1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giừo học lịch sử

21 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 316 KB

Nội dung

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sửViệt Nam ở trường trung học phổ thông là một trong những biện pháp quantrọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay, vì biện pháp này góp ph

Trang 1

III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

Phần nội dung

III- Các biện pháp sử dụng tài liệu văn họctrong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 8-16

Phụ lục – Tài liệu tham khảo 19

Danh mục các SKKN đã được Phòng GD và Sở GD&ĐT xếp loại

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

I- Lý do chọn đề tài

Hiện nay công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai ở các cấp đòi hỏiđồng thời tiến hành cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương phápdạy học Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Việc học tậplịch sử ở trường đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có trình độ về nội dung lịch

sử mà cả những kiến thức cần thiết về phương pháp dạy học bộ môn

Như chúng ta đã biết, các môn học trong nhà trường phổ thông là một hệthống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, cáclĩnh vực ở mức độ thấp, giúp cho học sinh có một hành trang cơ bản làm tiền đềcho các cấp học cao hơn Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau

mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh Cũng như các môn khoa học tự nhiên,các môn thuộc khoa học xã hội như Văn học, Địa lí và nhất là Lịch sử cũng cóvai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đứcđối với học sinh Vai trò của người giáo viên trong các giờ học là phải giúp chohọc sinh nắm được các sự kiện, hiện tượng lịch sử để thông qua đó rút ra quyluật lịch sử và bài học lịch sử

Lịch sử là một trong những môn khoa học cơ bản được giảng dạy ở trườngphổ thông Tuy hiện nay lịch sử không được xem là môn chính như nhiều họcsinh quan niệm Song nó vẫn giữ một vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiếnlược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta

Các tác phẩm văn học từ xưa tới nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sửthế giới , có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử Các tác phẩm văn học rấtgần gũi với lịch sử vì mọi sáng tác văn học đều phản ánh trực tiếp hay gián tiếpcuộc sống, số phận con người và hiện thực xã hội Các tác phẩm văn học có vaitrò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc về sựkiện, nhân vật Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có tác độngmạnh đến tư tưởng, tình cảm của người học, góp phần quan trọng làm cho bàigiảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.Tuynhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì yêucầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiệnđúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó, học sinh không được trực tiếp quansát, xa lạ với đời sống hiện nay

Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong nhàtrường phổ thông là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong việc góp phần nâng caochất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng giai đoạn đổi mớihiện nay của đất nước

Có nhiều phương pháp để giáo viên giúp học sinh tiếp cận các sự kiện lịch sử

ở một mức độ khái quát nhất Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sửViệt Nam ở trường trung học phổ thông là một trong những biện pháp quantrọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay, vì biện pháp này góp phần phát huyđược tính tích cực học tập của học sinh “Lịch sử là sự kiện” Bản thân những sự

Trang 3

kiện lịch sử vốn đã khô khan đặc biệt là những bài, những chương viết về cáctrận đánh có rất nhiều con số về thời gian hoặc những số liệu khác Để chuyểntải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáoviên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp Thực tế chothấy, một số giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử một cách khô khan, cứng nhắc,nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gâyhứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài Qua thực tế bản thân đi dựgiờ các giáo viên trẻ, các bạn đồng nghiệp , tôi thấy giáo viên lịch sử ở cáctrường phổ thông rất ít hoặc không sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch

sử, mặc dù bài học có thể sử dụng được tài liệu tham khảo này Đó cũng là mộthạn chế rất lớn cần phải được khắc phục để bộ môn lịch sử hấp dẫn hơn, cuốnhút học sinh hơn, sửa chữa được quan niệm cho rằng lịch sử là môn phụ, tẻ nhạt,học sinh không yêu thích lịch sử như hiện nay

Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học một cách hợp lý sẽ góp phần đổi mới nộidung, phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay để phù hợp với sự pháttriển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kì hội nhập Xuất phát từ những lý

do nêu trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ” ở

trường phổ thông và từng bước đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.Bản thân tôi khi áp dụng phương pháp này tôi thấy tiết học sinh động hẳn lên, cảlớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra thích thú Để lại trong lòng các em những ấntượng lâu bền, lưu lại kí ức các em sẽ sâu hơn, lâu hơn và thích học môn Lịch sửhơn

II- Mục đích nghiên cứu.

Từ ý thức sâu sắc về vai trò tác dụng của bộ môn lịch sử cần:

Truyền thụ cho học sinh con đường ngắn và nhanh nhất dễ hiểu nhất để tiếp thulĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và sâu sắc để học sinh yêu thích giờ học lịch

sử hơn

Nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch

sử trong trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập,đổi mới dạy học lịch sử trở thành một yêu cầu cấp thiết góp phần thay đổi nhậnthức của xã hội về vị trí cũng như tầm quan trọng của bộ môn lịch sử đối vớiviệc giáo dục thế hệ trẻ Hiện nay có nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quảchất lượng giờ dạy Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học trongmột bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh

bị nhàm chán Sử dụng phấn trắng bảng đen cũng như việc trình bày miệng làphương pháp dạy truyền thống nhưng vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn và việc ápdụng dạy học liên môn Văn - Sử ở trường phổ thông là một minh chứng vì nó

sẽ làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử

Sử dụng kiến thức liên môn nhất là kiến thức văn học trong giờ học lịch sửnhằm tìm tòi nội dung giao thoa giữa các môn học, bổ sung cho nhau, làm sáng

tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn Áp dụng việc dạy

Trang 4

học liên môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạy họclịch sử.

III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Học sinh lớp 12

- Dự giờ đồng nghiệp, tinh thần thái độ học tập của học sinh, kết quả họctập

- Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo

- Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 12 cơ bảnphần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 2000 có rất nhiều bài học lịch

sử cần sử dụng tài liệu văn học để tham khảo vận dụng khi giảng dạy thìhiệu quả bài học nâng cao, học sinh sẽ nhớ và hiểu sâu sắc về sự kiện lịch

sử đang học Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép tôi chỉgiới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là “Sử dụng tài liệu văn học trongdạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông ” vào việc giảngdạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 cơ bản

IV- Phương pháp nghiên cứu

1 Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trìnhLịch sử lớp 12 cơ bản Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trìnhnày Đặc biệt là các bài có thể khai thác, vận dụng được Trong khi thực hiệncông đoạn này, cần phải liên hệ, so sánh và đặt nó trong mối quan hệ liên quanvới chương trình môn Văn học lớp10, 11, 12 -bậc PTTH Đây là một thao tác rấtquan trọng, góp phần xác định được đúng mức độ vận dụng của đối tượng là họcsinh lớp 12, tránh sa đà, ôm đồm

2 Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn có quan hệ sát với nội dung các bàiLịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài Cần lưu ý rằng, không phải trongmột bài thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọn nhữngđoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng

3 Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phươngpháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật Lịchsử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố Lịch sử, thơ văn trần thuật về tội

ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược Sau khi phân loại, tiến hành sắpxếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề

4 Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn

5 Góp ý với các đồng nghiệp khai thác và vận dụng kiến thức thơ, văn vàoviệc giảng dạy trong khi bản thân mình trực tiếp dự giờ để có điều kiện kiểmchứng và so sánh

6 Phương pháp thống kê,tổng hợp, phân tích, liên hệ

PHẦN NỘI DUNG

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 5

1 Quan niệm chung về tài liệu văn học.

Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Vì thế trong

dạy học lịch sử, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc tiếp thu tri thức học tậpcho học sinh, đồng thời làm cho bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn

Như vậy, ta thấy văn học là một tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy họclịch sử ở trường phổ thông Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tàiliệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng góp phần nhất định vàoviệc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra song song với việc xác định tầm quan trọngcủa tài liệu văn học là cần phải có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng tài liệuvăn học trong dạy học lịch sử Một số người cho rằng, trong dạy học lịch sử chỉcần cung cấp cho học sinh những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, việc sửdụng tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng không cần thiết,không phù hợp với trình độ và yêu cầu về trình độ của học sinh Nhiều người lại

sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo này trong việc cụ thể hoá, làm sâu sắcthêm kiến thức lịchsử Điều đó đã dẫn đến tình trạng quá tải Do vậy, việc xácđịnh đúng mức của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng làmột việc làm hết sức quan trọng

Các tác phẩm văn học rất gần gũi với lịch sử vì mọi sáng tác văn học đềuphản ánh trực tiếp hay gián tiếp cuộc sống, số phận con người và hiện thực xãhội

Nhưng văn học cũng có những đặc trưng khác biệt so với lịch sử Nói tới vănchương, người ta thường thiên về giá trị nghệ thuật Vì thế không phải tất cả mọi

sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh trong văn học đều chân thực, kháchquan mà đôi khi còn có yếu tố hư cấu, hoang đường để tạo nên sự hấp dẫn, cuốnhút, thể hiện giá trị văn chương cho các tác phẩm đó Cho nên khi sử dụng cáctác phẩm văn học trong dạy học lịch sử, giáo viên phải biết chắt lọc những tácphẩm, chi tiết văn học phản ánh khách quan nhất, chân thực nhất hiện thực xãhội để minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn

Quan niệm đúng đắn về tài liệu văn học trong dạy học lịch sử là một vấn đề vôcùng quan trọng Từ đó, tài liệu văn học mới phát huy được vai trò to lớn của nótrong dạy học lịch sử, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạyhọcbộ môn

2 Các loại tài liệu văn học.

Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên thuờng sử dụngcác loại tài liệu văn học sau: văn học dân gian, văn học hiện đại, các tác phẩmvăn học, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí, thơ ca cách mạng

Văn học dân gian ra đời sớm và rất phong phú, bao gồm nhiều loại: thầnthoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca Đây là những tài liệu có giátrị, phản ánh nhiều nội dung lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc Nếu gạt bỏnhững yếu tố thần bí, hoang đường chúng ta có thể tìm thấy nhiều yếu tố hiệnthực về lịch sử dân tộc Các loại hình văn học dân gian không chỉ góp phầnminh họa những sự kiện lịch sử mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo

Trang 6

không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử, góp phần quan trọng vào việc giáo dục

tư tưởng đạo đức cho học sinh

Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ trong việc dạy học lịch sử vì các tiểuthuyết lấy chủ đề từ các sự kiện của lịch sử dân tộc, giúp học sinh khôi phục lạibối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện và nhân vật của quá khứ Xong cần lựachọn và xác định những tiểu thuyết những yêu cầu của dạy học, loại bỏ yếu tố

hư cấu và những yếu tố ảnh hưởng xấu đến nhận thức của học sinh

Hồi kí cách mạng là một thể loại văn học ra đời không trùng với thời kì xảy

ra các sự kiện lịch sử nhưng lại có giá trị lịch sử rất lớn Người viết hồi kí ghi lạiphần hiện thực mà tác giả chứng kiến dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ứcriêng, trực tiếp mình trải qua

Thơ ca cách mạng là những sáng tác văn học ra đời cùng thời với tiến trìnhphát triển của cách mạng Việt Nam, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh các sựkiện lịch sử nên phần lớn phục vụ nhiệm vụ cáng mạng Tuy nhiên khi sử dụngthơ ca, giáo viên cần chọn lọc những bài thơ, câu thơ dễ hiểu, phản ánh trực tiếptình hình lịch sử, tránh sử dụng các tác phẩm, đoạn trích mang ý nghĩa trừutượng làm cho bài giảng không đạt hiệu quả

Các loại tài liệu văn học đều có ưu thế nhất định trong dạy học lịch sử, nhưnggiáo viên cần phải biết kết hợp hài hoà các thể loại văn học Trong một bài học,một chương mục, giáo viên không nên sử dụng lặp đi lặp lại một tác phẩm vănhọc, dễ gây nhàm chán cho học sinh, hiệu quả sử dụng tài liệu tham khảo trongdạy học lịch sử không cao

3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch

sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổthông Tài liệu văn học là một trong những nguồn tài liệu tham khảo rất cần thiếtcho việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, nhằmphát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.Tài liệu văn họccũng là một căn cứ bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sựkiện lịch sử, nó giúp học sinh khắc phục việc hiện đại hoá lịch sử hoặc hư cấusai sự thật lịch sử

Việc sử dụng tài liệu văn học còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vữngbản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quantrọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh say mê tìm hiểu lịch sử, phát triển tưduy lịch sử cho các em Đặc biệt tài liệu văn học góp phần quan trọng làn chobài giảng lịch sử mềm mại, hấp dẫn, sinh động gây hứng thú học tập cho họcsinh Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm chohọc sinh trong dạy học lịch sử Vì thế tài liệu văn học cũng thể hiện vai trò, ýnghĩa to lớn, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra theo tư tưởng Hồ Chí Minh Như vậy, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc dạy học lịch sử nói chung vàlịch sử Việt Nam nói riêng ở trường phổ thông Nếu biết khai thác và sử dụngmột cách hợp lí thì hiệu quả bài học nâng cao rõ rệt, học sinh sẽ nhớ và hiểu sâu

Trang 7

sắc về sự kiện lịch sử đang học Đồng thời học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy,đặc biệt là làm cho bài giảng lịch sử của giáo viên thêm sinh động, hấp dẫn, gópphần nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử.

II- CƠ SỞ THỰC TIỄN

1- Thực tiễn khảo sát.

- Qua những năm giảng dạy lịch sử tôi thấy lịch sử là một môn học khô khan, ítsinh động và nội dung kiến thức nhiều nên học sinh rất thụ động và hầu nhưkhông yêu thích bộ môn lịch sử Bên cạnh đó thì vẫn còn một số bộ phận giáoviên không quan tâm nhiều học sinh có yêu thích môn mình dạy hay không.Chính các yếu tố đó cũng là một trong những vấn đề làm cho chất lượng bộ mônngày càng giảm

Hiện nay một thực trạng cho chúng ta thấy theo sự phát triển của xu thế thờiđại các em phần lớn lựa chọn môn học tự nhiên như: Toán, lý , hóa, sinh vàngoại ngữ còn các môn xã hội như: Văn, Sử, Địa không được học sinh ưathích nữa vì xu thế của thời đại và sự lựa chọn nghề nghiệp Môn lịch sử theocác em là học rất khó vì nhiều sự kiện nhiều kiến thức Tuy nhiên về lý luận vàthực tiễn bộ môn lịch sử đã được thừa nhận có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc giáo dục thế hệ trẻ Vì vậy phải khơi dậy niềm tự hào dân dân tộc và đổimới phương pháp giảng dạy để học sinh thấy niềm vui, niềm thích thú qua mỗigiờ học lịch sử là nhiệm vụ và niềm trăn trở của mỗi người thầy giáo

Hiện nay việc giảng dạy theo hướng phát huy tư duy của học sinh và tích hợpliên môn đã được triển khai và đi vào thực tế thực hiện

Lịch Sử là một trong những môn của khoa học xã hội, vì thế trong giảng dạymôn Lịch Sử có nhiều bài, nhiền phần có thể liên hệ và sử dụng tư liệu, kiếnthức của các môn Ngữ Văn, Địa Lý kết hợp để bài giảng đạt kết quả cao nhất.Tuy vậy trong quá trình nghiên cứu soạn bài và thực tế giảng dạy giáo viên cũnggặp nhiều vấn đề khó khăn như sử dụng thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả, sựliên hệ, kết hợp nằm ở những phần nào, nên nhiều hay ít

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy theo hướngphát huy tư duy của học sinh và tích hợp liên môn, bản thân tôi cũng luôn cốgắng tìm tòi, nghiên cứu và dần đúc kết, tổng hợp một số kinh nghiệm trong đề

tài “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ”.

Thực tế qua các tiết học đa số các em học sinh rất thích giáo viên sử dụng tàiliệu văn học trong dạy học lịch sử Điều này thể hiện tài liệu văn học có tácdụng rất lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việc giáo viên sử dụngloại tài liệu tham khảo này trong bài giảng làm cho học sinh tiếp thu bài học tốthơn, học sinh hứng thú học bộ môn, tiết học trở nên nhẹ nhàng không mệt mỏi.Khi được phân công giảng dạy để kịp thời định hướng nắm bắt sự tiếp thu củahọc sinh tôi tiến hành khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm để có hướng giảngdạy kịp thời nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Để giải quyết vấn đề cấp thiết

đó tôi tích cực đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú, yêu thích giờ họclịch sử cho học sinh trong đó có biện pháp sử dụng hiệu quả tài liệu văn học

Trang 8

trong giờ học… tôi đã kiểm tra chất lượng học tập và khảo sát tình hình học tậpcủa học sinh để có hướng dạy học kịp thời Tôi thấy kết quả là:

bộ môn này nhất là học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên Các em học còn

lơ là không chịu khó học bài đang bị ảnh hưởng nhiều thói quen đọc chép, lườisuy nghĩ ngay cả việc học bài cũ và đọc bài mới trước khi đến lớp các em cũngthực hiện chưa tốt

Khả năng tiếp nhận và tư duy còn thấp dẫn đến chất lượng kiến thức bộmôn thấp Nên các em không mấy hứng thú trong học tập bộ môn này

Khi đi dự giờ một số đồng nghiệp ở các trường phổ thông tôi nhận thấy có rấtnhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng học tập lịch sử nói trên, trong đó khôngthể không nhắc đến nguyên nhân từ phía giáo viên Giáo viên phổ thông rất ít sửdụng các phương tiện dạy học nói chung và các loại tài liệu tham khảo trong đó

có tài liệu văn học nói riêng trong dạy học lịch sử Đây cũng là một nguyên nhânlàm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học bộ môn như hiện nay Vấn đề đặt ra làgiáo viên cần phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân, suy nghĩ tìm tòi ranhững biện pháp để nâng cao chất lượng bài giảng theo hướng phát huy tính tíchcực, độc lập, sáng tạo của học sinh Trong đó việc sử tài liệu văn học vào trongdạy học lịch sử cũng cần phải được quan tâm hơn nữa

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy theo hướng pháthuy tư duy của học sinh và tích hợp liên môn, bản thân tôi cũng luôn cố gắngtìm tòi, nghiên cứu và dần đúc kết, tổng hợp một số kinh nghiệm trong đề tài

“Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ”.

III CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM.

1 Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.

Trước hết cần phải nghiên cứu kĩ chương trình này, đặc biệt là các bài có thểkhai thác vận dụng được Đây là thao tác rất quan trọng, góp phần xác định đượcđúng mức độ vận dụng của đối tượng là học sinh lớp 12, tránh sa đà, ôm đồm.Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn, dân ca…có nội dung sát với nội dung bàihọc lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài Lưu ý, không phải một bài thơliên quan ta có thể khai thác hết mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất, đắtnhất để sử dụng

Trang 9

Lựa chọn phân loại các kiến thức văn học phù hợp với yêu cầu, phương phápgiảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật lịch sử, thơvăn về diễn biến các trận đánh hay biến cố lịch sử, tội ác của giai cấp thống trị,của bọn xâm lược… Sau đó tiến hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ

đề Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn

Tuy nhiên không phải cứ đưa tài liệu văn học vào bài giảng lịch sử là giáoviên đạt hiệu quả trong dạy học mà việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy họclịch sử phải tuân thủ theo những yêu cầu sau:

- Tài liệu văn học phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức củahọc sinh

- Tài liệu văn học phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình, sát nhất và đắt nhất

- Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học

- Tài liệu văn học phải đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng

2 Các phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam.

2.1 - Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, văn ngắn nhằm minh họa cho những

sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đang học, làm cho nội dung bài học thêm phong phú và giờ học thêm sinh động.[4 ]

2.1.1 Sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự kiện lịch sử đang học khi giáo viên muốn tường thuật nhằm khắc sâu kiến thức.

Trong dạy học lịch sử, tường thuật nhằm tái hiện cho học sinh hiểu về nhữngbiến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó Cấu tạo củabài tường thuật lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiên chính xác, cơ bảnnhưng mang kịch tính Nó gồm phần mở đầu, tình tiết phát triển, tình tiết pháttriển lên đến đỉnh cao, sự căng thẳng trong kết cấu, tình tiết giảm đi và kết thúc.Văn học có thể hỗ trợ để nội dung tường thuật của giáo viên được sinh động,hấp dẫn hơn

Nếu như trong tường thuật giáo viên không chú ý sử dụng nguồn tài liệunày thì bài tường thuật sẽ trở nên khô khan, kém đi sự mềm mại là cho mục tiêubài học không đạt kết quả cao

Ví dụ : Khi dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa cácmạng tháng tám (1939-1945) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (SGK cơbản 12) [1]

- Ở mục III.3.b Diễn biến của Tổng khởi nghĩaĐể thấy không khí cách mạngsôi sục dâng trào, ta liên hệ các câu thơ sau:

“Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy

Nước non ơi hết thảy vùng lên

Bắc, Trung, Nam khắp 3 miền

Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về”

(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) [3]

Trang 10

Học sinh thấy được vai trò quần chúng để làm nên lịch sử, củng cố nhận thức, tưtưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng của dântộc.

Ở mục IV Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập (2/9/1945) Saukhi giáo viên tường thuật buổi lễ mít tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân thủ đô

và các vùng lân cận, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập thànhlập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Giáo viên có thể sử dụng bài thơ sau vềniềm vui của toàn thể dân tộc ta khi giành được độc lập để khắc sâu sự kiện lịch

sử cho học sinh

“Hôm nay sáng mồng hai tháng chín

Thủ đô hoa, vàng nắng ba Đình

Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín

Bỗng vang lên tiếng hát ân tình

Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!”

( Theo chân Bác - Tố Hữu) [3]

Việc sử dụng đoạn thơ trên giúp học sinh khắc sâu sự kiện lịch sử dân ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập là ngày mồng 2/9 và niềm vui củatoàn thể dân tộc ta khi giành được độc lập

Ví dụ : Khi dạy bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranhchống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965) ( SGKchuẩn 12) [1]

Ở mục III- Miền Nam đấu tranhchống chế độ Mĩ – Diệm giữ gìn và pháttriển lực lượng cách mạng, tiến tới “ Đồng Khởi” (1954-1960), phần 2- Phongtrào “ Đồng Khởi” (1959-1960) khi dạy phần chiến dịch “ Tố cộng, diệt cộng”

và đạo luật 10/59 của chính quyền Mĩ- Diệm được sinh động hoá trong bài “ Láthư bến tre” của nhà thơ Tố Hữu

… Biết không anh? Giồng Keo, Giồng Trôm

Thảm lắm anh à, lũ ác ôn

Giết cả trăm ngươi trong một sáng

Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn

Có những ông già nó khảo tra

Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà

Có chị gần sinh, không chịu nhục

Lấy vồ nó đập, vọt thai ra

Anh biết không ?Long Mỹ Hiệp Hưng

Nó giết thanh niên ác quá chừng

Hầm sáu đầu trai bêu cọc sắt

Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng ! .[3]

Từ đó học sinh thấy được chính sách tàn bạo của Mỹ- Diệm với nhân dânMiền nam dó là lý do ta đứng lên dùng bạo lực khởi nghĩa vũ trang giành chínhquyền

Ngày đăng: 21/10/2019, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w