2. Trách nhiệm của thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao II. Quy trình bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao – lý luận và thực tiễn I. Khái quát thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 1. Định nghĩa thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 1. Đối với nhân sự từ nguồn cán bộ trong Tòa án nhân dân ( theo khoản 1
Trang 1MỞ ĐẦU Thẩm phán là người thực hiện xét xử chính tại một phiên tòa.Thẩm phán thực hiện việc xét xử một cách không thiên vị tại các phiên tòa công khai Thẩm phán nghe những người làm chứng và các bên trong vụ án trình bày chứng cứ, đánh giá mức độ xác thực của các bên, và sau đó đưa ra phán quyết về vấn đề được trình bày dựa trên việc giải thích pháp luật và đánh giá chủ quan của mình Theo luật tổ chức Tòa án quy định: “ Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.” Quy định là như thế, nhưng để hiểu như thế nào là đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm và quy trình bổ nhiệm
ra sao, em xin được chọn đề: “Quy trình bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao – lý luận và thực tiễn” làm đề bài tập lớn học kỳ của mình
NỘI DUNG
I Khái quát thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1 Định nghĩa thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định điều kiện bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
1 Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng
2 Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng
Trang 2trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn,
bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
2 Trách nhiệm của thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Điều 76 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
1.Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật
2.Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
3 Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án
4 Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật
5 Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án
6 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật
II Quy trình bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao – lý luận và thực tiễn
Về chủ thể, các thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội, chủ tịch nước bổ nhiệm
Trang 3Về đối tượng, đối tượng được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể là người đã là thẩm phán cao cấp từ 5 năm trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật
tố tụng hoặc người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Về nhiệm kỳ, nhiệm kỳ của thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 5 năm, trường hợp bổ nhiệm lại thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm ( theo Điều 74 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
Về thủ tục bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như sau:
1 Đối với nhân sự từ nguồn cán bộ trong Tòa án nhân dân ( theo khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
“1 Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.”
Trang 4Trong khi đó,Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Tiêu chuẩn thẩm phán như sau:
“1.Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực
2 Có trình độ cử nhân luật trở lên
3 Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử
4 Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật
5 Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”
Khi đã đáp ứng đủ điều kiện của Điều 69 và Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân đã nêu trêm đây thì trình tự bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao diễn ra như sau:
Thứ nhất, qua Hội đồng tuyển chọn thẩm phán
Ứng cử viên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn thông qua Hội đồng tuyển chọn (Điều 70 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014) Hội đồng này bao gồm: Chủ tịch là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; các thành viên của Hội đồng gồm: 01 Phó Chánh án Toàn án nhân dân tối cao, Chánh
án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện của lãnh đạo Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam (Khoản 1 Điều 70 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014) Danh sách thành viên Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề xuất và phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn (Khoản 3 Điều 70 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014) Hội đồng có chức năng tuyển chọn và đề xuất người có đủ điều kiện làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để trình Quốc hội
Trang 5phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Cơ quan giúp việc cho Hội đồng là Vụ Tổ chức-Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao
Việc chuẩn bị nhân sự để đề nghị Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao được thể hiện theo các bước sau: lập danh sách trích ngang những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán;
tổ chức lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín; lập hồ sơ của những người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán
Sau khi lập hồ sơ và danh sách trích ngang của những người được để nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán ra quyết định mở phiên họp Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Việc tuyển chọn được tiến hành theo các bước:
1 Chủ tịch Hội đồng khai mạc và chủ trì phiên họp
2 Chủ tịch Hội đồng tự mình hoặc ủy quyền cho Ủy viên Hội đồng trình bày báo cáo hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn
Việc xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện đối với từng người theo thứ tự A, B, C
3 Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn, các thành viên của Hội đồng phát biểu ý kiến, thảo luận
4 Chủ tọa phiên họp có thể mời đại diện của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy chế này phát biểu ý kiến hoặc trả lời những câu hỏi của thành viên Hội đồng
5 Chủ tọa phiên họp kết luận; các thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp tiến hành bỏ phiếu kín đối với từng người theo danh sách
Trang 6Trường hợp phát hiện hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa đầy đủ, có vấn đề chưa rõ ràng hoặc có khiếu nại, tố cáo mà đa số các thành viên Hội đồng xét thấy cần thiết phải tiến hành bổ sung hoặc xác minh làm rõ thì Chủ tịch Hội đồng quyết định tạm dừng việc xem xét đối với người đó để tiến hành bổ sung hồ sơ hoặc xác minh làm rõ
Thứ hai, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hồ sơ cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn
Dựa theo đánh giá của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hồ sơ của những người đó cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Những hồ sơ này sẽ được Ủy ban Thương vụ Quốc hội xem xét, đưa ra tại phiên hợp gấn nhất của Quốc hội Do Ủy ban Thường vụ Quốc hội là làm nhiệm vụ chuẩn bị nội dung cho các kỳ hợp Quốc hội
Thứ ba, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ thẩm tra hồ sơ
Nội dung thẩm tra như sau:
Thẩm tra về hồ sơ phê chuẩn do Chánh án Tòa an nhân dân tối cao chuẩn
bị đã đầy đủ chưa Nếu chưa đầy đủ, thiếu sót thì yêu cầu bổ sung
Thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp của hồ sơ
Kiểm tra, thẩm tra xem các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Tòa án tối cao
đã đầy đủ chưa
Ủy ban Tư pháp phải có báo cáo về việc đồng ý hoặc không đồng ý để Quốc hội phê chuẩn hoặc không phê chuẩn
Thứ tư, Quốc Hội ra Nghị quyết phê chuẩn hoặc không phê chuẩn bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Thứ năm, Chủ tịch nước căn cứ vào phê chuẩn của Chủ tịch Quốc hội quyết định bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm
Trang 7Hồ sơ cá nhân trình Hội đồng xem xét bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm:
Đơn tình nguyện làm Thẩm phán;
Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh 4x6) có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định;
Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định;
Các bản sao (có chứng thực hợp pháp) bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật, chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ xét xử, chứng chỉ trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán tương ứng; các văn bằng, chứng chỉ về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và các văn bằng, chứng chỉ khác liên quan đến việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán (nếu có);
Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo mẫu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định;
Bản nhận xét, đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán; Biên bản và kết quả phiếu lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với người được giới thiệu đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán
2 Đối với nguồn nhân sự không công tác trong Tòa án nhân dân ( theo khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân)
Điều đặc biệt ở đây là người được đề nghị bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không phải là người trong ngành Tòa án
Một số ví dụ cho việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân như sau:
Trang 8Bà Nguyễn Thị Hoàng Anh (SN 1960), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức (Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao giới thiệu) nhận 320 đồng ý (64,78%) tổng số đại biểu
Bà Nguyễn Thúy Hiền (SN 1960), Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ
Tư pháp (Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp giới thiệu): 391 phiếu đồng ý (79,15%)
Bà Đào Thị Xuân Lan (SN 1961), Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII (Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu):
446 phiếu đồng ý (90,2%)
Chánh án TAND tối cao trình Chủ tịch nước về chủ trương, số lượng, cơ cấu Thẩm phán TAND tối cao Đồng thời, gửi Ban Tổ chức Trung ương để phối hợp giới thiệu nhân sự (đối với nhân sự thuộc Khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức TAND năm 2014) và phối hợp triển khai các bước của quy trình bổ nhiệm Thẩm phán TAND tối cao theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
sự không công tác trong ngành Tòa án được tiến hành tương tự như đối với nguồn nhân sự trong ngành Tức là cũng qua sự tuyển chọn của Hội đồng tuyển chọn, lập danh dách, cơ quan tư pháp kiểm tra, trình Ủy ban Thường
vụ Quốc hội xem xét, Quốc hội phê chuẩn,
Hồ sơ cá nhân trình Hội đồng xem xét bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm:
Đơn tình nguyện làm Thẩm phán;
Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh 4x6) có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định;
Trang 9Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định;
Bản nhận xét, đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán; Biên bản và kết quả phiếu lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với người được giới thiệu đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán
KẾT BÀI
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là một chức vụ quan trọng Do đó, việc bổ nhiệm chức vụ này cũng hết sức được quan tâm Quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cũng hết sức chặt chẽ Ngoài việc xem xét, tuyển chọn người trong ngành, người không phải trong ngành Tòa án cũng
có thể được bổ nhiệm nếu giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng Điều này có ưu điểm là không để xót người tài, tuy nhiên, những người này lại chưa có chuyên môn về xét xử Do đó, cần xem xét kỹ lưỡng để tuyển chọn