1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 12,13,14,15,16

22 8,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 198 KB

Nội dung

Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học: Nội dung tích hợp được thể hiện qua việc gắn nội dung môn học với đờisống thực tiễn, lồng ghép nội

Trang 1

BÁO CÁOKẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

I Nghiên cứu học tập các văn bản của cấp trên và của ngành:

1 Quyết định số 14/2007/ QĐ-BGD ĐT ngày 4/5/2007 của Bộ trưởng Bộgiáo dục đào tạo ban hành quyết định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học

2 Quyết định số 16/2008/ QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 Quyết định banhành quy định về đạo đức nhà giáo

3 Chỉ thị số 40/2008/CTBGD&ĐT ngày 22/7/2008 Chỉ thị về việc phát độngphong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong cáctrường phổ thông

4 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ giáo dục đàotạo về ban hành Điều lệ trường Tiểu học

5 Chỉ thị số 03/CT TW ngày 14/5/2011 về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

6 Thông tư 32/2011/TT – BGD& ĐT ngày 08/8/2011 ban hành chương trìnhBDTX giáo viên tiểu học

7 Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ giáo dục đào tạo vềnhiệm vụ giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp nămhọc 2013-2014

8 Công văn số 5737/ BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 Về việc hướng dẫn thíđiểm đánh giá học sinh tiểu học theo mô hình trường học mới Việt Nam ( VNEN)

9 Nghị quyết 29 của BCH TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

10 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục

11 Quyết định số 801/QQĐ-UBND ngày 15/7/2013 của Ủy ban nhân dânTỉnh Tuyên Quang về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 củagiáo dục Mần non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trên địabàn tỉnh Tuyên Quang

Trang 2

12 Văn bản 1187/SGD&ĐT ngày / / của Sở giáo dục đào tạo về hướngdẫn thực hiện nền nếp trường Tiểu học.

13 Văn bản số 795/SGDDTT-GDTH ngày 9/9/2011 của Sở giáo dục đào tạo

về thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp Tiểu học

14 Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT ngày 10/10/2013 về việc hướng dẫn thựchiện công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014

II Lập kế hoạch:

- Kế hoạch công tác chủ nhiệm của lớp trong năm học, từng tháng và từngtuần cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của lớp

- Kế hoạch về chất lượng 2 mặt giáo dục cho học sinh của lớp

- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiếnthức kỹ năng vào các tiết tự học buổi 2 và cuối các buổi chiều

- Kế hoạch bài giảng

- Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên thực hiện nội dung 3 với 5 môđun (12;13; 14; 15; 16) và những điểm mới trong đánh giá học sinh VNEN theo văn bản5737

Mô đun 12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học

Mô đun 13: Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực.

Mô đun 14: Thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực

Mô đun 15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Mô đun 16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học

Thời gian thực hiện: Từ 01 11 2013 đến 31 5 2014

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

MODULE TH 12:

LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC

1 Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở

tiểu học: Nội dung tích hợp được thể hiện qua việc gắn nội dung môn học với đờisống thực tiễn, lồng ghép nội dung về dân số, môi trường trong những nội dungphù hợp; hướng vào sự hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giảiquyết vấn đề Học sinh tìm tòi, xây dựng kiến thức mới từ kiến thức đã biết và vốnsống thực tế cuộc sống

Trang 3

2 Phương pháp lựa chọn địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trong các bài

học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học

* Có nhều hình thức tích hợp chương trình khác nhau:

+ Kết hợp lồng ghép: Đây là mức đầu tiên của tích hợp; theo đó những nộidung nào đó sẽ được kết hợp vào chương trình môn học độc lập có sẵn

+ Đa môn: Các môn học riêng lẻ nhưng có những chủ đề, vấn đề được tíchhợp vào các môn

+ Liên môn: Chương tình tạo ra các chủ đề, vấn đề chung nhưng các kháiniệm hoặc các kỹ năng liên môn được chú trọng giữa các môn mà không phải làtừng môn riêng biệt Xây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số môn học vớinhau thành một môn học mới nhưng vẫn có những phần mang tên riêng của từngmôn học.(VD: môn Tiếng Việt - môn Khoa học – môn Đạo đức – Kĩ năng sống )

* Xác định mức độ tích hợp:

+ Tích hợp theo chiều ngang: là tích hợp theo nguyên tắc đồng quy giữa cácphân môn với nhau, giữa kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học,văn hóa, thiên nhiên, con người và xã hội; giữa kiến thức với kỹ năng, thái độ; giữacác kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

+ Tích hợp theo chiều dọc: là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mớinhững kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm cụ thể là:kiến thức và kỹ năng của lớp trên, cấp học trên bao hàm kiến thức và kỹ năng củalớp dưới, cấp học dưới nhưng cao hơn và sâu hơn

3 Kĩ năng lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học tíchhợp

- Dạy học trong đó kết hợp các phương pháp, các quá trình và hình thức hoạtđộng nhằm phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinhmột cách tích cực, chủ động, sáng tạo Trong thực hiện dạy học tích hợp, chú trọngdạy học qua tình huống, học qua các hoạt động, học qua các trải nghiệm, học theo

dự án Một số phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp kiến tạo, phương phápnhóm, phương pháp sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông cần được thể hiện trong các môn học một cách linh hoạt

Trang 4

- Phương pháp dạy học phù hợp nhất đối với việc dạy học nói chung và dạyhọc tích hợp nói riêng là dạy học dựa trên sự khám phá, tìm tòi, liên hệ thực tế

4 Ví dụ thực hành lập kế hoạch dạy học tích hợp nội dung của bài học:

II B i m i:ài mới: ới:

1 Giới thiệu bài:

2 Nội dung bài:

*Khởi động: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê

a)Hoạt động 1: Làm việc với SGK

* Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây

ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người

khác khi ở trường

- Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm

ở trường ?

- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4

- Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng

- HS quan sát hình 34, 35

Trang 5

chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây với

cành cây ở cửa sổ… rất nguy hiểm

b) Hoạt động 2: Thảo luận

* HS cần có ý thức trong việc chọn và chơi

những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường

- Lựa chọn trò chơi bổ ích

- Tổ chức cho HS mỗi nhóm một trò chơi

- Em cảm thấy thế nào khi chơi trò này ?

- Em cần lưu ý những điều gì trong khi chơi các

trò chơi này ?

* KL: (Liên hệ thực tế, giáo dục kĩ năng sống,

phòng chống tai nạn thương tích khi ở trường,

I Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học:

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học cần được thực hiện theo cácđịnh hướng sau:

1 Bám sát mục tiêu giáo dục

2 Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể

3 Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh

4 Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường

5 Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

Trang 6

6 Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phươngpháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của cácphương pháp dạy học truyền thống.

7 Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến nhữngứng dụng của công nghệ thông tin

II Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học.

1 Yêu cầu đối với học sinh::

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá vàlĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranhluận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn; biết tự đánh giá và đánh giá các ýkiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vậndụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn

đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khảnăng và điều kiện

2 Yêu cầu đối với giáo viên::

- Giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt độnghọc tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưngbài học, với đăc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường vàđịa phương

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia mộtcách tích cực , chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú

ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; bồi dưỡng hứngthú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các emphát triển tối đa tiềm năng của bản thân

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả,linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bàihọc, đặc điểm và trình độ học sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụthể của trường, địa phương

III Quy trình chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

1.Các bước thiết kế một giáo án:

- Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu vềthái độ trong chương trình

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:

+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ởhọc sinh

+ Xác định trình tự logic của bài học

+ Xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ nhận thức của học sinh

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có

+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giảiquyết

Trang 7

- Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học

và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sángtạo

- Thiết kế giáo án: Thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian vàyêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của họcsinh

2 Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:

* Mục tiêu bài học:

+ Nêu rõ mức độ học sinh cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ

+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được

* Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

+ Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (Tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hóachất…), các phương tiện và tài liệu dạy học cần thiết

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tàiliệu và đồ dùng học tập cần thiết)

* Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt độngdạy học cụ thể Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động

+ Mục tiêu của hoạt động

+ Cách tiến hành hoạt động

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động

+ Kết luận của giáo viên về: Những kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần có saucác hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái

độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếukhông có cách giải quyết phù hợp…

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: Xác định những việc học sinh cần phải tiếp tụcthực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị choviệc học bài mới

3 Một giờ dạy học cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

a Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

+ Kiểm tra việc nắm vững kiến thức của bài học cũ

+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới

Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh có thể thực hiện đầu giờ học hoặc

đan xen trong quá trình dạy bài mới

b Tổ chức dạy và học bài mới:

- Giáo viên giới thiệu bài mới: Nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạtđược mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho học sinh

- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hộinội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng phương pháp dạyhọc phù hợp

c Luyện tập củng cố:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng, thái độ

đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theonhững hình thức khác nhau

d Đánh giá:

Trang 8

- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, giáo viên dự kiến một số câu hỏi, bài tập

và tổ chức cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn

- Giáo viên đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học

e Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập,thực hành, thí nghiệm…)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học mới

IV DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

Theo Bà Đặng Huỳnh Mai - Thứ trưởng BGD & ĐT thì: “Nếu một giờ dạy được giáo viên kế hoạch hoá với những hoạt động cần thiết cho cả thầy và trò chỉ trên một trang giấy thì cũng phục vụ thiết thực cho công cuộc đổi mới phương pháp

rất nhiều”.“Chúng ta đang còn chép quá nhiều những điều khi dạy không dùng đến,

bài soạn thì dài mà chất lượng và hiệu quả sử dụng lại thấp Để được một bộ giáo

án xếp loại Tốt, giáo viên phải mất quá nhiều thời gian để chép nhiều thông tin, ít

có thời gian nghiên cứu bài dạy cũng như chuẩn bị đồ dùng dạy học”.

Tôi nhận thấy rằng: Muốn đổi mới cách dạy, cách học trước hết phải đổi mớicách lập kế hoạch bài học Giáo viên lên lớp dựa vào thiết kế đó để tổ chức cho họcsinh hoạt động, tự khám phá ra kiến thức mới chứ không phải chỉ thu nhận kiếnthức

Thiết kế này không có mục tiêu chung, ĐDDH chung như các giáo án khác

mà chỉ có mục tiêu riêng cho từng hoạt động, chuẩn bị ĐDDH riêng cho từng hoạtđộng Phần hoạt động cụ thể phải thể hiện được: học sinh hoạt động cả lớp, nhómhay cá nhân và giáo viên giao việc gì cho học sinh?, các nhóm học sinh làm gì, làmnhư thế nào để chiếm lĩnh kiến thức mới, những công việc của giáo viên và học sinhđều hướng đến mục tiêu đề ra của hoạt động đó Sau khi các nhóm thảo luận xong,trưng bày kết quả hoặc báo cáo trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung; giáoviên chỉ làm trọng tài nếu các nhóm chưa thống nhất ý kiến, sau đó kết luận và liên

hệ Mỗi tiết có 3 - 4 hoạt động Tiết học đạt được mục tiêu của từng hoạt động coinhư tiết học đó thành công

Trang 9

Đổi mục tiêu hoạt động thành yêu cầu cần đạt (theo chuẩn kiến thức kỹ năng)của hoạt động đó, đồng thời có yêu cầu dành riêng cho học sinh khá giỏi Đồ dùng -thiết bị dạy học là phương tiện, là công cụ để đổi mới phương pháp dạy học Nókhông chỉ là đồ dùng trực quan mà là bộ phận cấu thành của quá trình hình thànhkiến thức cho học sinh Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh đượchoạt động thông qua quan sát, nhận xét mẫu, thực hành, phát hiện vấn đề, tự giảiquyết nhiệm vụ của bài để chiếm lĩnh kiến thức mới, làm cho quá trình nhận thứcdiễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả.

V TIÊU CHÍ CỦA MỘT “GIỜ DẠY TÍCH CỰC” - Th.S TRẦN DƯƠNG

QUỐC HÒA

“Đổi mới phương pháp dạy học “tích cực hóa” hoạt động của học sinh “dạyhọc tích cực”… là những cụm từ đã quá quen thuộc với tất cả các giáo viên Ở nhàtrường tiểu học, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai thực hiện từkhá lâu và hầu hết giáo viên tiểu học đều có ý thức phải đổi mới phương pháp dạyhọc, nhưng trong quá trình thực hiện, do thiếu thông tin, thiếu những tư liệu hướngdẫn, nhiều giáo viên hiện còn ngộ nhận về tính tích cực của một tiết dạy và vẫn dạyhọc theo lối truyền thụ thụ động, chưa thật sự tiến hành đổi mới phương pháp giảngdạy của mình Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi nhận thức được vấn đề là mộtchuyện song thực hiện nó một cách hiệu quả lại là chuyện khác, khó khăn hơn nhiều.Theo tôi, một giờ dạy được gọi là “tích cực” khi mà các tiêu chí sau được thỏa mãn:

1 Tiêu chí 1: MỌI HỌC SINH ĐỀU ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG.

Dạy học sao cho tất cả học sinh đều được hoạt động, đều được làm việc (haydạy học bằng cách tổ chức làm việc) là một trong những định hướng quan trọng củaviệc đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học Đây là một cách dạy học tiêntiến, nó bám sát nguyên tắc: “Dạy học thông qua các hoạt động bằng tay của bản

thân từng trẻ em” (Phạm Đình Thực, 2008) Dưới đây là một ví dụ:

Giả sử giáo viên muốn yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của một bài toánnào đó Ta so sánh hai cách dạy:

Cách 1: Đàm thoại:

Giáo viên hỏi cả lớp: “Em hãy cho

thầy (cô) biết bài toán này hỏi gì? Ai biết

giơ tay?” Thế thì không có gì bảo đảm là

cả lớp đều suy nghĩ để xác định câu hỏi

của bài toán Bởi vì thường thường chỉ

có bốn, năm em; thậm chí một, hai em

giơ tay xin trả lời Do đó, ta chỉ có thể

cả lớp, hễ thấy học sinh nào không cầmbút chì gạch gạch một cái gì đó thì nhắc

nhở em ấy làm việc Nhờ có những lệnh làm việc bằng tay này mà những học

sinh không chịu làm việc sẽ bị lộ ra do

đó giáo viên có thể kiểm soát được hoạtđộng của cả lớp

Sau khi quan sát thấy đa số học sinh đã

Trang 10

xong thì giáo viên có thể cho một em đọcxem mình đã gạch dưới câu nào để cảlớp nhận xét.

Như vậy, trong dạy học tích cực, việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp saocho từng cá nhân trong lớp học đều được tham gia là hết sức quan trọng Công việcnày đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư đúng mức trong quá trình thiết kế bàigiảng trước khi lên lớp

2 Tiêu chí 2: TỰ HỌC SINH SẢN SINH RA TRI THỨC

Trước đây, trong quá trình dạy học nói chung, dạy học tiểu học nói riêng có

sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Giáoviên thường chỉ truyền đạt, giảng giải các tri thức có sẵn cho học sinh, còn học sinhhọc tập một cách thụ động: nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu

Song trong xu hướng đổi mới hiện nay, giáo viên không còn đóng vai trò truyềnthụ như trước đây nữa, mà trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học đểhọc sinh tích cực, chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức Chính vì vậy, mộttrong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công của một giờ dạy, một tiếtdạy chính là khả năng tự sản sinh ra tri thức mới của học sinh Do vậy, các hoạtđộng dạy học trong một tiết dạy học ở Tiểu học phải được thiết kế sao cho phải khơigợi được học sinh sự tìm tòi khám phá nhằm dẫn dắt các em tiến dần đến tri thứccần chiếm lĩnh

3 Tiêu chí 3: BẦU KHÔNG KHÍ LỚP HỌC VUI VẺ, THOẢI MÁI.

Một trong ba tiêu chí quan trọng của một giờ dạy tích cực chính là bầu không

khí lớp học Để có thể tự do hoạt động, khám phá tri thức, học sinh cần một môitrường dạy học đầy sự vui vẻ và thoải mái Bởi lẽ, với một bầu không khí căngthẳng, ngột ngạt thì khó có thể đạt được 2 tiêu chí đã nêu ở trên

Trong khi dạy cho học sinh, giáo viên cần thật sự chú ý đến việc tạo khôngkhí học tập sôi nổi, vui vẻ, làm sao để các em cảm thấy thoải mái nhất khi tham giacác hoạt động Vì vậy việc làm thế nào để lôi cuốn sự chú ý của học sinh , khiến cáchọc sinh hào hứng, thoải mái là một trong những việc cần được giáo viên dành nhiềuquan tâm trong quá trình chuẩn bị cho tiết dạy

Như vậy, trước và sau khi thực hiện một tiết dạy, theo tôi, người giáo viên nên(và cần) tự đặt cho mình các câu hỏi: Các hoạt động đã được thiết kế có phù hợp vớitiêu chí tích cực hay chưa?, Tiêu chí nào chưa được đảm bảo khi tiến hành tiết dạy?Giờ dạy của mình có phải là một giờ dạy tích cực hay chưa? Việc trả lời các câuhỏi này sẽ giúp giáo viên có những điều chỉnh trước mỗi bài dạy, đồng thời rút được

ra những kinh nghiệm cho những tiết dạy sau

MODULE TH 14 THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC

THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

Số tiết tự học: 0

Số tiết lí thuyết: 0

Số tiết thực hành: 15

Trang 11

1 Xác định mục tiêu bài học: Nhận thức rõ việc thiết kế kế hoạch bài học cụthể theo hướng dạy học tích cực Biết phân tích, đánh giá được một số kế hoạch bàihọc đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh.

- Về mục tiêu của bài học đã nêu những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng mà học sinhcần đạt được sau bài học Cách viết mục tiêu sao cho có thể lượng hóa, kiểm tra vàđánh giá được những kiến thức, kĩ năng mà học sinh thu nhận được

- Về đồ dùng dạy học; Đồ dùng dạy học phải phong phú, liệt kê tất cả đồ dùng dạyhọc cần phải có để tổ chức tiết dạy Cần phải quan tâm đến đồ dùng của cả giáo viên

và học sinh

- Các hoạt động dạy học: Bài học được chia thành các hoạt động chủ yếu, được sắpxếp theo thứ tự logic hợp lý Các hoạt động được thiết kế theo hướng tích cực hóahoạt động học tập của học sinh Giáo viên không áp đặt, không thông báo kiến thứcsẵn có mà hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chủ động tự chiếm lĩnh kiếnthức Học sinh được tích cực chủ động hứng thú do có cơ hội bày tỏ, chia sẻ, có cơhội thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống có nhiều cơ hội đểđộc lập suy nghĩ, bày tỏ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có cơ hội phát triểnnăng lực hợp tác khi làm việc theo nhóm

2 Thực hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới theohướng dạy học tích cực

3 Đánh giá kế hoạch bài học

- Khi thiết kế một kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới theohướng dạy học tích cực cần căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.chương trình và SGK đã phần nào tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiệnphương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai tròngười tổ chức để dẫn dắt học sinh quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức và hình thành

kĩ năng Giáo viên căn cứ vào trình độ học sinh trong lớp, điều kiện lớp học để xâydựng kế hoạch bài học Các hoạt động trong bài cần được thiết kế theo hướng pháthuy tính tích cực của học sinh, trong đó học sinh chủ động tự tìm tòi, chiếm lĩnhkiến thức, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến

Ngày đăng: 22/04/2017, 00:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w