Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, thực trạng và giải phápLuận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, thực trạng và giải phápLuận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, thực trạng và giải phápLuận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, thực trạng và giải phápLuận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, thực trạng và giải pháp
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN VĂN THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trường Đại Học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn
Tiến sĩ Trần Văn Thông, người thầy đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Các thầy cô trong khoa Địa Lý trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này
Xin gửi lới cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp Cao học Địa lý K20
đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn
Xin chân thành cảm ơn người Mẹ kính yêu đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn
Trang 4DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ của 4 nhóm nhân tố du lịch – Kinh Tế Du lịch 10
Biểu đồ 2.1 Nhiệt độ - lượng mưa tại tỉnh Bạc Liêu năm 2010 47
Biểu đồ 2.2 Tình hình dân số Tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2005 – 2010 51
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu các dân tộc Tỉnh Bạc Liêu năm 2010 51
Biểu đồ 2.4 Tổng sản phẩm trong tỉnh Bạc Liêu (GDP) theo giá so sánh năm 1994 giai đoạn 2005 – 2010 72
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu GDP Tỉnh Bạc Liêu năm 2005 và 2010 72
Biểu đồ 2.6 Tổng số lượt khách đến Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2010 76
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo đơn vị hành chính
41
Bảng 2.2 Các hộ dân tộc chia theo đơn vị hành chính 42
Bảng 2.3 Một số tài nguyên du lịch điển hình tại Bạc Liêu 49
Bảng 2.4 Một số điểm du lịch có ý nghĩa địa phương và quốc gia 83
Bảng 3.1 Một số sản phẩm du lịch ưu tiên cho các thị trường chính của Tỉnh. 96
Bảng 3.2 Một số sản phẩm du lịch ưu tiên cho thị trường khách nội địa 98
Bảng 3.3 Dự báo khách du lịch quốc tế đến với Bạc Liêu đến năm 2020 106
Bảng 3.4 Dự báo khách du lịch nội địa đến với Bạc Liêu đến năm 2020 106
Bảng 3.5 Dự báo nhu cầu khách sạn Bạc Liêu đến năm 2020 107
Bảng 3.6 Dự báo nhu cầu lao động du lịch Bạc Liêu đến năm 2020 108
Bảng 3.7 Dự báo về chi tiêu của du khách đến năm 2020 tại Bạc Liêu 108
Bảng 3.8 Dự báo thu nhập du lịch Bạc Liêu đến năm 2020 109
Bảng 3.9 Dự báo tổng sản phẩm GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Bạc Liêu. 109
Bảng 3.10 Dự kiến các nguồn vốn đầu tư du lịch Bạc Liêu đến năm 2020 110
Trang 6SPDL: Sản phẩm du lịch
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn 6
2.1 Mục tiêu của đề tài: 6
2.2 Nhiệm vụ của đề tài 6
2.3 Giới hạn của đề tài 6
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài 7
3.1 Trên thế giới 7
3.2 Ở Việt Nam 8
3.3 Ở Bạc Liêu 8
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 9
4.1 Quan điểm nghiên cứu 9
4.1.1 Quan điểm hệ thống. 9
4.1.2 Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ. 9
4.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 10
4.1.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững 10
4.2 Phương pháp nghiên cứu 10
4 2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu 10
4.2.2 Phương pháp thực địa. 11
4.2.3 Phương pháp bản đồ - biểu đồ. 11
5 Những đóng góp chính của đề tài 11
6 Cấu trúc của luận văn 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 13
1.1 Một số khái niệm về du lịch 13
1.1.1 Định nghĩa du lịch: 13
1.1.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch 14
1.1.3 Khái niệm về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 15
1.1.4 Khái niệm về du khách 18
1.1.5 Khái niệm du lịch bền vững 19
1.1.6 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch 20
1.2 Chức năng của du lịch 21
1.2.1 Chức năng xã hội 21
1.2.2 Chức năng kinh tế 21
1.2.3 Chức năng sinh thái 22
1.2.4 Chức năng chính trị 23
1.3 Ý nghĩa kinh tế xã hội của du lịch 23
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 24
1.4.1 Dân cư và lao động 24
Trang 81.4.2 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế. 24
1.4.3 Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch 25
1.4.4 Điều kiện sống 25
1.4.5 Thời gian rỗi 26
1.4.6 Nhân tố chính trị 26
1.4.7 Chính sách phát triển du lịch 27
1.4.8 Sự sẵn sàng đón tiếp du khách 27
1.4.9 Cách mạng khoa học kỹ thuật 27
1.5 Loại hình du lịch 28
1.5.1 Phân loại tổng quát 28
1.5.2 Phân loại cụ thể các loại hình du lịch 28
1.6 Sản phẩm du lịch 32
1.6.1 Khái niệm 32
1.6.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch 33
1.6.3 Giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch. 34
1.6.4 Mô hình sản phẩm du lịch 34
1.6.5 Đặc tính của sản phẩm du lịch 34
1.7 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch 36
1.7.1 Điểm du lịch 36
1.7.2.Tuyến du lịch. 37
1.7.3.Cụm du lịch 37
1.7.4.Trung tâm du lịch 37
1.7.5.Tiểu vùng du lịch 38
1.7.6.Á vùng du lịch 38
1.7.7.Vùng du lịch 38
1.8 Các nguyên tắc quy hoạch điểm, tuyến du lịch 38
1.8.1.Các nguyên tắc qui hoạch điểm du lịch. 38
1.8.2 Các nguyên tắc qui hoạch tuyến du lịch. 39
1.8.3 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. 40
1.9 Tiểu kết chương 1 41
Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 43
2.1 Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu 43
2.1.1 Vị trí địa lí, thành phần dân cư 43
2.1.2 Lịch sử hình thành 45
2.1.3 Tài nguyên du lịch 48
2.1.4 Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch 67
2.1.5 Trình độ phát triển kinh tế xã hội 74
2.1.6 Đánh giá chung 76
2.2 Hiện trạng phát triển du lịch Bạc Liêu giai đoạn 2005 – 2010
Trang 92.2.1 Hoạt động theo ngành 78
2.2.2 Hoạt động theo lãnh thổ 85
2.3 Tiểu kết chương 2 92
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẠC LIÊU TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 94
3.1 Cơ sở để xây dựng định hướng phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu 94
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020) 94
3.1.2 Quan điểm và chiến lược phát triển du lịch Tỉnh 95
3.1.3 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 96 3.2 Các định hướng phát triển chủ yếu 98
3.2.1 Định hướng về thị trường khách du lịch 98
3.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và liên kết 102
3.2.3 Định hướng đầu tư, quy hoạch 105
3.2.4 Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 106
3.2.5 Định hướng tổ chức quản lý du lịch và công tác đào tạo, tuyển dụng 107 3.2.6 Định hướng phát triển các khu du lịch 108
3.3 Các dự báo trong tương lai 108
3.3.1 Cơ sở dự báo 108
3.3.2 Dự báo thị trường khách du lịch 108
3.3.3 Dự báo về nhu cầu khách sạn 110
3.3.4 Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực du lịch 110
3.3.5 Dự báo thu nhập du lịch 111
3.3.6 Dự báo về nhu cầu đầu tư và tổng sản phẩm du lịch (GDP) 112
3.4 Một số giải pháp phát triển du lịch 113
3.4.1 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 113
3.4 2 Giải pháp về chính sách tài chính và thuế 114
3.4.3 Giải pháp về quy hoạch 115
3.4.4 Giải pháp về tổ chức, quản lý 116
3.4.5 Nhóm giải pháp về đầu tư 117
3.4.6 Giải pháp về huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch 118
3.4.7 Giải pháp về thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch 119
3.4.8 Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ 121
3.5 Kiến nghị 121
3.5.1 Với UBND Tỉnh Bạc Liêu. 121
3.5.2 Đối với Sở VH – TT & DL Bạc Liêu 123
PHẦN KẾT LUẬN 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PHỤ LỤC
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bạc Liêu - một vùng đất mới được thành lập chưa được 300 năm lịch sử gồm
có 6 huyện một thành phố là các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai, Phước Long, Hồng Dân và thành phố Bạc Liêu
Bạc Liêu là một phần của châu thổ sông Mekong có diện tích tự nhiên khoảng 2.570 km2, nằm ở vị trí cực Nam của Tổ quốc, có tọa độ từ 9000’00” đến
9037’30” vĩ độ Bắc và từ 105015’00” đến 105052’30” kinh độ Đông, cách thành phố
Hồ Chí Minh 280km (về phía Bắc) Phía Bắc của tỉnh giáp với Hậu Giang và Kiên Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Cà Mau, Đông và Đông Nam giáp với biển Đông
Vùng đất Bạc Liêu được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát chạy dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp giữa sông
và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ dọc theo sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đất mặn trũng thấp kéo dài đến mũi Cà Mau
Bạc Liêu là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đa dạng sinh học cao với những vùng đất ngập nước – đầu thế kỷ XX, người ta thường hay khen rằng “Dưới sông cá Chốt, trên bờ Triều Châu”, điều này cũng tạo nên cho địa phương nhiều sân chim được ví như các “vườn địa đàng” là những tiềm năng vô tận để phát triển du lịch sinh thái
Đây là nơi tập trung của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer với gần 900.000 người sinh sống với những nét văn hóa độc đáo được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, những di tích văn hóa lịch sử, những cái tên nổi bật qua nhiều thế hệ mà đến nay vẫn còn nhiều người biết đến như cái danh “Công tử Bạc Liêu”, Cao Văn Lầu… trở thành nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị
Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi, nhưng đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi sinh kế của họ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp,
Trang 11tình trạng thất mùa do biến đổi khí hậu, do các điều kiện khách quan trong xã hội gây ra còn phổ biến như hiện tượng ép giá của thương lái, công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu…, công nghiệp thì chậm phát triển - toàn tỉnh hiện nay chưa có được một khu công nghiệp chính thức đi vào hoạt động Chính vì vậy, du lịch vốn được coi là ngành xuất khẩu tại chổ là một lối ra quan trọng cho thị trường nông sản, cho ngành sản xuất thủ công nghiệp địa phương Đồng thời, phát triển du lịch còn tạo ra công ăn việc làm, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và ổn định xã hội
Những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch cả nước, du lịch Bạc Liêu cũng đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương thêm vào đó là sự quan tâm của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
về cơ bản ngành cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Năm 2011, Bạc Liêu đón hơn 530.400 lượt người, tăng 2,8 lần so với năm 2006, đem lại doanh thu hơn
469 tỷ đồng, tuy nhiên những con số này vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng phát triển du lịch
Hiện nay các sản phẩm du lịch chủ đạo của Bạc Liêu là du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch tâm linh Mặc dù có thế mạnh về du lịch sinh thái nhưng hoạt động này ở Bạc Liêu vẫn còn hạn chế, chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch sinh thái đúng nghĩa và hấp dẫn với du khách
Việc khai thác tiềm năng du lịch còn thiếu tầm nhìn tổng thể nên sản phẩm
du lịch còn đơn điệu, kém hấp dẫn nên chưa xứng với tiềm năng du lịch mà Bạc Liêu có được Chính vì vậy, việc xây dựng sản phẩm đặc thù, hấp dẫn là hết sức cần thiết, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương Bên cạnh đó, việc xây dựng các sản phẩm liên kết cũng không kém phần quan trọng
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch Bạc Liêu, góp phần phát triển một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường là một đòi hỏi cấp thiết trong tình hình hiện nay Nhận thức được điều này là cần thiết nên tôi lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, thực trạng
và giải pháp” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Địa lí của mình
Trang 122 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn
2.1 Mục tiêu của đề tài:
- Là đề tài đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Bạc Liêu thời gian qua và phân tích, đánh giá thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội thách thức đối với phát triển trong thời gian tới
- Đưa ra các chỉ tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bạc Liêu đến năm 2020 phù hợp với tiềm năng phát triển và làm cơ sở để quản lý phát triển du lịch một cách có hiệu quả
- Là đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch với những thông tin mới nhất, do đó đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng ngành du lịch Bạc Liêu trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch địa phương, những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức phát triển du lịch Bạc Liêu
- Đề xuất mục tiêu phát triển du lịch Bạc Liêu gắn với du lịch bền vững, gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch giữa các địa phương trong cụm Cà Mau nói riêng
và trong vùng du lịch ĐBSCL nói chung và với Tp Hồ Chí Minh
- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bạc Liêu đến năm
2020, bao gồm:
+ Đề xuất các chỉ tiêu phát triển ngành
+ Định hướng phát triển sản phẩm cũng như thị trường du khách, đặc biệt chú trọng định hướng sản phẩm du lịch đặc thù và liên kết
+ Đề xuất định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch
2.3 Giới hạn của đề tài
- Về nội dung: đề tài tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch địa phương
- Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi Tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, du lịch
là ngành kinh tế tổng hợp nên cũng có xem xét mối liên hệ với các tỉnh trong cụm
Cà Mau, và trong mối quan hệ nội vùng du lịch ĐBSCL
Trang 13- Về thời gian: nghiên cứu tiến hành chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2010, giải pháp phát triển đến 2020
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài
3.1 Trên thế giới
Ngành du lịch trên thế giới xuất hiện cùng với sự phát triển của ngành thủ công nghiệp, ngành thương mại và những sinh hoạt tôn giáo trên thế giới Nhưng những công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch như TNDL và TCLT chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và nở rộ cùng với xu hướng kế hoạch hóa, quy hoạch phát triển KT – XH và phát triển của ngành du lịch từ những năm
30 của thế kỷ XX
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, nhất là sau năm 1950, số lượng người đi
du lịch trên thế giới ngày càng nhiều., du lịch ngày càng được quan tâm phát triển
và nghiên cứu ở nhiều quốc gia Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay có nhiều dự án quy hoạch du lịch, nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết những lý luận
về TCLT du lịch và QHDL được công bố
Chỉ tính đến năm 1978, theo điều tra nghiên cứu của UNWTO trên toàn thế giới có tới 1619 dự án về quy hoạch du lịch, trong đó có điều tra, kiểm kê, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ
Ở những nước đứng hàng đầu về số lượng khách du lịch và thu nhập du lịch cũng là những nước có nhiều công trình lí luận về QHDL và TNDL như: các công
trình của Pháp về “Cơ hội phát triển du lịch” của Văn phòng Tổng kiến trúc sư trưởng về Du lịch, Paris, 1975 Các nhà khoa học của Hoa Kỳ có các công trình “Tổ
chức các vùng du lịch” của Guun (CI.A), 1972; “Quy hoạch và phát triển du lịch”
của Kaiser và Helber (L.E), 1978…
Ở các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, rất hiếm các công trình tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn QHDL, mà chủ yếu là các công trình nghiên cứu các
lý luận về phân vùng du lịch nghĩ dưỡng, kiểm kê đánh giá tài nguyên quy hoạch vùng KT – XH như các công trình của các nhà địa lý Liên Xô: V.X Tauxkar, 1969,
“Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá, phục vụ mục đích quy hoạch du lịch”; L.I
Trang 14Lukhina, 1973, “Những nguyên tắc và phương pháp đánh giá kỹ thuật các tổng thể
tự nhiên”…
Đặc biệt từ năm 1980 trở lại đây, Trung Quốc và các nước đang phát triển coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn Nhằm góp phần đưa Trung Quốc trở thành nước phát triển du lịch có số lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch đứng đầu thế giới trong tương lai, nhiều công trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về
QHDL và TNDL được các nhà khoa học tiến hành như: “Phát triển và quản lý du
lịch địa phương”, Ngô Tất Hổ, 2000; “Hệ thống chỉ tiêu quy hoạch” của Ngô Vi
Dân, 1979
3.2 Ở Việt Nam
Từ năm 1989, đặc biệt từ năm 1990 (Năm du lịch Việt Nam) đến nay đã có một số đề tài khoa học, dự án nghiên cứu về địa lý du lịch, đặc biệt là cơ sở lý luận
và phương pháp luận có thể kể đến như “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch
Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000”,1986; “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi
trường du lịch Việt Nam”, 1986; “ Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”, 1991…
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khác như: đề tài
“TCLT du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự thực hiện, 1991; Luận án PTS Trần Đức Thanh, 1995, “ Cơ sở khoa học cho việc xây dựng bản đồ phục vụ mục đích du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam – lấy ví dụ tỉnh Ninh Bình”; “ Địa lý du lịch”
do Nguyễn Minh Tuệ chủ trì, 1994; “TCLT du lịch” của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1999 Nhiều địa phương cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển
du lịch dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của TCDL như Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… có sự tham gia của các nhà khoa học uy tín trong
và ngoài nước
3.3 Ở Bạc Liêu
Tại Bạc Liêu, đã có một số công trình nghiên cứu ban đầu về du lịch như
“Chiến lược phát triển du lịch Bạc Liêu, định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020” ,2010, do Sở VH – TT – DL tỉnh Bạc Liêu chủ trì
Trang 15“ Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, Thực trạng và giải pháp” là đề tài đầu tiên nghiên cứu tổng thể tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch của Bạc Liêu trong thời
kì 2005 – 2010, là thời kì đầy thách thức khi Việt Nam được gia nhập vào Tổ chức thương mại quốc tế, thời kì diễn ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 –
2009 Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo nên bức tranh vừa tổng quan vừa chi tiết hoạt động du lịch Bạc Liêu cũng như lợi thế so sánh phát triển du lịch với các tỉnh trong cụm Cà Mau nói riêng và với Vùng Du lịch ĐBSCL nói chung
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1 1 Quan điểm hệ thống
Đây là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong du lịch do tính chất tổng thể cả đối tượng nghiên cứu Theo quan điểm này, khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề, các yếu
tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn Bạc Liêu là một lãnh thổ
du lịch với những mối quan hệ qua lại với các hệ thống khác và vận động theo quy luật của toàn hệ thống Mặt khác, nó cũng là một bộ phận trong cụm du lịch Bán đảo Cà Mau, lớn hơn nữa là bộ phận của vùng du lịch ĐBSCL nên giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
4.1.2 Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem là một hệ thống có đặc điểm tổng hợp hơn bất kỳ địa hệ nào, là một hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định
để đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt KT – XH và môi trường Để mang lại hiệu quả tổ chức, kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một lãnh thổ cũng như mối quan hệ mở với các lãnh thổ khác
Trang 164.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Có thể nói Bạc Liêu là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Song hiện nay du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có Do
đó, nghiên cứu lịch sử hình thành và thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển lên tầm cao mới Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch từ những năm 2005 đến nay, từ đó đánh giá, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh,… Song việc phát triển du lịch chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,… Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án phát triển du lịch một cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững Quan điểm này được tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lý các tài liệu trong phòng, dựa trên cơ sở các số liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế Sau đó xử
lý chúng để có được những kết luận cần thiết Các tư liệu có thể là các công trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết… Phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà vẫn có được một tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu
Số liệu thống kê là một dạng tài liệu cần thiết trong quá trình thu thập tài liệu Các bảng biểu với những số liệu tương đối cũng như tuyệt đối chính là nguồn
Trang 17tài liệu nói lên thực trạng hoạt động cũng như phát triển của đối tượng Số liệu phục
vụ cho nghiên cứu đề tài được lấy từ các nguồn: Cục thống kê Bạc Liêu, Sở VH –
TT – DL Bạc Liêu, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam
4.2.2 Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phương pháp thu thập, xử lý số liệu trong phòng Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh… tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi, với cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương…
4.2.3 Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Để kết quả nghiên cứu được thể hiện một cách trực quan, đề tài đã áp dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu định lượng, định tính Đây là phương pháp quan trọng xác định sự phân bố, mức độ tập trng theo lãnh thổ của các đối tượng (điểm, tuyến, cụm du lịch) nghiên cứu trong không gian, đồng thời thể hiện mối liên hệ với các khu vực lân cận của địa bàn nghiên cứu
5 Những đóng góp chính của đề tài
- Đúc kết cơ sở lý luận về phát triển Du Lịch
- Đánh giá tiềm năng du lịch của Tỉnh Bạc Liêu
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Bạc Liêu Từ đó làm sáng tỏ những lợi thế so sánh cũng như những hạn chế liên quan đến việc phát triển du lịch Bạc Liêu trong thời kì mới
- Đề xuất các định hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch Bạc Liêu bền vững và có hiệu quả đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
6 Cấu trúc của luận văn
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
+ Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2005 – 2010
Trang 18+ Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bạc Liêu giai đoạn
2011 – 2020
Trang 19Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1.1 Định nghĩa du lịch:
Theo I.I Pirogionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về
tự nhiên, kinh tế và văn hóa.” Đây là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam
Theo định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ) “Du lịch là sự kết hợp tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ của 4 nhóm nhân tố du lịch – Kinh Tế Du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư
lịch
Trang 20Ngoài ra, theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
1.1.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch:
“ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Luật du lịch Việt Nam – 2005)
Tài nguyên du lịch đối với mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng Đối với du lịch chữa bệnh, người ta thường quan tâm tới các nguồn nước khoáng hoặc bùn chữa bệnh Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch thể thao và du lịch theo
lộ trình là đặc điểm của lãnh thổ như khả năng vượt và sự tồn tại các chướng ngại vật…
* Phân loại tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch được chia thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo như Luật du lịch Việt Nam năm 2005 đã đưa ra thì “ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục
vụ cho mục đích du lịch.”
- Tài nguyên du lịch nhân văn
Nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch
Nhóm tài nguyên này có những đặc trưng riêng Tài nguyên du lịch nhân văn
có giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí, ít bị phụ thuộc vào các điều kiện tự
Trang 21nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hút du khách có mức thu nhập, có trình độ văn hóa, cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn so với các nhóm khác
“ Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra hay nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo Tài nguyên nhân văn có những đặc điểm khác biệt so với tài nguyên tự nhiên Những đặc tính cơ bản của nó là: mang tính phổ biến, mang tính tập trung dễ tiếp cận, có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ, giải trí…”
Tài nguyên du lịch nhân văn thường là các di tích lịch sử - văn hóa; các di tích tự nhiên – nhân văn; các lễ hội; các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học; các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức khác
1.1 3 Khái niệm về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
* Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch
Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thong là những nhân tố quan trọng hàng đầu
Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định,
vì vậy nó phụ thuộc vào giao thông Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn với du khách nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông Việc phát triển giao thong, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác nguồn tài nguyên du lịch mới Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng cũng có các phương tiện giao thông được sản xuất và sử dụng chuyên phục vụ nhu cầu du lịch (ô tô, tàu thủy, máy bay đặc biệt, đường dây cáp…) Chúng được tách ra như một
bộ phận cơ sở hạ tầng du lịch Ngay các phương tiện giao thông dùng cho khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này
Trang 22Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng du lịch Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức của xã hội, được thỏa mãn bằng nhiều loai hình thông tin khác nhau
Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, nước Trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại nói chung cũng như trong ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật các phương tiện thông tin liên lạc hiện nay phong phú hơn trước nhiều Nhờ có cáp điện thoại ngầm mắc qua các biển và đại dương, các vệ tinh thông tin, các máy vi tính và điện báo, điện thoại đường dài đã được sử dụng phổ biến Các máy viễn thông còn cho phép ngay tức khắc truyền cả hình ảnh tới bất cứ nơi nào trên Trái Đất
Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi – giải trí của du khách
Như vậy cơ sở hạ tầng là tiền đề, đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong
đó có hoạt động du lịch
* Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm :
Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú
Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú của ngành du lịch bao gồm các công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn, ngủ và giải trí cho khách du lịch Đây là thành phần
Trang 23đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi họ sống ngoài nơi thường trú của họ Các cơ sở này có thể chịu sự quản lý của tổ chức, xí nghiệp du lịch, hoặc
có thể hoạt động độc lập Chúng được phân hạng tùy theo tiêu chuẩn và mức độ đồng bộ của dịch vụ có trong đó
Các cơ sở lưu trú là các cơ sở thương mại kinh doanh buồng giường hay các căn hộ nhằm phục vụ khách vãng lai hay khách đến nghỉ ngơi Họ có thể thuê theo ngày, tuần hay tháng chứ không hẳn lâu dài như nhà của họ Các cơ sở lưu trú có thể bao gồm các cơ sở ăn uống được kinh doanh quanh năm hay chỉ một số tháng trong năm Các cơ sở lưu trú được phân chia thành nhiều loại
+ Các cơ sở lưu trú du lịch xã hội
+ Nhà khách
+ Khách sạn trung chuyển du lịch
+ Khách sạn thông
+ Khách sạn du lịch lớn
* Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp
Là một thành phần trong cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của khách du lịch (trong nước cũng như quốc tế) bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho du lịch, hàng thực phẩm và các loại hàng hóa khác
Cơ sở vật chất kỹ thuật này bao gồm 2 phần: một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, chúng phục vụ khách du lịch là chủ yếu Phần khác thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa phương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phục vụ khách du lịch góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch ở nơi đó
Cơ sở thể thao
Là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Chúng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của khách du lịch, làm cho nó trở nên tích cực hơn Các cơ sở thể thao bao gồm các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung
Trang 24tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước…)
Cơ sở y tế
Nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn,các món ăn kiêng…) các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó
Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa
Các công trình này bao gồm trung tâm văn hóa, thông tin, phòng chiếu phim… chúng có thể được bố trí trong khách sạn hoặc hoạt động một cách độc lập tại các trung tâm du lịch
Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác
Các công trình này là điều kiện bổ sung, giúp cho khách du lịch sử dụng triệt
để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những tiện nghi khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch Bộ phận này bao gồm trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu (biển hoặc núi), xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao…
1.1 4 Khái niệm về du khách
* Định nghĩa
Khách thăm viếng là một người đi tới một nơi (khác với nơi họ thường trú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó Định nghĩa này có thể được áp dụng cho du khách Quốc tế (International Visitor) và
du khách trong nước(Domestic Visitor)
Khách thăm viếng được chia thành hai loại
+ Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc
1 vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình…
+ Khách tham quan (Excursionist) Còn gọi là khách thăm viếng lưu lại một nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm
Trang 25* Phân loại du khách
+ Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Du khách quốc tế (International Tourist): ở Việt nam theo điều 20 chương IV
pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau:
Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch ; là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch
Du khách nội địa (Domestic Tourist) là công dân của một nước đi du lịch (
với bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó
+ Phân loại theo loại hình du lịch
Du khách d u lịch sinh thái
Được chia thành 3 loại cụ thể:
Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh: thành phần đa số là thanh niên đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ
sở lưu trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm
Khách du lịch sinh thái an nhàn: Du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên,
đi du lịch theo nhóm, ở khách sạn hạng sang, ăn uống ở nhà hàng sang trọng, ưa thích du lịch thiên nhiên và săn bắn
Khách du lịch sinh thái đặc biệt: bao gồm những du khách có lứa tuổi từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, đi tour đặc biệt, thích di chuyển (lưu cư), thích tự nấu ăn
và thu hoạch kiến thức khoa học
Du khách du lịch văn hóa – được phân chia thành hai loại
Du khách du lịch văn hóa đại trà, thuộc mọi lứa tuổi, thuộc mọi thành phần
Trang 26trong những năm gần đây Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC),
1996 thì:
“ Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.”
Mục tiêu của DLBV là:
Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách
Duy trì chất lượng môi trường (Inskeep, 1991)
Tóm lại, DLBV là một bộ phận của PTBV, xuất hiện như một cách thức kinh doanh mới của các doanh nghiệp du lịch, một cách ứng xử mới của du khách và một đòi hỏi mới đối với cộng đồng địa phương DLBV nhằm đảm bảo đầu vào liên tục cho du lịch trên cơ sở bảo vệ môi trường (trong đó có tài nguyên du lịch) cũng như đóng góp vào nền kinh tế và phúc lợi địa phương
Có thể dùng khả năng tải (sức chứa) làm tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của du lịch, tuy nhiên sử dụng bộ chỉ thị môi trường là một công cụ hữu hiệu
và rẻ tiền hơn Sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào du lịch là một tiêu chí cơ bản phân biệt DLBV với các loại hình du lịch khác
nước trong khu vực và trên thế giới
Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn
Trang 27nhân), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất
1.2 Chức năng của du lịch
1.2.1 Chức năng xã hội
Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc gìn giữ, phục hồi sức khỏe cho nhân dân Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng trong việc hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lý, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%
Thông qua hoạt động du lịch, đông dảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội
1.2.2 Chức năng kinh tế
Chức năng kinh tế của du lịch liên quan mật thiết với vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của mọi xã hội Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp Một mặt, nó góp phần vào việc hồi phục sức khỏe cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỉ lệ
ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỉ lệ tử vong ở độ tuổi lao đọng hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện Ở các nước kinh tế phát triển, nguồn lao động gia tăng rất chậm Vì thế, sức khỏe và khả năng lao động trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh nền sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó
Chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở một khía cạnh khác Đó là dịch
vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao
Trang 28động của nhiều ngành kinh tế Hơn nữa, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người được thỏa mãn thông qua thị trường hàng hóa và dịch vụ du lịch., trong đó nổi lên
ưu thế của dịch vụ giao thông, ăn ở Chính vì vậy, dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước
1.2.3 Chức năng sinh thái
Thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục môi trường thiên nhiên xung quanh, bởi vì chính môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người Để đáp ứng nhu cầu du lịch, trong cơ cấu sử dụng đất đai nói chung phải dành riêng những lãnh thổ nhất định có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các công viên rừng quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nước và bầu khí quyển nhằm tạo nên môi trường sống thích hợp Dưới ảnh hưởng của các nhu cầu ấy đã hình thành một mạng lưới các nhà nghỉ, các đơn vị du lịch Con người tiếp xúc với tự nhiên, sống giữa thiên nhiên Tiềm năng
tự nhiên đối với du lịch của lãnh thổ góp phần tối ưu hóa tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển mạnh mẽ
Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định lại đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch Đến lượt mình, quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của đông đảo quần chúng đỏi hỏi phải có các kiểu lãnh thổ được bảo vệ - các công viên quốc gia Từ đó, hàng loạt các công viên thiên nhiên quốc gia đã xuất hiện để vừa bảo vệ thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch
Việc tham quan các danh thắng cảnh và môi trường thiên nhiên có ý nghĩa với du khách Nó tạo điều kiện cho du khách hiểu biết về tự nhiên và hình thành thói quen bảo vệ môi trường
Trang 29Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ Một mặt, xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du lịch và của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch Du lịch và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau, du lịch góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển du lịch
1.2.4 Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch thể hiện ở vai trò của nó như một nhân tố củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở những khu vực khác nhau trên thế giới hiểu biết và xích lại gần nhau, tạo tình hữu nghị giữa các dân tộc Mỗi năm, hoạt động du lịch với các chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình” 1967; “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” 1983… kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc
1.3 Ý nghĩa kinh tế xã hội của du lịch
Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước và của một vùng thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch Do vậy để nhận rõ vai trò của du lịch trong quá trình tái sản xuất xã hội, cần hiểu kỹ những đặc điêm của tiêu dùng
du lịch Những đặc điểm quan trọng nhất là:
Nhu cầu trong tiêu dùng du lịch là những nhu cầu đặc biệt: nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và tắm ở biển, hồ, sông… của con người
Tiêu dùng du lịch xảy ra thông thường mang tính thời vụ
Với những đặc điểm trên, các mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch được phân làm 2 loại: các mối quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến nơi du lịch và mua dịch
vụ, hàng hóa ở đó bằng tiền tệ; và các mối quan hệ phi vật chất nảy sinh khi khách tiếp xúc với văn hóa, phong tục và tập quán của dân địa phương
Trang 30Ngoài các ý nghĩa to lớn về kinh tế, du lịch còn có ý nghĩa xã hội quan trọng Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết, do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạch cho tương lai của con người – khách du lịch
Ngoài ra sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa, dân tộc góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1.4.1 Dân cư và lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội Cùng với hoạt động lao động, họ còn có nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch Dân số càng đông, lực lượng tham gia vào các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng nhiều thì du lịch càng có điều kiện phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí
Việc nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch Nhu cầu
du lịch của con người tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư
1.4.2 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự xuất hiện của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu, làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn
ở trong tình trạng thấp kém
Vai trò to lớn của nhân tố này được thể hiện ở nhiều khía cạnh quan trọng
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội đẻ ra nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sự xuất hiện và mở rộng những nhu cầu khác nhau (tất nhiên trong đó có nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch) là kết quả của sự phát triển nền sản xuất Các nhu cầu thường nảy sinh trực tiếp từ sản xuất Nền sản xuất xã hội càng phát triển, nhu cầu của nhân dân càng lớn, yêu cầu chất lượng ngày càng cao
Trang 31Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch
1.4.3 Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch
Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời
và phát triển du lịch Sự hoạt động mang tính chất xã hội của cá nhân trong thời gian rỗi được quyết định bởi nhu cầu và những định hướng có giá trị Nhu cầu nghỉ ngơi và hình thức thể hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể với môi trường bên ngoài, giữa điều kiện sống hiện có với điều kiện sống cần có thông qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau
Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội là sản phẩm của
sự phát triển xã hội Nó được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội dưới tác động của các yếu tố khách quan thuộc môi trường bên ngoài, và phụ thuộc trước hết vào phương thức sản xuất Cụ thể hơn, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sinh sống và lao động
Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở 3 mức độ: xã hội – nhóm người – cá nhân
Nhu cầu của xã hội, nhóm người và cá nhân không tách rời nhau mà có mối quan hệ qua lại biện chứng Trong các mối liên hệ ấy, nhu cầu của cá nhân có tác động đến cơ cấu nhu cầu của nhóm người và xã hội Thông qua việc thõa mãn nhu cầu của nhóm người có nghĩa là nhu cầu của xã hội đã được thực hiện
1.4.4 Điều kiện sống
Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục
Du lịch có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thần) của con người đạt đến trình độ nhất định Một trong những nhân tố then chốt là mức thu nhập thực tế
Trang 32của mỗi người trong xã hội Không có mức thu nhập (của cá nhân và xã hội) cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi – du lịch Nhìn chung ở những nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập tính bình quân theo đầu người cao thì nhu cầu và hoạt động
du lịch phát triển mạnh mẽ
1.4.5 Thời gian rỗi
Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch
Thời gian rỗi (tự do) là thời gian cần thiết cho con người để nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thiện các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè, vui chơi giải trí…
Số thời gian rỗi nhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động, đặc điểm của quan hệ sản xuất và của dân cư Việc nâng cao năng suất lao động xã hội, một mặt, phải cho phép có thêm thời gian rỗi, mặt khác, đòi hỏi phải tăng thời gian này như một điều kiện cần thiết cho tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lực và tinh thần của con người
1.4.6 Nhân tố chính trị
Hòa bình và sự ổn định về chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế Không phải ngẫu nhiên mà năm 1967 được tuyên bố là “năm du lịch quốc tế” dưới khẩu hiệu “du lịch là giấy thông hành của hòa bình”
Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc Ngược lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trường tự nhiên Hòa bình rõ ràng là đòn bẩy mạnh hoạt động du lịch Ngược lại du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình Thông qua
du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị
Trang 331.4.8 Sự sẵn sàng đón tiếp du khách
Sự sẵn sàng đón tiếp du khách gồm 3 yếu tố sau:
* Cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng – đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, giải trí của du khách nhất là các dịch vụ công cộng, thương nghiệp, giao thông vận tải, cơ sở lưu trú…
* Điều kiện kinh tế - thể hiện qua việc cung ứng vật tư cho các tổ chức du lịch, thỏa mãn đầy đủ chủng loại hàng hóa với chất lượng cao, giá thành hợp lý cho
Dưới một góc độ khác, cách mạng khoa học kỹ thuật đồng thời là nhân tố đẩy mạnh sự phát triển của du lịch “công nghiệp du lịch” chắc chắn không phát triển mạnh nếu thiếu đi sự hỗ trợ của cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình công nghiệp hóa Các cuộc cách mạng này đã khuấy động các ngành sản xuất, đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao Đó là tiền đề nâng cao thu nhập của
Trang 34người lao động, tăng thêm khả năng thực tế tham gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, hoàn thiện cơ cấu hạ tầng và tạo cho du lịch có bước phát triển mới, vững chắc hơn
1.5.1 Phân loại tổng quát
* D u lịch sinh thái (Ecotourism)
Ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phat triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động tiêu cực của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên
* Du lịch văn hóa “ là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận
bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa những phong tục tập quán còn hiện diện”
Cũng có nhiều cách biểu đat khác nhau của định nghĩa văn hóa du lịch, tiêu biểu có 4 cách sau
Du lịch văn hóa là tổng của cải vật chất và của cải tinh thần có liên quan đến
du lịch
Du lịch văn hóa là kết quả tác động lẫn nhau giữa chủ thể du lịch (du khách), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) với môi giới du lịch (ngành du lịch)
Du lịch văn hóa là một loại hình thái văn hóa của đời sống du lịch
Du lịch văn hóa là một hình thái văn hóa đặc thù, lấy nhân tố giá trị nội taị của văn hóa chung làm chỗ dựa, lấy các yếu tố du lịch làm căn cứ, tác dụng với quá trình hoạt động du lịch
1.5.2 Phân loại cụ thể các loại hình du lịch
1.5.2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ - được phân chia thành hai loại chính
* Du lịch quốc tế (International Tourism) là hình thức du lịch mà ở đó điểm
xuất phát và điểm đến của du khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, du
Trang 35khách phải đi qua biên giới và tiêu thụ ngoại tệ ở nơi đến du lịch Bản thân nó cũng chia thành hai loại cụ thể:
Du lịch quốc tế chủ động (Inbound Tourism) là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu thụ tiền tại nước đó
Du lịch quốc tế bị động (Outbuond Tourism) là hình thức du lịch của khách quốc tế từ nước lưu trú đi ra nước ngoài du lịch
* Du lịch nội địa (Domestic Tourism) du lịch nội địa được hiểu là các hoạt
động tổ chức, phục vụ người trong nước du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ
1.5.2.2 Căn cứ vào nhu cầu du lịch của du khách
* Du lịch chữa bệnh – du khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các loại bệnh
tật về thể xác và tinh thần nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, ví dụ: chữa bệnh bằng khí hậu (thay đổi vùng khí hậu) ; chữa bệnh bằng phương pháp thủy lý như tắm nước nóng, bùn khoáng, tắm biển; chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt…
* Du lịch nghỉ ngơi, giải trí – nhu cầu chính của du khách là nghỉ ngơi, giải
trí để phục hồi thể lực và tinh thần, đưa lại sự thư giãn, sảng khoái Nhằm phục vụ tốt cho loại hình này các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch phải thiết kế các chương trình vui chơi giải trí đa dạng, phong phú, đặc sắc để tạo sự thu hút du khách Ví dụ các tổ hợp vui chơi, giải trí nổi tiếng của các quốc gia như Disneyland ở Hoa Kỳ, Pháp, Nhật, thế giới thu nhỏ ở Trung Quốc, Thái Lan
* Du lịch thể thao – loại hình này được chia thành 2 loại:
Du lịch thể thao chủ động: Bao gồm các chuyến đi du lịch và lưu trú để du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao
Du lịch thể thao bị động – là chuyến đi du lịch của du khách để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội
Những chuyến đi liên quan đến thể thao chiếm 55% tổng số chuyến đi du lịch ra nước ngoài của Đức, 52% của Hà Lan, 23% của Pháp Có kiểu ngày nghỉ
Trang 36theo hướng thể thao là ngày nghỉ thể thao mùa hè, ngày nghỉ thể thao mùa đông và ngày nghỉ ở Núi
Thị phần mùa hè chiếm 19%, loại hình mà du khách ưa thích là đi bộ, leo núi; thị phần mùa đông chiếm 38%, loại hình thông dụng là trượt tuyết, thị phần leo núi chiếm 43%, loại hình ưa thích là leo vách đá
* Du lịch công vụ
Mục đích chính là thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó (tham dự các hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn) Thành phần chính gồm những người đại diện cho một giai cấp, Đảng phái, quốc gia, một hãng kinh doanh hay một công ty
Du lịch công vụ được chia thành hai loại:
Du lịch công vụ chính trị là một phái đoàn hay một cá nhân đi dự các cuộc đàm phán, tham dự các ngày lễ dân tộc
Du lịch công vụ kinh tế là đi tham dự các hội chợ, các cuộc triển lãm kinh tế
* Du lịch tôn giáo – loại hình này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc
biệt của những người theo tôn giáo (Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Phật giáo, Nho giáo…)
Loại hình này được chia thành hai loại:
Du khách đi thăm nhà thờ, đền, đình, chùa vào ngày lễ
Các cuộc hành hương của các tín đồ đạo giáo về đất đạo (như hành hương về tòa thánh Vatican, thánh địa Mecca…)
* Du lịch khám phá – loại hình này phù hợp với du khách có nhu cầu khám
phá thế giới xung quanh, khám phá về phong cách sinh hoạt, tâm lý, tính cách con người, ẩm thực, những mặt hàng lưu niệm, các danh thắng tự nhiên, môi trường hoang dã Khám phá trong du lịch, ngoài việc mở mang kiến thức, còn để lại cho du khách những cảm xúc thích thú Mỗi loại hình du lịch đều mang ý nghĩa khám phá:
đi du lịch để hiểu người, hiểu đất, phát hiện những điều kỳ thú của thiên nhiên, văn hóa, con người
Trang 37* Du lịch thăm hỏi (thăm viếng) Loại hình này được nảy sinh do nhu cầu
giao tiếp xã hội, nhằm mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen ở những nước và những vùng khác
1.5.2.3 Căn cứ vào phương tiện giao thông
* Du lịch bằng xe đạp, Mô tô – loại hình này phát triển mạnh ở những nước
có địa hình bằng phẳng, thuận lợi và đặc biệt phù hợp với du lịch cuối tuần
* Du lịch tàu hỏa – loại hình này có thuận lợi là chuyển tải được số lượng
lớn du khách với chi phí vận chuyển tương đối rẻ
* Du lịch tàu biển Trong suốt thập niên qua, kinh doanh du lịch tàu biển là
ngành công nghiệp du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Trong giai đoạn 1990 – 1999 tỷ lệ tăng số lượt du khách quốc tế là 4,2% nhưng ngành du lịch tàu biển có
số lượng khách tăng 7,7%
* Du lịch ô tô – đây là loại hình du lịch phổ biến, chiếm tỷ trọng cao nhất
trong luồng khách du lịch Ở các nước Châu Âu loại hình này chiếm 80% tổng số
du khách
* Du lịch hàng không – là loại hình du lịch có nhiều triển vọng, tạo điều kiện
đi du lịch xa với tiện nghi hiện đại, giảm thời gian di chuyển cần thiết và làm tăng thời gian đi du lịch Tuy nhiên loại hình này có hạn chế là chi phí đi lại cao
1.5.2.4 Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch
* Du lịch miền biển – mục đích chủ yếu của du khách là tắm biển, tắm nắng
và tham gia các loại hình thể thao như lướt ván trên sóng biển, lặn biển và bóng chuyền trên bãi biển Ngoài việc tắm biển du khách rất ưa thích tham gia những trò chơi thú vị trên biển như mô tô nước, dù kéo, bơi thuyền, muốn khám phá những đảo xa, khám phá môi trường hoặc những tour du lịch biển chuyên đề như “Côn đảo xưa và nay”
* Du lịch núi – loại hình thỏa mãn nhu cầu du lịch tham quan cảnh đẹp hùng
vĩ của rừng núi, nghiên cứu khoa học, nghĩ dưỡng, leo núi, hang động…
* Du lịch đô thị - các thủ đô thành phố có sức hấp dẫn lớn đối với du khách
bởi các công trình kiến trúc mỹ thuật, nền văn hóa đặc sắc, nghệ thuật độc đáo tầm
cỡ quốc gia và quốc tế
Trang 38* Du lịch đồng quê – làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật yên
bình và không gian thoáng đãng là điều kiện tuyệt vời giúp du khách nghỉ ngơi, thư giãn phục hồi sức khỏe
1.5.2.5 Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch
* Du lịch theo đoàn – các thành viên đi du lịch được tổ chức theo đoàn và
thường có chuẩn bị chương trình du lịch sẵn Du lịch theo đoàn được chia ra thành hai loại:
Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch và Du lịch theo đoàn thông qua tổ chức du lịch
* Du lịch cá nhân – cá nhân tự định ra chuyến hành trình, kế hoạch tham
quan, lưu trú, ăn uống hoặc giải trí theo sở thích, thị hiếu riêng của mình Loại này
có thể chia ra hai loại:
Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch và Du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch
1.5.2.6 Căn cứ vào phương thức ký kêt hợp đồng du lịch
* Du lịch trọn gói (Inclusive Tour) hoặc chương trình du lịch trọn gói
(Package Tour) – giá của chương trình du lịch bao gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống và dịch vụ tham quan, mức giá trọn gói thường rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng phần dịch vụ trong Tour trọn gói
* Mua từng phần dịch vụ của Tour du lịch – Du khách chỉ mua từng dịch vụ
như dịch vụ vận chuyển hoặc dịch vụ lưu trú
1.6 Sản phẩm du lịch
1.6.1 Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch
* Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ
sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình
Trang 39* Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.”
Từ các định nghĩa trên, có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp
lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch.”
Hoặc: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch
1.6.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch
Nội dung cơ cấu sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên quan tới rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau:
* Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) bao gồm các
điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng…
* Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) Cơ sở du lịch
bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải trí cho du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách
* Dịch vụ du lịch Bộ phận này được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch,
việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ
mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp
Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ
Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh
Trang 401.6.3 Giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch được xem là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thuộc tính chung của hàng hóa thể hiện trên hai mặt là giá trị và giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch là ở chổ nó có thể thỏa mãn nhu cầu có tính tổng hợp của du khách trong quá trình du lịch, một mặt vừa bao gồm các nhu cầu sinh lý cơ bản như ăn, ở, đi lại của du khách, mặt khác còn bao gồm nhu cầu tinh thần như tham quan, du ngoạn, làm phong phú kiến thức, tăng cường giao lưu… vì vậy giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức năng
Mặt khác, sản phẩm du lịch là sự kết hợp của sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ, tính vô hình của sản phẩm du lịch làm cho giá trị sử dụng của
nó mang tính trừu tượng chỉ có thể thông qua việc tiêu thụ của du khách mới có thể đánh giá, đo lường giá trị sử dụng đích thực của sản phẩm du lịch
Giá trị sản phẩm du lịch có thể chia ra ba nội dung là giá trị sản phẩm vật chất, giá trị dịch vụ du lịch, và giá trị vật (đối tượng) thu hút du lịch
1.6.4 Mô hình sản phẩm du lịch
Dựa trên các thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch và tùy thuộc vào đặc trưng, đặc thù của mỗi nước, các nhà du lịch đưa ra một số mô hình như sau: mô hình 4S, 3H, và 6S
* Mô hình 4S Sea: biển; Sun: Mặt trời, tắm nắng; Shop: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm; Sex or Sand: Hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hay bãi cát tắm nắng)
* Mô hình 3H: Di sản văn hóa, truyền thống dân tộc (Heritage); lòng hiếu khách, khách sạn, nhà hàng (Hospitality); Tính lương thiện (Honesty)
* Mô hình 6S: Mô hình của Pháp gồm Sanitaire: Vệ sinh; Santé: Sức khỏe; Sécuríté: An ninh, trật tự xã hội; Sereníté: Thanh thản; Service: Dịch vụ, phong cách phục vụ; Satisfaction: Sự thỏa mãn (hài lòng)
1.6.5 Đặc tính của sản phẩm du lịch
* Tính tổng hợp
Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động
xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế, bên cạnh đó nhu cầu của du