MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 1 3. Mục đích nghiên cứu đề tài 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Đóng góp của đề tài 2 8. Bố cục của đề tài 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ TỔNG QUAN VỀ UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và khái niệm CBCC cấp xã 4 1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 5 1.2. Cơ sở thực tiễn 6 1.3. Tổng quan về địa phương 6 1.3.1. Vị trí địa lý 6 1.3.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của UBND phường Phú Thượng 8 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG – QUẬN TÂY HỒ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10 2.1. Thực trạng cán bộ công chức tại UBND phường Phú Thượng 10 2.1.1. Về số lượng và cơ cấu 10 2.1.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn 10 2.1.3. Trình độ chính trị 11 2.1.4. Trình độ quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ 12 2.1.5. Các kỹ năng thực thi công vụ 13 2.1.6. Thái độ ý thức thực thi công vụ 14 2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng CBCC tại UBND phường Phú Thượng 15 2.2.1. Ưu điểm 15 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 16 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CBCC TẠI UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG QUẬN TÂY HỒ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20 3.1. Mục tiêu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CBCC tại UBND phường Phú Thượng. 20 3.1.1. Mục tiêu 20 3.1.2. Đề xuất giải pháp 20 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND phường Phú Thượng. 22 3.2.1. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao thể lực đội ngũ CBCC. 22 3.2.2. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ CBCC 23 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. 23 3.2.4. Đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. 24 3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thực hiện công việc. 24 3.2.6. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC. 25 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Không một ai có thể thành cồng khi đơn độc, và tôi cũng vậy Ngoài sự
nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô
Lời đầu tiên em xin trân thành cảm ơn TS Bùi Thị Ánh Vân đã tận tìnhhướng dẫn và chỉ dạy cho em những kiến thức trong những giờ giảng dạy sôi nổitrên lớp
Em cũng xin chân thành cảm cơn các cô chú anh chị tại UBND phườngPhú Thượng đã giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 01/08/2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Tất cảthông tin, tư liệu trong công trình là hoàn toàn trung thực Tôi xin chịu hoàntoàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về nội dung thông tin được sửdụng trong đề tài nghiên cứu này
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Đóng góp của đề tài 2
8 Bố cục của đề tài 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ TỔNG QUAN VỀ UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức và khái niệm CBCC cấp xã 4
1.1.2 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 5
1.2 Cơ sở thực tiễn 6
1.3 Tổng quan về địa phương 6
1.3.1 Vị trí địa lý 6
1.3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của UBND phường Phú Thượng 8
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG – QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10
2.1 Thực trạng cán bộ công chức tại UBND phường Phú Thượng 10
2.1.1 Về số lượng và cơ cấu 10
2.1.2 Trình độ văn hóa, chuyên môn 10
2.1.3 Trình độ chính trị 11
Trang 42.1.4 Trình độ quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ 12
2.1.5 Các kỹ năng thực thi công vụ 13
2.1.6 Thái độ ý thức thực thi công vụ 14
2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng CBCC tại UBND phường Phú Thượng 15
2.2.1 Ưu điểm 15
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 16
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CBCC TẠI UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG- QUẬN TÂY HỒ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20
3.1 Mục tiêu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CBCC tại UBND phường Phú Thượng 20
3.1.1 Mục tiêu 20
3.1.2 Đề xuất giải pháp 20
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND phường Phú Thượng 22
3.2.1 Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao thể lực đội ngũ CBCC 22
3.2.2 Từng bước chuẩn hóa đội ngũ CBCC 23
3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức 23
3.2.4 Đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.24 3.2.5 Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thực hiện công việc 24
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóaUBMTTQ Ủy ban mặt trận Tổ quốc
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi côngviệc Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém’’ Thựchiện lời dạy của Người và trước yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, cảicách hành chính đất nước hiện nay đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) đáp ứng được về nănglực, trình độ, khả năng thích ứng với nhiệm vụ đảm nhiệm, ngày càng phải đạttiêu chuẩn theo chức danh, chương trình
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng tiếp xúc trực tiếp, gầnnhất với nhân dân, tiếp thu và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhândân tới các cấp có thẩm quyền, là cầu nối giữa nhân dân địa phương với Đảng,Nhà nước Chính vì vậy, những chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước cóđến được tay nhân dân hay không đều dựa vào kết quả thực hiện công việc củađội ngũ cán bộ, công chức cơ sở này Việc lựa chọn đúng người thật sự có tâm,
có tài, có đủ tiêu chuẩn chính trị và việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng Làm sao để cán bộ,công chức không chỉ phát huy được năng lực, sở trườngcủa mình mà còn là tấmgương để người khác noi theo
Xuất phát từ những lý do trên việc giá chất lượng cán bộ công chức cấp
xã là việc làm hết sức cần thiết Chính vì thế nên tôi đã lựa chọn đề tài “Thựctrạng cán bộ công chức tại UBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thànhphố Hà Nội”
2.Lịch sử nghiên cứu
Chất lượng cán bộ công chức là vấn đề được nhiều người quan tâm nêntrên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài của các nhà thạc sỹ, tiến sĩ.Sau đây tôi xin liệt kê một số tác phẩm:
PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ( năm 2003) Trong tác phẩm này hai
Trang 7tác giả đã chỉ ra và phân tích các luận cứ khoa học cho việc kiểm tra, giám sat vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.
TS.Nguyễn Văn Sáu và GS.Hồ Văn Thông Thực hiện quy chế dân chủ
và xây dựng chính quyền ở cấp xã nước ta hiện nay (năm 2003)
Thạc sỹ Nguyễn Huy Hoàng Vai trò của đôin ngũ cán bộ chủ chốt xã,
phường, thị trấn trong thời kì mới (Tạp chí Tổ chức nhà nước số 10/2011).
Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước đang mạnh mẽ như hiệnnay, vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được đặc biệtquan tâm Tính đến nay chưa có công trình nghiên cứu về chất lượng đội ngũcán bộ, công chức của UBND phường Phú Thượng-quận Tây Hồ-thành phố HàNội Chính vì vây, tôi chọn đề tài trên là thực sự cần thiết về cả mặt lý luận vàthực tiễn
3.Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá chất lượng làm việc cũng như cách thức quản lý của đội ngũ cán
bộ , công chức của UBND phường Phú Thượng Đồng thời kiểm tra nhưng quyđịnh quy chế đối với cán bộ, công chức có phù hợp với hoàn cảnh thức tiễn xãhội hiện nay, cụ thể là trên địa bàn của phường Phú Thượng Từ đó có thể đưa ranhững giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
4.Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá chất lượng cán bộ, công chức tại UBND phường Phú Thượng,quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Trang 8cán bộ, công chức cấp xã nói chung dựa trên những phân tích, đánh giá thựctrạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cũng như đề xuất một số giảipháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
- Luận văn là tài liệu tham khảo, giúp tham mưu cho lãnh đạo UBNDphường Phú Thượng dựa vào đó đưa ra những chính sách, chế độ đảm bảo chấtlượng và hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức củaUBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Trang 9CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ
TỔNG QUAN VỀ UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức và khái niệm CBCC cấp xã
Theo Điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008 thì khái niệm cán bộ,công chức được hiểu:
- Cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước
- Công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà 8nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcbảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật
- Theo khoản 2,3,4 điều 61Luật cán bộ công chức 2008 quy định chức
danh, chức vụ cán bộ công chức cấp xã bao gồm:
Cán bộ có các chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy
+ Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND
Trang 10+ Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND
+ Chủ tịch Ủy ban MTTQ
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
+ Văn hóa – Xã hội
+ Địa chính – Xây dựng – Đô thị
1.1.2 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
- Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu: “ Chất lượng là mức độ phù
hợp với yêu cầu của người tiêu dùng”,
- Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất , giá trị của một con người, một sự
vật, sự việc [1.Tr144]
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là: “tập hợp tất cả những
đặc điểm, thuộc tính của từng cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với cơ cấu, đápứng được yêu cầu theo nhiệm vụ và chức năng của cơ quan, đơn vị, đồng 10 thời
là tổng hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân cán bộ, công chức cấp xã vớinhau; sự phối kết hợp hoạt động trong thực thi nhiệm vụ chung nhằm đáp ứngyêu cầu, mục tiêu chung một thời điểm nhất định của địa phương”
- Nói đến chất lượng từng cán bộ, công chức cấp xã được biểu hiện cụ thể
thông qua tình trạng sức khỏe để làm việc; tiếp đến là chất lượng lao động, khảnăng triển khai, hoàn thành nhiệm vụ được giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhândân trong thực thi công việc; trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức,chính trị; khả năng thích ứng với điều kiện cải cách hành chính đang diễn ra
Trang 11ngày càng sâu rộng như hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn hội nhập quốctế Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã còn được thể hiện ởmối quan hệ giữa cán bộ, công chức với nhau: sự phối kết hợp trong công tác,triển khai nhằm hoàn thành nhiệm vụ; giúp đỡ, ủng hộ nhau trong cả quá trìnhlao động
1.2 Cơ sở thực tiễn
Chất lượng cán bộ công chức đang là vấn đề được báo chí đề cập nhiều,đông thời cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm đến Công chức đặc biệt làcông chức cán bộ cấp xã – là những người gần dân nhất, là nêu bày tỏ những ýchí của nhân dân Thế nên chất lượng công chức cán bộ cấp xã là vấn đề cầnđược chú trọng
Phường Phú Thượng là phường mới thế nên kinh nghiệm quản lý còn nonkém, có những cách xử lý tình huống còn chưa thỏa đáng Trong thời gian đầuthành lập một số cán bộ công chức đã lợi dụng để làm mập mờ giấy tờ dẫn đếnmất lòng tin của nhân dân Thế nên việc đánh giá chất lượng cán bộ công chứctại UBND là việc thiết yếu
1.3 Tổng quan về địa phương
1.3.1 Vị trí địa lý
Phường Phú Thượng là một phường thuộc quận Tây hồ
- Phía Bắc giáp sông Hồng
- Phía Nam giáp Khu đô thi Nam Thăng Long (Ciputra)
- Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm
- Phía Tây giáp phường Nhật Tân
Trước khi được thành lập quận Tây hồ (1995) xã Phú Thượng được chialàm 3 làng là: Thượng Thụy (làng Bạc), Phú Gia (làng Gạ), Phú Xá (làng Sù)
Trụ sợ của UBND phường nằm trên tại số 148 phố Phú Gia
Phú Thượng là một ngôi làng truyền thống ven sông, với rất nhiều nghềtruyền thống khác nhau
Làng Thượng Thụy nổi tiếng với nghề trồng hoa lay ơn và buôn chuối.Sau chuyển sang trồng đào và một số loại hoa màu khác
Trang 12 Làng Phú Gia với nghề truyền thống nổi tiếng là nấu xôi Bên cạnh đólàng cũng nổi tiếng với nghề nấu rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê Những xôi vẫn
là món được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng nhất
Làng Phú Xá nay còn gìn giữ ngôi mộ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm vì đây làquê chồng- là ông Tiến sĩ Nguyễn Kiều
Làng Phú Gia có nhiều điểm di tích cách mạng được hình thành từ thời
kỳ tiền khởi nghĩa như cơ sở in cờ giải phóng tại nhà bà Hai Vẽ Nơi chủ tịch
Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên đất Hà Nội là cây gạo ven đê sông hồngrồi đi theo bờ đê đến nhà ông Công Ngọc Kha (Trần Lộc) vào ngày 23 tháng 08năm 1945 ở lại đó tới chiều 25 tháng 8 Bác được các ĐC.Nguyễn LươngBằng, Trần Đăng Ninh,Võ Nguyên Giáp về đón Bác vào nội thành Hà Nội trướckhi đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
Chùa Bà Già là một ngôi chùa ở làng Phú Gia.Chùa có một lai lịch khá cổ.Nguyên, Phú Gia (tên nôm là làng Gạ) là nơi các vua nhà Trần định cư Một bộphận người Chăm được đưa từ phía nam ra đã dựng một ngôi chùa mà sử Toànthư đã phiên âm là Đa-da-li Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường tới đâyđàm đạo về Phật giáo với vị sư người Chăm trụ trì Có thể cái tên Bà Già là từĐa-da-li mà ra Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ "Bà Già tự"
Đình Phú Gia là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nhiều mặttrong kho tàng văn hóa Nhà nước nằm trong di tích quan trọng của văn hóa HồTây lịch sử Cho đến nay, lai lịch về ngôi đình vẫn còn nhiều điều bí ẩn Theo sử
Trang 13sách, làng Phú Gia từ lâu đã suy tôn thần Khai Nguyên, một tướng thời HùngVương thứ 6 có công đánh giặc Ân giữ nước, làmthành hoàng làng Tươngtruyền ngài còn có công trị nạn hồng thủy, đem lại bình yên, hạnh phúc cho dânlành và được vua ban 12 đạo sắc, phong làm Thành hoàng làng với 12 chữ "Cứunước, cứu dân, âm phù, dương trợ, dân tình yên ổn" Để tưởng nhớ công ơn củathần Khai Nguyên, theo lệ hàng năm vào mùng 8/1 (âm lịch) đến 11/1 (âm lịch)
- chính hội là 10/1 (âm lịch), dân làng Phú Gia lại mở hội để tưởng nhớ tới ngài,
âu cũng là một nét văn hóa đẹp trong truyền thống "uống nước nhớ nguồn" củangười Việt
Làng Thượng Thuỵ có ngôi nhà thờ Kitô giáo khá lớn xây từ đầu thế kỷXX
1.3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của UBND phường Phú Thượng
- Cán bộ:
Chủ tịch UBND – Ông Nguyễn Thanh Tịnh
Phó chủ tịch UBND – Ông Nguyễn Văn Bình Lâm phụ trách Văn hóa –
Xã hội
Phó chủ tịch UBND – Ông Kiều Văn Tâm phụ trách Địa chính - Xâydựng
Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND – Bà Mai Thị Hồng
Phó chủ tịch HĐND - Ông Công Nghĩa Tiến
Bí thư Đoàn TNCSHCM – Bà Chu Thị Minh Thảo
Chủ tịch UBMTTQ – Ông Hy Minh Tuấn
Chủ tịch Hội cựu chiến binh – Ông Mai Đức Khánh
- Công chức:
Trưởng công an : Ông Nguyễn Đình Đức
Trưởng ban chỉ huy quân sự: Nguyễn Văn Minh
Văn phòng thống kê : bà Nguyễn Thùy Linh
Địa chính xây dựng : Ông Hoàng Anh Tâm, Ông Nguyễn Thiện Anh
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả lời kết quả: Bà Lê Thùy Linh, Ông
Trang 14Hoàng Việt Hà, Bà Nguyễn Phương Linh
Lao động – thương binh xã hội : Ông Hoàng Anh Thiện, Bà Đỗ Thị Thu
Tài chính – kế toán: Bà Nguyễn Thị Vân, Bà Đoàn Thu Hiền
Văn hóa – thông tin : Ông Hoàng Gia Quốc, Ông Trần Anh Linh
Tư pháp – hộ tịch : Bà Phạm Diệu Linh
Cơ sở hạ tầng, môi trường: Ông Hoàng Bảo Anh, Ông Phạm Minh TuấnTổng cộng UBND phường có 17 công chức có trình độ chuyên môn nghềnghiệp, được đào tạo và thường xuyên được đi tập huấn nhằm nâng cao kĩ năngnghiệp vụ
Tiểu kết
Chất lượng cán bộ công chức đặc biệt là cán bộ công chức cấp xã – nơigần nhân dân nhất Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới vấn đề này,những cán bộ công chức cấp xã chính là cầu nối giữa nhưng cơ quan nhà nướccấp trên, là nơi truyền đạt định hướng của Đảng và Nhà nước tới nhân dân.CBCC cấp xã cũng nơi tiếp nhận tâm tư nguyên vọng, ý chí của người dân Chấtlượng CBCC cũng là một phần quá trình CCHC của Nhà nước đang thực hiện.Việc đánh giá chất lượng cán bộ công chức là điều thiết yếu không chỉ riêngphường Phú Thượng mà còn ở mọi địa phương trên cả nước
Trang 15CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND PHƯỜNG PHÚ
THƯỢNG – QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Thực trạng cán bộ công chức tại UBND phường Phú Thượng 2.1.1 Về số lượng và cơ cấu
- Về số lượng cán bộ công chức UBND phường Phú Thượng có tổngcộng là 25 người (8 cán bộ và 17 công chức)[2.Tr8]
Bảng 2.1 cơ cấu cán bộ công chức của UBND phường Phú Thượng năm
- Cán bộ công chức tại UBND có sự hòa hợp về lứa tuổi Chiếm đa số là
ở độ tuổi 18-35 độ tuổi của sự năng động, độ tuổi của thanh niên, độ tuổi khátkhao thể hiện bản thân Bên cạnh đó UBND phường cũng có sự kết hợp vớinhững người có kinh nghiệm trong lam việc để tạo nên môi trường làm việc vui
vẻ, năng động, kích thích khả năng sang tạo
2.1.2 Trình độ văn hóa, chuyên môn
Trình độ văn hóa là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến thứcphổ thông 100% cán bộ công chức của UBND phường đều tốt nghiệp THPT,đây là một điểm khá là tích cực của UBND phường Trong số 25 cán bộ côngchức thì có 15 người trình độ đại học, 10 người trình độ cao đẳng; đây là mộtđiểm mạnh của UBND phường Phú Thượng khi có đội ngũ cán bộ công chứcđược đào tạo có chuyên môn nghề nghiệp
Trang 16Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngànhnghề nhất định, là kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn củacán bộ công chức Và đặc biệt 17 công chức phường được làm đúng chuyênmôn nghề nghiệp với những gì mình được đào tạo các trường có chuyên môn.[2.Tr10].
Bảng 2.2 Trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa của cán bộ công chức
UBND phường Phú Thượng năm 2015
Đvị: ngườiTrình độ Văn hóa Trình độ chuyên môn
Bảng 2.3 Trình độ lý luận chính trị của CBCC UBND phường Phú
Thượng năm 2015
Đvị: ngườiS
TT