giúp chohọc sinh phát huy hết khả năng phát hiện, vận dụng, khám phá, tư duy sángtạo, năng lực giao tiếp và các kĩ năng sống cần thiết

- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Trò chuyện, tìm hiểu, dự giờthăm lớp cùng với đồng nghiệp, học sinh và trực tiếp giảng dạy nhiều nămtrên lớp

Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quyết nghị: “Mục tiêu giáo dục

phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.” Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục phổ thông cần “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế trithức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, dạy học Ngữ văn cần phải giúpngười học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được vớiyêu cầu mới

Theo ý kiến của TS Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ GD Trung học(Bộ GDĐT) trả lời phỏng vấn của báo Tiền phong ngày 30 tháng 12 năm

Trang 6

2015: Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liênquan đến hai hay nhiều môn học Ở mức độ thấp, việc dạy học tích hợp mớichỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy họcmột môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật;giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Mức độtích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan vớinhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó mộtcách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, qua đóphát triển được những năng lực và phẩm chất cần thiết, đồng thời tránh việchọc sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn họckhác nhau.

Bản thân tôi nhận thấy bài đọc hiểu Chiến thắng Mtao Mxây (TríchĐăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản mang đặc trưng của

bộ môn Ngữ văn - môn học về khoa học xã hội và nhân văn rất phù hợp đểtích hợp giáo dục cho học sinh các phẩm, năng lực, các kĩ năng sống, các kiếnthức văn hóa, xã hội, pháp luật để bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần tự hào nhữngtruyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam nói chung, của đồng bào các dântộc thiểu số ở vùng đất Tây Nguyên nói riêng

II Thực trạng của vấn đề

Các giáo viên ở trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân trong những năm gầnđây đã tìm tòi, vận dụng tích hợp vào trong bài dạy của mình: có nhiều bàitham gia dự thi đã được xếp giải Tuy giáo viên rất tâm huyết và tích cựcnhưng còn lúng túng trong việc tìm ra phương pháp dạy hiệu quả nhất vớitừng lớp học sinh có trình độ, niềm đam mê văn chương khác nhau Về nộidung và phương pháp tích hợp phần lớn giáo viên phải tự nghiên cứu, nghiềnngẫm, thử nghiệm mà chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn…Phương pháp tíchhợp đôi khi khiên cưỡng, áp đặt mang tính lý thuyết, giáo điều không gâyhứng thú cho học sinh Còn riêng với tiết đọc văn Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản còn có mộtthực tế khó khăn: Học sinh THPT tuổi đời còn trẻ, ở vị trí địa lý cách xa vùngđất Tây Nguyên nên ít hiểu biết về kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật ởvùng miền náy từ xưa cho đến nay Một số chỉ học một cách đối phó khi kiểmtra bài cũ, kiểm tra thường xuyên và định kì Kiểm tra xong coi như là quênhẳn kiến thức bài học Hơn nữa, tác phẩm lại thuộc chương trình lớp 10, ít sửdụng thi cử nên tâm lí học sinh còn có phần xem nhẹ bài học này.Vì vậy họcsinh khó có thể cảm nhận hết được cái đẹp, cái hay của bài học Vì vậy trongtiết dạy, tôi đã làm nổi bật được mối liên hệ giữa đặc trưng của bộ môn vớikiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quan để bài học có hiệu quả hơn

III Giải pháp giải quyết vấn đề và tổ chức thực hiện.

1 Giải pháp

Trang 7

1.1 Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng ghép kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác phẩm sử thi có giá trị.

Mỗi tác phẩm văn học dù là văn học dân gian là một sản phẩm tinh thầnsáng tạo của người nghệ sĩ Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, các giả thể hiệnmột nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời Mỗi tácphẩm sử thi Tây Nguyên tổng hòa trong nội dung và hình thức cả phươngdiện nhận thức thẩm mĩ của nhân dân về thực tại, cả các phương diện khácbao trùm mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hộiTây Nguyên như lịch sử, tín ngưỡng, tâm lý, triết lý, những kiến thức địa lý,kiến thức về thiên nhiên, những kiến thức về ứng xử trong gia đình, côngđồng,…Nếu các em thực sự say mê, nghiên cứu các tác phẩm sử thi nói chung

và qua mỗi bài học nói riêng các em không chỉ có hứng thú trong học tập tiếpthu được kiến thức kĩ năng của một bài học đọc văn mà còn có nhiều kiếnthức hay, mới lạ về văn hóa, xã hội của vùng đất Tây Nguyên từ xưa cho đếnnay Từ đó nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy nền văn học - văn hóa dântộc, giúp cho mỗi học sinh có thêm hành trang bước vào cuộc sống rộng mở

mà không còn lạ lẫm, ngơ ngác như những “chú gà công nghiệp”.

1.2 Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị về nội dung, môi trường lồng ghép

Đối với bất cứ công việc gì nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, việcchuẩn bị của giáo viên, học sinh là vô cùng cần thiết, chiếm 50% sự thànhcông Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép kiến thức văn hóa,

xã hội, pháp luật có liên quan thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồngghép, thời điểm lồng ghép, cách thức lồng ghép phù hợp với bài dạy, môitrường để có thể lồng ghép hiệu quả…dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệuliên quan kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật Mỗi tác phẩm sử thi TâyNguyên chứa đựng trong đó rất nhiều kiến thức tổng hợp Bởi vậy, cần phảichọn lọc, linh hoạt vận dụng tránh biến giờ dạy Ngữ văn thành tiết tìm hiểu vềvăn hóa, xã hội, pháp luật

* Với giáo viên cần chuẩn bị:

- Máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể máy tính kết nối với bàigiảng điện tử soạn trên powerpoint Loa kết nối máy tính

- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 10

- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ Văn 10

- Tài liệu tham khảo văn học, văn hóa, bản đồ địa lí, tư liệu lịch sử

- Sử dụng trò chơi ô chữ vừa để kiểm tra kiến thức mới học vừa phát huy

tư duy sáng tạo cho học sinh

- Phiếu học tập với những câu hỏi học sinh khi trả lời vừa khắc ghi kiếnthức bộ môn vừa có thêm thức về văn hóa, xã hội, pháp luật

- Sử dụng video clip (từ 1-2 phút) giới thiệu một số trích đoạn về cácđoạn kể Khan của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nhằm giới thiệu sựphong phú của hình thức nghệ thuật dân gian từ đó học sinh vận dụng sáng

Trang 8

sáng tạo vào biểu diễn.

- Tranh, ảnh về một số lễ hội, tục lệ, tri thức dân gian; dân ca, dân vũ vàtrò chơi dân gian của đồng bào : Tục cột rượu treo chiêng, lễ mừng nhà rôngmới dân tộc Giẻ Triêng; lễ cầu mưa và mừng mùa dân tộc Êđê; lễ tạ ơn Yangđất Yang rừng dân tộc Mạ; đám cưới của dân tộc Gia Rai; lễ mừng lúa mớidân tộc Xơ Đăng của người dân tộc Tây Nguyên

- Đề bài kiểm tra.( câu hỏi ô chữ, câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận)

- Giáo án có sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật lồng ghép:

Kĩ thuật chia nhóm (nhóm mảnh ghép và nhóm chuyên sâu)

Kĩ thuật đặt câu hỏi nhất là câu hỏi gợi mở và nêu tình huống

Kĩ thuật khăn phủ bàn khi thảo luận nhóm mà giáo viên yêu cầu

Kĩ thuật phân vai: Phải chọn được học sinh có khả năng thể hiện vàchọn đoạn thể hiện rõ nội dung nghệ thuật tiêu biểu của văn bản sẽ tiết kiệmthời gian mà hiệu quả

- Tổ chức các Họat động ngoài giờ lên lớp, các hội thi có diễn kịch lại bàihọc hoặc áp dụng những câu hỏi về văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quancũng là ví dụ về việc tạo một môi trường lồng ghép hiệu quả Ngoài ra có thể

sử dụng khi

* Với học sinh:

- Chuẩn bị soạn bài theo câu hỏi của sách giáo khoa chu đáo

- Trả lời, nghiên cứu câu hỏi theo phiếu học tập đã được phát có sự hướngdẫn của giáo viên Ngoài câu hỏi có kiến thức về văn học cần chú ý tìm hiểuthêm các kiến thức về văn hóa, xã hội và pháp luật có liên qua đến bài học

- Học sinh tuân theo những hướng dẫn của giáo viên như:

+ Chia nhóm: Một lớp sẽ có 4 nhóm tương ứng với 4 tổ

+ GV chia phần việc cho mỗi nhóm: các nhóm sẽ tìm hiểu trước về một số

lễ hội, tục lệ, tri thức dân gian; dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian của đồngbào Tây Nguyên theo phiếu học tập

+ GV giới thiệu cho HS một số cách tìm kiếm thông tin trên mạng, trongcác tài liệu

+ Dặn dò học sinh xem bài trước ở nhà và mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấyA3 hoặc một nửa tờ A0

+ Học sinh soạn bài theo nhóm trước ở nhà theo phần việc được giáo viêngiao trước qua phiếu học tập và chuẩn bị dụng cụ học tập (giấy), tinh thần làmviệc theo nhóm

+ Trong quá trình tìm hiểu bài học cần yêu cầu nhóm chuyên sâu và nhómmảnh ghép làm việc hiệu quả

+ GV chọn 1 nhóm để giao thực hiện phương pháp phân vai, chọn mộtđoạn đối thoại giữa hai tù trưởng thể hiện sự kịch tính của cuộc chiến đấu vàmột phần đoạn cuối lời của người kể chuyện

1.3 Không bỏ qua mà chú trọng các bước trong tổ chức hoạt động dạy học như:

1.3.1 Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học.

Trang 9

Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bóvới hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh củacộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù

- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn

ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại

- Qua đoạn trích nhận thức được: lẽ sống, niềm vui của người anh hùng

sử thi chỉ có thể có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sựthịnh vượng cho cộng đồng, bộ tộc

- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại sử thi để đọc hiểu các tác phẩm cụthể khác khi tìm đọc

- Học sinh thấy được sử thi dân gian nói chung sử thi của người dân tộcthiểu số có vị trí nhất định trong đời sống nhân dân trong cộng đồng các dântộc

- Học sinh cần có năng lực vận dụng các kiến thức liên môn như: Ngữvăn, Lịch sử, Địa Lí, GDCD, Pháp luật, Cơ sở văn hóa, Tin học, HĐNGLL,

Về kĩ năng:

- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi; đóng kịch diễn lại đoạn trích

- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và ý thức của đồng bào dân

tộc Ê-đê Tây Nguyên Việt Nam

- Phát hiện và vận dụng nét văn hóa tốt đẹp vào thực tiễn cuộc sống.

- Kĩ năng nhận định, phân tích tình huống trong đời sống

- Góp phần hình thành cho học sinh một số kĩ năng sau:

+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn

+ Làm việc theo nhóm

+ Học tập tích cực và chủ động

+ Có những sáng tạo nhất định từ bài học

Thái độ:

- Từ bài học này, giúp các em nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá

nhân: phấn đấu hy sinh vì danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc yên vui của cộngđồng, xã hội - nhất là trong giai đoạn hiện nay cái tôi cá nhân đang có xuhướng quá đề cao Đây là ý nghĩa mãi mãi của sử thi Đăm Săn nói riêng và sửthi anh hùng nói chung

- Yêu mến nhân vật anh hùng, dũng cảm, căm ghét cái xấu, cái ác

- Giáo dục tinh thần, trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ và trân trọng truyềnthống văn hóa dân tộc; phát huy năng lực vận dụng, sáng tạo của học sinh

- Tạo cho học sinh có thái độ:

+ Hứng thú trong học tập

+ Độc lập, tự giác trong học tập

+ Nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy nền văn học - văn hóa dân tộc

Từ đó hình thành cho học sinh phát triển một số năng lực sau:

Trang 10

+ Năng lực thu thập thông tin

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác để xử lý tình huống

+ Năng lực phân tích và trình bày tình huống

Từ sau sử thi “khan Đam San” của người Ê - đê được công bố đầu tiên từnăm 1927, đến nay đã phát hiện được trên 20 sử thi, trong đó có các sử thi nổitiếng còn truyền tụng tới nay, như ĐămDi, Chilơkok, Khinh Dú, ĐămĐơroăn, Y Prao, và M’hiêng (của người Êđê), Ot mrông, Cây nêu thần, Mùarẫy Bon (của Mnông) H’điêu, Chín chiêng, Zông (Giarai), Đăm Noi, Xing chi

ôn, Diôông (Bana),… Sử thi không chỉ là đặc trưng, nét độc đáo duy nhất củavùng văn hoá Tây Nguyên, mà vùng này còn thể hiện tính thống nhất củamình qua nhiều hiện tượng văn hoá tiêu biểu khác, như âm nhạc cồng chiêng,văn hoá nhà mồ, các loại luật tục khác… Qua bài học này các em sẽ đượckhám phá một thế giới vô cùng bao la kì thú

1.3.3 Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó:

Việc đọc kĩ văn bản và phần chú giải những từ khó là vô cùng cần thiết.Giáo viên cho đọc phân vai và giải nghĩa những từ khó Cần giúp học sinhhiểu văn bản sử thi dân gian Tây Nguyên ở lớp nghĩa từ vựng Đồng thời cóthể giải thích, cung cấp thêm một số hình ảnh và kiến thức, văn hóa, xã hội,pháp luật có liên quan Chú thích ở sách giáo khoa - học sinh đã phải đọc kỹkhi chuẩn bị bài - giáo viên giải thích và cung cấp thêm hình ảnh, kiến thứckhi cần thiết: hình ảnh nhà Rông, nhà dài người Tây Nguyên với “ngạch” cửa,hình ảnh ảnh ché đuê, chũm chọe; quan niệm về người anh hùng dũng sĩ:không lừa kẻ thù chưa sẵn sàng để giao chiến hay các quan niệm về thần linhcũng như sử dụng các hình ảnh gần gũi thân quen có trong đời sống của ngườidân: lợn nái, trâu trong chuồng, kliê, êchăm, lồ ô, cà tong, le, hoa dam piết,chim ghếch hay các đồ vật thường dùng: âu, gùi, vòng nhạc )

1.3.4 Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Cho xem băng đĩa, tranh ảnh để đặt câu hỏi

- Trò chơi ô chữ

- Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm, đề luyện viết

- Kiểm tra phiếu học tập của học sinh chặt chẽ để tăng cường việc chuẩn

bị bài học sinh hiệu quả, tác dụng

2 Tổ chức thực hiện.

Trang 11

Bài mới: Trình bày các quá trình dạy hoc - dạy trên Bài giảng điện tửPowerpoint Bài học được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút).

Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn HStìm hiểu như sau:

Hoạt động 1:

I Đọc hiểu phần Tiểu dẫn:

Phần tiểu dẫn theo em cần nắm những nội dung kiến thức nào?

1.Trình bày những hiểu biết cơ bản của thể loại sử thi dân gian

a Khái niệm : Giúp HS nêu khái niệm thể loại sử thi dân gian Việt Nam?

(kiểm tra tích hợp với bài “Khái quát VHDG Việt Nam’’)

Là các tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần,nhịp, xây dựng các hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về mộthay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổđại

Sử thi có hình thức diễn xướng riêng ( hát, kể - thường là các già bảnmột mình vừa kể, vừa diễn tất cả các vai bằng các giọng điệu khác nhau bênbếp lửa nhà Rông) Giáo viên giới thiệu thêm về hình thức diễn xướng này

b Phân loại: Sử thi dân gian chia làm mấy loại? Và minh họa bằng các

tác phẩm cụ thể

Giáo viên cho học sinh trả lời 2 loại sử thi dân gian trong kho tàng sử thidân gian đồ sộ, có giá trị của các dân tộc thiểu số nước ta (chưa tìm thấy sửthi của người Kinh Có thể giao câu hỏi để các em về nhà lí giải: Tại sao chođến nay người Kinh không thấy có trường ca? gợi mở: vùng sử thi TâyNguyên có căn nguyên từ kinh tế- xã hội Tây Nguyên như xã hội tiền giaicấp, kinh tế nương rẫy…):

Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng (có lấy dẫn chứng và ứng dụng môntin học để trình chiếu về một số tác phẩm sử thi của Tây nguyên để minh

họa) Giáo viên đọc một đoạn trích ngắn trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” hoặc

một sử thi nào đó để HS hình dung… Đồng thời liên hệ thực tế xã hội: Vùngđất Tây Nguyên với Không gian văn hóa Cồng Chiêng TâyNguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhânloại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005, sau Nhã nhạc cung đình Huế Đây là disản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này Không gian vănhóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, GiaLai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.(Chiếu bản đồ địa lí để học sinh dễhình dung) Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khácnhau: Ê - đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc Các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễmừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước ), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó(nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh cácbuôn làng Tây Nguyên, ),

Phần này giúp học sinh phát huy năng lực thu thập thông tin và năng lựcvận dụng

2 Trình bày tóm tắt sử thi Đăm Săn:

Trang 12

HS dựa vào SGK tóm tắt ngắn gọn sử thi Đăm Săn : Gồm 8 chươngtương tương với 13 đoạn kể nhưng có thể nắm gọn trong 3 ý chính :

- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị, Hơ Bhí và trở thành một tù trưởng giàu

có, hùng mạnh

- Đăm Săn đánh thắng các tù trưởng độc ác, giành lại vợ, đem lại sự giàu

có và uy danh cho mình và cho cộng đồng

- Đăm Săn khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi tập tục xã hộinhưng thất bại Đăm Săn cháu tiếp bước

GV trình chiếu phần tóm tắt trên máy chiếu, nhấn mạnh lại cốt truyệntheo sự kiện chính đồng thời lồng vào đó cung cấp kiến thức về văn hóa của

bộ tộc người Tây nguyên : tục nối dây(chuê nuê) : Đây là một tập tục đã tồntại từ lâu đời của người Tây Nguyên Khi người vợ hoặc chồng chết đi thìngười còn lại phải lấy người trong dòng họ để tiếp tục cuộc sống vợ chồng,với quan niệm cho rằng có thực hiện đúng "chuê nuê" mới giữ trọn dònggiống của gia đình, của dân tộc, con người mới không bị lẻ đôi Chẳng hạnnhư trong sử thi Đam San của người Ê - đê, tục lệ này thể hiện rất rõ Khi bàcủa Hơ Nhị chết thì Hơ Nhị phải là người "nối dây" lấy ông của mình làmchồng, hoặc khi Đam San chết và đầu thai vào người chị Hơ Âng sinh ra ĐamSan cháu thì Hơ Nhị và Hơ Bhí phải tiếp tục nối dây với Đam San cháu

Tích hợp thêm kiến thức Pháp luật : Tục nối dây bây giờ không còn phổbiến và bị coi là một hủ tục : nếu không tự nguyện mà bị ràng buộc "nối dây"thì sẽ có những cặp vợ chồng "cọc cạch" chồng rất già mà vợ rất trẻ (thậm chítrẻ con) hoặc ngược lại Điều này sẽ dẫn đến nhiều bi kịch và hệ lụy khônlường Vì vậy, cần tăng cường hiểu biết, nâng cao nhận thức và chuyển đổihành vi thích hợp để loại bỏ những hủ tục trong quan hệ hôn nhân và gia đình,góp phần nâng cao chất lượng dân số Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (cóhiệu lực từ ngày 1/1/2015) và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP (có hiệu lực từ15/2/2015) cũng đã chính thức cấm tục “nối dây”

Tuy nhiên giáo viên cần khẳng định cho học sinh hiểu : Tục nối dây vốn

dĩ thể hiện rất cao tính nhân văn Bởi đối với con cái chưa trưởng thành củangười quá cố thì cuộc hôn nhân mới sẽ đem lại cho những đứa trẻ mất cha,hoặc mất mẹ sự chăm sóc nuôi dưỡng ân cần và chu đáo từ chính người thânthiết trong gia đình, có chung dòng máu với cha hoặc mẹ chúng Người chồnghoặc vợ (còn sống) sẽ có một nơi nương tựa để tiếp tục nối dòng, cũng nhưbảo đảm sự nguyên vẹn tài sản mà gia đình đã gây dựng nên

Trang 13

- Giọng Đăm Săn : quyết liệt, hùng tráng.

- Giọng Mtao Mxây : khôn khéo, mềm mỏng

- Giọng dân làng : tha thiết

- Giọng người kể chuyện linh hoạt

GV nhận xét cách đọc của HS, đọc mẫu một đoạn và giải thích các từkhó

Ở phần đọc này nhiều giáo viên trong trường cũng đã tích hợp với Hoạtđộng ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng thể hiện mình trướctập thể cho học sinh, tạo ở các em thái độ tự tin, bình tĩnh và xử lí tình huốnghiệu quả, lớp học vì vậy cũng sẽ rất sinh động

2 Bố cục : 3 phần

- Phần 1 : Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường’’.

- Phần 2 : Tiếp đến “ Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng” -> cảnh giaochiến của hai tù trưởng

- Phần 3: Còn lại-> Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng

3 Tìm hiểu văn bản.

a Hình tượng Đăm Săn trong cuộc quyết chiến với Mtao Mxây.

GV: Yêu cầu HS phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Đăm Săntrong sự đối sánh với nhân vật tù trưởng Sắt để thấy vẻ đẹp tài năng, bản lĩnh,lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh siêu phàm, tầm vóc thần linh - hội tụsức mạnh cộng đồng Đây cũng là ước mơ, khát vọng của cộng đồng có đượcngười anh hùng chiến thắng mọi thế lực…Giáo viên lưu ý đặc điểm loại hìnhcủa kiểu nhân vật sử thi: các nhân vật được hiện lên qua các chi tiết miêu tảngoại hình và chủ yếu qua lời nói, hành động Đó chính là sự cụ thể hóa phẩmchất và tính cách, tâm lí nhân vật

GV: Vì sao lại xảy ra cuộc quyết chiến?

HS tích hợp kiến thức văn hóa, xã hội: Mtao Mxây đã cướp Hơ Nhị

-Vợ của Đăm Săn Đối với người Ê - đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thùcướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng Liên hệ mỗi một HS cầnhiểu: Danh dự, nhân phẩm là điều quan trọng làm nên giá trị, nhân cách conngười Cần có ý thức gìn giữ, bảo vệ

GV: Diễn biến cuộc giao đấu như thế nào, trải qua những chặng nào?Chia HS thành 4 nhóm với các công việc cụ thể:

- Nhóm 1: Tìm hiểu, phân tích đoạn văn đầu tiên miêu tả Đăm Săn

thách đấu Với các câu hỏi gợi mở: Khi Đăm Săn đến nhà kẻ thù, chàng đãthách đấu ra sao? Thái độ của Mtao Mxây như thế nào? Nhận xét về hai nhânvật?

HS cử đại diện trình bày Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV tổng hợp,đánh giá:

* Đăm Săn thách đấu:

- Đến tận chân cầu thang thách đấu

- Dùng lời lẽ khích dụ kẻ thù: dọa đốt

- Sợ hãi nhưng vẫn tìm cách trêu tứcĐăm Săn

Trang 14

sàn, đốt nhà

-> Tuyờn chiến với thỏi độ quyết liệt

- Coi thường Mtao Mxõy, tuyờn bố

khụng đỏnh kẻ thự khi đang đi xuống

-> Đăm Săn dụ được kẻ thự ra khỏi

nhà để quyết đấu, thỏi độ tự tin,

Khi giới thiệu về ngoại hỡnh của nhõn vật GV lồng ghộp kiến thức về,ngụi nhà, trang phục của đồng bào ấ- đờ: Trang phục truyền thống là phụ nữquấn vỏy tấm dài đến gút, mựa hố thỡ ở trần hay mặc ỏo ngắn chui đầu Namgiới thỡ đúng khố, mặc ỏo cỏnh ngắn chui đầu Mựa lạnh, nam nữ thườngchoàng thờm một tấm mền éồ trang sức cú chuỗi hạt, vũng đồng, vũng kềnđeo ở cổ và tay, chõn Nam nữ đều cú tục cà răng-căng tai và nhuộm đenrăng éội đầu cú khăn, nún

- Nhúm 2: Diễn biến của hiệp đấu thứ nhất như thế nào? (Tại sao tỏc

giả sử thi lại để cho Mtao mỳa khiờn trước? Chỉ ra và nhận xột nghệ thuật cỏcchi tiết miờu tả việc mỳa khiờn của hai nhõn vật?) Thỏi độ và tài năng củaĐăm Săn và Mtao Mxõy được thể hiện thế nào?

HS cử đại diện trỡnh bày Nhúm khỏc nhận xột, bổ sung GV tổng hợp,đỏnh giỏ:

* Hiệp 1 của cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxõy

- Mtao Mxõy mỳa khiờn trước, tỏ ra

kộm cỏi “khiờn hắn kờu lạch cạch như

quả mướp khụ”

- Mtao Mxõy “ bước thấp bước cao

chạy hết bói tõy sỏng bói đụng Hắn

vung đao chộm phập một cỏi nhưng

chỉ trỳng vào một cỏi chóo cột trõu”

-> lộ rừ sự kộm cỏi nhưng Mtao Mxõy

vẫn cú những thỏi độ huyờnh hoang

- giữ thỏi độ bỡnh tĩnh thản nhiờn =>bản lĩnh một tự trưởng

- Đam San mỳa “một lần xốc tới,chàng vượt một đồi tranh … Chàngchạy vun vỳt qua phớa đụng quaphớa tõy”

-> Sức mạnh uy dũng của người anhhựng

Nhúm 3: Tỡm hiểu và phõn tớch hiệp 2 của cuộc giao đấu với cỏc cõu

hỏi gợi mở: Ở hiệp đấu thứ 2, ai là người mỳa khiờn trước? Chi tiết miếngtrầu của Hơ Nhị quăng cho Mtao Mxõy nhưng Đăm Săn lại giành được núilờn điều gỡ? í nghĩa của chi tiết ụng trời mỏch kế cho Đăm Săn là gỡ?

HS cử đại diện trỡnh bày Nhúm khỏc nhận xột, bổ sung GV tổng hợp,đỏnh giỏ:

* Hiệp đấu thứ 2

- Đăm Săn mỳa khiờn trước" động tác

nhanh, mạnh, hào hùng, vừa khỏe vừa

đẹp " thế thắng áp đảo, oai hùng

- Đam San giành được miếng trầu, sức

- Hoảng hốt chạy bước thấp bướccao

- Vội cầu cứu Hơ Nhị quăng chomiếng trầu

Trang 15

khoẻ tăng lên, đuổi theo và đâm trúng

kẻ thù nhưng cả hai lần đều không

thủng Phải cầu cứu thần linh

- Nhờ có ông trời giúp sức => Đam San

chộp ngay một cái chầy mòn ném cúng

-> Mtao Mxây vừa bất tài vừa hènkém

GV lồng ghép phổ biến một số tục lệ người Ê đê: Cả nam nữ đều có tục

ăn trầu cau, là biểu tượng cho sự ủng hộ, tiếp thêm sức mạnh cho người anhhùng của cộng đồng

Người Ê đê thì nghi lễ theo đuổi họ cả đời người nhất là lễ cầu phúc, lễmừng sức khoẻ cho từng cá nhân Ai tổ chức được nhiều nghi lễ này và nhất

là những nghi lễ lớn hiến sinh bằng nhiều trâu, bò, chè quý (vò ủ rượu cần) thìngười đó càng được dân làng kính nể

Trong sinh hoạt lễ hội: Một vòng đời người Tây Nguyên phải trải qua

nhiều nghi lễ, tham gia nhiều lễ hội Bắt đầu từ thuở ban sơ cất tiếng khócchào đời, cha mẹ hứng nước sương làm lễ thổi tai, đặt tên, đến tuổi vị thànhniên phải qua lễ cắt việc, rồi cưới chồng, dựng nhà, cầu chúc sức khỏe, sảnxuất, săn bắn, hái lượm cho đến khi đi về “bến nước ông bà”, về cõi manglung, từ giã hẳn cộng đồng trong lễ Bỏ mả Xen kẻ trong năm là những lễ thứcnông lịch của cả cộng đồng như : Từ tháng 11 đến tháng 3 là “mùa ăn năm ăntháng”, buôn Plei nào cũng phải có lễ đón lúa hay ăn cơm mới, lễ cúng bếnnước (uống nước ngọt), cảm tạ các thần linh đã cho một năm cũ đủ no, cầuxin một năm mới bình an không có thiên tai phá hoại mùa màng Sang đếntháng 4 tháng 5 có các lễ cầu mưa, xin dọn rẫy, tra hạt Tháng 6, tháng 7 làdọn cỏ hoặc thu hoạch bắp đậu sớm Tháng 9, tháng 10 gieo tỉa vụ hai Tháng

11 làm lễ đón hồn lúa Lễ nhỏ trong phạm vi một nhà thì thôi, lễ lớn bao giờcũng đi kèm với hội Có hội là có hát múa, có đánh ching chêng, có kể chuyện

cổ tích, hát kể trường ca, có sự hoạt động tổng hợp của mọi nghệ thuật diễnxướng Có thể coi tín ngưỡng chính là văn hóa Bởi các nghi lễ tôn giáo ở đâyvừa mang sắc màu văn hóa dân gian đậm nét, vừa mang nặng tính sinh hoạtcộng đồng

Nhóm 4: Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc khi miêu tả các nhân vật và ý

nghĩa của cuộc giao chiến?

- Nghệ thuật tiêu biểu miêu tả nhân vật và cuộc chiến:

Đăm Săn phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phithường không kém Tác giả đã sử dụng hàng loạt hình ảnh so sánh, phóng đạicho thấy sự tương phản giữa Đăm Săn và kẻ thù, làm nổi bật: Mtao Mxâyđằng sau vẻ ngoài dữ tợn là sự hèn nhát, bất tài, kém cỏi; Đăm Săn chỉ đượcmiêu tả qua hành động múa khiên Chàng múa khiên hai lần Lần sau hùng

Trang 16

tráng hơn lần trước-> nhấn mạnh sự hùng tráng, sức mạnh của Đăm Săn, thểhiện cảm hứng ngợi ca.

+ Nhân vật Hơ Nhị và ông Trời (nhân vật phù trợ) đều đứng về phíaĐăm Săn chứng tỏ anh được lòng trời, đại diện cho ước mơ khát vọng củanhân dân

- Ý nghĩa: Cuộc chiến đấu của Đam Săn với mục đích giành lại giađình, nhưng lại có ý nghĩa cộng đồng Đòi lại vợ chỉ là cái cớ là nảy sinh mâuthuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danhcủa cộng đồng

Trong quá trình giảng bài cần lồng ghép cho HS nhận thức: cuộc sốngmỗi người khi có xung đột mâu thuẫn cần bình tĩnh, có cánh xử lí khéo léo,phù hợp không nên bắt chước một cách máy móc Tránh xảy ra tình trạng bạolực, vi phạm pháp luật không đang có

Còn trong tác phẩm, làng buôn Tây Nguyên nhìn chung tồn tại cô lậpgiữa núi rừng, một bên là sự vây bọc của thiên nhiên hoang sơ và dữ dội vớimột bên là các cộng đồng thù địch Cả kẻ thù thiên nhiên và xã hội luôn rìnhrập đe dọa cuộc sống hạnh phúc, thanh bình của cộng đồng Cuộc sống củangười Tây Nguyên ở trình độ tổ chức chưa cao nên con người phải tập hợp lạithành một khối thống nhất về quyền lợi và nghĩa vụ Người anh hùng khôngphải là “cái tôi cá nhân” tách ra khỏi cộng đồng Ngược lại, cộng đồng làngbuôn là chỗ dựa vững chắc cho người tù trưởng Các nhà nghiên cứu đềukhẳng định chiến tranh trong sử thi Tây Nguyên là cuộc chiến đem lại hạnhphúc, ấm no cho cộng đồng Chính vì thế, người anh hùng cộng đồng vào sửthi Tây Nguyên với biết bao sự kỳ vĩ hóa, biết bao niềm tự hào, biết bao ước

mơ mà nhân dân gửi gắm Con người đó luôn hiện lên với sự toàn diện đếnmức lý tưởng Các cuộc giao đấu quyết liệt giữa người anh hùng với các Mtaothù địch chính là sự ghi nhận “một cách nghệ thuật và bằng nghệ thuật” cuộcđấu tranh sinh tồn của con ngừơi giữa núi rừng Tây Nguyên Những kẻ thùMtao là “hung thần” của làng buôn Chiến thắng của kẻ thù chỉ mang tínhchất tạm thời Mtao Mxây có lúc đẩy Đam Săn vào thế bế tắc nhưng kết quảhắn cũng bị cắt đầu đem bêu ngoài đường Đó là chiến thắng của một tập thểcộng đồng có sức sống bền bỉ, có sức mạnh hòa hợp

b Hình tượng Đăm Săn trong cuộc đối thoại, thuyết phục tôi tớ của Mtao Mxây.

GV đặt hệ thống câu hỏi tìm hiểu: Cuộc đối thoại này diễn ra qua mấynhịp hỏi - đáp? Qua đó, chúng ta hiểu gì về Đăm Săn, uy tín và tình cảm củadân làng đối với chàng?( chú ý cảnh mọi người theo Đăm Săn về đông vui

như hội hay việc lặp lại câu văn “không đi sao được”).

Hs phải nắm được kiến thức: Nếu như trong cuộc chiến đấu với MtaoMxây, Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp của một anh hùng chiến trận với tài năng

và sức mạnh phi thường thì ở phần thứ hai này, vẻ đẹp của chàng là vẻ đẹpcủa tấm làng cao thượng, vị tha với mục đích chiến đấu nhân văn cao cả Làmột tù trưởng anh hùng, điều mà Đăm Săn quan tâm tới không chỉ là danh dự

Trang 17

của cá nhân, hạnh phúc của gia đình, mà với chàng, điều quan trọng nhất là sựgiàu có, phát triển của cộng đồng thị tộc Vì thế, sau khi giết chết kẻ thù ĐămSan không hề có bất cứ hành động nào làm tổn hại tới tôi tớ, dân làng củaMtao Mxây, không hề có việc chàng trả thù, tàn sát buôn làng của hắn cho hả

dạ lòng, hả dạ điều chàng quan tâm duy nhất lúc này là của cải thu được, tôi

tớ và dân làng của Mtao Mxây Với mong muốn đưa dân làng của Mtao Mxây

về hoà nhập với bộ tộc của mình để cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớnmạnh, bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, Đăm Săn đã chủ động đưa ra lời đề nghị,thuyết phục dân làng của Mtao Mxây về với bộ tộc của mình qua 3 nhịp hỏi-đáp Đáp lại mong muốn tha thiết đó, cảm phục trước khí phách anh hùng, tàinăng, sức mạnh của Đăm Săn, cảm mến đức khoan dung của chàng, dân làng,tôi tớ của Mtao Mxây đã vui mừng hưởng ứng lời kêu gọi, thuyết phục củaĐăm Săn Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi và phát triển Phát huycao độ vai trò của nghệ thuật so sánh phóng đại, kết hợp với lối kết cấu câuđối xứng, tác giả đã miêu tả niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của dân làngMtao Mxây khi theo Đăm Săn về với bộ tộc của chàng trong sự phát triểnchung của cộng đồng thị tộc: “ Đoàn người đông như bầy cà toong, đặc nhưbầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”

Lồng ghép kiến thức về văn hóa: Đi theo Đăm Săn chứng tỏ người dânthường Ê - đê không mấy quan tâm đến cái chết của Mtao Mxây, họ khôngphải đối tượng tiêu diệt mà là đối tượng để thu phục Họ chỉ mong có mộtcuộc sống ổn định trong một cộng đồng ngày một đông hơn, giàu hơn, hùngmạnh hơn Khi thủ lĩnh chết những cư dân ấy trở thành thành viên mới củacộng đồng chiến thắng Đây cũng là cách tôn vinh Đăm Săn, vì chàng đã giúpcho khát vọng của họ trở thành hiện thực Ở đây, khát vọng, quyền lợi giữa cánhân người anh hùng với khát vọng, quyền lợi của cả cộng đồng có sự thốngnhất cao độ

Về lịch sử: Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từcông xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ

c Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng.

GV hỏi: Hãy phân tích và nêu ý nghĩa của việc miêu tả cảnh ăn mừngchiến thắng để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đạicủa cuộc chiến tranh bộ tộc và tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sựphát triển cộng đồng?

- Lễ ăn mừng chiến thắng là một chuỗi những ngày hội dài “kéo dài hếtmùa khô” và được tổ chức: linh đình và sang trọng; đông vui, nhộn nhịp; vớiđầy đủ phong tục tập quán của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên:

+ Rượu năm ché, trâu dâng một con

+ Rượu bảy ché, trâu bẩy con

+ Rượu bảy ché, lợn thiến bẩy con

+ Chiêng, trống to kêu rộn rã, dây cồng dây chiêng không lúc nào vắngbớt treo trên giá

Trang 18

+ Các chuỗi thịt trâu, thịt bò treo đầy nhà, chậu thau âu đồng nhiềukhông còn chỗ để.

+ Nhà Đam San đông nghịt khách Tôi tớ chật ních cả nhà Mở tiệc ănuống linh đình

-> lời kể khách quan nhấn mạnh sự giàu có, hùng mạnh của nhân vậtĐăm Săn

-> Tuy kể về chiến tranh nhưng tác giả dân gian luôn hướng về cuộcsống hòa bình thịnh vượng, giàu có no đủ, đoàn kết cộng đồng

Tích hợp: GV trình chiếu một số hình ảnh ăn mừng của đồng bào cácdân tộc Lễ cúng thần linh, tạ ơn tổ tiên là nghi lễ tri ân rất thiêng liêng thểhiện ý thức xây đắp truyền thống của các tộc người Tây Nguyên Lễ vật cúngthần, cúng tổ tiên thật hậu để mong muốn những điều thánh thiện : cầu sứckhoẻ, cầu bình yên, cầu thịnh vượng Lễ ăn mừng thật tưng bừng, đầy đủ vậtchất, sang trọng về tinh thần, tràn ngập niềm vui, cả một cộng đồng hoà nhậpthành một khối trong niềm vui ở tương lai

Trình bày lồng ghép Tục cột rượu treo chiêng: Cột rượu còn là một tục

lệ mà người Tây Nguyên dùng để cầu may cho khách, hoặc người thân tronggia đình Đây là một hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong nếp sống vănhóa hàng ngày Chiêng là một loại nhạc cụ quí giá có ý nghĩa trong đời sốngtinh thần Nó chứng minh sự giàu có của một gia đình Nhà nào có nhiềuchiêng, nhiều ché tức, ché tang thì được coi là giàu mạnh Tiếng chiêng đượcdiễn tấu bằng cách gõ chiếc dùi bọc bằng cao su, hoặc dùi gỗ mềm không bọc

để tạo ra tiếng chiêng khác nhau Trong khan Đam San có diễn tả âm thanhnày một cách sống động Hình ảnh của ché rượu và tiếng chiêng dường nhưtôn thêm vẻ đẹp văn hóa, cho cái riêng của con người Tây Nguyên

Văn hóa giao tiếp của người Ê - đê: Một trong những đặc trưng trongvăn hóa giao tiếp của người Ê - đê là rất hiếu khách Dù lạ hay quen khi kháchđến nhà họ đều tiếp đón chu đáo, thịnh tình, dành cho khách những gì tốt đẹpnhất mà mình có

Hoạt động sản xuất: Gia súc được nuôi nhiều hơn cả là lợn và trâu, giacầm được nuôi nhiều là gà, nhưng chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tínngưỡng

- Hình tượng Đăm Săn trong lễ ăn mừng:

GV hỏi: Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn được miêu tảqua những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào trong lễ ăn mừng chiến thắng? ĐămSăn bộc lộ tâm trạng như thế nào?

+ Trang phục : ngực quấn chéo một mềm chiến, mình khác một tấm áochiến, tai đeo nụ, đủ giáo gươm

+ Ngoại hình: Chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn , hứng tóc chàng

là một cái nong hoa Đôi mắt long lanh như mắt chim nghếch ăn hoa tre, bắpchân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ

-> vẻ đẹp trí tuệ, sức vóc hơn người

Ngày đăng: 16/08/2017, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w