Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, thì việc học sinh chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong học tập lịch sử và nâng cao c
Trang 1PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Bối cảnh, lý do chọn đề tài
Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, ngồi việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức và tự nhận thức
Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, thì việc học sinh chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong học tập lịch sử và nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử Tuy nhiên, theo nhận định của một số giáo viên (sau đợt bồi dưỡng hè 2010) thì việc áp dụng những kĩ thuật dậy học mới còn mới mẻ đối với việc dạy và học lịch sử ở tỉnh ta Chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của việc áp dụng những kĩ thuật trong dậy học lịch sử, (thậm chí có người cho rằng áp dụng những kĩ thuật dậy học mới không phù hợp, không hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sinh hiện nay)
Vậy áp dụng hay không áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy học lịch sử? Chúng ta sẽ không trả lời có hoặc không mà là phải thông hiểu nó sử dụng nó như thế nào cho phù hợp với từng phần, từng bài học; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sing từng trường, từng vùng
Đây chính là lý do mà tôi quan tâm đến việc “Xây dựng và sử dụng kĩ thuật
“ khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử ở trường THPT ”.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do thực tế và điều kiện thời gian, nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng
lại ở Xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học
lịch sử ở trường THPT số 2 TP Lào cai, trên đối tượng học sinh khối 11
Trang 23 Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân mong muốn tìm cách áp dụng kĩ
thuật dậy học “khăn trải bàn” vào thực tiễn dạy học; nghiên cứu hiệu quả,
khả năng ứng dụng kĩ thuật vào dạy học lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng
bộ môn trong nhà trường
Nghiên cứu vấn đề này giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân tôi, đồng thời để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
Trình bày lại quá trình và kết quả nghiên cứu, tôi rất mong được quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ
thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử một cách có hiệu quả
nhất
4 Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên
cứu như sau: Trước hết, tôi nghiên cứu kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn”, và
tìm hiểu, tham khảo ở một số tỉnh khác, làm cơ sở cho việc vạch ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật Bước tiếp theo, tôi thực hành nghiên cứu,
soạn một số giáo án và thực nghiệm sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải
bàn” vào dạy học lịch sử ở một số bài Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình
nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học sau này
5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đáp ứng được một phần nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong các nhà trường phổ thông
Trang 3Phù hợp với nguyện vọng của học sinh và sự phát triển của xã hội yêu cầu khả năng tự nhận thức lĩnh hội, năng động, sáng tạo làm chủ bản thân ************************
PHẦN 2 NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
- Mục tiêu giáo dục:
Là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
Trang 4năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục)
Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác trước tiên là công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nhất là việc xây dựng và sử dụng
kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn”.
- Mục tiêu bộ môn:
Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử
Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh, cởi
mở như làm việc sách giáo khoa, với nhóm bạn, với thầy cô giáo, sưu tầm và
sử dụng các loại tư liệu lịch sử…
Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp Biết đặt vấn
đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập
- Mục tiêu kĩ thuật
Kĩ thuật “khăn trải bàn” Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang
tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân
HS Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
2 Thực trạng việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong
dạy học lịch sử
- Kĩ thuật dạy học “ khăn trải bàn” là một kĩ thuật dậy học mới, tiên tiến (đối với giáo dục nước ta), đáp ứng được một phần nhu cầu đối mới phương pháp dạy - học trong nhà trường THPT Phù hợp với nguyện vọng của người học và yêu cầu của xã hội
Trang 5- Các giáo viên dạy môn lịch sử đã được trang bị tài liệu và tập huấn về kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” Các nhà trường THPT trong tỉnh đều quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật trong dạy học bộ môn Học sinh hào hứng tiếp cận cách thức học tập mới
- Tuy nhiên, đa số giáo viên còn dè dặt trong việc nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật này vì nhiều lí do khác nhau về khách quan hoặc chủ quan:
+ Điều kiện cơ sở vật chất phần lớn trong các nhà trường chưa phù hợp để triển khai kĩ thuật
+ Số lượng học sinh quá đông trong một lớp học (42 -> 48), nhóm học ( 6 ->8 học sinh) gây khó khăn về khâu tổ chức, thời gian triển khai hoạt động và hiệu quả giờ dạy
+ Học sinh phần lớn chưa được làm quen hoặc có thì rất ít với kĩ thuật mới Ý thức học tập của các em chưa thực sự tự giác, có tránh nhiệm với bản thân và với nhóm, còn ỷ lại, dựa dẫm
+ Đặc trưng bộ môn lịch sử nhiều kiến thức, sự kiện, nhân vật… giáo viên cần tường thuật, thuyết trình, miêu tả cho sinh động tốn khá nhiều thời gian trong giờ dạy
+ Nhiều giáo viên chưa thực sự thông hiểu và nghiệp vụ triển khai kĩ thuật còn lúng túng (các bước triển khai, câu hỏi, thời gian…) hoặc do dự sợ không hồn thành giờ dạy, cháy giáo án Có giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp, chưa tâm huyết với nghề nghiệp
+ Cách nhận xét, đánh giá giờ dạy của các đồng nghiệp còn hay nặng
về hình thức, cầu tồn …
3 Xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử (lớp 11).
Trang 63.1 Giáo viên phải nắm vững kĩ thuật, hướng dẫn học sinh thông hiểu
kĩ thuật
- Kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn là gì” ?
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS Phát triển mô hình có
sự tương tác giữa HS với HS
- Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
+ Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm) Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa Tập trung vào câu hỏi (chủ đề…)
+ Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một câu hỏi, chủ đề…) Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
- Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật khăn trải bàn
- Câu thảo luận là câu hỏi mở
Trang 7- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông , không đủ chỗ trên
“khăn trải bàn”, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến
cá nhân, sau đó dính vào phần xung quanh “ khăn trải bàn”- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống nhất vào giữa “ khăn trải bàn” Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau
3.2 Chọn bài, phần, sự kiện phù hợp để xây dựng và sử dụng kĩ thuật.
- Chọn các bài ôn tập:
Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Bài 18 Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).
Bài 24 Sơ kết lịch sử Việt Nam.
*Lấy ví dụ: sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” ở bài 8 Ôn tập lịch sử thế
giới cân đại.
Giao việc cho học sinh về nhà chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên: lập bảng hệ thống những cuộc CMTS đã học ( nêu rõ: nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa và hạn chế)…
Mục 1 Những kiến thức cơ bản
G/V: - Chia nhóm 4 H/S, ổn định nhóm
- Yêu cầu học sinh sử dụng SGK, bài tập đã chuẩn bị ở nhà
- Nêu chủ đề: lựa chọn một cuộc CMTS tiêu biểu nhất, trình bầy sự
phát triển đi lên của cuộc cách mạng đó, ý nghĩa lịch sử
H/S: nghiên cứu, viết ý kiến riêng (vào vị trí qui định) sau đó thảo luận
thống nhất viết ý kiến nhóm ( vào giữa tờ Ao hoặc A1)
G/V: mời đại diện các nhóm lên bảng trình bầy sau đó sửa chữa, bổ sung,
chốt ý
Trang 8CMTS Pháp 1789, phát triển qua 3 giai đoạn:
+ Quân chủ lập hiến…
+ Cộng hồ…
+ Chuyên chính Gia cô banh…
Hồn thành nhiệm vụ của CMTS, mở ra thời đại mới…
(Thời gian cho mục 1 là 15 phút: H/S hoạt động 10 phút, G/V hoạt động 5
phút)
Mục 2 Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu
G/V:
- Chia lớp thành 10 nhóm
- Giao việc cho H/S, 2 nhóm một vấn đề ( gồm 4 vấn đề)
- Nêu vấn đề:
+ Nhóm 1,2: tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các cuộc CMTS,
từ đó rút ra bản chất của CMTS
+Nhóm 3,4: đặc điểm cơ bản sự phát triển của CNTB khi chuyển sang
ĐQCN, xác định bản chất của CNĐQ
+ Nhóm 5,6: xác định mâu thuẫn cơ bản trong xã hội TBCN và cuộc đấu
tranh để giải quyết mâu thuẫn đó diễn ra như thế nào? Nhân tố chính để thúc đẩy quá trình đó
+ Nhóm 7,8: xác định nguyên nhân chủ yếu bùng nổ chiến tranh thế giới
thứ nhất Nêu các mốc thời gian chính và tính chất của chiến tranh
+ Nhóm 9,10: xác định nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh chống
CNTD, đế quốc, phong kiến tay sai ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh Nêu các cuộc đấu tranh tiêu biểu, nhận xét khái quát về hình thức đấu tranh
H/S:
- Nghiên cứu SGK, bài tập đã chuẩn bị, viết ý kiến vào ô qui định sau đó thảo luận thống nhất ý kiến, ghi ý kiến thống nhất vào ô qui định
Trang 9- Cử đại diện lên trình bầy, các nhóm khác có thể bổ sung ngắn gọn.
G/V: nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt ý:
1) Hình thức, diễn biến, kết quả đạt được khác nhau, song giống nhau về mục tiêu và ý nghĩa (giải quyết mâu thuẫn giưa QHSX phong kiến lỗi thời vời LLSX mới –TBCN; Tạo điều kiện cho CNTB phát triển)
2) Sự phát triển không đều; đạt được những thành tựu kinh tế, KH-KT, văn học…; hình thành các công ti độc quyền; xâm lược thuộc địa…Bản chất bóc lột không thay đổi
3) Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản Phong trào đấu tranh của công nhân từ
tự phát đến tự giác Chủ nghĩa Mác là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân từng bước đi đến thằng lợi…
4) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thực dân, đế quốc về thị trường thộc địa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh Các mốc 7/1914; 1916; 4/1917; 11/1918…Tính chất: là chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa 5) Sự xâm lược và đô hộ của các nước đế quốc thực dân gây nên những chuyển biến lớn trong xã hội đưa đến bùng nổ phong trào đấu tranh Tiêu biểu: Bom Bay (Ấn Độ), Cách mạng Tân Hợi (TQ), Hai xu hướng cách mạng (philippin)…Hình thuác đấu tranh phong phú: bạo động, cải cách…
( Thời gian tồn phần 22 phút: H/S hoạt động 14 phút, G/V hoạt động 8
phút)
Mục 3: G/V hướng dẫn H/S hoạt động ở nhà
- Chọn một phần: sơ kết bài hoặc những kiến thức, những sự kiện cần phát
huy trí tuệ của nhiều học sinh ví dụ:
+ Bài 1 Nhật Bản: ĐVĐ Em hãy tìm hiểu, khi chuyển sang giai đoạn
ĐQCN vào cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản có những điểm nào giống với đế quốc Anh, Pháp (ở thời điểm này)
Trang 10+ Bài 3 Trung Quốc: ĐVĐ Em hãy tìm ra những điểm khác nhau cơ bản
của những phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.(khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, phong trào Duy tân, khởi nghĩa Nghĩa Hồ đồn, Cách mạng Tân Hợi)
+ Bài 6 chiếùn tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918): ĐVĐ Chiếùn tranh
thế giới thứ nhất được coi là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, em hãy giải thích ngắn gọn vì sao?
+ Bài 7 Những thành tựu văn hố thời cận đại: ĐVĐ Về văn học, từ đầu
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX thế giới đã sản sinh ra nhiều nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm bất hủ Em hãy nêu ra những nhà văn và những tác phẩm lớn ở Việt Nam cùng thời đại
+ Bài 9 Cách mạng tháng Mười Nga…: ĐVĐ Từ năm 1917 đến 1920,
nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich đã hồn thành những nhiệm vụ cơ bản nào?
+ Bài 10 Liên Xô xây dựng CNXH ( 1921 -1941 ): ĐVĐ Những thành
tựu nổi bật mà Liên Xô đạt được trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, đối ngoại
+ Bài 11 Bài tình hình các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918 -1939): ĐVĐ Em hãy giải thích ngắn gọn, tại sao xuất hiện hai nhóm
nước lựa chọn hai con đường khác nhau để thốt khỏi cuộc khủng hoảng kinh
tế (1929-1933)
+ Bài 13 Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939): ĐVĐ.
Em hãy tìm ra những điểm tích cực và hạn chế trong chính sách mới của tổng thống Mĩ Rudơven
+ Bài 15 Phong trào cách mạng ở trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939):
ĐVĐ Em hãy nêu ra đặc điểm con đường đấu tranh ở Trung Quốc và Ấn
Độ Giải thích ngắn gọn vì sao mỗi nước có con đường đấu tranh khác nhau
Trang 11+ Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): ĐVĐ Em hãy nêu lên
nguyên nhân, vì sao trong giai đoạn từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941, phe
phát xít thắng lớn và ít tổn thất? ( tiết 1) ĐVĐ Nêu những sự kiện đánh dấu
sự xoay chuyển cục diện chiến tranh thế giới Nêu suy nghĩ của em về việc
Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6&9/8/1945 (tiết 2)
+ Bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(từ 1858 đến trước1873): ĐVĐ Nêu những hoạt động quân sự chính của thực dân Pháp từ tháng 9/1858 đến tháng 6/1862 ĐVĐ Giải thích ngắn gọn,
vì sao lúc đấu triều đình Nguyễn có tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, song đến tháng 6/1862 lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng bộ thực dân Pháp
+ Bài 20 Chiến sự lan rộng ra cả nước Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
từ năm 1873 đến 1884 Nhà Nguyễn đầu hàng: ĐVĐ Vì sao nói việc triều
đình Nguyến kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã bỏ qua cơ hội đánh
bại quân Pháp ở Bắc kì khi chúng tiến hành cuộc xâm lược lần một ĐVĐ.
Hành động của Pháp sau thất bại ở Cầu Giấy lần một và lần hai, khác nhau như thế nào? Thủ đoạn xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến
1884 ĐVĐ Cuộc kháng chiến do nhà Nguyễn tổ chức thất bại, nhà Nguyễn
kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, nước ta rơi vào tay Pháp Hay giải thích nguyên nhân vì sao?
+ Bài 21 Phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trong những năm
cuối thế kỉ XIX: ĐVĐ Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp? Em hãy nêu lên tính chất của phong trào khởi nghĩa Cần Vương và rút ra những điểm hạn chế của phong trào
+ Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp: ĐVĐ Em hãy xác định tầng lớp xã hội có khả năng nhất,