1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS.

41 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 634,5 KB

Nội dung

Trong nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn cótầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bứctranh sinh động về lịch sử loài người v

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Cấp cơ sở đơn vị………

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Cơ sở/Ngành Giáo dục

1 Tên sáng kiến: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở

trường THCS.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cấp ngành

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ tên: Nguyễn Quang Dũng

- Cơ quan, đơn vị: Trường THCS Vạn Ninh

- Địa chỉ: Vạn Ninh- Gia Bình- Bắc Ninh

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ

đầu tư tạo ra sáng kiến): Không

- Tên chủ đầu tư:

- Cơ quan, đơn vị:………

- Địa chỉ:

6 Các tài liệu kèm theo:

6.1 Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng

trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK): Mẫu 02/SK

6.3 Đối với cuốn sản phẩm đề tài nộp về Sở, nộp về HĐSK tỉnh theo từnggiai đoạn: Có Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở (đóng trong cuốn đềtài, phần cuối cùng, sau tài liệu tham khảo ): Mẫu 07/SK

Trang 3

Số lượng cuốn đề tài có đóng kèm các tài liệu trên nộp về Sở, nộp vềHĐSK tỉnh theo từng giai đoạn: 1 cuốn đối với đề nghị công nhận SK cấp cơ sở;

05 cuốn đối với SK cấp sơ sở đề nghị thẩm định cấp ngành, 10 cuốn đối với SKcấp sơ sở đề nghị thẩm định cấp tỉnh

Vạn Ninh, ngày 25 tháng 03 năm2016

Tác giả sáng kiến

(Chữ ký và họ tên)

Nguyễn Quang Dũng

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến (Ghi giống trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến):

“ Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS”

2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không

4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm (Nêu rõ tình trạng và nhược điểm của giải

pháp cũ): Giáo viên thường giảng dạy theo phương pháp truyền thống Sự tích

hợp liên môn vào giảng dạy còn hạn chế

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của học sinh trong học tập bộ môn lịch sử ởtrường THCS nói riêng và môn Lịch sử nói chung

6 Mục đích của giải pháp sáng kiến: Nhằm tạo sự hứng thú học tập bộ môn

Lịch sử của học sinh

7 Nội dung:

7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: Sử dụng tích hợp liên môn

trong dạy học Lịch sử

* Kết quả của sáng kiến (Số liệu cụ thể):

Chất lượng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh được nâng lên Học sinh hứng

thú hơn trong giờ học…

* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp (Tên, khối lượng, số lượng, thông số của

Trang 5

PHỤ LỤC II PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP NGÀNH/TỈNH THẨM ĐỊNH

1 Tác giả SK

- Họ và tên: Nguyễn Quang Dũng

- Năm sinh: 18/08/1978 Nam

- Trình độ đào tạo (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ): Cử Nhân

- Chức vụ: Giáo viên

- Điện thoại: 0985107121

- Tên cơ quan đang công tác: Trường THCS Vạn Ninh

- Số lần đạt CSTĐ cấp tỉnh:

2 Tên SK đăng ký: “ Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS”

3 Mục tiêu của SK : Tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử của học sinh nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả của môn học

4 Tính mới của SK: Sử dụng phương pháp liên môn, tích hợp trong dạy họcLịch sử

5 Đóng góp của SK cho đơn vị, ngành

6 Hiệu quả của SK khi được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Phạm vi ảnhhưởng của SK: Cấp ngành

7 Thời gian xây dựng và hoàn thành SK (từ năm - đến năm): Năm 2016

8 Chủ đầu tư tạo ra SK

Trang 6

MỤC LỤC Trang

Phần I: Mở đầu 1

1 Mục đích của sáng kiến

3 Đóng góp của sáng kiến trong việc nâng cao chất lượng,hiệu quả môn học

2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến

Phần II: Nội dung

Chương I: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2

2.1 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài

2.1.1 Thuận lợi

2.1.2 Khó khăn

2.2 Thực trạng vấn đề

2.2.1 Đối với giáo viên

2.2.2 Đối với học sinh

Chương II: Giải quyết thực trạng vấn đề SKKN 4

3.1 Tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử

3.2 Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử

3.2.1 Vai trò, ý nghĩa của tài liệu văn học

3.2.2 Các loại tài liệu văn học và cách sử dụng

3.3 Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử

3.4 Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử 3.5 Minh họa cách “Sử dụng tài liệu văn học trong học tập lịch sử THCS”

3.5.1 Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp 6

3.5.2 Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7

3.5.3 Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8

3.5.4 Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp 9

Chương III: Kiểm chứng các giải pháp và kết quả 27 PHẦN III: KẾT LUẬN 28

1 Những vấn đề quan trọng được đề cập

2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến

3 Kiến nghị với các cấp quản lí

PHẦN IV PHỤ LỤC 31

Trang 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Mục đích của sáng kiến.

Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình giáo viên cung cấp chohọc sinh những kiến thức cơ bản của sử dân tộc nói riêng và lịch sử nhân loạinói chung, nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện Lịch

sử vốn tồn tại khách quan và đã diễn ra trong quá khứ, cho nên muốn học sinhtiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy họckhác nhau sao cho đạt kết quả cao

Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ độnglĩnh hội tri thức, càng đòi hỏi người thầy giáo phải khai thác triệt để các phươngpháp dạy học tích cực để thu hút sự chú ý của học sinh Đồng thời lôi cuốn sựham mê đối với học sinh học môn lịch sử trong tình hình hiện nay

Đặc thù của bộ môn Lịch sử là: dài, nhiều sự kiện với những mốc Lịch sử khácnhau nên khó ghi nhớ

Trong nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn cótầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bứctranh sinh động về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc

Từ đặc điểm bộ môn và yêu cầu thực tế, đòi hỏi chúng ta phải đổi mớiphương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huytính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thứctrọng tâm

Vì vậy người giáo viên phải sử dụng đến kiến thức liên môn các môn họckhác như: Địa, công dân, văn học,… những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sửsống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn Trong đó, nếu giáo viên biết vận dụngmột số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sựkiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạng…sẽ làm phongphú tri thức học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch

sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử Để góp phần vào việcđổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình

bày một số vấn đề về việc: “Sử dụng tài liệu văn học trong học tập lịch sử ở

Trang 8

trường THCS” Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần

giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tự giác, chủđộng lĩnh hội kiến thức và ngày càng yêu thích học môn lịch sử, đem lại chấtlượng,hiệu quả cho bộ môn lịch sử

2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.

Đề tài nghiên cứu giảng dạy và học tập với nội dung “Nâng cao hiệu quảhọc tập lịch sử bằng tài liệu văn học” Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho

đề tài này là: Học sinh trường THCS Vạn Ninh- Gia Bình- Bắc Ninh

Đề tài được thực hiện trong các năm học trước tại Trường THCS, năm học2015- 2016 và các năm tiếp theo tại trường THCS Vạn Ninh và có thể nhân rộng

ra các đơn vị bạn

3 Đóng góp của sáng kiến trong việc nâng cao chất lượng,hiệu quả môn học.

Thực tế giảng dạy cho thấy, nếu người giáo viên sử dụng kiến thức liên môn đặcbiệt sử dụng tài liệu văn học vào giảng dạy lịch sử sẽ giúp cho học sinh hứngthú, sáng tạo và nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức đã học Cách làm này sẽ rènluyện cho học sinh hướng tới cách suy nghĩ lô-gích, mạch lạc, giúp các em hiểubài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt

Trang 9

PHẦN II: NỘI DUNG

Thứ hai: Từ các năm học trước trường tôi có hai giáo viên giảng dạy bộ mônLịch sử với trình độ chuẩn trở lên, đó là điều kiện để chúng tôi thường xuyênthực hiện các chuyên đề, dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm nhằm nâng caochất lượng bộ môn

Thứ ba: Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin truyền thông

đã giúp các em tiếp cận Lịch sử với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thứcLịch sử một cách đầy đủ nhất Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sửcũng theo chiều hướng tích cực hơn

Thứ tư: Học sinh Trường trung học cơ sở Vạn Ninh đa số các em đều ngoan,được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, và có thư viện với các đầu sách để các emtham khảo

Thứ năm: Bản thân có sức khoẻ tốt, có thời gian công tác giảng dạy; được Bangiám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong đơn vị giúp đỡ, tạo điều kiện

để hoàn thành tốt nhiệm vụ

2.1.2 Khó khăn

Thứ nhất: Học sinh Trường trung học cơ sở Vạn Ninh có đến 90 % là con emnông dân, đời sống vật chất còn khó khăn, trình độ không đồng đều nên chấtlượng bộ môn thấp, có hạn

Thứ hai: Chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị phục vụ dạy học vẫncòn thiếu, xuống cấp

Trang 10

Thứ ba: Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao hiệuquả lĩnh hội kiến thức Lịch sử.

Thứ tư: Phương pháp nghiên cứu, trình bày, phân tích còn hạn chế

sThứ năm: Nguồn tài liệu tham khảo còn hiếm, khó sưu tầm (đặc biệt

nguồn văn học dân gian).

2.2 Thực trạng vấn đề.

2.2.1 Đối với giáo viên

Là giáo viên đã công tác được gần 11 năm trong ngành, trong quá trình đượctham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếpgiảng dạy bộ môn lịch sử tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn củamình, tâm lí môn lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ

“dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu,

mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng, mặt khác chương trìnhlịch sử lớp 8, 9 vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trongviệc lĩnh hội kiến thức

Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành lịch sử chỉ có ở bậcđại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử - Giáo dục công dân,

Sử - Địa, Văn - Sử… đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao

2.2.2 Đối với học sinh

Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các

em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ họcthuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễnhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, nên các em không

ưa thích, không hứng thú học tập

Đầu năm học 2015-2016 để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tôi có làm mộtbài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 281 học sinh cáclớp7,8,9 trường THCS Vạn Ninh như sau:

Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em?

Trang 11

Stt Phương án Đúng Sai

1 Lịch sử chỉ là môn học phụ

2 Môn lịch sử rất khô khan và dài dòng

3 Học lịch sử rất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được lịch sử

loài người và lịch sử dân tộc

4 Học lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho ghi là được,

không cần phải tìm tòi thêm

Kết qủa thu được như sau:

Câu 1: 160 học sinh trả lời đúng, 121 học sinh trả lời sai

Câu 2: 145 học sinh trả lời đúng, 136 học sinh trả lời sai

Câu 3: 100 học sinh trả lời đúng, 181 học sinh trả lời sai

Câu 4: 175 học sinh trả lời đúng, 106 học sinh trả lời sai

Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm chúng ta có thể kết luận: Đa sốhọc sinh vẫn coi Lịch sử là môn phụ, khô khan, dài dòng và chỉ cần học những

gì mà thầy cô cho ghi là được

Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa sốhọc sinh không nắm được những kiến thức của Lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm mônlịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏibăn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học Từnhững thực trạng trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử tôi muốn chia sẻ

với đồng nghiệp những kinh nghiệm “Sử dụng tài liệu văn học trong học tập

lịch sử ở trường THCS” và mong muốn làm sao cho các em đừng lãng quên

lịch sử

Trang 12

đó, Văn học bổ trợ cho Sử học, ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học, vì vậy nếuchúng ta biết vận dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử thì hiệu quả dạyhọc Lịch sử sẽ được nâng lên.

3.1 Tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử

Theo tiến sĩ N.G Đairi trong cuốn “Chuẩn bị bài học lịch sử như thế

nào” (NXB Giáo dục Hà Nội 1973 – trang 35) Thì bài giảng lịch sử trên lớp nên

thực hiện theo sơ đồ sau:

Ngoài SGK, tài liệu tham khảo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc làmphong phú kiến thức lịch sử đang học, hiểu sâu hơn quá khứ, tạo bài giảng hấpdẫn, sinh động có sức lôi cuốn học sinh

Phân loại tài liệu tham khảo, theo tài liệu BDTX chu kì III, nó có các loạinhư sau:

- Tài liệu lịch sử gốc: Gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến

sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện như các hiệp ước, điều ước, tuyênngôn Ví dụ: Hiệp ước Hác Măng (1883); tuyên ngôn độc lập khai sinh ranước VNDCCH (2/9/1945)

Trang 13

- Tài liệu, văn kiện của Đảng, Nhà nước, phong trào công nhân và cộngsản Quốc tế

- Các tài liệu văn học (văn học dân gian, văn học bác học, văn học hiện

đại )

- Tài liệu lịch sử rút ra từ các công trình nghiên cứu sử học, dân tộc học Như vậy, trong giờ dạy học việc sử dụng tài liệu tham khảo giúp học sinh

có thêm cơ sở để nắm vững, hiểu bản chất sự kiện lịch sử, hình thành khái niệm,

hiểu rõ quy luật, bài học của lịch sử, nó giúp các em khắc phục việc “hiện đại

hoá” lịch sủ hoặc “hư cấu” sai sự thực lịch sử.

3.2 Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử

3.2.1 Vai trò, ý nghĩa của tài liệu văn học

Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông cóvai trò to lớn

Trước hết, các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác độngmạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiếnthức, khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn

Ví dụ: Khi dạy bài 20 (lịch sử 6) – “Từ sau Trưng Vương đến trước Lí

Nam Đế” ở mục 4 Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) để khắc sâu hình ảnh

oai phong của Bà Triệu khi xung trận giáo viên nên sử dụng 2 câu thơ sau:

Hoành qua đương hổ dị (Vung giáo chống hổ dể) Đối diện bà vương nan (Giáp mặt vua Bà Khó)

Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinhđộng, hấp dẫn nâng cao, hứng thú của học sinh

3.2.2 Các loại tài liệu văn học và cách sử dụng

Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông tuỳ vào từng khoá trình,nội dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tàiliệu văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời

kì xảy ra sự kiện lịch sử; Tiểu thuyết lịch sử; Hồi kí cách mạng Mỗi loại lại có

ý nghĩa khoa học riêng, dó đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng;với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào

Trang 14

a Văn học dân gian

Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và rất phong phú với nhiều thể loạikhác nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca Đây lànhững tài liệu có giá trị, nó phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng tronglịch sử dân tộc

Ví dụ như: khi dạy bài 15 “Nước Âu Lạc” Khi giảng dạy về việc xây

dựng thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu, giáo viên

có thể đưa vào đó một số câu chuyện cổ tích về Nỏ Thần, về xây Thành Cổ Loa.Nhưng quan trọng hơn là qua những câu chuyện đó giáo viên phải giúp học sinhthấy được bước tiến lớn của quân dân Âu Lạc về kĩ thuật xây dựng cũng như kĩthuật chế tác vũ khí

Các loại hình văn học dân gian còn góp phần minh hoạ, làm rõ sự kiện,nhân vật lịch sử Do đó, giáo viên nên đưa vào để học sinh hiểu rõ hơn về sựkiện, nhân vật lịch sử đó

Không những vậy, tài liệu văn học dân gian còn làm cho bài học sinh động,tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học Nó phản ánh nhữnghiểu biết về các sự kiện lịch sử đang học, giúp học sinh hiểu được vấn đề cụ thể

rõ ràng hơn

Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian còn giúp học sinh biết được,hiểu được về chí khí con người, về địa danh của một nhân vật lịch sử nào đó

Ví như khi nói về Lí Công Uẩn giáo viên có thể dùng 4 câu thơ sau:

“Màn có trời cao, chiếu đất liền Đêm trăng thanh thả giấc thần tiên Suốt đêm nào dám vung chân duỗi Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.”

Bên cạnh những tác dụng trên, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian sẽgiúp cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục truyền thốngdân tộc nói riêng có kết quả hơn Chẳng hạn như: để giáo dục truyền thống đấutranh bất khuất của dân tộc, giáo viên có thể sử dụng trong bài giảng những tácphẩm như: Hịch Tướng Sĩ; bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt; Hoặc để giáodục lòng biết ơn các vua Hùng, giáo viên sử dụng hai câu nói của Bác Hồ:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước

Trang 15

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.”

b Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử

Đối với các tác phẩm văn học này, nó có ý nghĩa rất lớn đối với khikhui lại hình ảnh quá khứ Nó làm quá khứ của sự kiện lịch sử trở lênsống động hơn, chân thật hơn Sự kiện trở nên có sức sống hơn và thu húthọc sinh hơn khi theo dõi bài giảng

Trong quá trình lịch sử từ đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của xã hộiViệt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thuộc Pháp

Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Lão Hạc” của Nam

Cao để khắc sâu hình ảnh thân phận người nông dân trong lòng xã hội cũ Như vậy có thể nói rằng các tác phẩm văn học, xuất hiện cùng thời kì diễn ra

các sự kiện lịch sử, đã giúp học sinh thấy được “bức tranh” sống động của lịch

sử, làm cho các em nhận thức được sự kiện đómột cách toàn diện hơn

c Tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với việc dạy học lịch sử, vìcác tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khoá trình lịch sử,giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của

quá khứ Ví như: Tiểu thuyết “Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hoàng Lê Nhất

Thống Chí” tuy nhiên khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sáng lọc loại bỏ những

tiểu thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh

3.3 Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử

Theo Trịnh Tùng, trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (trang 164.

NXB Giáo Dục 1999) để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử, có thể

tiến hành theo cách sau:

Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minhhoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờhọc thêm sinh động

Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận kháiquát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử

Trang 16

Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá

(Dạ hội lịch sử).

Tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên màchúng ta có thể sử dụng một trong những cách trên sao cho phù hợp

3.4 Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử

Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử giúp giờ học trở nên sinh động,hấp dẫn lôi cuốn học sinh, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sựkiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử Dễ dàng đưa kiến thức sử đến vớihọc sinh Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phảiđảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáodục và giá trị văn học

Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện,nhân vật lịch sử đang học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

Thứ ba: Đối với giáo viên:

- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tốkhông phù hợp Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân gian như thần thoại, cổtích, ca dao, dân ca giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đườnggiữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng

- Khi sử dụng giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránhviệc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử, biếngiờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tậptrung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học Đồng thời, giáoviên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiệnlịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc làmđược điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều

Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử là một trongnhững cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử Thựchiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạchdạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông

3.5 Minh họa cách “Sử dụng tài liệu văn học trong học tập lịch sử THCS”

Trang 17

3.5.1 Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài

ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp 6

Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Dân ta phải nhớ sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Về bài Khởi nghĩa Hai bà Trưng giáo viên trích đoạn:

“Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”

Để nói về mục đích của cuộc khởi nghĩa

Lê Văn Hưu( nhà sử học thế kỉ XIII) đã viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ

nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ,Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng

65 thành lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước, xưng vương dễ như trở bàn tay,có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng nghiệp bá vương”

Trong bài Khởi nghĩa Bà Triệu, có người khuyên bà lấy chồng,bà đáp: “ Tôi

muốn cưỡi cơn gió mạnh,đạp luồng sóng dữ,chém cá Kình ở biển khơi,đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”

Để tưởng nhớ công lao của Bà Triệu trong quá trình đánh đuổi giặc ngoại xâmbảo vệ đất nước, nhân dân ta vẫn có bài ca dao:

Trang 18

Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi Muốn coi lên núi mà coi Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân

Bài 23 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX

Mục 2 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Khi giảng về tội ác của bọn đô hộ nhà Đường, ở Nghệ An vẫn còn truyền lại

một bài hát chầu văn

“Nhớ khi nội thuộc triều Đường Giang sơn,cố quốc nhiều điều ghê gai

Sâu quả vải vì ai vạch lá Ngựa hồng trần kể đã héo hon ”

3.5.1 Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài

ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7

Bài 11.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống(1075-1077)

Mục 2 Giai đoạn II- Cuộc kháng chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt

Khi giảng đến cuộc chiến giữa ta và địch, để khích lệ tinh thần quân sĩ,giáo viêncho học sinh đọc bài thơ thần của Lý Thường Kiệt:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Khi nó về tội ác của quân Mông Cổ ở thế kỉ XIII, biên niên sử của tu viện thành

pan-ta-lê-on ở cô lôn viết: “ Nỗi sợ hãi ghê gớm trước quân dã man( Mông cổ)

Trang 19

lan tận các nước xa xôi, không những ở Pháp mà ở Buốc- gông và Tây Ban Nha, là những nơi từ trước tới nay chưa hề biết đến cái tên tác-ta.”

Câu thơ của Ác-mê-li( 1210-1290):

Không còn một dòng suối,một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta.

Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân Tác-ta giày xéo

Bài 14.Ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên

Mục 3-Phần II –Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lượcNguyên(1285)

Để nói về chiến thắng của ta,giáo viên có thể trích đoạn:

“Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu”.

Trần Quang Khải-Tụng giá hoàn kinh sư-(Phò giá về kinh bản dịch thơ củaTrần Trọng Kim)

Hay nói về sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân,dựa vào dân để đánh giặc

“Khoan thư sức dân,để làm kế sâu rễ bền gốc,đó là thượng sách giữ nước”

(Đại việt sử kí toàn thư)

Bài 16 Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Mục 1 Khi nói về tình hình kinh tế- nguyễn Phi khanh đỗ Thái học sinh thờiTrần, đã mô tả tình cảnh dân chúng bấy giờ như sau:

Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu Lưới chài quan lại còn vơ vét Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi

Giáo viên mô tả để nói toát lên tình cảnh đời sống người nông dân lúc bấy giờ.Bài 19 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trang 20

Nói về tội ác của giặc Minh đối với nước ta, trong Bình Ngô Đại cáo củaNguyễn Trãi sau này đã viết:

Độc ác thay,trúc Lam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay,nước Đông Hải không rửa hết mùi”.

Nói về chí khí của người anh hùng Lê Lợi, giáo viên trích lời ông nói: “ Bậc

trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn,lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở,chớ đâu lại xun xoe đi phục dịch người khác”.

Cuộc khởi nghĩa Lam sơn, giáo viên tận dụng thơ văn trong bài Bình ngô đạicáo của Nguyễn Trãi để minh họa Ví dụ khi nói về tình cảnh khó khăn củanghĩa quân Lam Sơn giai đoạn đầu:

“ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần Khi khôi huyện quân không một đội”

Mô tả về chiến thắng vang lừng,oanh liệt của nghĩa quân:

“Ninh Kiều máu chảy thành sông,tanh trôi vạn dặm Tốt Động thây chất đầy nội,nhơ để ngàn năm.”

Ngày mười tám,trận Chi Lăng,Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi,trận Mã Yên,Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm,bá tước Lương Minh bại trận tử vong, Ngày hăm tám,thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.

Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội Thượng thư hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước ”

Bài 22.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền( TK XVI-XVIII)

Mục 2.Chiến tranh Trịnh –Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài Giáo viên mô tả cảnh chiến tranh loạn lạc dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ

Ở đây có thể minh họa thêm bằng hình ảnh:

Ngày đăng: 31/03/2018, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w