Xuất phát từ những lý do đó, cùng với những kinh nghiệm khi giảng dạy lịch sửtại trường, tôi xin được giới thiệu đề tài “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịchsử Việt Nam giai đoạn
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân
Người thực hiện: Trần Ngọc Bình
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục Phương pháp giảng dạy bộ môn Phương pháp giáo dục
Trang 2SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
Lĩnh vực khác
1 Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới phương pháp đã có
2 Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên và ghi rõ họ tên) ( Ký tên và ghi rõ họ tên)
x
Trang 3SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch Sử
- Số năm kinh nghiệm : 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây:
1 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, thực trạng và giải pháp
2 Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1965 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
3 Sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môn lịch sử ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức
cơ bản về lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc, phát triển tư duy học sinh mà còn gópphần giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc Cùng với các
bộ môn khác, môn lịch sử đã góp phần to lớn trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻthành nguồn lực to lớn cho đất nước
Để thực hiện nhiệm vụ to lớn của giáo dục, dạy học nói chung và dạy học lịch sửnói riêng đã tiến hành đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học Việc đổi mớiphương pháp dạy học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên bên cạnh đócòn tồn tại nhiều hạn chế mà điển hình chung vẫn là thầy đọc trò chép, dạy học mộtchiều dẫn đến hiệu quả là học sinh thụ động, không nắm được kiến thức cơ bản,không hứng thú với môn học Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được Đảng vànhà nước rất quan tâm coi đó là mục tiêu hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục,
tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X cũng đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực của người học, khắc phục lối truyền đạt một chiều”.
Có thể nói rằng, một trong những phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảngdạy lịch sử việc sử dụng tài liệu văn học (TLVH) cũng là một cách để tạo nên sựhứng thú trong học sinh Sử học và văn học có mối quan hệ khăng khít với nhau,
Macxim Goocky đã từng nói: “Sức mạnh của văn học xét cho cùng không nằm ngoài
sự đóng góp thực tiễn của nó, tức là không nằm ngoài mối liên hệ của nó với cuộc sống đấu tranh chung cho sự tiến bộ của xã hội… Văn học nghệ thuật không thể thay thế được vũ khí trong cuộc đấu tranh, cũng không tự nó làm nên cách mạng Tuy nhiên, với khả năng cảm hóa và giáo dục của nó, văn học đã góp phần không nhỏ cho việc sản sinh những con người biết cầm vũ khí và biết sang tạo cho xã hội”(10;26) TLVH đã góp phần rất lớn trong việc tái hiện lịch sử một cách sinh
động, truyền cảm Dạy học lịch sử kết hợp với việc sử dụng TLVH quả thực là mộtđiều rất cần thiết cho việc giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông
Trang 5Xuất phát từ những lý do đó, cùng với những kinh nghiệm khi giảng dạy lịch sửtại trường, tôi xin được giới thiệu đề tài “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trìnhchuẩn)”
2 Lịch sử vấn đề
Sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử Việt Nam không phải là đề tài mới mà đãđược đề cấp trong tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viênTrung học phổ thông bộ môn lịch sử, bên cạnh đó cũng có một số nhà nghiên cứu đềcập đến như:
- Các tài liệu Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Viêt Namlấn thứ VIII (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) Các tàiliệu này đã chỉ rõ đường lối chiến lược về giáo dục của Đảng từ năm 2001 – 2010,việc đổi mới phương pháp dạy học…
- Các giáo trình: “Phương pháp dạy học lịch sử” Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi với giáo trình Nxb Đại học sư phạm 2002; “Phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” của Phan Ngọc Liên, Trần Vĩnh Tường, Đặng
Văn Hồ Nxb giáo dục 1998…Các giáo trình này đã trình bày một cách đầy đủ vềnguyên tắc và phương pháp sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử trên phương diện lýthuyết
Ở cách tiếp cận cụ thể, trực tiếp hơn với quá trình giảng dạy tôi xin trình bày kinhnghiệm của mình trong việc lựa chọn, sử dụng TLVH trong giảng dạy lịch sử ViệtNam giai đoạn 1954 – 1975 qua các bài giảng cụ thể ở trường Trung học phổ thông
Vì vậy nhiệm vụ của đề tài là phải đi sâu tìm hiểu, lựa chọn các nguồn tại liệu vănhọc phù hợp vào giảng dạy các bài học trong sách giáo khoa lớp 12 giai đoạn 1954 –
1975 ( Chương trình chuẩn)
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng TLVH trong dạy học lịch sửViệt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình
Trang 6chuẩn) Đề tài chọn giai đoạn lịch sử 1954 – 1975, đây là giai đoạn mà nhân dân ViệtNam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, một giai đoạn hào hùng của dân tộc
ta
b Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không đi sâu nghiên cứu lý luận dạy học mà đi sâu vào nghiên cứu việc sửdụng TLVH trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trunghọc phổ thông (Chương trình chuẩn)
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục đích
Đề tài nghiên cứu nội dung và phương pháp sử dụng TLVH trong dạy học lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông một cách hợp lý,góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này
b Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đó đề tài có nhiệm vụ:
- Tiến hành điều tra thực tế việc sử dụng TLVH đối với giáo viên và học sinh lớp 12trường THPT
- Sưu tầm, lựa chọn TLVH phù hợp với nội dụng bài học
- Đề xuất các biện pháp sử dụng TLVH để giảng dạy lịch sử giai đoạn 1954 – 1975 ởlớp 12 trường THPT (Chương trình chuẩn)
5 Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận của đề tài lý là luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về dạy học nói chung và về dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói riêng
- Nghiên cứu nội dung SGK lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, lựa chọn cácđoạn tài liệu văn học tiêu biểu, phù hợp với nội dung giai đoạn lịch sử đó
- Nghiên cứu lý luận dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng và các tài liệu vănhọc để xậy dựng nội dung đề tài
6 Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện tốt các biện pháp sử dụng TLVH như đề tài đề xuất, thì sẽ gópphần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 lớp 12 ởtrường THPT
Trang 77 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm
ba chương:
Chương I: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt nam giai đoạn
1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) – Lý luận vàthực tiễn
Chương II: Tài liệu văn học được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
Chương III: Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trìnhchuẩn)
Trang 8B NỘI DUNG Chương 1: SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG –
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục đã được Đảng và nhà nước ta chỉ rõ: “Đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà Có trình độ văn hóa cơ bản, đáp ứng những yêu câu phát triển kinh tế, xã hội, những người thông minh, sáng tạo,có phẩm chất đạo đức tốt…Con người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự đào tạo này chi phối nội dung và phương pháp dạy học” (20; 11, 12)
Đặc biệt, muốn đào tạo được những thế hệ trong tương lai giàu tri thức thì giáodục cần phải đổi mới phương pháp dạy học Vấn đề này được nghị quyết Trung ương
II khóa VIII khẳng định “Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.
Một trong những phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh là sử dụng tàiliệu nói chung và TLVH nói riêng trong dạy học lịch sử Do đặc trưng của dạy họclịch sử, nên các tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc tái hiện hình ảnhquá khứ Nó là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, cụ thể phong phú của
sự kiện mà học sinh cần thu nhận giúp các em khắc phục việc hiện đại hóa lịch sửhoặc hư cấu sai sự thật…Việc sử dụng tài liệu tham khảo còn giúp học sinh có cơ sở
để nắm rõ bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những qui luật của lịch
sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử.Tài liệu tham khảo là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn SGK, góp phần nângcao chất lượng day học
Đặc trưng lịch sử là các sự kiện, nhân vật lịch sử…đều diễn ra trong quá khứ,muốn tái hiện cần dựa vào các tài liệu Vì thế, tài liệu càng đầy đủ thì tri thức càngchính xác, phong phú và sâu sắc Với ý nghĩa việc sử dụng TLVH để giảng bài trên
Trang 9lớp cũng như cung cấp kiến thức mới, ôn tập, làm bài kiểm tra hay các hoạt độngngoại khóa ….thông qua hình tượng văn học, thông qua những áng văn thơ tuyệt tác
dễ đi vào lòng học sinh TLVH sẽ góp phần khôi phục, làm sáng tỏ lịch sử và đáp ứngnhu cầu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong việc dạy học lịch sử hiện nay
1.2 Quan niệm chung về tài liệu văn học
Những tác phẩm phản ánh đời sống con người trong quá khứ, có giá trị sử dụngcho mục đích nghiên cứu, dạy học lịch sử …được gọi là TLVH Tác phẩm văn họcphản ánh đúng thực tế cuộc sống xã hội loài người dưới những góc độ khác nhau,thông qua lăng kính thẩm mỹ của tác giả, tất cả đã được hư cấu, sự thật ngoài đời
được chuyển vào những trang văn thơ lấp lãnh, sinh động Có thể nói rằng: “Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động và phong phú về đời sống xã hội Trong khi xây dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật văn học, tác giả đã dựa vào tư liệu thực tế đời sống và những tư liệu của sử học… Vì vậy, qua tác phẩm văn học có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thấy được các tư liệu khác về vật chất và tinh thần của xã hội… thấy được những hiện tượng văn hóa sống động trong xã hội, trong những cuộc đời, tức là những hiện tượng văn hóa gắn với cách ứng xử của những cộng đồng người và của từng con người đang đấu tranh cho vận mệnh của mình” (14, 72, 73)
Tác phẩm văn học thể hiện phản ảnh xã hội thông qua hệ thống ngôn từ, chứađựng yếu tố chủ quan của tác giả, bởi thế trong TLVH bao hàm cả sự thật cuộc sống
và hư cấu nghệ thuật Khi sử dụng TLVH cần sàng lọc để nhìn thấy sự thật lịch sửđược phản ánh trong đó
TLVH có nhiều loại: thơ, văn xuôi, ca dao, tục ngữ… mỗi thể loại có nhữngđặc điểm riêng, song tất cả đều góp phần phản ánh lịch sử một cách sinh động, phongphú
* Đặc điểm văn họcViệt Nam nửa sau thế kỷ XX
Văn học nửa sau thế kỷ XX đã kế thừa truyền thông của văn học dân tộc trongnhững giai đoạn trước, lại ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc chiến đấu chốnggiăc ngoại xâm, cho nên có những nét độc đáo, rất đáng chú ý
Trang 10Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền nổ ra đã đem lại mộtchuyển biến mạnh mẽ trong sáng tác Tất cả các nhà văn lúc này đều tập trung vàothể hiện Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của mọi tầng lớp nhân dân ta trong chiến đấu
và sản xuất nhằm bảo vệ và xây dựng CNXH trên miền Bắc, đấu tranh giải phóngmiền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà Có thể nói, tất cả đều hướng vào chủ đềmới đó hoàn toàn là một cách tự nhiên, không có chút băn khoăn ngần ngại Tất cảđều vì tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất địnhkhông chịu làm nô lệ” như lời hiệu triệu của Hồ Chủ Tịch
Sự phong phú về đề tài cũng là một trong những nét nổi bật của văn học ViệtNam trong giai đoạn này Nếu như giai đoạn 1946-1954, trước yêu cầu của thực tế vàkhả năng của nhà văn, văn học mới chỉ tập trung vào đề tài chủ yếu là chiến tranhchống đế quốc – thực dân, thì trong giai đoạn này với điều kiện cuộc sống và những
cố gắng mới của nhà văn, văn xuôi đã có thể mở rộng tầm khái quát nghệ thuật, xâydựng được những bức tranh cuộc sống rộng lớn, đa dạng, đề cập tới nhiều vấn đềkhác nhau của xã hội và con người Văn học trong giai đoạn này, trong sự phát triển
đa dạng của nó đã bám chắc vào ba nguồn mạch chính, những vấn đề trung tâm củaquá khứ, hiện tại và tương lai: truyền thống bất khuất trong lịch sử và kháng chiến;của cải tạo và xây dựng CNXH; sự nghiệp thống nhất Tổ quốc
Lực lượng sáng tác trong giai đoạn này cũng tăng lên nhanh chóng Với nhữngchủ đề khác nhau họ đã cùng nhau xông pha trên nhiều mặt trận, sáng tác nhiều tácphẩm văn học có giá trị
Với những đặc điểm trên đây của văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XX,chứng tỏ văn học là những tài liệu quý, rất hữu ích cho việc dạy lịch sử ở trường phổthông Vì vậy, cần phải tích cực khai thác các nguồn TLVH đề nhằm làm cho bàigiảng thêm phong phú, giúp học sinh hiểu được bài sâu hơn
1.3 Mối quan hệ giữa tài liệu văn học và tri thức lịch sử
Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thếgiới có vai trò to lớn trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Trang 11Giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít với nhau Tuy chức năng vànhiệm vụ của mỗi ngành khác nhau, nhưng tất cả đều phục vụ cho xã hội và cuộcsống của con người, đều phản ánh mọi hoạt động của con người và xã hội trong sinhhoạt, trong lao động và đấu tranh chống thiên tai, đấu tranh chống ngoại xâm Đó lànhững điểm thống nhất giữa văn học và sử học.
TLVH được thể hiện dưới nhiều thể loại, mỗi thể loại có một nội dung, nghệthuật khác nhau Trong khi sáng tác một tiểu thuyết (lịch sử hay tâm lý xã hội), nhàvăn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử Do đó, chính TLVH đã phần nào phản ánhlịch sử Cũng có không ít tác phẩm văn học mang tính chất, ý nghĩa của một tư liệu
lịch sử, như “Hịch tướng sỹ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi,
“Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… đây là những tác phẩm có giá trị
lịch sử cao có tính chính xác và khoa học Song nhìn chung, tài liệu văn học về tínhchính xác khoa học của lịch sử không cao Vì văn học phản ánh xã hội thông quanghệ thuật ngôn từ, lăng kính thẩm mỹ chứa đựng yếu tố chủ quan của tác giả, vì thếTLVH bao hàm cả sự thật cuộc sống và hư cấu nghệ thuật Khi sử dụng cần phải sànglọc để nhìn thấy sự thật lịch sử được phản ánh trong đó
Tác phẩm văn học thực sự là nguồn tài liệu quý trong tìm hiểu và giảng dạylịch sử Tri thức lịch sử là những sự kiện, nhân vật lịch sử, những biến cố lịch sử…(Cả nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghiã, bài học kinh nghiệm, quy luật lịch sử)được diễn ra ở một phạm vi nào đó ở một địa phương, một dân tộc, các khu vực trênthế giới Đây là những sự kiện, biến cố lịch sử có thật, có tính khoa học chính xáccao, chính các tri thức lịch sử là những nguồn tư liệu làm cho giá trị của tác phẩm vănhọc được nâng cao hơn và có tính hiện thực, tính khoa học cao hơn, đồng thời tài liệuvăn học lại có tác dụng tái hiện lịch sử một cách sinh động, phong phú giàu hình ảnh.Như vậy giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít với nhau hỗ trợ chonhau, cùng với các ngành khoa học xã hội khác, chúng cùng nhau phản ánh sự pháttriển mọi mặt của xã hội
Trang 121.4 Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Quán triệt quan điểm đổi mới toàn diện của Đảng về Giáo dục – Đào tạo, việc tìmtòi, vận dụng những phương pháp dạy học mới đang đặt ra cho tất cả các môn học nóichung và môn học lịch sử nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Trên cơ sởquan điểm dạy học nêu vấn đề, lấy học sinh làm trung tâm thì người dạy cần phải có
sự đổi mới ở tất cả các bước chuẩn bị lên lớp: thiết kế bài dạy, phương pháp truyềnthụ, đồ dùng dạy học nhằm làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động,sáng tạo Từ đó, tạo ra cho học sinh năng lực tư duy độc lâp, tự chuyển hóa kiến thứctiếp thu thành tri thức, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay của đất nước trong xu thếtoàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cao
Nguồn tài liệu có thể sử dụng trong dạy học lịch sử rất đa dạng TLVH với đặctrưng của mình được thể hiện bằng những hình tượng cụ thể, hình ảnh sinh động, lờivăn, lời thơ truyền cảm dễ đi vào lòng người đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tìnhcảm của người đọc, người nghe Vì vậy, nó sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả học tập
và giáo dục tình cảm cũng như phát triển tư duy, khả năng độc lập suy nghĩ của họcsinh
* Về giáo dưỡng:
TLVH đã góp phần khắc họa bức tranh quá khứ một cách sinh động và phongphú hơn, từ đó học sinh có thể tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc hơn tri thức lịchsử
Ví dụ: Khi dạy bài 21 mục V.1 “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” của đế quốc
Mỹ ở Miền Nam” Để giúp học sinh hiểu được chính sách thực dân kiểu mới của đế
quốc Mỹ khi xâm lược Việt Nan như thế nào, giáo viên có thể tạo hứng thú cho họcsinh khi vào bài này bằng việc đọc cho học sinh nghe đoạn thơ của nhà thơ Chế LanViên:
“Ghê thay! Chúng vấn có mặt người
Đúc như ta bằng chất vàng đẹp nhất
Dệt như ta tấm lụa của đời
Mặt kẻ giết người lại giống người bị giết
Trang 13… Mặt kẻ thù ta là gương mặt hay cười” (19;68)
Tiếp theo giáo viên đặt câu hỏi: Đoạn thơ trên nói lên điều gì? Em có nhận xét
gì về đoạn thơ trên? Nếu HS trả lời được câu hỏi, có nghĩa là học sinh hiểu được bảnchất, bộ mặt thật của kẻ xâm lược, đó chính là âm mưu của đế quốc Mỹ khi vào xâmlược miền Nam Việt Nam thực chất là thực hiện âm mưu thực dân kiểu mới của mình
đó chính là bộ mặt “giấu mặt trá hình” của chúng.
Như vậy việc sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử không những góp phầnminh họa sự kiện lịch sử, giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, mà chínhTLVH là nguồn sử liệu giúp các em hiểu sâu hơn sự kiện đó Sử dụng TLVH trongdạy học lịch sử còn góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh và lòng đam
mê, ham học hỏi đối với môn lịch sử
Trang 14Tóm lại, sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử có ý nghĩa rất lớn đối với việcnhận thức quá khứ, giáo dục tư tưởng tình cảm, hành động cho học sinh cũng nhưphát triển năng lực nhận thức cho học sinh.
1.5 Tình hình sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
Sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho tiếtdạy thêm sinh động, mềm mại hơn, học sinh hứng thú hơn với tiết học lịch sử Nhưngtrên thực tế việc thực hiện này của GV như thế nào? Kết quả ra sao? còn phụ thuộcvào những điều kiện cụ thể của nhà trường, trình độ, lòng say mê nghề nghiệp củagiáo viên, thái độ và phương pháp học tập của học sinh
Để nắm được tình hình, có được sự nhận xét, cái nhìn khách quan về nhận thứccủa GV và học sinh trong việc sử dụng TLVH vào giảng dạy lịch sử Việt Nam giaiđoạn 1954 – 1975 ở lớp 12, tôi đã tiến hành điều tra giáo viên và học sinh của 4 lớp
12 tại trường THPT Kiệm Tân – huyện Thống Nhất – Đồng Nai
1.5.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra
- Mục đích: Điều tra thực tế để nắm rõ tình hình sử dụng TLVH trong dạy họclịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1974 ở lớp 12 Trung học phổthông (Chương trình chuẩn), để từ đó lựa chọn tài liệu, đề xuất sử dụng phương pháphợp lý
- Đối tượng điều tra GV dạy lịch sử và học sinh lớp 12 Trung học phổ thông
- Phương pháp tiến hành: Trực tiếp gặp gỡ trao đổi với GV và học sinh, sau đóphát phiếu điều tra thăm dò ý kiến
1.5.2 Nội dung điều tra
- Đối với giáo viên: Tôi đưa ra một số câu hỏi để biết được quan điểm của giáo
viên về việc sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử, cũng như đề xuất của giáo viêntrong việc sử dụng TLVH nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử nói chung và dạyhọc lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
- Đối với học sinh: Tôi đưa ra một số câu hỏi để học sinh phản ánh tình hình
học tập môn lịch sử, việc GV có thường xuyên sử dụng TLVH trong dạy học lịch sửgiai đoạn 1954 – 1975
Trang 151.5.3 Kết quả điều tra
- Đối với giáo viên:
Qua thực tế điều tra 4 GV cho thấy, tất cả GV điều nhận thức thấy mức độ cầnthiết phải sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử ViệtNam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông Qua đó GV cũngthấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng TLVH đó là: “TLVH đã phản ánhcác sự kiện, hiện tượng lịch sử, các tiết học này trở nên sinh động hơn, gây được sựhứng thú học tập cho học sinh, giúp các em hiểu và nắm được bản chất của các sựkiện lịch sử tốt hơn, nhận thức bài học lịch sử sâu sắc hơn”
Về phương pháp sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử dân tộc, có 4 giáo viên
sử dụng để minh họa, cụ thể các sự kiện, nhân vật lịch sử Có 3 GV sử dụng TLVH
để tái hiện lịch sử, giải thích một sự kiện, chỉ 1 GV sử dụng TLVH để rút ra nguyênnhân, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm và chưa có GV nào sử dụng TLVH để rabài tập về nhà và tổ chức trò chơi lịch sử cho học sinh
Về tình sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
ở lớp 12 trường trung học phổ thông có 1 GV trả lời sử dụng thường xuyên TLVHtrong giờ dạy của mình, có 3 GV trả lời chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng TLVH tronggiờ dạy
Về điều kiện cơ sở vật chất: Khi hỏi các thầy, cô trong giảng dạy đã gặpnhững khó khăn và thuận lợi nào, trong số GV được hỏi hầu hết đều cho rằng nhàtrường và tổ bộ môn đã tạo điều kiện thuận lời cho GV sử dụng TLVH, cũng có GVcho rằng nhà trường đã tạo điều kiện tuy nhiên tài liệu còn nghèo nàn
Như vậy, các GV đều nhận thấy được tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụngTLVH trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lich sử Việt Nam giai đoạn 1954 –
1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông nói riêng Tuy nhiên, do đặc điểm, điềukiện cụ thể của nhà trường, từng lớp, từng GV mà việc sử dụng TLVH chưa đượctiến hành một cách rộng rãi, với những phương pháp phù hợp để đưa lại hiệu quả cao
- Đối với học sinh:
Qua điều tra 200 học sinh của lớp 12 cho thấy:
Trang 16Khi hỏi học sinh có thích học môn lịch sử không, có 62 học sinh trả lời làkhông, 100 học sinh trả lời bình thường, số học sinh đều cho rằng môn lịch sử rất dài
và khó nhớ, có quá nhiều sự kiện khó học, đọc rồi lại quên nên học không có hiệuquả, các em chỉ học là để thi tốt nghiệp Có 38 học sinh trả lời là thích học lịch sử bởicác em cho rằng môn lịch sử rất quan trọng, giúp cho các em thấy được những trang
sử hào hùng của dân tộc, biết được công lao to lớn của cha ông, qua đó thấy đượctruyền thống yêu nước và ý thưc dân tộc của dân tộc ta Việc sử dụng TLVH trongdạy học lịch sử làm cho bài học thêm sinh động qua đó giúp các em thêm yêu thích
bộ môn lịch sử
Khi hỏi học sinh trong dạy học GV có sử dụng TLVH không? Có 100% họcsinh trả lời là có, nhưng chỉ thỉnh thoảng và tùy thuộc vào nội dung bài học lịch sử.Các em cũng cho rằng việc GV sử dụng TLVH trong dạy học làm cho các em hứngthú học tập hơn, nhớ sâu hơn các sự kiện, nâng cao hiệu quả bài học hơn
Khi hỏi, trong lúc sử dụng TLVH trong dạy học thì GV có đặt câu hỏi cho các
em trả lời không thì có 35 học sinh (17.5%) trả lời là thường xuyên, 130 học sinh(65%) trả lời là thỉnh thoảng và có 25 học sinh (17.5%) trả lời là rất ít
Như vậy, qua điều tra thực tế ở trường THPT Kiệm Tân, tôi thấy hầu hết các
GV đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc sử dụng TLVH trong dạy họclịch sử Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan và chủ quan nên việc thực hiệnchưa đầy đủ, toàn diện và chưa đem lại hiệu quả cao
Từ thực tiễn ấy cho thấy, nếu GV có tâm huyết, chú ý đầu tư sưu tầm, biết lựachọn TLVH hợp lý, tiêu biểu và phù hợp với nội dung bài học, có phương pháp tốt và
sử dụng thường xuyên thì sẽ giúp học sinh học môn lịch sử có hiệu quả hơn
Trang 17Chương 2: TÀI LIỆU VĂN HỌC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 Ở TRƯỜNG THPT
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 2.1 Một số nguyên tắc khi lựa chọn tài liệu văn học
Tài liệu văn học có liên quan đến tri thức lịch sử khá phong phú trong kho tàngtri thức Vì vậy, để lựa chọn được TLVH đưa vào dạy học lịch sử Việt Nam nóichung và giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 nói riêng có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệuquả chất lượng dạy học bộ môn, đòi hỏi người GV phải tuân thủ một số nguyên tắcsau:
2.1.1 Tài liệu văn học phải chính thống và có giá trị phản ảnh lịch sử cao
Đây là một yêu cầu rất quan trọng vì nó đảm bảo độ tin cậy cũng như chấtlượng của tài liệu sử dụng Giá trị lịch sử ở đây được hiểu là những nhân vật, sự kiệnlịch sử được phản ánh trong các tác phẩm văn học, sau khi loại bỏ phần hư cấu sẽđúng hoặc gần đúng với thực tế sự kiện lịch sử diễn ra Nhân vật, sự kiện lịch sử là cóthật, đã diễn ra, nhà văn chỉ dùng công cụ ngôn ngữ và biện pháp nghệ thuật để xây
dựng thành hình tượng văn học Như vậy giá trị lịch sử ở đây là cốt yếu, là “bộ khung”, chất liệu chính của nhà văn Đảm bảo nguyên tắc này, GV phải ưu tiên lựa
chọn những TLVH mà tác giả là người trong cuộc, trực tiếp tham gia, chứng kiếnhoặc sống gần thời điểm xảy ra sự kiện Mặt khác, đó phải là những tác phẩm văn họccủa những nhà văn mà tên tuổi họ đã được đất đước tôn vinh, nhân dân công nhận, cósức lan tỏa, được phổ biến rộng rãi Hơn nữa, thông thường những tác phẩm này đượcxuất bản bởi những nhà xuất bản nổi tiếng như nhà xuất bản Văn học, nhà xuất bảnGiáo dục, nhà xuất bản Công an nhân dân, nhà xuất bản Quân đội…, và được côngnhận bởi những cơ qua chức năng có thẩm quyền Trong thời đại hiện nay, thông tintrở thành một thứ hàng hóa – tri thức có tính chất toàn cầu với nhiều kênh thông tinrất đa chiều, đa hệ, thậm chí trái ngược nhau Nhiều lúc, chỉ một sự kiện, một nhânvật cụ thể nhưng vẫn tồn tại nhiều cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau Vì lẽ đó,nguyên tắc đảm bảo chính thống và giá trị lịch sử của nguồn tư liệu giúp có được độtin cậy cao nhất về những tài liệu được trực tiếp sử dụng
Trang 182.1.2 Tài liệu văn học phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Người GV giảng bài trên bục giảng có thể nói là một phát ngôn viên Họ phảichịu trách nhiệm về những gì mình giảng, mình trình bày, mính nói với học sinh Khi
sử dụng TLVH, người GV phải chứng minh được nguồn gốc của tài liệu đó Nguyêntắc này đảm báo cho người GV chuẩn bị kỹ bài giảng, không được chủ quan, càng
không được xem thường học sinh Khi sử dụng cần tránh những điều như: “nếu tôi nhớ không nhầm ” hay như “hình như tác phẩm này…” Những tài liệu mà GV trích
dẫn phải có lai lịch và thông số cơ bản như tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, nămxuất bản, trang, nơi xuất bản… Nếu không đảm bảo, khẳng định được xuất xứ của tài
liệu thì không nên sử dụng Đã có nhiều trường hợp “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong việc sử dụng tài liệu Vì vậy, tốt nhất GV nên chuẩn bị sẵn tài liệu trước
khi lên lớp
2.1.3 Tài liệu văn học sử dụng trong dạy học lịch sử phải đa dạng về thể loại
Mỗi thể loại văn học đều có những ưu thế của nó Đối với thể loại thơ, ngônngữ hàm súc cô đọng nhưng giàu hình tượng Lợi điểm này, câu thơ dễ tác động trựctiếp ngay lập tức đến người đọc, người nghe, dễ thấm vào lòng người Mặt khác thơ
có vần điệu suôn sẽ (ngoại trừ thể thơ tự do), đặc biệt là thơ lục bát truyền thống củadân tộc nên dễ đọc, dễ nhớ và nhớ lâu Không phải ngẫu nhiên mà ông bà, cha mẹ
chúng ta không biết chữ mà vẫn thuộc Truyện Kiều của Nguyễn Du và hàng trăm câu
ca dao Văn xuôi với ưu thế về dung lượng ngôn từ, về bố cục, về nghệ thuật đắctrưng như miêu tả, phép tu từ…sẽ có lợi thế trong việc tường thuật diễn biến, cungcấp số liệu, sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể, chi tiết, giúp học sinh nhận thức
dễ dàng hơn Vì vậy, để sử dụng TLVH một cách có hiệu quả, GV phải trang bị cho
mình một số “vốn” văn học tương đối toàn diện, đầy đủ thể loại: thơ, tiểu thuyết,
truyện, ký sự, hồi ký…Sẽ là phiến diện, bị động nếu GV chỉ thiên về một lợi thế nào
đó, vì như vậy sẽ không phát huy được tính da dạng, phong phú của TLVH Đươngnhiên trong thực tế, không phải lúc nào các dòng văn học cũng phát triển đầy đủ cácthể loại
Trang 192.1.4 Tài liệu văn học phải có giá trị giáo dưỡng, giá trị giáo dục và giá trị văn học
Tài liệu văn học mà GV sử dụng phải là tài liệu giúp cho học sinh nhận thứcbài học lịch sử được toàn diện, sâu sắc hơn Thông qua việc cung cấp tài liệu của GVtrong bài giảng, học sinh sẽ ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử bền vững hơn Bứctranh lịch sử trong quá khứ được khôi phục rõ nét hơn Từ chỗ “biết”, “ghi nhớ”,TLVH phải giúp cho học sinh “hiểu” được lịch sử Tiến lên một bước cao hơn, thôngqua phương pháp này, trường hợp sử dụng tài liệu của GV, học sinh sẽ có nhận thứcđúng đắn về nội dung lịch sử, mối liên hệ bản chất của các sự kiện lịch sử Những nộidung có tính khái quát cao cũng sẽ được sáng tỏ hơn sau khi sử dụng TLVH Đóchính là giá trị giáo dưỡng của TLVH
Về giá trị giáo dục, cũng như tài liệu lịch sử, TLVH có nguồn tri thức góp phầntrong nhiệm vụ giáo dục Thông qua những áng văn, thơ ngợi ca về đất nước, về vịlãnh tụ, về anh bộ đội Cụ Hồ… học sinh sẽ hiểu rõ hơn về những trang sử chói lọi,những chiến công của dân tộc ta Từ đó, lòng tự hào dân tộc, lòng kính yêu lãnh tụ vàlòng biết ơn các vị anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng nềnđộc lập của Tổ quốc Việt Nam sẽ được hình thành một cách tự nhiên trong tâm hồncủa các em
Mặt khác, không thể gọi TLVH nếu không giáo trị văn học Ngoài giá trị lịch
sử, giá trị văn học của tài liệu chính là yếu tố tạo nên phần “chất” của nó Vấn đề của
GV là lựa chọn những tài liệu có giá trị thì hiệu quả sử dụng càng cao Giá trị văn họcđược minh chứng bằng những giải thưởng văn học do cơ quan chức năng của Nhànước trao tăng nếu những tác phẩm văn học đó tham gia những cuộc thi sáng tác trênqui mô lớn Giá trị văn học còn được đo bằng sự công nhận và hoan nghênh củangười đọc đương thời cũng như hậu thế do sức sống lan tỏa của tác phẩm
Trang 202.2 Hệ thống tài liệu văn học được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
2.2.1 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa xã h i mi n B c, đ u tranh ch ng ội ở miền Bắc, đấu tranh chống ở miền Bắc, đấu tranh chống ền Bắc, đấu tranh chống ắc, đấu tranh chống ấu tranh chống ống
đ qu c Mỹ và chính quy n Sài Gòn mi n Nam (1954 – 1965) ế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) ống ền Bắc, đấu tranh chống ở miền Bắc, đấu tranh chống ền Bắc, đấu tranh chống
Mục Kiến thức lịch sử cơ bản Tài liệu văn học sử dụng
- Mĩ : Âm mưu thay chân Pháp ở
miền Nam, dựng lên chính quyềntay sai Ngô Đình Diệm, hòng chiacắt Việt Nam thành thuộc địa kiểumới
Đặc điểm thình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ:
- Đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị xã hội khác nhau :
Trang 21- Tháng 1/1959, Hội nghị TrungƯơng lần 15 hop
* Diễn biến :
- Tiêu biểu nhất là ở Bến Tre
Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xãthuộc huyện Mỏ Cày, Bến Tre đãnổi dậy, sau đó cuộc nổi dậy mauchóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre
* Kết quả : cuối 1960 ta làm chủ :
600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829thôn trung bộ, 3200/ 721 thôn TâyNguyên
* Ý nghĩa :
- Từ trong khí thế của phong trào,Mặt trận Dân tộc Giải phóng miềnNam Việt Nam ra đời ngày(20/12/1960
- Giáo viên trích đoạn thơ
(Xem phụ lục III.3)
- Giáo viên trích dẫn đoạn
thơ: (Xem phụ lục III.4)
IV.1 Đại hội
đại biểu toàn
quốc lần thứ
- Thời gian : từ 5 – 10/9/1960 tạiThủ đô Hà Nội
Nội dung :
Trang 22- Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch là : ra sức phát triển công nghiệp,
nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xãhội chủ nghĩa,
* Âm mưu và thủ đoạn:
Chiến tranh đặc biệt” là hình thứcchiến tranh xâm lược thực dânmới, được tiến hành bằng quânđội tay sai, dưới sự chỉ huy của cốvấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị,phương tiện chiến tranh của Mĩ
…
Trang 23Cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và70% dân vẫn do cách mạng kiểmsoát
* Trên mặt trận quân sự :
2-1-1963 quân dân ta giành thắnglợi vang dội ở trận Ấp Bắc (MỹTho)
dao: (Xem phụ lục III.6)
2.2.2 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
Âm mưu và thủ đoạn:
- là loại hình chiến tranh xâm
lược thực dân mới, được tiến hànhbằng lực lượng quân Mĩ, quân một
số nước Đồng minh của Mĩ vàquân đội Sài Gòn Mỹ âm mưunhanh chóng tạo ra ưu thế về binhlực và hỏa lực để áp đảo quân chủlực của ta, giành lại thế chủ độngtrên chiến trường, đẩy quân ta trở
- Giáo viên trích tác phẩm:
“Rừng xà nu”
(Xem phụ lục III.7)