Mục tiêu tổng quát Thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và luật nhân quyền quốc tế, luận văn sẽ chỉ ra những vấn đề bất cập trong chính sách và các cơ chế bảo đảm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
* * *
Học viên: Nguyễn Thị Hoài Linh
Lớp: Cao học Nhân quyền K 18
ĐỀ TÀI:
“Phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con người Phân tích
từ thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang”
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: Luật
Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền con người
Mã ngành: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
Đề xuất người hướng dẫn: TS Vũ Công Giao
Hà Nội – 2013
Trang 2Tên đề tài:
“ Phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con người Phân tích từ thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang”
1 Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc xây dựng các công trình thủy điện luôn gắn với công tác tái định cư (TĐC), hiện nay dù ở quốc gia phát triển hay đang phát triển, vì sự công bằng và tính nhạy cảm mà vấn đề này thường xuyên được xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm Do tính chất công trình, địa điểm xây dựng các nhà máy thủy điện đều nằm tại địa bàn miền núi nên đối tượng tái định cư chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số, dễ bị tổn thương do tập quán sản xuất lạc hậu, tâm lý sống gắn bó với môi trường rừng
Tuy nhiên, chính sách đền bù và tái định cư hiện nay mới chỉ đề cập đến đền
bù đất và các tài sản bị thiệt hại, các thiệt hại vô hình khác về môi trường, văn hóa cộng đồng… chưa được tính đến đầy đủ Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội theo đặc thù từng vùng, nhóm dân tộc chưa được khảo sát kỹ và tính toán đầy đủ, cân nhắc trước khi đưa ra các phương án tái định cư đặc biệt là những khu dân cư phải chuyển đổi phương thức canh tác, các nhóm dân tộc ít người, trình độ phát triển còn thấp
Công trình thủy điện Tuyên Quang cũng không nằm ngoài những nhận định
đó Bên cạnh những lợi ích to lớn đối với cả nước, công trình cũng gây thiệt hại lớn về đất đai, tài sản và buộc tỉnh Tuyên Quang phải tổ chức di dời và tái định cư (TĐC) cho 4.116 hộ với 20.382 nhân khẩu thuộc vùng lòng hồ và mặt bằng công trường
Theo Báo cáo tổng hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang vào năm 2011: Cộng đồng TĐC thuộc nhóm nông thôn chưa phát triển với trình độ phát triển kinh tế thấp, sản xuất phổ biến vẫn là lao động thủ công, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp Kết quả điều tra (tháng 4/2010) về thu nhập của hộ TĐC tổng hợp theo tiêu chí về chuẩn nghèo (Quyết định số 170/2005/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 25/2008/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2008 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội): Trong tổng số gần 4.000 hộ tái định cư có 1.977 hộ trung bình, 930 hộ cận nghèo, 577 hộ nghèo mà nguyên nhân chính là do thiếu việc làm, chất lượng lao động và trình độ sản xuất nông nghiệp thấp
Bên cạnh đó, mặc dù số lượng dân phải di chuyển chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (Dao, Tày và H’Mông) nhưng trong chính sách tái định cư lại không
Trang 3chú trọng đến yếu tố này nhằm tạo môi trường duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hạn chế những xung đột văn hóa có thể xảy ra
Thực trạng trên cho thấy để “đồng bào tái định cư có đời sống tốt hơn nơi ở
cũ”…thì việc tìm ra những giải pháp trong việc đảm bảo các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa (như: quyền có mức sống thích đáng, quyền có việc làm, quyền về văn hóa ….) đối với các hộ tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang là một yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo yếu tố phát triển bền vững trong vùng tái định cư
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và luật nhân quyền quốc tế, luận văn sẽ chỉ ra những vấn đề bất cập trong chính sách và các cơ chế bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khi thực hiện di dân, tái định cư đối với người dân trong khu vực quy hoạch các công trình thủy điện nói chung nhìn từ thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang Từ đó đưa ra những giải pháp
cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với các hộ dân tái định cư các công trình thủy điện
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xem xét sự tương thích giữa tiêu chuẩn quốc tế với chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đối với các
hộ dân tái định cư dự án công trình thủy điện Tuyên Quang
- Xem xét cơ chế bảo đảm cũng như tìm hiểu nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc bảo đảm các quyền trên
- Đề xuất một số khuyến nghị cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách tái định cư nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho các hộ dân tái định cư các dự án phát triển thủy điện
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần bổ sung cho các nghiên cứu về chính sách tái định cư trong các dự án phát triển thủy điện ở Việt Nam Cách tiếp cận, nghiên cứu chính sách di dân, tái định cư không tự nguyện trong việc phát triển các dự án thủy điện dưới lăng kính của bộ luật nhân quyền quốc tế là một hướng nghiên cứu mới Các kết quả của đề tài sẽ góp phần bổ sung cho nhận thức và hiểu biết về việc đảm bảo các quyền con người đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với các
hộ dân tái định cư các dự án phát triển thủy điện thông qua việc phân tích các nguyên tắc, tiêu chuẩn của bộ luật nhân quyền, đối chiếu với các quy định có liên quan trong pháp luật Việt Nam để đánh giá sự tương thích giữa pháp luật quốc tế
Trang 4và pháp luật Việt Nam, cũng như cơ chế bảo đảm các quyền đó trong thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang
Luận văn cũng mong muốn đề xuất một số đóng góp nhằm hoàn thiện hệ thống các chính sách liên quan đến tái định cư để phát triển thủy điện, đặc biệt là những giải pháp đảm bảo quyền có mức sống thích đáng, quyền có việc làm và quyền về văn hóa đối với các hộ dân tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm quyền con người trong phát triển các dự án thủy điện Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa Luật ĐHQG Hà Nội
và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ dân phải di dời, tái định cư để thực hiện dự án thủy điện Tuyên Quang
Phạm vi nghiên cứu luận văn: tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu việc đảm bảo các quyền con người đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với các hộ dân phải di dời, tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang tại tỉnh Tuyên Quang trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay
Tổng quan tài liệu
Chủ đề nghiên cứu về chính sách di dân, tái định cư cũng như ảnh hưởng của những chính sách này đến đời sống người dân phải di dời trong các dự án hạ tầng ở nước ta đã được giới nghiên cứu khoa học xã hội quan tâm xem xét Điển hình có thể kể đến những công trình nghiên cứu như:
- Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Đặng Nguyên Anh, Nxb Thế giới, Hà Nội.2006
- Tái định cư trong các dự án phát triển: Chính sách và thực tiễn, Phạm
Mộng Hoa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2000
Hay các báo cáo hội thảo như:
- Xem xét chính sách tái định cư các công trình thủy điện ở Việt Nam từ góc
độ nghiên cứu xã hội Đặng Nguyên Anh, tham luận trình bày tại Hội thảo về cơ
chế quản lý và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các công trình thủy điện, thủy lợi Hà Nội, ngày 15/11/2006
- Chính sách và cơ chế tài chính giải quyết vấn đề công ăn việc làm sau khi
tái định cư, Đỗ Văn Hòa, Kỷ yếu hội thảo khoa học tài chính đối với vấn đề tái
định cư - Thực trạng và giải pháp Hà Nội, ngày 31/8/2006
Trang 5- Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu
số tại các công trình thủy điện ở nước ta, Nguyễn Lâm Thành, Tài liệu hội thảo.
Hà Nội 2006
Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin khá lớn
về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng như những ảnh hưởng của nó đối với người dân phải di chuyển Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu tiếp cận ở góc độ xã hội học, chưa có công trình nào phân tích những vấn đề này dưới lăng kính nhân quyền
2 Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Xem xét sự tương thích giữa tiêu chuẩn quốc tế với chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đối với các
hộ dân tái định cư dự án công trình thủy điện Tuyên Quang
Xem xét cơ chế bảo đảm cũng như tìm hiểu nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc bảo đảm các quyền trên
Đề xuất một số khuyến nghị cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách tái định cư nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho các hộ dân tái định cư các dự
án phát triển thủy điện
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
2.3 Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 165 km,
có tọa độ địa lý 21o30’ - 22o40’vĩ độ Bắc và 104o50’ - 105o40’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ Toàn tỉnh có 6 huyện và 01 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn
Khí hậu Tuyên Quang có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hạn và mùa
hè Khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt,…) và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên quy mô lớn
Trang 6Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn Hệ thống sông suối ngoài ý nghĩa sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển thủy điện
Trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, GDP tăng bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 13,53%; cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, các ngành dịch
vụ và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản GDP bình quân đầu người đạt
702 USD/năm Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được tăng cường Văn hóa - xã hội phát triển phù hợp với tăng trưởng kinh tế Chất lượng giáo dục
và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng lên Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đạt kết quả quan trọng Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Hiệu lực, hiệu quả quản
lý, điều hành của chính quyền từng bước được nâng cao
3 Dự kiến kết quả
Một bản luận văn từ 70 đến 120 trang, với cấu trúc dự kiến gồm 03 phần chính Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chia là 03 chương: cụ thể:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung
Trong phần này, tác giả dự kiến sẽ tìm hiểu các quy định của Luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt chú trọng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (quyền có việc làm, quyền có mức sống thích đáng và quyền về văn hóa); quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Việt Nam về di dân, tái định cư để phát triển các
dự án thủy điện nói chung, dự án thủy điện Tuyên Quang nói riêng Từ đó, xem xét
sự tương thích giữa tiêu chuẩn quốc tế với chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đối với các hộ dân tái định cư dự án công trình thủy điện Tuyên Quang
Chương II: Thực trạng việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với các hộ dân tái định cư công trình thủy điện Tuyên Quang.
Trong phần này, tác giả dự kiến sẽ tìm hiểu cơ chế bảo đảm cũng như tìm hiểu nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (tập trung vào các quyền: quyền có việc làm, quyền có mức sống thích đáng, quyền về văn hóa) đối với các hộ dân tái định
cư công trình thủy điện Tuyên Quang Từ đó, xác định những quyền trên đã được bảo đảm như thế nào và có những nguy cơ nào ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền trên khi thực hiện di dân, tái định cư công trình thủy điện Tuyên Quang
Chương III: Một số khuyến nghị cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách tái định cư các dự án phát triển thủy điện.
Trang 7Trong phần này, tác giả dự kiến đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách tái định cư nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho các hộ dân tái định cư các dự án phát triển thủy điện trên cơ sở phân tích những bất cập, hạn chế của các chính sách, pháp luật hiện hành về di dân, tái định cư để xây dựng các công trình thủy điện trong việc bảo đảm các quyền con người, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa từ thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang
4 Tiến độ
STT Hoạt động/
Nội dung
Thời gian
(tính bằng tháng)
2 Xây dựng, hoàn thiện và
3
Viết luận văn và trình dự thảo cho giáo viên hướng dẫn
6 tháng
4
Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
3 tháng
5 Chuẩn bị và bảo vệ luận
5 Tài liệu tham khảo
- Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân; Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con
người, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
- Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân; Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật Nhân quyền quốc tế những vấn đề cơ bản,
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội
- Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân; Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,1966), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Trang 8Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân; Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội (2011), Luật Quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn
thương, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật
về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Quyền kinh tế, xã hôi, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
- Báo cáo chung của các bên liên quan gửi Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cho kiểm điểm định kỳ toàn cầu của Việt Nam năm 2014 do GPAR, GENCOMNET và CIFPEN chuẩn bị
- Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (2011), Nghiên cứu tái định cư thủy điện ở
Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (2007), Tài liệu hội nghị Tổng kết
15 năm thực hiện công tác di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2011), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.