1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án lớp 5 cả năm 2017 – 2018 (mới nhất)

91 7,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu: Bài đầu tiên của chương trình Toán lớp 5 sẽ giúp các em ôn tập về phân số qua bài "Ôn tập: Khái niệm - Dán tấm bìa thứ nhất lên bảng: - Quan sát,

Trang 1

GIÁO ÁN LỚP 5 (CẢ NĂM) NĂM HỌC 2017 - 2018

TUẦN 1:

Thứ hai ngày 28 tháng 8 năm 2017

Tập đọcThư gửi các học sinh

I Yêu cầu cần đạt:

- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn

- Học thuộc lòng đoạn : Sau 80 năm… công học tập của các em (Trả lời được các câu

hỏi 1, 2, 3)

II Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, tranh bài tập đọc, bảng phụ…

- Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - HS đem đồ dùng học tập để ra bàn

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của HS

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Yêu cầu HS quan sát tranh trang 3, trả lời

câu hỏi: Trong tranh vẽ những gì?

- GV nhận xét, giới thiệu chủ điểm : Việt

Nam - Tổ quốc em

- Quan sát và trả lời

- Yêu cầu HS quan sát tranh trang 4, trả lời

câu hỏi: Trong tranh vẽ những gì?

- GV nhận xét

- GV nêu : “Thư gửi các học sinh” của Bác

Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước

nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta

giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân

Pháp đô hộ Thư của Bác nói gì về trách

nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước,

thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những

chủ nhân tương lai của đất nước như thế

nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy

- Trong tranh vẽ Bác hồ, thiếu nhi…

- HS lắng nghe

- GV ghi tên bài - HS tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Luyện đọc:

- Gọi HS đọc toàn bài - 1 HS đọc toàn bài

- Yêu cầu HS nêu các từ khó đọc GV chốt

lại các từ mà HS thường đọc sai và ghi

- HS chia đoạn: bài tập đọc chia làm 2 đoạn

+ Đoạn1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ?

Trang 2

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

- Hướng dẫn HS đọc câu dài:

+ GV đính bảng phụ ghi câu dài:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà

bị yếu hèn,/ ngày nay chúng ta cần phải xây

dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho

chúng ta,/ làm sao cho chúng ta theo kịp

các nước khác trên toàn cầu.//

- Yêu cầu các HS tiếp nối nhau đọc các

đoạn

- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét - HS nhận xét bạn đọc

- Yêu cầu các HS khác tiếp nối nhau đọc

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét - HS nhận xét bạn đọc

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc với nhau

- Cho HS thi đọc các đoạn

- GV đọc mẫu toàn bài với giọng : thân ái,

thiết tha, hi vọng, tin tưởng - Cả lớp lắng nghe

- Gọi HS đọc các từ chú giải - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo

- Cho HS nêu các từ mà các em còn chưa

hiểu nghĩa, gọi HS giải nghĩa cho bạn nghe

nếu HS biết, nếu HS chưa biết thì sau đó

GV sẽ giải nghĩa

- HS nêu các từ chưa rõ nghĩa

3.3 Tìm hiểu bài:

Yêu cầu HS đọc lướt, đọc thầm cả bài để trả

lời các câu hỏi :

- HS đọc thầm bài để trả lời các câu hỏi

Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945

có gì đặc biệt so với những ngày khai

trường khác ?

- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nướcViệt nam dân chủ cộng hoà, ngày khaitrường đầu tiên sau khi nước ta giành đượcđộc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dânPháp

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý

đúng, tuyên dương HS trả lời đúng

- HS nhận xét bạn trả lời

Câu 2: Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm

vụ của toàn dân là gì ?

- Xây dựng lại cơ đồ, làm cho nước nhà theo

kịp các nước khác

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý

đúng, tuyên dương HS trả lời đúng - HS nhận xét bạn trả lời

Câu 3: HS có trách nhiệm như thế nào

trong công cuộc kiến thiết đất nước ? - Cố gắng, siêng học, nghe thầy, yêu bạn,làm cho đất nước tiến đến đài vinh quang

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý - HS nhận xét bạn trả lời

Trang 3

đúng, tuyên dương HS trả lời đúng.

* Yêu cầu HS nêu nội dung bài tập đọc - HS nêu: Bác Hồ khuyên học sinh chăm

học, biết nghe lời thầy, yêu bạn

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý

đúng, tuyên dương HS nêu đúng - HS nhận xét bạn nêu nội dung bài

- GV ghi bảng nội dung chính, gọi một số

HS đọc lại nội dung chính - Một số HS được chỉ định đọc lại

- GV đính bảng phụ ghi đoạn cần đọc diễn

cảm: “Sau 80 năm giời … công học tập

của các em”

- HS quan sát

- GV đọc diễn cảm mẫu - Cả lớp lắng nghe

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm - 2 HS cùng bàn luyện đọc diễn cảm

- Tổ chức thi đọc diễn cảm - HS xung phong thi đọc diễn cảm

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, tuyên

dương HS đọc tốt - HS nhận xét, bình chọn.

3.5 Hướng dẫn học thuộc lòng:

- GV đính đoạn văn “Sau 80 năm giời …

công học tập của các em.”

- Cho HS luyện học thuộc lòng theo nhóm 2

- Cho HS thi đọc thuộc lòng

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời: Thư gửi các học sinh

- Gọi HS đọc lại cả bài - 1 HS đọc

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài - HS nhắc lại: Bác Hồ khuyên học sinh chăm

học, biết nghe lời thầy, yêu bạn

- Giáo dục HS: cần cố gắng học tập để góp

phần xây dựng và phát triển đất nước

- Giáo dục đạo đức HCM: Bác Hồ là người

có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm

giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt

+ Giáo dục học sinh biết chủ quyền biển

đảo (Đối với trường khu vực biển, hải đảo)

Trang 4

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập…

- Học sinh: SGK, vở, VBT, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn

- Giáo viên nhận xét

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Bài đầu tiên của

chương trình Toán lớp 5 sẽ giúp các em ôn

tập về phân số qua bài "Ôn tập: Khái niệm

- Dán tấm bìa thứ nhất lên bảng: - Quan sát, chú ý

- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi phân số, viết

phân số vào bảng con và đọc phân số - Tấm bìa chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu

2 phần, tức ta được phân số

3

2.+ Ta viết:

32

+ Ta đọc: Hai phần ba

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét

Giáo viên chốt ý đúng - Học sinh nhận xét.

- Dán tấm bìa thứ hai lên bảng: - Quan sát, chú ý

- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi phân số, viết

phân số vào bảng con và đọc phân số - Tấm bìa chia làm 10 phần bằng nhau, tô

màu 5 phần, tức ta được phân số

10

5.+ Ta viết:

105

+ Ta đọc: Năm phần mười

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét

Giáo viên chốt ý đúng GV kết luận

- Học sinh nhận xét

Trang 5

- Dán tấm bìa thứ ba lên bảng: - Quan sát, chú ý

- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi phân số, viết

phân số vào bảng con và đọc phân số

- Hình tròn chia làm 4 phần bằng nhau, tômàu 3 phần, tức ta được phân số

4

3.+ Ta viết:

43

+ Ta đọc: Ba phần bốn

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét

Giáo viên chốt ý đúng

- Học sinh nhận xét

- Dán tấm bìa thứ tư lên bảng: - Quan sát, chú ý

- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi phân số, viết

phân số vào bảng con và đọc phân số

- Hình chia làm 100 phần bằng nhau, tô màu

40 phần, tức ta được phân số

100

40.+ Ta viết:

10040

+ Ta đọc: Bốn mươi phần một trăm

Hay: Bốn mươi phần trăm

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét

Giáo viên chốt ý đúng - Học sinh nhận xét.

* Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương

hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên

dưới dạng phân số

- Gọi học sinh đọc chú ý 1 - Có thể dùng phân số để ghi kết quả của

phép chia một số tự nhiên cho một số tựnhiên khác 0 Phân số đó cũng được làthương của phép chia đã cho

- Em hãy nêu ví dụ minh họa

Trang 6

- Em hãy nêu ví dụ minh họa

- Ví dụ: 1 =

9

9

; 1 = 18

18

; 1 = 100

0

; 0 = 125

b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

+ 7

5: năm phần bảy (Tử số: 5; mẫu số: 7).+

100

25: hai mươi lăm phần một trăm hay haimươi lăm phần trăm (Tử số: 25; mẫu số:100)

+ 38

91: chín mươi mốt phần ba mươi tám (Tửsố: 91 ; mẫu số: 38)

+ 17

60: sáu mươi phần mười bảy (Tử số: 60;mẫu số: 17)

+ 1000

85: tám mươi lăm phần một nghìn haytám mươi lăm phần nghìn (Tử số: 85; mẫusố: 1000)

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

;5

35:

100

75100:

Trang 7

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

;1

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

a) 1= 6 ; b) 0 =

6

6 ; b) 0 =

50

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt kết quả đúng - Học sinh nhận xét.

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời: Ôn tập: Khái niệm về phân số

- Cho HS thi đua viết và đọc các phân số

- HS thi đua theo nhóm tổ

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng thi

đua làm bài

- Đại diện các nhóm lên bảng thi đua làm bài

- Gọi học sinh nhận xét bài làm của các

nhóm Giáo viên nhận xét, tuyên dương

- Dặn HS về nhà xem lại bài

- Chuẩn bị bài tiếp theo Ôn tập: Tính chất

cơ bản của phân số

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ,…

- Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn

Trang 8

học sinh.

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học

sinh

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Tại sao khi nhìn vào

em bé, mọi người hay nói :"Bé giống mẹ

(hay bố) quá"? Bài "Sự sinh sản" sẽ giúp

các em giải đáp câu hỏi đó

- Học sinh lắng nghe

- Giáo viên ghi tên bài - Học sinh tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Trò chơi "Bé là con ai ?"

- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu

cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ một em

bé hay một bà mẹ, một ông bố của em bé

đó

- HS thảo luận nhóm đôi để chọn một đặcđiểm để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào haihình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai

bố con HS thực hành vẽ

- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo

đều để HS chơi

- Bước 1: GV phổ biến cách chơi - HS lắng nghe

+ Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS

nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi

tìm bố hoặc mẹ của em bé Ngược lại, ai có

phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình

+ Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất

là thắng, những ai hết thời gian quy định

vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua

- Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - HS nhận phiếu, tham gia trò chơi

- Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các

em bé ? - Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹcủa mình + Qua trò chơi, các em rút ra điều gì ? - Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có

những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét Giáo

* Hoạt động 2: Quan sát và trả lời

- Bước 1: GV hướng dẫn - HS lắng nghe

- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 4

và trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa

các nhân vật trong hình

- HS quan sát hình 1, 2, 3

- Đọc các trao đổi giữa các nhân vật tronghình

- Bước 2: Làm việc theo cặp - HS làm việc theo hướng dẫn của GV

- Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả

Trang 9

thảo luận của nhóm mình

+ Lúc đầu, gia đình Liên có mấy người ?

Đó là những ai ?

+ Lúc đầu, nhà Liên có hai người: bố Liên

và mẹ Liên

+ Hiện tại, gia đình Liên có mấy người ?

Đó là những ai ? + Hiện tại, gia đình Liên có 3 người: bốLiên, mẹ Liên và Liên.+ Sắp tới, gia đình Liên sẽ có mấy người ?

Đó là những ai ? + Sắp tới, gia đình Liên sẽ có 4 người: bốLiên, mẹ Liên, Liên và em của Liên sắp ra

đời

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét Giáo

viên nhận xét, chốt ý đúng

- Học sinh nhận xét

* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế và trả lời

- GV gọi học sinh đọc nội dung mục liên hệ

thực tế và trả lời

- Học sinh đọc

- Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời câu hỏi - Học sinh thảo luận nhóm 2

+ Gia đình bạn gồm những ai ? + Học sinh nêu theo thực tế những người

trong gia đình các em

Ví dụ: Gia đình em gồm 4 người: cha, mẹ,

em và em của em…

+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối

với mỗi gia đình, dòng họ

+ Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trongmỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếpnhau

- Giáo gọi học sinh nhận xét Giáo viên

nhận xét, chốt ý đúng - Học sinh nhận xét

* Hoạt động 4: Mục bạn cần biết

- GV ghi bảng mục bạn cần biết - Học sinh quan sát

- GV gọi học sinh đọc mục bạn cần biết - Học sinh đọc mục bạn cần biết

- GV chốt: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh

ra và có những đặc điểm giống bố mẹ của

mình Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ

trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế

tiếp nhau

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời

- Gọi HS nhắc lại kiến thức vừa học - HS nhắc lại

+ Gia đình em gồm những ai ? + Học sinh nêu Ví dụ: Gia đình em gồm 4

người: cha, mẹ, em và em của em…

+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối

với mỗi gia đình, dòng họ + Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trongmỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp

nhau

- Giáo dục HS: Phải biết kính trọng người

lớn, yêu quý những người thân trong gia

đình

- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng phân tích

và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và

con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái

có đặc điểm giống nhau

5 Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học - Cả lớp chú ý lắng nghe

Trang 10

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập…

- Học sinh: SGK, vở, VBT, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của

học sinh

- Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học

sinh

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Thế nào là từ đồng

nghĩa, từ đồng nghĩa được vận dụng như

thế nào ? Bài Từ đồng nghĩa sẽ giúp các em

- Yêu cầu học sinh tìm các từ in đậm - HS nêu:

a) Xây dựng, kiến thiếtb) Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm

- Yêu cầu học sinh nêu nghĩa các từ in đậm a) HS nêu:

+ Xây dựng: làm nên công tình kiến trúctheo một kế hoạch nhất định

+ Kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớnb) HS nêu:

+ Vàng xuộm: màu vàng đậm+ Vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi ánh lên+ Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm

Trang 11

giác rất ngọt.

- CH: Em có nhận xét gì về nghĩa của các

từ trong mỗi đoạn văn trên?

- Từ dây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạtđộng là tạo ra 1 hay nhiều công trình kiếntrúc

- Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùngchỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàngkhác nhau

- Gọi học sinh nhận xét qua mỗi câu trả lời

của bạn Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng - Học sinh nhận xét bạn trả lời

- Giáo viên kết luận: những từ có nghĩa

giống nhau như vậy được gọi là từ đồng

- Trong đoạn văn a, những từ in đậm có thể

thay thế cho nhau ? Vì sao ? - Đoạn văn a: từ kiến thiết và xây dựng cóthể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của

chúng giống nhau

- Trong đoạn văn b, những từ in đậm có thể

thay thế cho nhau ? Vì sao ?

- Đoạn văn b: các từ vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm không thể thay đổi vị trí cho nhau

vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của

sự vật

- Gọi học sinh nhận xét qua mỗi câu trả lời

của bạn Giáo viên nhận xét

- Học sinh nhận xét bạn trả lời

- Giáo viên kết luận:

+ Các từ xây dựng, kiến thiết có thể thay

đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của các từ ấy

giống nhau hoàn toàn Những từ có nghĩa

giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa

hoàn toàn

+ Các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng

hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau

vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn

toàn Vàng xuộm chỉ màu vàng của lúa đã

chín Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh

lên Vàng lịm là màu vàng của quả chín, gợi

cảm giác có vị ngọt những từ có nghĩa

không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng

nghĩa không hoàn toàn

- Học sinh lắng nghe

3.3 Ghi nhớ:

- Thế nào là từ đồng nghĩa? - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống

nhau hoặc gận giống nhau

- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? - Từ đồng nghĩa hoàn toàn là có nghĩa giống

nhau, có thể thay được cho nhau trong lờinói

- Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn

toàn? - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là có nghĩagần giống nhau, ta cần cân nhắc để lựa chọn

cho đúng khi dùng

Trang 12

- Giáo viên đính bảng phụ viết phần ghi

- Giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - 3-4 học sinh đọc to

- Yêu cầu lấy ví dụ minh họa cho phần ghi

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

3.4 Luyện tập:

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của

bài tập 1 - Học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bàitập 1

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh

làm bài

- Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên

- Yêu cầu học sinh làm bài tập - Học sinh làm bài tập

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Học sinh trình bày kết quả:

+ nước nhà-non sông+ hoàn cầu-năm châu

- CH: Tại sao em lại sắp xếp các từ: nước

nhà, non sông vào một nhóm ? - Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùngđất nước mình, có nhiều người cùng chung

- Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên

- Yêu cầu học sinh làm bài tập - Học sinh làm bài tập theo nhóm 2

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Học sinh trình bày kết quả:

+ Đẹp: xinh, đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh xắn, xinhtươi, tươi đẹp, tươi xinh, mĩ lệ, tráng lệ + To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh,

- Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên

- Yêu cầu học sinh làm bài tập - Học sinh làm bài tập vào vở bài tập

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Học sinh trình bày kết quả:

+ Cô bé có nụ cười tươi xinh như hoa nở.

+ Bạn nữ thích buộc tóc bằng những cái dây

đính nơ có hình con bướm xinh xắn.

Trang 13

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét bạn

- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời: “Từ đồng nghĩa”

- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ - Vài HS nhắc lại ghi nhớ

- Cho HS thi đua làm bài tập theo nhóm

- Cho các nhóm trình bày

+ Tìm các từ đồng nghĩa hoàn toàn

+ Tìm các từ đồng nghĩa không hoàn toàn

- HS thi đua làm bài tập theo yêu cầu

- Đại diện nhóm trình bày+ VD: đất nước, tổ quốc, giang sơn

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập…

- Học sinh: SGK, vở, VBT, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước các em học bài gì? - Trả lời: Ôn tập Khái niệm về phân số

- Đọc các phân số:

7

5

; 38

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Bài "Ôn tập: tính

chấy cơ bản của phân số" sẽ giúp các em

nhớ lại tính chất cơ bản của phân số cũng

như biết vận dụng để rút gọn phân số và

quy đồng mẫu số các phân số

- Học sinh lắng nghe

- GV ghi tên bài - Học sinh tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Bài mới:

Trang 14

* Hoạt động 1: Ôn tập tính chất cơ bản

của phân số:

- Gọi học sinh đọc nội dung tính chất thứ

nhất - Học sinh đọc: Nếu nhân cả tử số và mẫu sốvới cùng một số tự nhiên khác 0 thì được

phân số bằng phân số đã cho

3 5

×

× = 1815

- Gọi học sinh đọc nội dung tính chất thứ

hai

- Học sinh đọc: Nếu chia hết cả tử số và mẫu

số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì đượcphân số bằng phân số đã cho

3 : 15

= 65

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

- Gọi học sinh đọc ví dụ - Học sinh đọc

- Yêu cầu học sinh rút gọn phân số:

10:

90 129

=

3:12

3:9

= 43

30:90

43

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

* Quy đồng mẫu số các phân số:

- Gọi học sinh đọc ví dụ 1 - Học sinh đọc

- Yêu cầu học sinh quy đồng mẫu số của

52

7

2 3514

; 7

4

×

×57

5

4 3520

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

- Gọi học sinh đọc ví dụ 2 - Học sinh đọc

- Yêu cầu học sinh quy đồng mẫu số của

53

2

3 106

; giữ nguyên

109

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt ý đúng

- Học sinh nhận xét

Hoạt động 3 Hướng dẫn HS làm bài tập:

Trang 15

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 - Học sinh đọc: Rút gọn các phân số

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

+ 25

15 =

5:25

5:15

= 53

+ 27

18 =

9:27

9:18

= 32

+ 64

36 =

4:64

4:36

= 169

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt kết quả đúng - Học sinh nhận xét.

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - Học sinh đọc: Quy đồng mẫu số các phân

số

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

a) 3

2

và 8

5 (3 x 8 = 24 là MSC)

8

2 1624

; 8

5

×

×38

3

5 1524

b) 4

1

và 12

7 (12 : 4 = 3 là MSC)

31

12

3

; giữ nguyên

127

c) 6

5

và 8

3 (6 x 8 = 48 là MSC)

8

5 4840

; 8

3

×

×68

63

4818

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt kết quả đúng

- Học sinh nhận xét

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời

- Cho HS thi đua làm bài tập: Rút gọn phân

- HS thi đua theo nhóm tổ

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng thi

đua làm bài - Đại diện các nhóm lên bảng thi đua làm bài

- Gọi học sinh nhận xét bài làm của các

nhóm Giáo viên nhận xét, tuyên dương

nhóm làm đúng

- Học sinh các nhóm nhận xét chéo

Trang 16

- Giáo dục học sinh tính toán phải cẩn thận,

chính xác, trình bày bài làm sạch đẹp - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

5 Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học - Cả lớp chú ý lắng nghe

- Dặn HS về nhà xem lại bài

- Chuẩn bị bài tiếp theo Ôn tập so sánh hai

phân số

Khoa họcNam hay nữ

I Yêu cầu cần đạt:

- Nhận ra sự cần thiết phải thay đỏi một số quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ

II Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ,…

- Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước các em học bài gì ? - Trả lời

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi:

+ Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trongmỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếpnhau

- Giáo viên nhận xét

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Làm sao để phân biệt

được trẻ là nam hay nữ, giữa nam và nữ có

gì khác nhau ? Bài "Nam hay nữ" sẽ giúp

các em giải đáp thắc mắc trên

- Học sinh lắng nghe

- Giáo viên ghi tên bài - Học sinh tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế và trả lời

- GV gọi học sinh đọc nội dung mục liên hệ

thực tế và trả lời - Học sinh đọc nội dung mục liên hệ thực tếvà trả lời

- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh trả

- Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu

hỏi

- Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

+ Lớp bạn có bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu

bạn gái?

+ Nêu một vài điểm giống nhau và khác

nhau giữa bạn trai và bạn gái

+ Học sinh trả lời VD: Lớp em có 15 bạntrai, 20 bạn gái

+ Một vài điểm giống nhau và khác nhaugiữa bạn trai và bạn gái:

Điểm giống: Có đầy đủ các bộ phận cơ thể:

Trang 17

+ Chọn câu trả lời đúng.

Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan

nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé

gái ?

a) Cơ quan tuần hoàn

b) Cơ quan tiêu hoá

c) Cơ quan sinh dục

d) Cơ quan hô hấp

chân, tay, mặt, mũi,…

Khác nhau: Bạn gái thường để tóc dài, con

trai thường để tóc ngắn; con gái mặc váyđồng phục còn bạn trai mặc quần đồng phục,

…+ Chọn đáp án c) Cơ quan sinh dục

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét Giáo

viên nhận xét, chốt ý đúng

- Học sinh nhận xét

* Hoạt động 2: Mục bạn cần biết

- GV ghi bảng mục bạn cần biết - Học sinh quan sát

- GV gọi học sinh đọc mục bạn cần biết - Học sinh đọc mục bạn cần biết

Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh

dục mới phát triển, làm cho cơ thể nam và

nữ có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh dục

Ví dụ:

- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục

nam tạo ra tinh trùng

- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục

nữ tạo ta trứng

* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế và trả lời

- GV gọi học sinh đọc nội dung mục liên hệ

thực tế và trả lời

- Học sinh đọc nội dung mục liên hệ thực tế

và trả lời

- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh trả

lời các câu hỏi

- Học sinh chú ý

- Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu

+ Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và

nữ về mặt sinh học + Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam vànữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau

cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quansinh dục Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có

sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấutạo của cơ quan sinh dục

+ Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinhdục mới phát triển, làm cho cơ thể nữ vànam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinhhọc

Trang 18

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời

- Gọi HS nhắc lại kiến thức vừa học - HS nhắc lại

+ Nêu một vài điểm giống nhau và khác

nhau giữa bạn trai và bạn gái

+ Một vài điểm giống nhau và khác nhaugiữa bạn trai và bạn gái:

Điểm giống: Có đầy đủ các bộ phận cơ thể:

chân, tay, mặt, mũi,…

Khác nhau: Bạn gái thường để tóc dài, con

trai thường để tóc ngắn; con gái mặc váyđồng phục còn bạn trai mặc quần đồng phục,

…+ Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và

nữ về mặt sinh học + Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam vànữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau

cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quansinh dục Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có

sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấutạo của cơ quan sinh dục

+ Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinhdục mới phát triển, làm cho cơ thể nữ vànam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinhhọc

- Giáo dục học sinh: không nên có suy nghĩ

trọng nam khinh nữ mà vai trò nam nữ đã

bình đẳng nhau

- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng phân tích,

đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam

và nữ Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình

về các quan niệm nam, nữ trong xã hội Kĩ

năng tự nhận thức và xác định giá trị của

Trang 19

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ,…

- Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học

sinh

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Là học sinh lớp 5 các

em cảm thấy như thế nào ? Bài Em là học

sinh lớp 5 sẽ cho các em thấy rõ vị thế của

HS lớp 5 so với các lớp trước cũng như

bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng

- Mục tiêu: Học sinh thấy được vị thế mới

của học sinh lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã

là học sinh lớp 5

- Yêu cầu học sinh quan sát các tranh trang

- Gọi học sinh đọc nội dung bên dưới tranh

và nội dung trong tranh - Học sinh đọc

- Giáo viên nêu câu hỏi:

+ Tranh ở trang 3 vẽ gì? + Tranh vẽ học sinh lớp 5 đón các em học

sinh lớp 1 trong ngày khai giảng

+ Tranh phía trên ở trang 4 vẽ gì? + Vẽ các bạn học sinh lớp 5 đang chuẩn bị

Trang 20

- Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nội

dung phần ghi nhớ, giáo viên ghi bảng - Học sinh rút ra nội dung phần ghi nhớ

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Một số học sinh đọc

- Giáo viên chốt: Năm nay em đã lên lớp 5,

lớp lớn nhất trường Em rất vuui và tự hào

Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học sinh chú ý

- Giáo viên chia nhóm - Mỗi nhóm 4 học sinh

- Yêu cầu các nhóm thảo luận - các nhóm thảo luận

- Yêu câu các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày

+ Theo em, học sinh lớp 5 cần phải có

những hành động, việc làm nào dưới đây ? + Học sinh lớp 5 cần phải có những hànhđộng, việc làm sau:

a) Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếuniên, nhi đồng

b) Thực hiện đúng nội quy của trường, củalớp

c) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể,hoạt động xã hội do lớp, trường, địa phương

- Giáo viên chốt ý đúng, kết luận: Các điểm

(a), (b), (c), (d), (e) trong bài tập 1 là những

nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà các em cần

phải thực hiện

- Học sinh lắng nghe

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời: Em là học sinh lớp 5 (tiết 1)

- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ - HS nhắc lại ghi nhớ

- Giáo dục học sinh: cần phải cố gắng học

tập thật giỏi để các em lớp dưới noi theo

- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

Trang 21

- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận

thức (tự nhận thức được mình là học sinh

lớp 5) Kĩ năng xác định giá trị (xác định

được giá trị của học sinh lớp 5) Kĩ năng ra

quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù

hợp trong một số tình huống để xứng đáng

là học sinh lớp 5)

- Tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường,

biển đảo: Tích cực tham gia các hoạt động

giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải

đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, tranh bài tập đọc, bảng phụ…

- Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước các em học bài gì? - Trả lời

- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì

đặc biệt so với những ngày khai trường

khác ?

- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :

Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của

toàn dân là gì ?

- Yêu 1 HS cầu đọc thuộc lòng đoạn văn

“Sau 80 năm…công học tập các em” và nêu

nội dung chính

- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nướcViệt nam dân chủ cộng hoà, ngày khaitrường đầu tiên sau khi nước ta giành đượcđộc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dânPháp

- Xây dựng lại cơ đồ, làm cho nước nhà theokịp các nước khác

- Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biếtnghe lời thầy, yêu bạn

- Giáo viên nhận xét

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

Trang 22

- Trong tranh vẽ những gì ? - HS nêu: các cô gái đang cắt lúa, nhà, cây…

- GV chốt và nêu : Bằng lời văn đặc sắc,

nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh

làng quê Việt Nam vào những ngày mùa

thật sinh động qua bài "Quang cảnh làng

mạc ngày mùa"

- HS lắng nghe

- GV ghi tên bài - HS tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Luyện đọc:

- Gọi HS đọc toàn bài - 1 HS đọc toàn bài

- Yêu cầu HS nêu các từ khó đọc GV chốt

lại các từ mà HS thường đọc sai và ghi

- Hướng dẫn HS đọc câu dài:

+ GV đính bảng phụ ghi câu dài

+ GV đọc mẫu

+ Gọi một số HS đọc lại

+ Gọi HS nhận xét GV nhận xét, khen

- Quan sát+ HS lắng nghe+ Một số HS đọc lại+ Nhận xét bạn

- Yêu cầu các 4 HS tiếp nối nhau đọc các

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc với nhau

- Cho HS thi đọc các đoạn

- Gọi HS đọc các từ chú giải - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo

- Cho HS nêu các từ mà các em còn chưa

hiểu nghĩa, gọi HS giải nghĩa cho bạn nghe

nếu HS biết, nếu HS chưa biết thì sau đó

GV sẽ giải nghĩa

- HS nêu các từ chưa rõ nghĩa

3.3 Tìm hiểu bài:

Yêu cầu HS đọc lướt, đọc thầm cả bài để trả

lời các câu hỏi : - HS đọc thầm bài để trả lời các câu hỏi

Câu 1: Kể tên những sự vật trong bài có Lúa vàng xuộm; nắng vàng hoe; xoan

Trang 23

-màu vàng và từ chỉ -màu vàng đó vàng lịm; là mít - vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn

héo - vàng tươi; quả chuối - chín vàng; tàu

là chuối - vàng ối; bụi mía - vàng xong; rơm, thóc - vàng giòn; gà chó - vàng mượt; mái nhà rơm - vàng mới; tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm.

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý

đúng, tuyên dương HS trả lời đúng

- HS nhận xét bạn trả lời

Câu 2: Hãy chọn một từ trong bài chỉ màu

vàng và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác

gì ?

- Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảmgiác rất ngọt Vàng tươi: màu vàng rất sáng.Vàng xọng: màu vàng gợi cảm giác mọngnước Vàng giòn: màu vàng của vật đượcphươi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thểgãy ra

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý

đúng, tuyên dương HS trả lời đúng - HS nhận xét bạn trả lời

Câu 3: Những chi tiết nào về thời tiết, con

người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp

và sinh động ?

- Thời tiết đẹp, thuận lợi cho việc gặt hái Con người chăm chỉ, mải miết, say mê lao động Những chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm vẻ đẹp hoàn hảo Những chi tiết về hoạt động của con người ngày mùa làm bức tranh quê không phải bức tranh tĩnh vật mà là bức tranh lao động rất sống động.

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý

đúng, tuyên dương HS trả lời đúng - HS nhận xét bạn trả lời

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác

giả đối với quê hương ? - Yêu quê hương, tình yêu của người viết đối với cảnh - yêu thiên nhiên.

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý

đúng, tuyên dương HS trả lời đúng - HS nhận xét bạn trả lời

* Yêu cầu HS nêu nội dung bài tập đọc - HS nêu: Bức tranh làng quê vào ngày mùa

rất đẹp

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt ý

đúng, tuyên dương HS nêu đúng

- HS nhận xét bạn nêu nội dung bài

- GV ghi bảng nội dung chính, gọi một số

HS đọc lại nội dung chính

- GV đính bảng phụ ghi đoạn cần đọc diễn

cảm “Màu lúa chín dưới đồng … một màu

rơm vàng mới”

- HS quan sát

- GV đọc diễn cảm mẫu - Cả lớp lắng nghe

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm - 2 HS cùng bàn luyện đọc diễn cảm

- Tổ chức thi đọc diễn cảm - HS xung phong thi đọc diễn cảm

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, tuyên

dương HS đọc tốt

- HS nhận xét, bình chọn

Trang 24

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời “Quang cảng làng mạc ngày

mùa”

- Gọi HS đọc lại cả bài - 1 HS đọc

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài - HS nhắc lại: Bức tranh làng quê vào ngày

mùa rất đẹp

- Giáo dục HS: yêu quý bức tranh làng quê

ngày mùa của địa phương, của đất nước

- GDMT: các em cần hiểu biết thêm về môi

trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập…

- Học sinh: SGK, vở, VBT, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước các em học bài gì? - Trả lời

- Hãy rút gọn các phân số:

20

15

; 18

12 - 2 học sinh làm bài

- Hãy quy đồng mẫu số các phân số:

6

5 và

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Bài "Ôn tập: So

sánh hai phân số" sẽ giúp các em biết cách

Trang 25

* Hoạt động 1: So sánh hai phân số cùng

mẫu số

- Gọi học sinh đọc nội dung - Học sinh đọc

+ Trong hai phân số cùng mẫu số, phân số

75

+ Trong hai phân số cùng mẫu số, phân số

72

+ Trong hai phân số cùng mẫu số, hai phân

số bằng nhau khi nào ?

+ Nêu ví dụ ?

+ Trong hai phân số cùng mẫu số, hai phân

số bằng nhau khi hai tử số bằng nhau

+ Ví dụ:

7

5 = 75

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

* Hoạt động 2: So sánh hai phân số khác

mẫu số

- Gọi học sinh đọc nội dung - Học sinh đọc

+ Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta

làm thế nào ?

+ Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta

có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi sosánh tử số của chúng

+ Yêu cầu học sinh so sánh hai phân số

43

73

28

21

; 7

5

×

×47

45

2815

Vì 21 > 15 nên

28

21 >

28

15 Vậy:

4

3 >

7

5

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

Hoạt động 3 Hướng dẫn HS làm bài tập:

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 - Học sinh đọc: Điền dấu >; <; =

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

11

4 <

11

6

; 7

6 = 14

12

17

15 >

17

10

; 3

2 <

4

3

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt kết quả đúng - Học sinh nhận xét.

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - Học sinh đọc: Viết các phân số theo thứ tự

từ bé đến lớn

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

Trang 26

a) Vì 18 chia hết cho cả 9 và 6 nên 18 làMSC

9

8

=18

16

; 6

5

=18

15

; 18

17

Vì 15<16<17 Vậy:

6

5

;9

8

;1817b) Vì 8 chia hết cho cả 2 và 4 nên 8 là MSC2

1

=8

4

; 4

3

=8

6

; 8

5

Vì 4<5<6 Vậy:

2

1

;8

5

;43

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt kết quả đúng - Học sinh nhận xét.

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời

- Cho HS thi đua làm bài tập: Viết các phân

số theo thứ tự từ bé đến lớn:

2

1

;5

2

;104

- HS thi đua theo nhóm tổ

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng thi

đua làm bài - Đại diện các nhóm lên bảng thi đua làm bài

- Gọi học sinh nhận xét bài làm của các

nhóm Giáo viên nhận xét, tuyên dương

nhóm làm đúng

- Học sinh các nhóm nhận xét chéo

- Giáo dục học sinh tính toán phải cẩn thận,

chính xác, trình bày bài làm sạch đẹp - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

5 Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học - Cả lớp chú ý lắng nghe

- Dặn HS về nhà xem lại bài

- Chuẩn bị bài tiếp theo Ôn tập so sánh hai

phân số (tiếp theo)

Luyện từ và câuLuyện tập về từ đồng nghĩa

I Yêu cầu cần đạt:

- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với

1 từ tìm được ở BT1 (BT2)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài học

- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3)

- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1

II Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập…

- Học sinh: SGK, vở, VBT, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

Trang 27

- Tiết trước các em học bài gì? - Trả lời: “Từ đồng nghĩa”

- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?

- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Cho

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Các em đã hiểu thế

nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn

toàn và không hoàn toàn Tiết học này các

- Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên

- Yêu cầu học sinh làm bài tập - Học sinh làm bài tập

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Học sinh trình bày kết quả:

a) Chỉ màu xanh: xanh ngắt, xanh rì, xanhrờn, xanh tươi, xanh um, xanh ngắt

b) Chỉ màu đỏ: đỏ, đỏ hoe, đỏ chót, đỏ lòm,

đỏ rực, đỏ tươi

c) Chỉ màu trắng: trắng bóng, trắng muốt,trắng nõn, trắng ngà, trắng tinh

d) Chỉ màu đen: đen nhánh, đen nhẻm, đen

sì, đen thui, đen kịt, đen láy

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét bạn

- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của

bài tập 2 - Học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bàitập 2

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh

làm bài - Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên

- Yêu cầu học sinh làm bài tập - Học sinh làm bài tập theo nhóm 2

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Học sinh trình bày kết quả:

+ Trời mùa thu xanh ngắt, không một gợn

mây

+ Cuối thu, đầu đông, những chiếc lá bàng

xanh thành màu vàng, màu đỏ, xao xác theo

nhau trút xuống

+ Minh cười khoe hàm răng trắng bóng đều

đặn

Trang 28

+ Hà có đôi mắt đen láy, sáng trong như

nước mùa thu

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét bạn

- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng

* Bài tập 3:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của

bài tập 3 - Học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bàitập 3

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh

làm bài - Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên

- Yêu cầu học sinh làm bài tập - Học sinh làm bài tập vào vở bài tập

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Học sinh trình bày kết quả:

+ Suốt đêm thác réo điên cuồng Mặt trời vừa nhô lên Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng Tiếng nước xối gầm vang Đậu

"chân" bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp

chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên

đường

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét bạn

- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời

- Cho HS thi đua làm bài tập: - HS thi đua làm bài tập theo nhóm tổ

+ Tìm từ đồng nghĩa với từ xinh:

+ Tìm từ đồng nghĩa với từ to:

I Yêu cầu cần đạt:

- Biết cách đính khuy hai lỗ

- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ Khuy đính tương đối chắc chắn

- Với HS khéo tay : Đính được ít nhất 2 khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu Khuy đínhchắc chắn

II Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, vật liệu và dụng cụ có liên quan để phục vụ tiết dạy,bảng phụ,…

- Học sinh: SGK, vở, vật liệu và dụng cụ, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Trang 29

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học

sinh

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Là học sinh lớp 5,

các em biết tự phục vụ cho bản thân mình

như đính lại chiếc khuy áo bị rơi ra, vắt lại

lai áo bị sút,… Bài Đính khuy hai lỗ sẽ giúp

các em đính được chiếc khuy hai lỗ

- Học sinh lắng nghe

- GV ghi tên bài - HS tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu:

- Giới thiệu một số khuy hai lỗ và mẫu đính

khuy hai lỗ

- Chú ý lắng nghe và quan sát mẫu

- Yêu cầu trả lời câu hỏi gợi ý: - Tham khảo SGK và trả lời:

+ Em hãy quan sát hình 1a và nêu nhận xét

về đặc điểm hình dạng của khuy hai lỗ? + Khuy hai lỗ có nhiều hình dạng và màu sắckhác nhau.+ Quan sát hình 1b, em có nhận xét gì về

đường khâu trên khuy hai lỗ + Khuy được đính vào vải bằng các đườngkhâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải.+ Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa

các khuy, vị trí của các khuy và lỗ khuyết

trên hai nẹp áo ?

+ Khoảng cách đều nhau, vị trí khuy bằngvới vị trí lỗ khuyết Khuy được cài qua lỗkhuyết

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe

* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ

thuật:

- Yêu cầu đọc nội dung mục II và trả lời các

câu hỏi:

- Tham khảo SGK và trả lời câu hỏi

+ Quy trình thực hiện gồm có mấy bước ? + Gồm 2 bước:

 Bước 1: Vạch dấu các điểm đính khuy

 Bước 2: Đính khuy vào các điểm vạch dấu:a) Chuẩn bị đính khuy

b) Đính khuyc) Quấn chỉ quanh chân khuyd) Kết thúc đính khuy

- Gọi học sinh đọc mục 1 và quan sát hình 2

+ Hãy nêu vạch dấu các điểm đính khuy? + Học sinh nêu:

 Đặt vải lên bàn, mặt trái ở trên Vạch dấuđường thẳng cách mép vải 3cm

 Gấp theo đường dấu và miết kĩ đường gấp

để làm nẹp Khâu lược cố định nẹp (hình 2a

 Lật mặt phải vải lên trên Vạch dấu đường

Trang 30

thẳng cách đường gấp của nẹp 15cm Vạchdấu hai điểm cách nhau 4cm trên đường dấu(hình 2b).

- Yêu cầu thực hiện thao tác vạch dấu các

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe

- Gọi học sinh đọc mục 2a và quan sát hình

+ Để chuẩn bị đính khuy hai lỗ, em phải

làm gì ? + Học sinh nêu: Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 5cm xâu chỉ

vào kim Kéo hai đầu chỉ bằng nhau và vênút chỉ

 Đặt tâm khuy vào điểm A, hai lỗ khuy nằmngang trên đường vạch dấu Dùng ngón cái

và ngón trỏ của tay trái giữ cố định khuy(hình 3)

- Yêu cầu thực hiện thao tác giữ khuy để

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe

- Gọi học sinh đọc mục 2b và quan sát hình

4 SGK

- HS đọc và quan sát

+ Hãy nêu cách đính khuy hai lỗ + Học sinh nêu:

 Lên kim từ dưới qua lỗ khuy thứ nhất Kéochỉ lên cho nút chỉ sát vào mặt vải (hình 4a)

 Xuống kim qua lỗ khuy thứ hai và lớp vảidưới lỗ khuy (hình 4b) Rút chỉ

 Tiếp tục lên kim, xuống kim 4 - 5 lần nhưvậy

- Yêu cầu thực hiện thao tác đính khuy - Học sinh thực hiện

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe

- Gọi học sinh đọc mục 2c và quan sát hình

5 SGK

- HS đọc và quan sát

+ Hãy nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy + Học sinh nêu:

 Lên kim qua hai lượt vải ở sát chân khuynhưng không qua lỗ khuy (hình 5a) Kéo chỉlên

 Quấn 3 - 4 vòng chỉ quanh đường khâu ởgiữa khuy và vải (hay còn gọi là chân khuy)(hình 5b)

+ Em hãy cho biết quấn chỉ quanh chân

khuy có tác dụng gì ? + Làm chắc chân khuy hơn.

- Yêu cầu thực hiện thao tác quấn chỉ quanh

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe

Trang 31

- Gọi học sinh đọc mục 2d và quan sát hình

với cách kết thúc đường khâu

+ Học sinh nêu

- Yêu cầu thực hiện thao tác kết thúc đính

khuy với cách kết thúc đường khâu

- Học sinh thực hiện

- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe

3.3 Ghi nhớ:

- Giáo viên gợi ý học sinh rút ra ghi nhớ - Học sinh rút ra ghi nhớ

- Giáo viên ghi bảng ghi nhớ - Học sinh chú ý

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Một số học sinh đọc ghi nhớ

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - Học sinh trả lời: Đính khuy hai lỗ (tiết 1)

- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ - Học sinh nhắc lại ghi nhớ

+ Vì sao phải nút chỉ khi kết thúc đính khuy

+ Em hãy nêu cách đính khuy hai lỗ trên

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập…

- Học sinh: SGK, vở, vở bài tập, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Trang 32

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước các em học bài gì? - Trả lời

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - HS đem đồ dùng học tập ra bàn

- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe

-viết bài thơ Việt Nam thân yêu và làm bài

tập chính tả phân biệt c/k; g/gh; ng/ngh

- Học sinh lắng nghe

- GV ghi tên bài - HS tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Hướng dẫn HS nghe - viết:

a) Tìm hiểu nội dung bài chính tả:

- Gọi HS đọc bài chính tả. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm

- CH: Những hình ảnh nào cho thấy nước

ta có nhiều cảnh đẹp?

- CH: Qua bài thơ em thấy con người Việt

Nam như thế nào?

- Biển lúa mêng mông dập dờn cánh cò bay,dãy Trường Sơn cao ngất, mây mờ bao phủ

- Con người VN rất vất vả, phải chịu nhiềuthương đau nhưng luôn có lòng nồng nànyêu nước, quyết đánh giặc giữ nước

- Gọi HS nhận xét Giáo viên nhận xét, chốt

ý đúng

- Nhận xét bạn trả lời

b) Hướng dẫn HS viết từ khó:

- Yêu cầu HS đọc lướt bài chính tả, tìm và

nêu các từ khó viết - HS đọc lướt bài chính tả, tìm và nêu các từkhó viết: mênh mông, dập dờn, Trường Sơn,

biển lúa, nhuộm bùn…

- GV lắng nghe, chắt lọc những từ đa số học

sinh thường sai để đưa ra luyện viết Ghi

bảng các từ khó viết

- Chú ý quan sát

- GV đọc mẫu các từ khó viết - Cả lớp chú ý lắng nghe

- Yêu cầu HS đọc lại các từ khó viết - HS được chỉ định đọc lại các từ khó

- GV xoá bảng các từ khó viết

- GV đọc cho HS viết các từ khó - 2 - 3 HS lên bảng lớp viết, cả lớp viết bảng

con

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, sửa chữa - Nhận xét bạn

- Yêu cầu HS đọc lại các từ khó - HS đọc lại

c) Hướng dẫn nhận xét về bài chính tả:

cách trình bày văn bản, một số hiện

tượng chính tả cần lưu ý trong bài:

- CH: Bài thơ được tác giả sáng tác theo

thể thơ nào?

- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát

- Cách trình bày bài thơ như thế nào? - Khi trình bày, dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô

- Yêu cầu HS HS gấp sách lại, lấy vở chính

tả ra viết, chú ý các em tư thế ngồi viết - HS lấy vở ra chuẩn bị viết chính tả

Trang 33

- GV đọc từng câu, từng bộ phận trong câu

2-3 lượt cho HS viết vào vở - HS viết chính tả

- GV đọc lần cuối cho HS soát bài bằng viết

chì Trong quá trình GV đọc lại bài cho HS

soát lỗi, GV lưu ý HS được phép thêm các

dấu thanh, dấu phụ, dấu câu (nếu thiếu) hay

viết lại chữ sai ra ngoài phần sửa lỗi (nếu

có)

- HS lắng nghe và soát lại bài bằng viết chì

3.4 Thu vở, chữa bài:

- GV đính bảng phụ ghi bài chính tả lên

bảng lớp (hoặc yêu cầu HS mở SGK) để

- Thống kê lỗi: Hỏi HS số lỗi mắc phải theo

từng nhóm trình độ từ thấp đến cao - HS nêu ra số mình mắc phải

- GV nhận xét chung bài viết, về viết chính

tả và trình bày - HS chú ý để sửa chữa các lỗi mắc phải

3.5 Hướng dẫn học sinh làm bài tập

- Yêu cầu HS làm bài tập vào VBT - HS làm bài

- Yêu cầu HS trình bày kết quả - HS trình bày kết quả: thứ tự các tiếng cần

điền: ngày - ghi - ngát - ngữ - nghỉ - gái - có

- ngày - ghi - của - kết - của - kiên - kỉ.

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chữa bài - Nhận xét bạn

* Bài tập 3:

- GV hướng dẫn HS cách làm bài tập - HS chú ý

- Yêu cầu HS làm bài tập vào VBT - HS làm bài

- Yêu cầu HS trình bày kết quả - HS trình bày kết quả:

Âm đầu Đứng trước

i,ê,e

Đứng trước các âm còn lại

Âm “cờ” Viết là k Viết là c

Âm “gờ” Viết là gh Viết là g

Âm “ngờ” Viết là ngh Viết là ng

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chữa bài - Nhận xét bạn, sửa chữa

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời

- Cho HS thi đua viết lại các từ trong bài - 3 HS lên bảng viết: mênh mông, dập dờn,

Trang 34

mà các em viết chưa đúng Trường Sơn, biển lúa, nhuộm bùn

- Gọi HS nhận xét GV nhận xét, tuyên

dương

- Nhận xét bạn

- Giáo dục HS: nhớ viết chữ đúng mẫu, viết

đẹp, trình bày vở sạch, phải biết yêu quê

hương Việt Nam

- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

- Tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường,

biển đảo: Tìm hiểu bài: Giáo dục Học sinh

tình yêu quê hương đất nước , bảo vệ chủ

quyền đất nước (Đối với trường khu vực

biển, hải đảo)

5 Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những

- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà

viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết

sai, ghi nhớ quy tắc viết chính tả với c/k;

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập…

- Học sinh: SGK, vở, VBT, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước các em học bài gì? - Trả lời

+ Yêu cầu học sinh so sánh hai phân số:

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu: Các em sẽ tiếp tục ôn

tập về so sánh phân số với đơn vị và so

sánh hai phân số có cùng tử số qua bài Ôn

tập: So sánh hai phân số (tiếp theo).

- Học sinh lắng nghe

Trang 35

- GV ghi tên bài - Học sinh tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 - Học sinh đọc: Điền dấu >; <; =

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài:

+ Phân số lớn hơn 1 khi nào ?

+ Phân số bé hơn 1 khi nào ?

+ Phân số bằng 1 khi nào ?

- Học sinh chú ý, theo dõi+ Phân số lớn hơn 1 khi tử số lớn hơn mẫusố

+ Phân số lớn hơn 1 khi tử số bé hơn mẫu số

+ Phân số lớn hơn 1 khi tử số bằng mẫu số

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

5

3 < 1;

8

7

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt kết quả đúng - Học sinh nhận xét.

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - Học sinh đọc:

a) So sánh các phân sốb) Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tửsố

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

a) 5

11

>

3

11 b) Trong hai phân số có tử số bằng nhau,phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn,phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt kết quả đúng - Học sinh nhận xét.

* Bài tập 3:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 - Học sinh đọc

- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài - Học sinh chú ý, theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài:

a)4

3 >

7

5 ; b)

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

chốt kết quả đúng

- Học sinh nhận xét

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời

- Cho HS thi đua làm bài tập:

+ Yêu cầu học sinh so sánh hai phân số:

- HS thi đua theo nhóm tổ

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng thi

đua làm bài

- Đại diện các nhóm lên bảng thi đua làm bài

- Gọi học sinh nhận xét bài làm của các

nhóm Giáo viên nhận xét, tuyên dương

nhóm làm đúng

- Học sinh các nhóm nhận xét chéo

Trang 36

- Giáo dục học sinh tính toán phải cản thận,

chính xác, trình bày bài làm sạch đẹp - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

5 Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học - Cả lớp chú ý lắng nghe

- Dặn HS về nhà xem lại bài

- Chuẩn bị bài tiếp theo Phân số thập phân

Tập làm vănCấu tạo bài văn tả cảnh

I Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (ND ghi nhớ)

- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III)

II Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập…

- Học sinh: SGK, vở, VBT, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước các em học bài gì? - Trả lời

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn

- Giáo viên nhận xét

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp

các em nắm được cấu tạo của bài văn tả

cảnh Đây là một dạng bài khó vì đối tượng

tả là cả một quang cảnh nằm trong một

không gian rộng với thiên nhiên, con người

và loài vật Vì vậy, để tả được một bài văn

tả cảnh, người viết phải biết quan sát đối

tượng một cách bao quát, toàn diện

- Học sinh lắng nghe

- GV ghi tên bài - HS tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Nhận xét:

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài

tập 1 phần nhận xét - Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1phần nhận xét

+ Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ hoàng hôn + Hoàng hôn: thời gian cuối buổi chiều, mặt

trời lặng ánh sáng yếu ớt và tắt dần

+ Em biết gì về sông Hương ? + Sông Hương: 1 dòng sông rất nên thơ của

Huế

+ Yêu cầu học sinh đọc phần chú thích + Học sinh đọc phần chú thích

+ Em hãy tìm phần mở bài của bài văn + Mở bài (từ đầu đền trong thành phố vốn

hằng ngày đã rất yên tĩnh này): Huế đặc biệtyên tĩnh lúc hoàng hôn xuống

+ Em hãy tìm phần thân bài của bài văn + Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yèn

Trang 37

tĩnh của buổi chiểu cũng châm dứt) : Sự thayđổi màu sắc của sông Hương và hoạt độngcủa con người bên sông từ lúc hoàng hônđến lúc thành phố lên đèn Phần này có haiđoạn:

- Đoạn đầu từ Mùa thu đến hai hàng cây: Sựthay đổi sắc màu của sông Hương từ hoànghôn đến tối hẳn

- Đoạn 2 (còn lại): Hoạt động cùa con ngườibên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phốlên đèn

+ Em hãy tìm phần kết bài của bài văn + Kết bài: (câu cuối): Sự thức dậy của Huế

sau hoàng hôn

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét

- Giáo viên kết luận

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài

tập 2 phần nhận xét - Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2phần nhận xét.+ Thư tự miêu tả trong bài văn trên có gì

khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày

+ Tả thời tiết, con người

* Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thayđổi của cảnh theo thời gian theo thứ tự.+ Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh củaHuế lúc hoàng hôn

+ Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từlúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn

+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông,mặt sông từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúcthành phố lên đèn

+ Tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.+ Từ hai bài văn đó, em rút ra nhận xét về

cấu tạo của bài văn tả cảnh + Bài văn tả cảnh thường có ba phần:- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả

- Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sựthay đổi cùa cảnh theo

- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ củangười viết

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét

- Giáo viên kết luận

Trang 38

3.4 Luyện tập:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài

tập phần luyện tập

- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài - Học sinh chú ý theo dõi

- Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Học sinh trình bày kết quả:

+ Bài văn Nắng trưa có cấu tào gồm mấy

phần ?

+ Bài văn Nắng trưa có cấu tào gồm 3 phần

+ Em hãy nêu ra các phần của bài văn

Nắng trưa.

* Cấu tạo của bài văn Nắng trưa: ba phần

- Mở bài: (câu văn đầu): Nhận xét chung vềnắng trưa

- Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa Có bốnđoạn:

+ Đoạn 1: (từ Buổi trưa trong nhà đến bốclên mãi): Hơi đất trong nắng dữ dội

+ Đoạn 2: (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mimắt khép lại): Tiếng võng tiếng hát ru emtrong nắng trưa

+ Đoạn 3: (từ Con gà nào đến bóng duổicũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắngtrưa

+ Đoạn 4: (từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửaruộng chưa xong): Hình ảnh mẹ trong nắngtrưa

- Kết bài (câu cuối - kết bài mở rộng): Cảmnghĩ về mẹ

- Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét,

4 Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời

- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ - HS nhắc lại ghi nhớ

- Giáo dục HS cần nắm chắc cấu tạo của bài

văn tả cảnh để biết phân tích được cấu tạo

của các bài văn dạng tả cảnh sau này học

- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Giúp HS

cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường

Trang 39

+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khichúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859)

+ Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và lệnh choTrương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến

+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp

- Biết các đường Phố, trường học,… ở địa phương mang tên Trương Định

II Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ,…

- Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của

- Giáo viên nhận xét

3 Dạy - học bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- GV nêu khái quát hơn 80 năm chống thực

dân Pháp xâm lược và đô hộ: Cuối chương

trình lịch sử lớp 4 các em đã biết: năm

1802, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập

ra triều Nguyễn Ngày 1-9-1858, thực dân

Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt

Nam và từng bước xâm chiếm, biến nước ta

thành thuộc địa của chúng Trong khi triều

đình Nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, làm

tay sai cho giặc thì nhân dân ta với lòng

nồng nàn yêu nước đã không ngừng đứng

dậy đấu tranh chống lại thực dân Pháp, giải

phóng dân tộc trong phần đầu của phân

môn lịch sử lớp 5 các em cùng tìm hiểu về

hơn 80 năm đấu tranh oanh liệt chống lại

thực dân Pháp xâm lược và đô hộ của nhân

dân ta

- HS lắng nghe giáo viên giới thiệu

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ

(trang 5 SGK) và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

Em có cảm nghĩ gì về buổi lễ được vẽ trong

tranh?

- Tranh vẽ nhân dân đang làm lễ suy tônTrương Định là “Bình Tây đại nguyên soái”.Buổi lễ rất trọng thể và cho thấy sự khâmphục, tin tưởng của nhân dân vào vị chủ soáimình

- GV giới thiệu bài: Trương Định là ai? Vì

sao nhân dân ta lại dành cho ông tình cảm

đặc biệt tôn kính như vậy? Chúng ta cùng

tìm hiểu qua bài học hôm nay

- Học sinh lắng nghe

- GV ghi tên bài - HS tiếp nối nhắc lại tên bài

3.2 Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tình hình đất nước ta sau

khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược.

Trang 40

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung

trong SGK - Học sinh đọc nội dung trong SGK theo yêucầu để trả lời câu hỏi.+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân

Pháp xâm lược nước ta ? + Nhân dân Nam Kì đã dũng cảm đứng lênchống thực dân Pháp xâm lược Nhiều cuộc

khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởinghĩa đã nổ ra, tiêu biểu l các cuộc khởinghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp,Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, NguyễnTrung Trực…

+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào

trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ? + Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, khôngkiên quyết đấu tranh bảo vệ đất nước

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét Giáo

viên nhận xét, chốt ý

- Học sinh nhận xét

- GV chỉ bản đồ và giảng giải: Ngày

1-9-1858, thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng

(chỉ vị trí Đà Nẵng) mở đầu cho cuộc chiến

tranh xâm lược nước ta nhưng ngay lập tức

chúng đã bị nhân dân ta chống trả quyết

liệt Đáng chú ý nhất là phong trào kháng

chiến chống thực dân Pháp của nhân dân

dưới sự chỉ huy của Trương Định đã thu

được một số thắng lợi và làm thực dân Pháp

hoang mang lo sợ

- Học sinh lắng nghe

* Hoạt động 2: Trương Định kiên quyết

cùng nhân dân chống quân xâm lược.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung

+ Theo em lệnh của nhà vua đúng hay sai ?

Vì sao ? + Theo em lệnh này không hợp lý vì lệnh đóthể hiện sự nhượng bộ của triều đình với

thực dân Pháp, kẻ đang xâm lược nước ta vàtrái với nguyện vọng của nhân dân

- Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước

băn khoăn đó của Trương Định ? Việc làm

đó có tác dụng như thế nào ?

- Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn TrươngĐịnh là “Bình Tây đại nguyên soái” Điều đó

đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc

- Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin

yêu của nhân dân ? - Ông dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triềuđình và quyết tâm ở lại cùng với nhân dân

đánh giặc

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét Giáo

viên nhận xét, chốt ý - Học sinh nhận xét

- GV kết luận: Năm 1862, triều đình nhà

Nguyễn ký hoà ước nhường 3 tỉnh Miền

đông Nam Kì cho thực dân Pháp Triều

Ngày đăng: 19/01/2018, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w