1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập bệnh viện quận 10

48 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Do đó, để việc phòng bệnh và điều trị có kết quả cao vàchính xác đòi hỏi người làm công tác Dược phải có kiến thức, hiểu biết đầy đủ về thuốc đểlàm tốt chức năng tư vấn trong lĩnh vực nà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Trang 2

Lời cám ơn

“ Uống nước nhớ nguồn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ’’

Để tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành khoaDược ’’ đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức, bài học quý báu trong suốt

quá trình học tập vừa qua

Em cũng xin được gửi lời cám ơn tới tập thể các cán bộ đang công tác tại Bệnh viện Quận

10 đã trực tiếp hướng dẫn chỉ dạy em trong thời gian vừ qua tại cơ sở từ đó giúp em nắmvững hơn những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ chuyên môn để sau này khi ra trường dùcông tác ở vị trí nào em cũng đủ tư tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Trong thời gian thực tập vừa qua do em còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên không tránhkhỏi những sai sót Vì vậy em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu và sựgiúp đỡ của thầy cô để em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình cũng như sau này khi bước

vào nghề em được trang bị kiến thức cho mình tốt hơn

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA BỆNH VIỆN

2

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trang 5

BÁO CÁO THỰC TẬP

BỆNH VIỆN QUẬN 10

4

Trang 6

Lời mở đầu:

Ngành Dược dựa trên cơ sở chủ đạo là cung ứng thuốc để phục vụ cho việc điều trị

và phòng bệnh cho con người Do đó, để việc phòng bệnh và điều trị có kết quả cao vàchính xác đòi hỏi người làm công tác Dược phải có kiến thức, hiểu biết đầy đủ về thuốc đểlàm tốt chức năng tư vấn trong lĩnh vực này, hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân, quản lýkinh tế dược, phân loại, tồn trữ và bảo quản thuốc đảm bảo chất lương Tránh ảnh hưởngsức khỏe của bệnh nhân trong việc điều trị, chăm sóc sức khỏe cho con người

Ba năm học tập tại trường là khoảng thời gian không dài để em có thể nắm trọnkiến thức và hiểu biết thành thạo công việc thực tế của một dược sĩ, nhưng nhờ có sự giúp

đỡ của nhà trường, chỉ dẫn của thầy cô và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô chúanh chị tại bệnh viện quận 10 đã cho em có thêm nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quýbáu để vững bước giúp một chút sức nhỏ của mình vào sự phát triển của ngành dược

Là một dược sĩ tương lai, em sẽ đem hết khả năng có thể và những kiến thức đượchọc tại trường cũng như những hiểu biết được học từ bệnh viện để làm tốt nhiệm vụ củamình

Trang 7

Phần 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1 Tổng quan

1.1.Tên đơn vị và địa chỉ đơn vị thực tập:

Tên đơn vị: Bệnh viện Quận 10

Địa chỉ đơn vị: 571 Sư Vạn Hạnh phường 13 quận 10

Bệnh viện Quận 10 được xây dựng năm 1996, đi vào hoạt động từ tháng 02/1997 với tên gọi là Trung tâm Y tế Quận 10 trên cơ sở hợp nhất Phòng Y tế, các Phòng khám Đa khoa, Phòng khám Lao, Phòng khám Liên chuyên khoa, Phòng khám Tâm thần, Đội Y tế dự phòng và 15 Trạm Y tế phường

Đến tháng 02/2007 chính thức đổi tên thành Bệnh viện Quận 10 trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế Quận 10 ( chia thành 2 đơn vị: Bệnh viện Quận 10 và Trung tâm Y tế dự phòng Quận 10)

Bệnh viện Quận 10 được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là khám chữa bệnh – cấp cứu 24/24, khám bảo hiểm y tế, khám quản lý sức khỏe, khám tuyển nghĩa vụ quân sự…; thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

1.1.1Giấy chứng nhận của Bệnh viện Quận 10

6

Trang 8

1.2.Mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện:

1.2.1 Cơ cấu tổ chức khoa Dược bệnh viện:

Bệnh viện có 2 Dược sĩ Đại học và 12 Dược sĩ trung học

Giám đốc bệnh viện: Đoàn Xuân Tùng

Trưởng khoa : Nguyễn Ngọc Hoàng

Trưởng khoa Dược

Phó khoa Dược

hao

Phát thuốc bảohiểm y tế

Phát thuốc Bác sĩ gia

đình

Ngoại trúNội trú

Kho lẻKho chẵn thuốc

Trang 9

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện:

 Chức năng:

Bệnh viện Quận 10 là đơn vị hành chính, hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm các chức năng:

Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh – Phòng bệnh

Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến

để cáp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú; Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện

Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định Nhà nước; Giám định sức khỏe khi có yêu cầu

Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng

5 Chỉ đạo kỹ thuật và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác dược cho tuyến dưới

6 Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt

là nhóm thuốc kháng sinh

7 Tham gia quản lý kinh phí sử dụng thuốc tại bệnh viện

8 Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật

tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc)

8

Trang 10

1.2.3 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa Dược:

 Thủ kho:

- Tổ chức quản lý thuốc, y cụ

- Hàng ngày cấp phát thuốc, y cụ cho phòng khám khu vực, các khoa lâm sàng

- Theo dõi đầy đủ số lượng thuốc, y cụ nhập vào và xuất ra hàng tháng, quý và báo cáo gửi lên kế toán thống kê

- Khi cấp phát thuốc thực hiện chỉnh đúng chế độ:

- Kho cấp phát thuốc cho điều trị ngoại trú: Bảo hiểm Y tế, Bác sĩ gia đình

- Kho y cụ: Thực hiện cấp phát toàn bộ y dụng cụ, hóa chất xét nghiệm phục vụ cho công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho toàn đơn vị

 Kế toán thống kê:

- Hàng ngày có nhiệm vụ tổng kết số đơn phiếu cấp phát thuốc, số lượng thuốc, y cụ

đã sử dụng, số lượng nhập – xuất – tồn hàng tháng, hàng quý, thống kê báo cáo lên Giám đốc về số lượng xuất – nhập – tồn thuốc trong định mức của bệnh viện

 Nhân viên trong khoa dược:

- Mỗi nhân viên trong khoa phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ quy chế, chế độ của ngành

- Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát thuốc và y cụ

Trang 11

Phần 2: Kết quả thực tập.

2.1 Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện

2.1.1 Kho chẵn của khoa Dược bệnh viện:

- Sắp xếp phân loại thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, thuốc tân dược, đông dược để riêng

có dán nhãn các nhóm giúp nhận biết vị trí thuốc dễ dàng hơn Thuốc được xếp lên kệ đúng theo nguyên tắc: 3 dễ- 5 chống do bộ Y tế ban hành và theo nguyên tắc FIFO ( Nhập trước – Xuất trước ) , FEFO ( Hạn dùng trước – Xuất trước )

- Đối với thuốc biệt trữ, chờ xử lý được chất riêng biệt để tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình cấp phát thuốc Thuốc chờ xử lý gắn nhãn màu vàng “ Hàng chờ xử lý ’’ Thuốc chờ hủy gắn nhãn màu đỏ “ Hàng chờ hủy ’’

Thuốc chờ xử

lý biệt trữThuốc tiêm

Tủ lạnh bảo

quảninsullin, bút

tiêm, thuốc

tiêm…

Chuyển hóa– nội tiết

Tiêu hóaCửa  Dùng ngoài An thần –

thần kinh

2.1.2.Mô hình kho chẵn tại bệnh

viện

Trang 12

2.1.3 Kho lẻ của khoa Dược bệnh viện.

 Kho thuốc Bảo hiểm Y tế, Bác sĩ gia đình:

- Sắp xếp phân loại thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, thuốc tân dược, đông dược để riêng

có dán nhãn các nhóm giúp nhận biết vị trí thuốc dễ dàng hơn

- Nhóm thuốc dùng ngoài được đặt vị trí riêng giúp cho việc cấp phát thuốc nhanh chóng hơn

- Thuốc được xếp lên kệ đúng theo nguyên tắc: 3 dễ- 5 chống do bộ Y tế ban hành và theo nguyên tắc FIFO ( Nhập trước – Xuất trước ) , FEFO ( Hạn dùng trước – Xuất trước )

- Đối với thuốc biệt trữ, chờ xử lý được chất riêng biệt để tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình cấp phát thuốc Thuốc chờ xử lý gắn nhãn màu vàng “ Hàng chờ xử lý ’’ Thuốc chờ hủy gắn nhãn màu đỏ “ Hàng chờ hủy ’’

- Có kệ đựng thuốc ra lẻ, giúp cho việc cấp phát thuốc dễ dàng hơn, ở mỗi loại thuốc đều

Trang 13

 Kho thuốc nội trú tại bệnh viện:

- Cách sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tương tự như các kho khác

- Riêng với kho nội trú có chứa thuốc gây nghiện, hướng thần nên được bảo quản riêng biệt, có tủ riêng, khóa chắc chắn bảo quản, quản lý theo các quy chế chuyên môn để tránh thất thoát thuốc Thủ kho quản lý là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học được ủy quyền ( ≤ 12 tháng )

Tại bệnh viện quận 10 đã chuyển quy trình thao tác chuẩn thành lưu đồ để cán bộ nhân viên có thể nắm rõ hơn quy định

Bổ sung trang thiết bịđúng qui định

Trang 14

- Thuốc được xếp lên kệ đúng theo nguyên tắc: 3 dễ- 5 chống do bộ Y tế ban hành.

- Đối với thuốc biệt trữ, chờ xử lý được chất riêng biệt để tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình cấp phát thuốc

- Có tủ chứa đựng hồ sơ, sổ sách ( hóa đơn, các công ty Dược…)

2.1.4 Cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho:

- Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm bằng nhiệt ẩm kế hàng ngày ( mỗi ngày 2 lần: 9h sáng và 15hchiều, có bảng ghi chép theo dõi đầy đủ)

- Về quy định:

+ Độ ẩm: Không quá 70%

+ Nhiệt độ: Không cao hơn 30°C, thường thì 25°C

+ Thiết bị được đặt ở vị trí phù hợp để có thể đo được nhiệt độ và độ ẩm ổn định

+ Ghi số liệu đọc được vào bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm Ký, ghi rõ họ tên người thực hiện và người kiểm tra

+ Trường hợp nhiệt độ hay độ ẩm vượt quá giới hạn quy định:

 Người thực hiện phải báo lại với dược sĩ quản lý tại kho để chỉnh lại máy điều hòa

 Sau khi điều chỉnh phải ghi lại kết quả đã điều chỉnh vào cột ghi chú

 Ký, ghi rõ họ tên của người đã điều chỉnh

+ Trường hợp thiết bị ( Máy điều hòa nhiệt độ, ẩm – nhiệt kế ) hỏng:

 Báo cáo cho dược sĩ trưởng khoa biết để có phương hướng giải quyết

 Ghi chú thích cụ thể vào cột ghi chú trong sổ theo dõi

 Phiếu theo dõi dán ở nơi dễ nhìn, dễ thấy, dễ ghi chép

Tại bệnh viện quận 10 đã chuyển quy trình thao tác chuẩn thành lưu đồ để cán bộ nhân viên có thể nắm rõ hơn quy định

Trang 15

Chuẩn bị trang thiết bị cần

thiết để theo dõi nhiệt độ

và độ ẩm

Thủ kho kiểm tra lại trước

khi ra về

Thủ kho hoặc người được phân công đánh

giá lại nhiệt độ - độ ẩm và ký nhận vào sổ

nhật ký

Đạt yêu cầu

Nhân viên kho ghi chép vào sổ nhật ký

theo dõi nhiệt độ- độ ẩm và ký nhận

( nhiệt độ <30°C Độ ẩm <70%)

Điều chỉnh cho phù hợp quạt, máy lạnh, thông gió

Xử lý tình huống: Có

đạt theo yêu cầu không?

Tiến hành kiểm tra nhiệt độ - độ ẩm theo yêu cầu

Trang 16

2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP.

 Ý nghĩa của GSP:

- GSP: Good Storage Practices ( Thực hành tốt bảo quản thuốc) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng

- Theo quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT vào ngày 29/01/2001 ban hành nguyên tắc

“ Thực hành tốt bảo quản thuốc” thì GSP áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc

- Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói, bao gồm cả việcđưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất

- Để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến sản xuất, bảo quản, tồn trữ, lưu thông phân phối thuốc

 Kho đạt tiêu chuẩn GSP phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Phải có một thiết kế phù hợp: Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chấtthải và mùi, động vật, sâu bọ, côn trùng… Và để đáp ứng được yêu cầu cho thiết

kế, cần phải chú ý đến các điểm sau: Địa điểm thiết kế, xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc bảo quản; Lấy mẫu nguyên liệu đảm bảo cung cấp hệ thống không khí sạch

- Các điều kiện bảo quản trong kho: Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc Theo quy định của tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15 - 25°C hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên tới 30°C Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu nhiễm khác Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường ở nhiệt độ 30°C và độ ẩm không quá 70%

- Phải trang bị các thiết bị, dụng cụ phù hợp: Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản như quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế…

Trang 17

- Đối với bệnh viện Quận 10:

+ Bảo quản theo yêu cầu nhà sản xuất: ghi trên bao bì của sản phẩm

+ Tính chất vật lý, hóa học của sản phẩm được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý

- Về cách thức bảo quản:

Yêu cầu bảo quản Cách thức sắp xếp

Tránh ánh sáng Để trong chỗ tối

Dễ bay hơi, dễ mốc mọt, dễ phân hủy Để nơi thoáng mát

Dễ cháy, có mùi Để tách riêng, tránh xa nguồn điện, nguồn nhiệt

- Bệnh viện còn có phần mềm để lưu trữ hồ sơ sổ sách xuất nhập thuốc, báo cáo tồn kho thuốc hàng tháng…

- Về trang thiết bị: Vì diện tích kho tương đối nhỏ gọn, có thể dễ dàng chất hàng nên không có xe nâng, còn về các thiết bị còn lại đều có đủ theo tiêu chuẩn của bộ Y tế đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người dùng

16

Trang 18

+ Thuốc thuộc danh mục thuốc gây nghiện, hướng tâm thần được bảo quản trong tủ

có khóa chắc chắn, có sổ quản lý riêng

+ Sổ theo dõi xuất – nhập của từng nhóm thuốc và phiếu lĩnh thuốc đều riêng biệt thành từng quyển

Sổ mới của bệnh viện

Trang 19

+ Phiếu lãnh thuốc gồm có 2 bảng, khoa phòng yêu cầu lãnh thuốc giữ 1 bảng, kho

lẻ nội trú cấp phát thuốc giữ 1 bảng Ở mỗi bảng có đủ 4 chữ ký ghi rõ họ tên: Người lập bảng, Người giao, Người nhận, Trưởng khoa dược hoặc người được ủy quyền có ghi rõ ngày tháng năm lãnh thuốc và tổng số thuốc đã lãnh Phần còn trống được gạch bỏ đi

- Hiện tại bệnh viện Quận 10 có 3 thuốc nhóm thuốc gây nghiện: Morphin,

Methyldin, Fentanyl và 2 thuốc nhóm thuốc hướng tâm thần : Diazepam,

Midazolam

18

Trang 20

2.3.Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện và hội đồng thuốc và điều trị.2.3.1 Nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị:

- Theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồngThuốc và điều trị trong bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

- Theo điều 10 tại Thông tư quy định Tổ chức của Hội đồng:

1 Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện raquyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm

2 Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm cácthành phần sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ tráchchuyên môn

b) Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dượcbệnh viện

c) Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoaDược hoặc cả hai thành viên này

+ Trưởng phòng Tài chính – Kế toán

- Theo điều 11 tại Thông tư quy định hoạt động của Hội đồng:

1 Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệutập Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kìhọp định kì của Hội đồng

2 Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định

kì trong 1 năm

3 Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tàiliệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng Tài liệu phải được gửitrước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp

4 Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốcbệnh viên phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

5 Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kì 6 và 12 tháng theo mẫuquy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này

Trang 21

- Theo điều 3 tại Thông tư quy định về chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng: Hộiđồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đếnthuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia vềthuốc trong bệnh viện.

- Theo điều 4 tại Thông tư quy định về xây dựng các quy định về quản lý và sử dụngthuốc trong bệnh viện cụ thể về:

1 Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

2 Lựa chọn các hướng dẫn điều trị ( các phác đồ điều trị ) làm cơ sở cho việc xâydựng danh mục thuốc

3 Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnhviện

4 Các tiêu chi để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc

5 Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốcđược sử dụng đúng, an toàn

6 Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trongtrường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị

7 Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hạinghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ

an toàn

8 Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị

9 Quy trinh giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng

10 Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty dược

và các tài liệu quảng cáo thuốc

- Điều 5 Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện:

1 Nguyên tắc xây dựng danh mục:

a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trịtrong bệnh viện

b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật

c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và ápdụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị

e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y

tế ban hành

f) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước

2 Tiêu chí lựa chọn thuốc:

a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông quakết quả thử nghiệm lâm sàng Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thểhiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này

b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định vềchất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy địnhtại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cở sở đánhgiá kỹ các yếu ttoos về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khảnăng cung ứng

20

Trang 22

d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơchế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí – hiệu quả giữa các thuốcvới nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không sosánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc.

e) Ưu tiên lựa chon thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phốihợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từnghoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnhđặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng sovới thuốc ở dạng đơn chất

f) Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chếtên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể

g) Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặctính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặcnhà sản xuất, cung ứng

3 Các bước xây dựng danh mục thuốc:

a) Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị

sử dụng, phân tích ABC – VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, cácphản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồnthông tin đáng tin cậy

b) Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng mộtcách khách quan

c) Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục ( ví dụ như: thuốc hạnchế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần…)

4 Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc

5 Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc

- Điều 6 Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị:

Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xây dựnghướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn từ các nguồn tại Phụ lục

1 ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng hướng dẫn điều trị sử dụng trongbệnh viện

1 Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điểu trị:

a) Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mục tiêuquốc gia do Bô Y tế ban hành

b) Phù hợp với trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơnvị

c) Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời

d) Đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật

2 Các bước xây dựng hướng dẫn điều trị (HDĐTr):

Trang 23

f) Lấy ý kiến góp ý và áp dụng thử hướng dẫn điều trị.

g) Phổ biến hướng dẫn và thực hiện hướng dẫn điều trị

3 Triển khai thực hiện

a) Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn

b) Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn

c) Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị

d) Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng

- Điều 7 Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc:

1 Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảoquản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:

a) Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thốngcung ứng yếu kém

b) Bảo quản thuốc: Thuốc không đảm bảo chất lượng do điều kiện bảo quảnkhông đúng và không đầy đủ

c) Kê đơn: kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh;người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ,hướng dẫn điều trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn.d) Cấp phát thuốc: nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng ( đúng thuốc,đúng người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách)

e) Sử dụng thuốc: không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời điểmdùng thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; cácphản ứng có hại; tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốckhông có tác dụng

2 Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụngthuốc:

Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc

sử dụng thuốc tại đơn vị:

a) Phân tích ABC: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2ban hành kèm theo Thông tư này

b) Phân tích nhóm điều trị: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tạiPhụ lục 3 ban hành kèm Thông tư này

c) Phân tích VEN: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4ban hành kèm Thông tư này

d) Phân tích theo liều xác định trong ngày – DDD: Các bước phân tích thựchiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này

e) Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hànhkèm theo Thông tư này

3 Hồi đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc vàlựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban hànhkèm theo Thông tư này

- Điều 8 Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị:

1 Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sóttrong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơn củathầy thuốc, chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện y lệnh và hướng

22

Trang 24

dẫn sử dụng của điều dưỡng, sự tuân thủ điều trị của ngươi bệnh nhằm bảo đảm

an toàn cho người bệnh trong quá trinh điều trị

2 Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị:a) Xây dựng quy trình sử dụng thuốc, tổ chức giám sát chặt chẽ việc sử dụngcác thuốc có nguy cơ cao xuất hiện ADR và việc sử dụng thuốc trên các đốitượng người bệnh có nguy cơ cao xảy ra ADR theo hướng dẫn tại Phụ lục 8ban hành kèm theo Thông tư này

b) Tổ chức hội chẩn, thảo luận và đánh giá để đi đến kết luận cho hướng xử trí

và đề xuất các biện pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra các phản ứng cóhại nghiêm trọng, các sai sót trong điều trị tại bệnh viện

c) Làm báo cáo định kỳ hằng năm, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và gửi

Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phảnứng có hại của thuốc về ADR và các sai sót trong điều trị ở bệnh viện

3 Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện:

a) Đối với ADR gây tử vong, đe dọa tính mạng, ADR xảy ra liên tiếp với một

số sản phẩm thuốc hay ADR với các thuốc mới đưa vào sử dụng trong bệnhviện:

+Báo cáo ADR với Khoa Dược để Khoa Dược trình thường trực Hội đồng

và báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tinthuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

+ Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị thu thập thông tin, đánhgiá ADR và phản hồi kết quả cho cán bộ Y tế và Khoa Dược báo cáo bổ sug( nếu có ) lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tinthuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

b) Đối với ADR khác: khuyến khích cán bộ Y tế báo cáo, khoa Dược tổng hợp

và gửi báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thôngtin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

4 Thông tin cho cán bộ Y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụng thuốc

để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn

5 Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị

và các quy trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sót trong

sử dụng thuốc ghi nhận được tại bệnh viện

6 Tổ chức tập huấn cho cán bộ Y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc

- Điều 9 Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc

1 Hội đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạt động,các quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết địnhcủa Hội đồng trên cơ sở đảm bảo được tính minh bạch trong các quyết định đểtránh những xung đột, bất đồng về quyền lợi

Ngày đăng: 19/01/2018, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w