1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Trình bày các cấp độ của quản lý chất lượng

21 778 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 58,79 KB

Nội dung

Câu 1: Trình bày các cấp độ của quản lý chất lượng: gồm có 5 cấp độ Kiểm tra chất lượngkiểm nghiệm: Đánh giá chất lượng sản phẩm chấpnhận hoặc loại bỏ sản phẩm  Kiểm soát chất lượng: k

Trang 1

Câu 1: Trình bày các cấp độ của quản lý chất lượng: gồm có 5 cấp độ

 Kiểm tra chất lượng(kiểm nghiệm): Đánh giá chất lượng sản phẩm (chấpnhận hoặc loại bỏ sản phẩm)

 Kiểm soát chất lượng: kiểm soát các yếu tố nguyên phụ liệu, máy móc,quy trình sản xuất

 Đảm bảo chất lượng: đảm bảo 4M trong sản xuất (đổi mới công nghệ,trình độ, tư duy)

 Quản lý đồng bộ các nhân tố, chủ động đảm bảo chất lượng (chú ý chiếnlược, chú ý chi phí và hiệu quả)

 Quản lý chất lượng toàn diện, quản lý chất lượng gắn với lợi ích củakhách hàng (quan điểm mới gắn với thị trường)

Câu 2: Các yêu cầu về chất lượng thuốc, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc

 Các yêu cầu về chất lượng thuốc:

 Có hiệu lực tác dụng chữa bệnh (Efficacy),

 An toàn (Safety) cho người dùng do không có hay chỉ có rất ít tácdụng phụ có hại

 Có chất lượng (Quality) vì phải đáp ứng những tiêu chuẩn về bàochế như tính đồng đều, giải phóng đủ lượng hoạt chất theo quyđịnh, ổn định bền vững trong một thời gian nhất định, tiện dụng, dễbảo quản

 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc:

 Yếu tố bên ngoài (PEST): trình độ của nền kinh tế, khoa học, côngnghệ, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, các yếu tố vănhóa xã hội

 Yếu tố bên trong (4M):

Con người, trí tuệ, sự tuân thủ, năng lực quản lý (Menpower)Nguyên liệu, bao bì, tá dược, năng lượng, nước (Meterials)Phát minh, nghiên cứu khoa học, môi trường công nghệ (Methods)Máy móc, thiết bị (Machines)

Câu 3: Khái niệm đảm bảo chất lượng thuốc, nội dung chiến lược đảm bảo chất lượng thuốc

Trang 2

 Khái niêm:

Đảm bảo chất lượng thuốc là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống,được tiến hành trong quản lý chất lượng và được chứng minh là đủ mứccần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng sản phẩm hay dịch vụ của tổchức sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng

 Nội dung chiến lược đảm bảo chất lượng thuốc ( 7 nội dung )

- Thử nghiệm và đánh giá tiền lâm sàng và lâm sàng (GCP)

- Giám sát, đánh giá chất lượng thuốc qua tiêu chuẩn chất lượngthuốc

- Giám sát, thực hiện chặt chẽ việc đăng ký thuốc

- Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)

- Kiểm tra chất lượng tốt

- Bảo quản, tồn trữ, mua và phân phối thuốc (GSP, GDP)

- Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Câu 4: Trình bày các tiêu chuẩn, nguyên tắc trong hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc

 GMP = Good Manufacturing Practices : thực hành tốt sản xuất thuốc

 GLP = Good Laboratory Practices: thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc

 GSP = Good Storage Practices: thực hành tốt bảo quản thuốc

 GDP = Good Distribution Practices: thực hành tốt phân phối thuốc

 GPP = Good Pharmacy Practices: thực hành tốt nhà thuốc

 GMP

 Là một yếu tố cơ bản của hệ thống quản lý chất luợng, hướng tốigiảm thiểu các nguy cơ dễ xảy ra trong quá trình sản xuất Dượcphẩm mà không thể ngăn chặn được hoàn toàn GMP thực hiệnphương châm “ phòng sai lỗi hơn chữa sai lỗi” ( phòng bệnh hơnchữa bệnh), để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

 GMP nhằm đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đồng nhất vàkiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mụcđích sử dụng chúng, cũng như theo đúng các quy định trong giấyphép lưu hành

 GLP

 Là một bô phận của công tác đảm bảo chất lượng

 Đề ra nguyên tắc và tiêu chuẩn => đảm bảo CL của công tác kiểmnghiệm thuốc nhờ đó các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đượclên kế hoạch, thực hiện, theo dõi, ghi chép và báo cáo

 GSP

Trang 3

 GSP là một phần trong toàn bộ yêu cầu về đảm bảo chất lượngthuốc có chất lượng tới tay người sử dụng.

 GSP là các biện pháp đặc biệt, phù hợp với việc bảo quản và vậnchuyển nguyên liệu, ở tất cả các công đoạn sản xuất, bảo quản tồntrữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thuốc có chấtlượng đã định khi đến tay người tiêu dùng

 GSP qui định các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “thực hành tốt bảo quản thuốc”

 GPP

 Một phần của công tác bảo đảm chất lượng, GPP đề ra các nguyêntắc và tiêu chuẩn nhắm đến việc cung ứng và vận động sử dụngthuốc an toàn hiệu quả và hợp lý, đảm bảo chất lượng các dịch vụchăm sóc sức khoẻ và các sản phẩm y tế khác cho người bệnh vàcác thành viên khác trong cộng đồng GPP đòi hỏi người dược sĩphải quan tâm trước hết đến sức khỏe của người bệnh và cộngđồng

 GPP là thực hành nhà thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụngcác dịch vụ của người dược sĩ hướng tới cung cấp chăm sóc tối ưu

Câu 5: Mục tiêu và vai trò của GMP

- Mục tiêu: nhằm đảm bảo một cách chắc chắn rằng dược phẩm được sảnxuất ra một cách ổn định, luôn luôn đạt chất lượng như đã định sẵn

 Là toàn bộ những khuyến nghị cần thực hiện để cho phép đảm bảochất lượng của một thuốc xác định trong điều kiện tốt nhất

Trang 4

 Những khuyến nghị này mô tả những mục tiêu khác nhau cần đạttới liên quan đến các nội dung như tổ chức, con người, cơ sở trangthiết bị, cũng như các cách kiểm tra cần thiết, kiểm tra từ khâunguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất, thành phẩm, v.v Vàcũng chỉ ra những phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượngthuốc đưa ra thị trường

Câu 6: Nguyên tắc chung về nhân sự: (5 nguyên tắc)

- Con người là nhân tố chính rong việc thiết lập và duy trì hệ thống đảmbảo chất lượng, sản xuất và kiểm tra chất lượng

- Cần có đủ nhân viên có chất lượng để thực hiện các công việc liên quanđến sản xuất thuốc

- Trách nhiệm của mỗi cá nhân phải được xác định rõ và được hiểu bởi các

cá nhân khác có liên quan

- Có bản mô tả công việc cụ thể

- Tất cả mọi người đều phải hiểu rõ về các quy tắc GMP có ảnh hưởng tớihọ

Câu 7: Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân sự chủ chốt

Các nhân sự chủ chốt bao gồm Trưởng các bộ phận sản xuất, Trưởng bộ phậnchất lượng và người được ủy quyền

- Kiểm tra việc bảo trì cơ sở, nhà xưởng và máy móc thiết bị

- Đảm bảo việc thẩm định quy trình sản xuất và hiệu chuẩn các thiết

bị kiểm soát đã được thực hiện và ghi chép lại trong hồ sơ và cóbáo cáo

- Đảm bảo thực hiện việc đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục chonhân viên sản xuất và việc đào tạo được điều chỉnh phù hợp vớinhucầu

Trang 5

Trưởng bộ phận chất lượng

- Chấp nhận hoặc loại bỏ các nguyên liệu ban đầu, nguyênliệu bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm, thànhphẩm so với tiêu chuẩn chất lượng củachúng;

- Đánh giá hồ sơ lô sản xuất;

- Đảm bảo tất cả các thử nghiệm cần thiết được thựchiện;

- Phê duyệt các hướng dẫn lấy mẫu, tiêu chuẩn chất lượng,phương pháp thử và các quy trình kiểm tra chất lượngkhác;

- Phê duyệt và theo dõi việc thực hiện các thử nghiệm theohợpđồng;

- Kiểm tra việc bảo dưỡng cơ sở, nhà xưởng, trang thiếtbị;

- Đảm bảo việc thẩm định phù hợp, bao gồm cả thẩm định cácquy trình phân tích, và hiệu chuẩn các thiết bị phân tích đượcthựchiện;

- Đảm bảo việc đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục các nhânviên bộ phận chất lượng được thực hiện và đáp ứng với yêucầu côngviệc;

Người đuợc uỷ quyền:

- Thực hiện và tham gia vào hệ thống chất lượng

- Giám sát bộ phận kiểm tra chất lượng

- Đánh giá nhà cung cấp

- Tham gia thanh tra và tự thanh tra

- Ký xuất lô ( khi các yêu cầu của GMP đạt tuân thủ, kết quả QC đạt yêucầu, quá trình sản xuất dược tuân thủ, các sai lệch nếu có được đánh giáthận trọng, hồ sơ sản xuất và hồ sơ KTCL đầy đủ)

Câu 8: Quy định chung về nhà xưởng

- Bố trí mặt bằng và thiết kế của nhà xưởng phải nhằm mục đíchgiảm tối đa nguy cơ sai sót và đảm bảo làm vệ sinh cũng như bảodưỡng có hiệu quả để tránh nhiễm chéo, tích tụ bụi hoặc rác, và nóichung, bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào tới chất lượng sảnphẩm

- Ở những khu vực sinh bụi (ví dụ trong các thao tác lấy mẫu, cân,

Trang 6

trộn và chế biến, đóng gói thuốc bột), cần có biện pháp để tránhnhiễm chéo và tạo điều kiện làm vệ sinh dễdàng.

- Nhà xưởng phải được đặt trong môi trường cùng với các biện phápbảo vệ quá trình sản xuất để giảm tối đa nguy cơ gây tạp nhiễm đốivới nguyên liệu hoặc sảnphẩm

- Nhà xưởng sử dụng cho sản xuất thành phẩm dược phải được thiết

kế và xây dựng phù hợp để đảm bảo điều kiện vệ sinhtốt

- Nhà xưởng cần được bảo dưỡng cẩn thận, phải đảm bảo các hoạtđộng bảo dưỡng và sửa chữa không gây bất kỳ nguy cơ nào đối vớichất lượng sảnphẩm

- Nhà xưởng phải được làm vệ sinh, và tẩy trùng nếu cần, theo cácquy trình chi tiết bằng văn bản Cần lưu hồ sơ vệsinh

- Nguồn điện, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thông gió phải phù hợpsao cho chúng không có ảnh hưởng bất lợi trực tiếp hoặc gián tiếptới dược phẩm trong khi sản xuất và bảo quản, hoặc ảnh hưởngđến việc vận hành chính xác của máy móc thiết bị

- Nhà xưởng phải được thiết kế và trang bị sao cho có thể bảo vệ tối

đa khỏi sự xâm nhập của côn trùng, chim chóc hoặc các động vậtkhác Cần có một quy trình kiểm soát loài gặm nhấm và động vậtgây hại

- Nhà xưởng phải được thiết kể để đảm bảo đường di chuyển hợp lýcủa nguyên vật liệu và nhânviên

Câu 9: Những hồ sơ tài liệu cần thiết trong GMP Tại sao phải viết hồ sơ tài liệu

 Những hồ sơ tài liệu cần thiết trong GMP:

- Nhãn

- Tiêu chuẩn và quy trình kiểm nghiệm

- Tiêu chuẩn đối với nguyên liệu ban đầu và nguyên liệu bao gói

- Tiêu chuẩn đối với sản phẩm trung gian và bán thành phẩm

- Công thức gốc, tài liệu sản xuất gốc, quy trình sản xuất gốc

Trang 7

 Phải viết hồ sơ tài liệu vì là để xác định các tiêu chuẩn và quy trình chotất cả các nguyên vật liệu và xác định phương pháp sản xuất cũng nhưkiểm tra chất lượng; để đảm bảo tất cả nhân viên có liên quan đến sảnxuất đều hiểu cần phải làm gì vào lúc nào; đảm bảo những người được uỷquyền có tất cả những thông tin cần thiết khi quyết định cho xuất một lôthuốc ra thị trường; và đảm bảo có những bằng chứng trên hồ sơ, có thểtìm lại được và cung cấp cho thanh tra những hồ sơ cũng như đầu mối đểtiến hành điều tra.

Câu 10: Nhiễm chéo là gì? Các biện pháp chống nhiễm chéo trong nhà máy?

Nhiễm chéo là nguyên liệu, thành phẩm , bán thành phẩm của Sphẩm này nhiễmnguyên liệu , thành phẩm, bán thành phẩm của Sphẩm khác trong quá trìnhsảnxuất

Các biện pháp chống nhiễm chéo trong nhà máy

- Sản xuất ở các khu vực khép kín và riêng biệt

- Tiến hành sản xuất theo chiến dịch (tách biệt bằng thời gian) sau

đó được làm vệ sinh thích đáng theo quy trình làm vệ sinh đã đượcthẩm định;

- Có các chốt gió phù hợp, chênh lệch áp suất, hệ thống cấp và thảikhôngkhí;

- Hạn chế tối đa nguy cơ tạp nhiễm gây ra do sự tái tuần hoàn hoặctái lưu của không khí không qua xử lý hoặc xử lý chưa đảmbảo;

- Mặc trang phục bảo hộ ở những khu vực chế biến các sản phẩm;hoặc nguyênliệu;

- Sử dụng các quy trình làm vệ sinh và khử trùng đã được đánh giá

và hiệuquả;

- Sử dụng một “hệ thống khép kín” trong sảnxuất;

- Kiểm tra dưchất;

- Sử dụng nhãn ghi tình trạng sạch trên máymóc

Câu 11: các yêu cầu chung đối với hồ sơ tài liệu (slide)

Trang 8

-Nhãn

- Tiêu chuẩn và qui trình kiểm nghiêm

- TC đ/v nguyên liệu ban đầu và nguyên liệu đóng gói

- công thức gốc

- hướng dấn đóg gói

- hồ sơ lô ( chế biến và đóng gói)

-SOPs

Câu 12: Trình bày tổ chức của cơ sở kiểm nghiệm đạt GLP

Có các đơn vị kiểm nghiệm, hoặc chia theo đối tượng SP, các đơn vị đặc

biệt: thử độ vô trùng, thử chí nhiệt tố…

 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị được người có thẩm quyền banhành

 Có bộ phận đăng ký mẫu và bộ phận lưu trữ hồ sơ

 Có đơn vị hậu cần để phục vụ

Câu 13: Các trường hợp lấy mẫu Trình tự chế mẫu

Các trường hợp lấy mẫu (3)

Tự kiểm tra chất lượng: Việc lấy mẫu do cán bộ chuyên môn của bộ

phận kiểm tra chất lượng tiến hành

Thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc:

TH1: Tiến hành theo KH

TH2: Có thông tin về CL thuốc

- Việc lấy mẫu do cán bộ đoàn kiểm tra thực hiện

Trình tự chế mẫu

 Mẫu ban đầu:

Từ lô sản xuất, lấy ra một cách ngẫu nhiên các đơn vị đóng gói Từng đơn vị đóng gói mở bao bì để lấy các mẫu ban đầu

Trang 9

 Mẫu cuối cùng

Từ mẫu chung lấy ra một lượng để thử nghiệm

Mẫu này chia làm 2 phần bằng nhau, một phần để làm mẫu phântích và một phần lưu

Câu 14: Các mục có trong sổ tay chất lượng

- Tổ chức của phòng kiểm nghiệm

- Các quy trình đảm bảo chất lượng chung

- Thông báo và các biện pháp xử lý khi phát hiện sai

- Sơ đồ đường đi của mẫu

- Các hoạt động chuyên môn và quản lý

- Quy định về việc sử dụng chất đối chiếu

- Quy trình giải quyết các khiếu nại

5.1.2 Thuốc thử phải được mua từ các nhà sản xuất hay các nhà phân phối có

uy tín, tốt nhất là ở dạng đóng gói nhỏ, thích hợp để sử dụng trong phòng kiểm nghiệm

5.1.3 Một số thuốc thử có tính chất độc hại hoặc dễ cháy nổ phải được sử dụng

và bảo quản theo một quy chế đặc biệt để đảm bảo an toàn Các thuốc thử thuộc

về chất độc, chất gây nghiện hoặc chất hướng tâm thần phải được dán nhãn rõ ràng, bảo quản trong tủ có khóa và giao cho cán bộ chuyên môn phụ trách dưới

sự giám sát của trưởng đơn vị kiểm nghiệm theo các Quy chế tương ứng về Quản lý thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần

5.1.4 Việc pha chế thuốc thử phải được giao cho người có trình độ thích hợp,

và phải theo các quy trình đã được mô tả trong dược điển hoặc các tài liệu chínhthức khác

5.1.5 Thuốc thử sau khi pha phải được dán nhãn đầy đủ với các chi tiết: tên thuốc thử, nồng độ, yếu tố chuẩn hóa (hệ số hiệu chỉnh K), hạn dùng, điều kiện bảo quản, ngày pha chế và tên của người pha chế Các dung dịch loãng được pha từ các dung dịch gốc đậm đặc cũng cần được dán nhãn ghi tên dung dịch, tên nhà sản xuất, ngày pha chế và tên người pha chế

Trang 10

5.1.6 Phải có sổ ghi thuốc thử đã pha chế gồm có công thức pha, theo tài liệu nào và tên người pha chế Một số thuốc thử được sử dụng phổ biến nên tập trung cho một đơn vị pha chế để đảm bảo tính đồng nhất của các thuốc thử này Không nên di chuyển thuốc thử từ đơn vị này sang đơn vị khác trừ phi thuốc thửcòn nguyên Khi di chuyển thuốc thử phải giữ nguyên bao bì ban đầu nếu được Khi chia nhỏ thuốc thử phải dùng bao bì sạch và dán nhãn với các chi tiết như nhãn ở chai, lọ gốc.

5.1.7 Phải định kỳ kiểm tra nồng độ của các dung dịch chuẩn độ và dung dịch ion mẫu Khi kiểm tra thuốc thử, nếu thấy có hiện tượng vẩn đục, kết tủa hay biến màu thì không được sử dụng

5.1.8 Nước cất và nước khử khoáng (nước trao đổi ion) phải được coi là một loại thuốc thử Chúng cần được sản xuất và phân phối sao cho không có sự nhiễm tạp chất cũng như vi khuẩn Nước phải được kiểm tra ít nhất một lần trong tháng để bảo đảm chất lượng nước đạt tiêu chuẩn dược điển

5.1.9 Khi nhận thuốc thư, phải kiểm tra để đảm bảo các chai lọ còn nguyên niêm phong Các thuốc thử bị nghi ngờ là không còn nguyên vẹn, kém phẩm chất hoặc giả mạo phải kiểm tra lại chất lượng Nếu các kết quả định tính, định lượng và thử độ tinh khiết đạt thì có thể được chấp nhận sử dụng Nếu không đạt, phải được hủy bỏ

5.1.10 Tất cả các thuốc thử dự trữ nên được tập trung bảo quản tại kho trung tâm Kho phải có các chai lọ sạch, phễu, thìa (muỗng), nhãn để tiện cho việc phân phối lẻ Đối với các dung dịch có tính ăn mòn phải có một dụng cụ đặc biệt để phân phối lẻ Ngoài kho chính nên có các kho phụ dành riêng cho các chất dễ cháy (ether, benzen, ethanol, ), các chất dễ phát nổ (các kim loại natri, kali, ), các acid đậm đặc dễ bay hơi (acid hydrocloric, acid nitric) và các base, hợp chất amin dễ bay hơi (amoniac, DEA, TEA, bromine )

Khu vực kho phải đặt ở vị trí có thể ngăn ngừa được hỏa hoạn và được trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thích hợp Để đảm bảo an toàn và tránh gây ô nhiễm cho phòng kiểm nghiệm, không nên tồn trữ thuốc thử trong phòng nếu không thực sự cần thiết

Câu 16: Trình bày nguyên tắc về tổ chức của cơ sở GLP

Một phòng kiểm nghiệm thuốc thường được chia làm nhiều đơn vị kiểm nghiệmhoặc các bộ phận được chuyên môn hóa dựa trên kỹ thuật kiểm nghiệm (ví dụ: Hóa lý, Vật lý, Vi sinh vật ) hoặc chia theo các đối tượng là sản phẩm được kiểm nghiệm (ví dụ: kháng sinh, vitamin, dược liệu ) Đôi khi phòng kiểm nghiệm còn có các đơn vị kiểm nghiệm chuyên biệt để phục vụ các yêu cầu nhưthử độ vô trùng, thử chí nhiệt tố, đo lường vật lý đặc biệt

Ngày đăng: 23/01/2018, 12:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w