Một số vấn đề về xây dựng hệ thống thang, bậc cho nhân viên, cánbộ kỹ thuật trong Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.. Để đáp ứng được yêu cầu này, việc xây dựng hệ thống thang, bậc lương
Trang 1Một số vấn đề về xây dựng hệ thống thang, bậc cho nhân viên, cán
bộ kỹ thuật trong Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.
Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, sau hơn
8 năm kể từ ngày chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông đầu tiên (dịch vụ
178 – năm 2000) Viettel đã trở thành doanh nghiệp viễn thông số 1 tại Việt Nam Với gần 20.000 trạm phát sóng di động, hơn 60.000 km cáp quang ở
trong nước và nước ngoài (Lào, Campuchia), hơn 25 triệu thuê bao đang
hoạt động, Viettel trở thành mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, là mạng thông tin quân sự thứ 2 của quân đội ta
Với một mạng lưới rộng, lớn như vậy việc duy trì, vận hành, khai thác đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên, cán bộ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng Để đáp ứng được yêu cầu này, việc xây dựng hệ thống thang, bậc lương cho nhân viên, cán bộ kỹ thuật là vấn đề hết sức bức thiết
vì nó quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật của Viettel
Trước tình hình đó, trong phạm vi bài viết này, xin phân tích một số nội dung liên quan và đề xuất hệ thống thang, bảng lương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ kỹ thuật Viettel, như sau:
Trang 2I Mục đích:
1 Chuyên nghiệp hóa bộ máy;
2 Tạo ra các mục tiêu phấn đấu, để đội ngũ kỹ thuật liên tục hoàn thiện và phát triển về chuyên môn;
3 Là đầu vào cho các chính sách “Tuyển dụng và Đào tạo”, “Phát triển nghề nghiệp”, “Lương bổng và Đãi ngộ”, “Khen thưởng và Kỷ luật”,
và các chính sách khác liên quan đến nguồn nhân lực của Viettel;
4 Tạo ra một sự gắn kết lâu dài giữa người lao động và tổ chức
II Phạm vi:
1 Chỉ tập trung vào việc phân lớp cho bộ máy kỹ sư kỹ thuật, của Phòng Kỹ thuật Tổng Công ty, Ban Ứng dụng CNTT, Công ty Viettel Telecom, Công ty Truyền dẫn Viettel;
2 Việc phân lớp này áp dụng cho kỹ sư các ngành Điện tử Viễn thông và CNTT;
Trang 33 Các bộ máy khác trong Tổng Công ty, và các ngành kỹ sư kỹ thuật khác như Cơ khí, Xây dựng, Điện và Tự động hóa,… có thể tham khảo các nguyên tắc phân lớp này với các thay đổi về chuyên môn cho phù hợp
III Một số định nghĩa:
1 Công việc (Job): Là một phạm trù nghề nghiệp gắn liền với một vị
trí nào đấy của người lao động trong một tổ chức Công việc được phân cấp theo các cấp bậc nghề nghiệp;
2 Vai trò (Roles): Là một hay nhiều lĩnh vực chuyên môn mà một
công việc yêu cầu cần có Vai trò, cũng như công việc, được phân cấp theo các cấp bậc nghề nghiệp;
3 Kỹ năng (Skills): Là khả năng cụ thể cần có để hoàn thành một vai
trò cụ thể, được phân cấp theo thang bậc kỹ năng
4 Cấp bậc nghề nghiệp (Career Stages): Các nấc thang nghề nghiệp
mà một người lao động sẽ đi qua trong cuộc đời làm việc của mình Các tổ chức khác nhau sẽ có các phân cấp khác nhau, nhưng chủ yếu dựa vào kiến thức, thâm niên kinh nghiệm cũng như kỹ năng của người lao động;
5 Thang bậc kỹ năng (Scale of Levels): Thể hiện các mức độ “nhuần
nhuyễn” khác nhau của người lao động khi sử dụng một kỹ năng cụ thể
Trang 4thực hiện một công việc cụ thể Các tổ chức khác nhau sẽ có các phân cấp khác nhau, nhưng chủ yếu dựa vào kiến thức và thâm niên kinh nghiệm;
Ví dụ: Kỹ sư Thiết kế có 2 vai trò chức năng: Thiết kế viên (thiết kế
mạng) và Hướng dẫn viên (để hướng dẫn cho bộ phận triển khai).
IV Mô hình tham khảo:
1 Cisco:
1) Phân loại: Cisco có 4 dạng kỹ sư: Presales (trước bán hàng),
Design (thiết kế), Postsales (sau bán hàng), Hỗ trợ (TAC);
2) Phân lớp: có 9 cấp độ từ Level 1 đến Level 9 Việc đạt đến từng
cấp độ sẽ tùy thuộc vào các yếu tố sau theo mức độ ưu tiên;
3) Kinh nghiệm: (Ví dụ: Design đánh giá theo việc thiết kế cho các
dự án thực tế; Postsales đánh giá theo khả năng xử lý sự cố, thời gian trực đài);
4) Bằng cấp: theo đúng lĩnh vực đang làm;
5) Thời gian: đã làm trong lĩnh vực đó (có thi hằng năm);
6) Ý tưởng, sáng kiến, cải tiến.
2 Huawei:
Trang 51) Phân loại: chưa phân loại;
2) Phân lớp: có 6 cấp độ từ Level 1 đến Level 6;
3 Ericsson:
1) Phân loại: chưa phân loại;
2) Phân lớp: có 5 cấp độ, từ T (chưa đánh giá) đến A, B, C, D;
3) Cấp bậc nghề nghiệp: có 4 cấp Accessement/Experienced/Senior/
Principal (tạm dịch là: Căn bản/Kinh nghiệm/Cao cấp/Kỹ sư trưởng);
4 Telstra:
1) Phân loại: có 4 loại Thiết kế/Triển khai/Đánh giá/Hỗ trợ;
2) Phân lớp: có 4 cấp: Học việc/ Chuyên viên/ Chuyên gia/Kỹ sư;
Tiêu chí để đạt đến các mức độ này cũng tương tự như Cisco; trong
đó, có tổ chức thi đánh giá hằng năm
5 AT&T:
Trang 6AT&T có các cấp bậc nghề nghiệp (Career Stages) khá rõ ràng cho mỗi dạng kỹ sư
6 VNPT:
VNPT có 8 bậc kỹ sư Cứ mỗi 3 năm sẽ có một lần lên bậc nếu kỹ sư
đó không vi phạm gì Hết 8 bậc kỹ sư, người lao động sẽ lên mức chuyên viên chính
V Đề xuất phân lớp:
1 Phân loại kỹ sư:
Lớp Viễn thông Dạng Kỹ sư Vùng chuyên môn
Lớp truy nhập Kỹ sư Vô tuyến Viba, BTS, RAN, WiMAX, Vệ tinh.
Kỹ sư Hữu tuyến DSLAM, DLU, mạng ngoại vi (cáp
quang, cáp đồng).
Lớp mạng lõi Kỹ sư Chuyển Mạch MSC, MSS, GMSC, TMSC, HLR,
Tandem, Toll, Gateway
Kỹ sư IP Core Routing, Packet Switching, Security.
Trang 7Kỹ sư truyền dẫn PDH, SDH, DWDM, xPON, ATM
Kỹ sư dịch vụ IN, SMS, MMS, GPRS, IP Backend
System (AAA, DNS, Mail, Web, FTP, LDAP, DHCP ), DBMS, Security.
Kỹ sư giao thức báo hiệu SS7, CAMEL, SIP-I, SIP-T, H323,
BICC, SIGTRAN … Lớp quản lý mạng Kỹ sư OSS OSS, NMS
Lớp đặc biệt Kiến trúc sư Qui hoạch, kiến trúc, thiết kế mạng.
Thiết kế Lập kế hoạch mạng, thiết kế Giải pháp Tích hợp, giải pháp.
2 Phân lớp kỹ sư:
Khi tham khảo các mô hình trên, cùng với việc xét đến 1 vòng đời nghề nghiệp khoảng 35 năm, xin đề xuất như sau:
1) Có 5 bậc kỹ sư từ bậc 1 đến bậc 5 Thời gian xem xét nâng bậc tối
đa là 2 năm, trong đó việc thi cử sẽ quyết định được nâng bậc hay không Các yếu tố về sáng kiến, cải tiến sẽ được xem xét ưu tiên;
2) Có 3 bậc chuyên viên: gồm có chuyên viên 1, chuyên viên viên 2, chuyên viên chính Thời gian xem xét nâng bậc tối đa là 4 năm Các đóng góp cải tiến sáng tạo về khoa học kỹ thuật và các buổi phỏng vấn do Hội đồng Khoa học Tổng Công ty sẽ quyết định việc nâng bậc;
Trang 8Như vậy, tổng thời gian để lên đến Chuyên viên chính sẽ khoảng 22 năm, vào độ tuổi chín muồi của người lao động
Trang 93 Chính sách liên quan:
Đề xuất phương án tính thu nhập:
THU NHẬP = LƯƠNG CỨNG + LƯƠNG MỀM + THƯỞNG
Trong đó:
- Lương cứng: Theo ngạch bậc của Nhà nước;
- Lương mềm: Theo phân bậc kỹ sư;
- Thưởng: Theo vụ việc, dự án, mức độ hoàn thành xuất sắc
công việc (do người quản lý trực tiếp đánh giá đề xuất và người
quản lý cấp trên phê chuẩn);
- Cơ cấu: 30%/50%/20%.
Trang 11HẾT