1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

8 926 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 59 KB

Nội dung

I. Khái niệm 1. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự 2. Khái niệm điều kiện thụ lý vụ án dân sự II. Điều kiện thụ lý vụ án dân sự 1. Về chủ thể khởi kiện 3. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật. III. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này 1.Một số bất cập liên quan đến điều kiện thụ lý vụ án

Trang 1

MỞ ĐẦU

Các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh đa dạng trong đời sống của con người Từ quan hệ lao động, thuê khoán, chuyển nhượng, mua bán, hôn nhân, cho đến đầu tư, kinh doanh đều diễn ra phổ biến trong cuộc sống hằng ngày Các quan hệ dân sự không phải lúc nào cũng diễn ra một cách hoàn hảo, thuận lợi mà cũng sẽ diễn ra những xung đột liên quan đến lợi ích giữa các bên Khi các bên trong quan hệ tranh chấp không thể ngồi lại thương lượng giải quyết vấn đề thì các bên tranh chấp sẽ hướng tới đó là gõ cửa Tòa

án để khởi kiện Vậy thì để khởi kiện một vụ án dân sự, cần phải giải quyết những vấn đề gì, điều kiện như thế nào để đơn khởi kiện được thụ lý, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề bài lớn học kỳ : “Điều kiện thụ lý

vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”

NỘI DUNG

I Khái niệm

1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án dân sự là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi

kiện vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết Thụ lý vụ án là sự mở đầu trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, là cơ sở để các giai đoạn tố tụng sau

đó được thực hiện

2 Khái niệm điều kiện thụ lý vụ án dân sự

Hiện vẫn chưa có quy định pháp luật nào quy định về khái niệm điều

kiện thụ lý vụ án dân sự, tuy nhiên, dựa vào khái niệm thụ lý vụ án dân sự có thể hiểu điều kiện thụ lý vụ án dân sự là các điều kiện để Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi

II Điều kiện thụ lý vụ án dân sự

1 Về chủ thể khởi kiện

Trang 2

Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp

luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Các chủ thể này báo gồm cá nhân, cơ quan, hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định

a) Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm hoặc tranh chấp

Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được

mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án

Pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn

b) Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, hoặc của người khác

Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp Ngoài ra các

cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy của pháp luật Ngoài ra, cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân

sự để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình

Trang 3

phụ trách.Để có nhận thức thống nhấy về các loại cơ quan, tổ chức được khởi kiện vụ án dân sự cần có sự phân biệt như sau:

Cơ quan quy định tại Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự là các cơ quan nhà nước như Ủy ban nhân dân các cấp, các bộ, ngành ở trung ương, cơ sở, ngành ở địa phương, các cơ quan chuyên môn khác ở từng lĩnh vực như cơ quan thuế, thị trường, dân số, môi trường, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, có tư cách pháp nhân Các bộ phận, đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào cơ quan nhà nước không phải là pháp nhân, không có quyền khởi kiện

vụ án dân sự

Các tổ chức quy định trong Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự là các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp bao gồm các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân Các tổ chức không có tư cách pháp nhân được khởi kiện vụ án dân sự phải là các tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Các doanh nghiệp, hợp tác xã như tổ, đội, chi nhánh, văn phòng đại diện, không được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập thì không được tự mình khởi kiện vụ án dân sự

2 Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Để giải quyết tốt các vụ án dân sự, tòa án có trách nhiệm hướng dẫn

và giúp đỡ các chủ thể khởi kiện thực hiện hành vi khởi kiện vụ án đúng quy định của pháp luật Yêu cầu pháp luật đặt ra là việc khởi kiện phải đúng thẩm quyền xét xử về dân sự của Tòa án, cụ thể là:

Vụ án mà họ khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của tòa

án quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật tố tụng dân sự

Trang 4

Vụ án được được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền giải quyết quy định tại Điều 35, 36, 37 và 38 Bộ luật tố tụng dân sự

Vụ án được khởi kiện phải đúng thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự

Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan

đó Theo quy định của pháp luật hiện hành, những việc này bao gồm:

Các tranh chấp về quyền sử dụng đất: Theo Điều 203 Luật đất đai

2013 quy định các tranh chấp về quyền sử dụng đất phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Nếu không thành hoặc một trong các bên không nhất trí thì được khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết

Tranh chấp lao động: Theo quy định tại điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 201 Bộ luật lao động 2012 thì đối với tranh chấp lao động cá nhân, phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi trừ khi yêu cầu tòa án giải quyết trừ các trường hợp đã được quy định tại khoản 1 Điều 201 bộ luật lao động

Trường hợp nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án thì Tòa án thụ lý đơn đầu tiên có thẩm quyền Tuy nhiên, các trường hợp sau đây Tòa

án sẽ không có thẩm quyền, tức là người khởi kiện không thể khởi kiện ra Tòa:

Thứ nhất, theo Luật Trọng tài Thương mại 2010, tranh chấp phát sinh

từ hoạt động kinh doanh- thương mại sẽ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài (Điều 5) Hơn nữa, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà

án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được (Điều 6);

Trang 5

Thứ hai, đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại trong lĩnh vực cạnh tranh, Chính phủ sẽ thành lập một cơ quan chuyên trách được gọi là Hội đồng cạnh tranh (Điều 53 Luật Cạnh tranh 2004);

Thứ ba, sự việc đã được thụ lý và đang được giải quyết tại Tòa án, cơ quan có thẩm quyền hoặc đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật Ví dụ như quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự); quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật ( khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009);

3 Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của tòa

án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.

Nếu sự việc đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của

Việt Nam giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện vụ án nữa, trừ các trường hợp sau: Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn;

Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại;

Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện

Các trường hợp khác do pháp luật quy định

4 Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện

Theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2005 thì Thời hiệu khởi kiện là

thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ

Trang 6

án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện

Việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện vừa có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phậm vừa đảm bảo việc giải quyết vụ án dân sự được thuận lợi.Vì vậy, việc khởi kiện vụ án dân sự phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện

Theo Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự (Điều 427); về yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 607) là 02 năm kể từ ngày quyền

và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645 BLDS) đối với yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm; đối với yêu cầu người thừa

kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;

Theo Bộ luật Lao động 2012, thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (Điều 202), tranh chấp lao động tập thể về quyền (Điều 207) là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

5 Các điều kiện khác

Thứ nhất, người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho

Tòa án: kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi các tài liệu, chứng

cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thứ hai, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí: ngoài việc thỏa mãn các điều kiện khởi kiện về nộp các tài liệu chứng cứ cho Tòa án thì tòa

án thụ lý vụ án dân sự, đương sự còn phải nộp tiền tạm ứng án phí trừ các trường hợp được miễn

Trang 7

Thứ ba, đơn khởi kiện phải thõa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

III Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

1.Một số bất cập liên quan đến điều kiện thụ lý vụ án

Trên thực tế, bộ luật tố tụng dân 2015 đã quy định một cách chi tiết và

và khá đầy đủ Tuy nhiên, theo em, về phần thụ lý vụ án dân sự, em xin nêu

ý kiến của mình như sau:

Các quy định của pháp luật ở nước ta thực sự chưa phổ biến, người dân ngại các vấn đề liên quan đến kiện tụng, do đó, các quy định về pháp luật về các điều kiện khởi kiện, và điều kiện để được thụ lý vụ án họ cũng chưa nắm rõ ràng dẫn đến khó khăn trong quá trình làm hồ sơ

Hiện tại chưa có một quy định nào về khái niệm thụ lý vụ án dân sự và cũng không có quy định nào trong bộ luật quy định về khái niệm diều khởi kiện vụ án Nếu không quy định để mọi người có thể hiểu và phân biệt rõ ràng hai khái niệm trên có thể sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn, xác định nhầm lẫn điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và điều kiện thụ lý vụ án dân sự Dẫn đến mất thời gian trong việc làm thủ tục khởi kiện cũng như trong quá trình thụ

lý vụ án

Chưa có quy định nào tập trung đầy đủ các điều kiện thụ lý vụ án dân

sự Mọi quy định còn đang rải rác tại các Điều luật Phần quy định về thụ lý

vụ án chủ yếu quy định về trình tự, thủ tục thụ lý vụ án của Tòa án Việc quy định như vậy có thể dẫn đến việc thiếu sót của người làm đơn gửi đến Tòa án để thụ lý, dẫn đến mất thời gian, công sức của cả hai bên

2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Để những quy định pháp luật về điều kiện thụ lý vụ án được phổ biến

trên diên rộng, người dân hiểu rõ và nắm chắc các thủ tục liên quan đến thụ

lý vụ án thì Đảng và nhà nước ta cần chú trọng đến tuyên truyền, phổ biến

Trang 8

pháp luật cũng như hoàn thiện các chế định của pháp luật kiên quan đến vấn

đề này Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ tư pháp ở xã, phường, thị trấn có nằng lực trình độ hướng dẫn cũng như giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến điều kiện thụ lý vụ án

Cần quy định rõ về thụ lý vụ án dân sự cũng như điều kiện thụ lý vụ

án dân sự trong bộ luật để tránh có sự nhầm lẫm và mất thời gian trong việc nhận đơn thụ lý vụ án của Tòa án

KẾT LUẬN

Vấn đề điều kiện thụ lý vụ án dân sự là một vấn đề cần chú ý, việc đề cập đến nó không chỉ định hướng cho quá trình giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng và đúng đắn mà còn đảm bảo cho quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng khác của Bộ luật tố tụng dân sự diễn ra thuận tiện Như vậy, ngoài các khắc phụ lỗ hổng pháp luật trên đây, nhà nước cần thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức cán bộ để đảm bảo quyền cho những người khởi kiện, nhất là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm hại trực tiếp cũng như tránh mất thời gian của Tòa án

Ngày đăng: 24/01/2018, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w