- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổ
Trang 1GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODULE TH 2, 3, 4 NĂM HỌC 201…-201……
Họ và tên : ………
Chức vụ : ………
Đơn vị : ……….
Dạy lớp: ………
I Module 3 1 Hoạt động của học sinh tiểu học - Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như: + Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động + Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,
2 Những thay đổi kèm theo
- Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hoàn
Trang 2cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, các em phải tham gia lao động sản xuất cùng giađình từ rất nhỏ.
- Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt
- Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình) Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình
là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình
Biết được những đặc điểm nêu trên thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ pháthuy những khả năng tích cực của các em trong công việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập
3 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
a Nhận thức cảm tính
- Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển
và đang trong quá trình hoàn thiện
- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng
rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, )
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc,tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác
b Nhận thức lý tính
- Tư duy
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát
Trang 3Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.
- Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ
có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ
đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em
4 Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vậthiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ
dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo
sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa,
kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảokết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ
Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động
Trang 4cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,
5 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô
tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình
Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha
mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy
B Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu:
1 Năng lực:
Con người vốn có tiềm năng nội lực hoặc ở mặt này, mặt khác kể cả những người có khuyết tật Cần có điều kiện thích ứng để năng lực được bộc lộ và hoàn thiện Cho nên nănglực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi người tạo thành chiều sâu cường độ lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định
2 Trình độ cao của năng lực
Chính là tài năng ở trình độ tột đỉnh là thiên tài Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể Năng lực là sản phẩm của một hoạt
Trang 5động thực tiễn tích cực của con người không tách rời hoàn cảnh xã hội và tham gia phục vụcho sự phát triển xã hội
Lữ Khôn từng nói : Việc sắp xảy ra mà ngăn được
Việc đương xảy ra mà cứu được
Việc đã hỏng mà cứu vớt được Đó là người có tài
Hay chưa có việc mà biết việc sẽ đến
Mới có việc mà biết việc sau sẽ ra sao
Định việc mà đoán được việc diễn biến thế nào
Đó là người có tâm
Vậy Năng lực vừa là trí (Trí khôn, thông minh) là tâm đức thống nhất trong một cấu trúc thích ứng
3 Năng khiếu:
Là mầm mống của tài năng, tương lai Nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời có
phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực, ngược lại thì năng khiếu sẽ bị thui chột
Người có năng lực năng khiếu thì thị giác thính giác xúc giác vị giác khứu giác có những cảm giác tri giác đặc biệt (ngoại cảm)
Cảm giác, tri giác, ghi nhớ tưởng tượng và tư duy có chất lượng cao sẽ quyết định năng khiếu và tài năng của mỗi con người
Gần đây theo điều tra về chỉ số trí tuệ của người Việt Nam người ta thấy có từ 2-5 %
là những người xuất sắc, khoảng 25- 30 % là khá, khoảng 25- 30% trung bình yếu, 2- 5 % yếu Số còn lại là Trung bình
Về học sinh: 3- 5 % là học sinh giỏi (Trong 20 vạn học sinh)
Vì thế việc phát hiện bồi dưỡng sử dụng các năng khiếu và tài năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà trường và xã hội
C Kết luận:
Tóm lại giáo viên cần phải nắm vững kiến thức có liên quan đến bộ môn giảng dạy Có như vậy mới giúp học sinh có hứng thú trong học tập mà còn giúp xã hội lưu giữ kinh nghiêm dân gian ,thấy được giá tri truyền thống của cha ông ta
Trang 6Cải tiến phương pháp giảng dạy khâu then chốt để giáo dục học sinh cá biệt.
Dù có kiến thức, dù được mọi lực lượng giáo dục tham gia nhưng nếu giáo viên sơ cứng trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy thì kết quả giảng dạy đều không đạt Phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình lên lớp của giáo viên Áp dụng phương pháp tốt thì mọi học sinh đều được tham gia hoạt động học tập trong lớp Tuy nhiênmọi học sinh tham gia phải được hoạt động một cách phù hợp Giáo viên không thể đưa những câu hỏi gợi mở dễ cho học sinh năng khiếu hoặc không thể hỏi câu hỏi nâng cao cho học sinh cá biệt yếu kém Điều đó sẽ làm cho học sinh em giỏi có xu hướng nhàm chán, em học yếu mang tư tưởng chán nản
Cải tiến phương pháp là không ngừng áp dụng các phương pháp đặc thù bộ môn đó là: Đươc thưc hành, được thí nghiêm kiểm chứng, Được tranh luận và được đặt câu hỏi tìm tòikiến thức Như vậy thực chất giờ học bản chất giáo viên chỉ giúp học sinh tự tìm tòi và lĩnh hội tri thức mới theo sư gợi mở của giáo viên (Định hướng) Tuy nhiên ở mỗi nhóm giáo viên phải chia các thành viên có các đối tượng khác nhau để các em tự giúp nhau chỉ khi cần thiết thì giáo viên mới can thiệp định hướng cho các em
II MODULE 4
1 Môi trường giáo dục THCS
Hoạt động 1 Tìm hiểu môi trường giáo dục THCS.
Môi trường học tập là các yếu tố có tác động đến quá trình học tập của HS bao gồm:
- Môi trường vật chất: Là không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng dạy họcnhư bảng, bàn ghế, sách vở, nhiệt độ ánh sáng, âm thanh, không khí
- Môi trường tinh thần: Là mối quan hệ giữa GV với HS, HS với HS, giữa nhà gia đình - xã hội Các yếu tố tâm lí như động cơ, nhu cầu, hứng thú tích học tập của HS vàphong cách, phương pháp giảng dạy của GV trong môi trường nhóm, lớp
Toàn bộ hệ thống môi trường học tập, môi trường dạy học, môi trường giáo dục trongtrường phải được tiếp cận hệ thống, đó là các quan hệ thầy - trò, quan hệ trò - trò, quan hệnhóm lớp của HS, quan hệ của HS với nhà quản lí, mà bản chất của các mối quan hệ là dựatrên quan hệ pháp luật, nhân văn, đạo đức, cộng đồng hợp tác
Như vậy, môi trường học tập là toàn bộ các yếu tố vật chất, không gian và thời gian,
Trang 7tình cảm và tinh thần - nơi HS đang sinh sống, lao động và học tập, có ảnh hưởng trực tiếp,gián tiếp đến sự hình nhân cách của HS phù hợp với mục đích giáo dục.
Hoạt động 2: Vai trò của môi trường giáo dục đối với việc học tập, rèn luyện của học
sinh Trung học cơ sở
.-Nếp sống gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, trình độ vân hoá, sựgương mẫu và phuơng pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm
lí, ý thức, hành vi của học sinh THCS
-Nhà trường với sứ mệnh kép là đảm bảo truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinhnhư là yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng to lớn đến việc học tập, rèn luyện của họcsinh THCS
-Môi trường xã hội cỏ ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách họcsinh THCS thường qua hai hình thức là tự phát và tự giác
-Tập thể và phương pháp tổ chức hoạt động của tập thể học sinh THCS như ĐoànThanh niên cỏ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách các em
-Các nhóm bạn bè có ảnh hưởng hàng ngày, hàng giờ đến học sinh THCS, trong đó
có nhóm bạn bè chính thức và không chính thức Các nhóm bạn bè này có ảnh hưởng tíchcực hoặc tiêu cực đến các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập, sinh sống
Tóm lại, môi trường giáo dục có tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân
cách học sinh THCS Cụ thể, môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, cung cấp phương tiện cho hoạt động và giao tiếp của học sinh, nhờ đó mà học sinh THCS chiếm
lĩnh được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập
và cuộc sống
2 Phương pháp tìm hiểu môi trường GD THCS
Hoạt động 1: Các phương pháp tìm hiểu môi trường giáo dục Trung học cơ sở
+ Phương pháp nghiên cứu hồ sơ học sinh
Nắm đuợc lí lịch học sinh sẽ giúp GV lựa chọn được phuơng pháp tác động đến họcsinh phù hợp và hiệu quả
+ Phương pháp quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
Trang 8+ Sử dụng phương pháp điều tra viết để thu thập thông tin
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
xử lý sao đây?
Việc phải dẫn học sinh phạm lỗi về tận nhà để trình bày với gia đình là "vạn bất đắcdĩ”, vì giáo viên sẽ phải chuẩn bị "đương đầu” với những phản ứng từ phía gia đình Nhưngthiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục HS là một nhiệm vụ
vô cùng quan trọng Là một giáo viên chủ nhiệm, thay mặt cho nhà trường để thực hiện sựphối hợp đó
Trong tình huống này GV thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynh họcsinh quá nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáo viên GV cóthể im lặng vì nghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là một giáo viên chủ nhiệmnên không có quyền can thiệp Sẽ có nhiều người lựa chọn phương án xử lý này vì dù sao
đó cũng là hình phạt thích đáng cho một cậu học trò nghịch ngợm Nhưng liệu học sinh sẽnghĩ gì về thái độ "thờ ơ”, phó mặc đó của GV? Biết đâu em đó sẽ nghĩ rằng chính việc "tốcáo” của GV là nguyên nhân khiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt "ngườingoài” Và sự bực tức, thậm chí coi thường GV sẽ ngấm ngầm hình thành và những lời dạybảo của GV trở nên vô tác dụng Dù học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thì khôngmột giáo viên nào lại muốn học sinh phải chịu những trận đòn chí mạng Vì trách nhiệm vớihọc sinh, GV sẽ không thể chọn một giải pháp chỉ vì sự "an toàn” của bản thân Nếu bỏ vềtrong lúc này thì lại là cách xử sự hết sức sai lầm GV có quyền làm điều đó vì sự tự áitrước thái độ cư xử thiếu tôn trọng của phụ huynh học sinh GV thay mặt nhà trường đến
Trang 9gặp gia đình trình bày tình hình sai phạm của học sinh để cùng gia đình tìm giải pháp giúp
đỡ em chứ không phải để "tố cáo” khiến học sinh phải chịu đòn Chính vì thế GV có quyềntức giận nhưng tuyệt đối không nên bỏ về vào lúc này vì nhiệm vụ của GV chưa được hoànthành
Đứng trước tình huống khó xử này phải thật bình tĩnh và khéo léo Hãy cố gắng kiềmchế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý Trước hết cần tìm cách chấm dứt ngayhành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việcgiáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tácdụng Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bắt đầu câu chuyện của mình mộtcách nhẹ nhàng, cởi mở Phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vaitrò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi Dù đó
có thể là một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không baogiờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa học nhưđánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em Ở độ tuổi học sinhtrung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng Chính vìvậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng
có lỗi Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và
Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình những biệnpháp cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ Sự điềm tĩnh, khéo léo và tình thươngyêu, trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để GV xử lý thành công tình huốngnày
3 Kỹ thuật xử lý thông tin về môi trường giáo dục
Hoạt động 1: Một số kĩ thuật xử lí thông tin vẽ môi trường giáo dục Trung học cơ sở
Xử lí tài liệu cần phân tích về định tính và định lượng
-Phân tích định luợng: Là xem xét, đánh giá về số lượng các kết quả nghìên cứu, thể hiệnbằng các con số Để phân tích định lượng, cách hay sử dụng nhất là dùng các thuật toán.-Xem xét, đánh giá kết quả nghiên cứu về mặt chất lượng, đòi hỏi phải phân tích, lí giải các
số liệu trên cơ sở đối chiếu với tri thức lí luận, hoặc qua quan sát, qua trao đổi, phỏng vấn
Trang 10với đồng nghiệp về những nội dung đang nghiên cứu.
Hoạt động 2: Thực hành kĩ thuật xử lí thông tin về môi trường giáo dục Trung học cơ
sở
Khi xử lí và phân tích thông tin về môi trường giáo dục, yêu cầu quan trọng nhất đặt
ra cho nhà giáo dục là phải đảm bảo tính khách quan và trung thục
4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng cảu môi trường GD đến học tập, rèn luyện của HS Hoạt động 1: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường giáo dục đến việc học tập, rèn luyện của học sinh THCS
a) Ảnh hưởng của môi trường đến mục đích , động cơ học tập
Môi trường học tập ảnh hường không nhỏ tới mục đích, động cơ học tập Mục đích họcchỉ đuợc hình thành khi chủ thể bắt đầu học tập Thông qua học tập, người học chiếm lĩnhđược tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bộ phận (những khái niệm của từng bài học, từng tiết học) -đây là mục đích bộ phận Trên cơ sở chiếm lĩnh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bộ phận màchiếm lĩnh được toàn bộ những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo hệ thống (những khái niệm của mônhọc) - đây là mục đích môn học Mỗi tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bộ phận được chủ thể tiếp thu
và làm chủ lại trở thành phương tiện cho việc hình thành mục đích bộ phận tiếp theo, cứnhư vậy, mục đích học sẽ được hình thành trong quá trình thực hiện một hệ thống các hànhđộng học trong một môi trường nhất định
Động cơ của hoạt động học không có sẵn mà hiện thân ở đối tượng của hoạt động học(đó là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ) mà người học cần chiếm lĩnh để hình thành và pháttriển nhân cách
Có hai loại động cơ học là: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội
Động cơ hoàn thiện tri thức:
Trong quá trình học tập, học để mở rộng tri thức, mở rộng vốn hiểu biết là động cơthúc đẩy người học tích cực học tập nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Trong trườnghợp này, nguyện vọng hoàn thiện tri thức hiện thân ở đối tượng của hoạt động học
Động cơ quan hệ xã hội:
Trong quá trình học tập, người học say sưa học ngoài sự hấp dẫn, lôi cuốn của tri thứccòn vì các quan hệ xã hội (học để phục vụ xã hội, học để hài lòng cha mẹ) Trong trường
Trang 11hợp này, những mối quan hệ xã hội của cá nhân đuợc hiện thân ở đối tượng của hoạt độnghọc Khi hoạt động học được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội thì ở một mức độ nàođấy nó mang tính chất cưỡng bức, có lúc xuất hiện như là vật cản trên con đường đạt mụcđích, vì vậy người học cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và có khi xuất hiện xung đột gay gắt Hai loại động cơ nói trên cùng diễn ra trong quá trình học tập, nó làm thành một hệthống động cơ thúc đẩy người học học tập Trong thực tế, có những HS học tập với sự nổlực như nhau, kết quả đạt được như nhau nhưng động cơ có thể rất khác nhau: có ngườihọc là do muốn nâng cao trình độ hiểu biết, muốn có sự phát triển ngày càng cao, có ngườihọc là do để đuợc khen, để bố me vui lòng hoặc đó là con đường tiến thân.
b) Ảnh hưởng của môi trường đến phương pháp học tập
Môi trường là điều kiện để người học sử dụng những phương pháp học tập thích hợp.Môi trường nhóm lớp, phương pháp giảng dạy của GV, quan hệ ứng xử của GV đối với HS
là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới phương pháp học tập của HS THCS Quá trình dạy học đòihỏi GV và HS cần nổ lực tìm ra các giải pháp để dạy và học đạt hiệu quả ngày càng cao Quan hệ thầy trò tốt đẹp đuợc dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau HS tôn trọng GV bởi
kĩ năng giảng dạy, phẩm chất cá nhân, kiến thức và trình độ chuyên môn GV tôn trọng HS
vì mỗi HS là một nhân cách với những nỗ lực học tập
Như vậy, GV là nguời chủ động tạo ra và điều khiển mối quan hệ giữa thầy và trò,dùng ảnh hưởng của mối quan hệ đó để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân với
cá nhân HS, giữa cá nhân với nhóm và giữa các nhóm với cả lớp
c) Ảnh hưởng của môi trường đến kết quả học tập
Môi trường học tập của HS THCS có sự tham gia của nhiều nhân tố: GV, người học,gia đình, cơ sở vật chất, yếu tố quản lí của nhà trường GV là người quyết định sự hợp tác
gắn bó giữa thầy và trò, giữa trò và trò, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục học tập ở
HS
- HS và tính tích cực học tập trong môi trường nhóm lớp: Phải tạo ra môi trường học tập tự
giác, tích cực, chủ động của HS trong hoạt động nhóm lớp nhằm góp phần nâng cao kết quảhọc tập Chính thành tích học tập của lớp, của nhóm sẽ góp phần thúc đẩy thành tích họctập của mọi cá nhân HS trong nhóm, lớp
Trang 12- Cán bộ quản lí: Giữa cán bộ quản lí, GV, HS phải thực sự tôn trọng lẫn nhau, quan hệ chia
sẻ, cộng đồng trách nhiệm Không thể có môi trường học tập tốt nếu trong nhà trường cácmối quan hệ thiếu dân chủ, bất bình đẳng Hình ảnh các thầy là hình ảnh lí tưởng mà các thế
hệ học trò học tập và làm theo Chính tấm gương lao động của các thầy, cô là bài học cholớp lớp thế hệ HS, góp phần tạo nên thành tích của nhà trườmg
- Cơ sở vật chất: Một môi trường học tập tốt trước hết phải đảm bảo các điều kiện cơ sở vật
chất tối thiểu Ngược lai, cơ sở vật chất thiếu thốn sẽ gây ra khó khăn về mọi mặt cho hoạtđộng học tập của HS, làm giảm sút kết quả học tập của HS
Môi trường giáo dục là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, cácphương tiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kếtquả cao nhất
Hoạt động 2: Một số biện pháp phối hợp xây dựng môi trường giáo dục
a) Phối hợp giữa gia đinh, nhà trường và xã hội để giáo dục HS
• Nội dung phối hợp :
Việc liên kết, phối hợp giữa môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và các tổ chức
xã hội nhằm thực hiện mục đích phát triển nhân cách công dân được coi là một nguyên tắcquan trọng Việc liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục nhằm đảm bảo sựthống nhất về nhận thức cũng như cách thức hành động để hiện thực hóa mục tiêu quá trìnhphát triển nhân cách
Liên kết, phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thực hiện những nộidung chủ yếu sau:
- Thống nhất mục đích, kế hoạch chăm sóc, giáo dục HS của tập thể sư phạm nhà trườngvới phụ huynh, với các đoàn thể, cơ sở sản xuất, các cơ quan văn hoá, giáo dục ngoài nhàtrường
- Theo dõi, đánh giá kết quả quá trình giáo dục HS trong nhà trường và ở địa phươngnhằm không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục
- Gia đình phải tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mĩ cho trẻ em; người lớn có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em,cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
Trang 13- Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa giáo dục nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cũng như điềukiện thuận lợi cho hệ thống nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo ở tất cả cáccấp học.
b) Những yêu cầu để thực hiện tốt việc phối hợp:
Đối với gia đình
Hoạt động tích cực trong tổ chức hội phụ huynh nhà trường nhằm góp phần xây dựng
cơ sở vật chất, tinh thần, thực hiện sự nghiệp xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện thuận lợicho nhà trường nâng cao chất lượng giáo dưỡng và giáo dục
Duy trì thường xuyên, đều đặn mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình bằng sổ liên lạc,
phiếu đánh giá, điện thoại để gia đình biết được kết quả học tập, rèn luyện và những ưu nhược điểm của con em mình Ngược lai, nhà trường cũng nắm bắt được tình hình học tập,sinh hoạt của HS ngoài giờ lên lớp
Vì mục đích giáo dục nên các bậc cha mẹ cần mạnh dạn thẳng thắn liên lạc, phối hợpvới các cơ quan, đoàn thể, tổ chức ở mọi địa phương, kể cả những cơ quan bảo vệ pháp luậtnhư công an, chính quyền địa phương nếu thấy cần thiết để uốn nắn, ngăn chặn kịp thờinhững biểu hiện xấu, lệch lạc có thể phát triển đối với con em mình
Đối với nhà trường
Cần phát huy vai trò trung tâm trong việc liên lạc, phối hợp giáo dục Nhà trườngchủ động phổ biến nội dung, mục đích giáo dục đến các tổ chức xã hội của địa phương nhưĐoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ nhằm định hướng tác động thống nhất đối với quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách của trẻ
Thực hiện vai trò là trung tâm văn hoá, giáo dục của địa phương, nhà trường cần tổchức tuyên truyền phổ biến các tri thức khoa học kĩ thuật, công nghệ, văn hoá
Nhà trường cần phối hợp với chính quyền phương tổ chức cho các em tham gia tíchcực vào các hoạt động văn hoá, xã hội như: bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa, bài trừ
ma túy, dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm góp phần cải tạo môi trường ngày càng tốtđẹp, lành mạnh đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách của trẻ
Giúp địa phương theo dõi, đánh giá kết quả của quá trình giáo dục thanh thiếu niên,phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự liên kết, phối