1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPT

37 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 7,16 MB

Nội dung

SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPTSKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THANH BÌNH

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2016 - 2017

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

––––––––––––––––––

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN

2 Ngày tháng năm sinh: 06/6/1981

3 Nam, nữ: nữ

4 Địa chỉ: xã Phú Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

5 Điện thoại: 01675739825

6 E-mail: hn661981@gmail.com

7 Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Tổ Sử - Địa – GDCD

8 Nhiệm vụ được giao: giảng dạy Lịch sử các lớp 12ª6, 12a7, 12a8, 12a9,12ª10,12ª11; 10a1, 10a2, 10a10, 10a11

9 Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Bình

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân

- Năm nhận bằng: 2015

- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử

- Số năm có kinh nghiệm: 12

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Năm học 2011-2012: Một số cách dẫn dắt vào bài và củng cố bài học Lịch sử + Năm học 2014 – 2015: BƯỚC ĐẦU TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA NGOẠI KHOÁ LỊCH SỬ”

Trang 3

và xã hội loài người.

Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đấtnước,những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này Nếu có đầy đủnhững nhận thức về bảo vệ môi trường, từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đếnkhi ra trường, dù làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều

có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả

Trên thực tế việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào môn học lịch sửvẫn chưa được sâu sắc và triệt để Vì vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việclồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử sao cho vừa đảm bảo mục tiêutheo tinh thần chỉ thị của Bộ giáo dục và giúp học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đềbảo vệ di tích lịch sử, hiện vật, những di sản văn hoá là vấn đề đang được nhiều giáo

viên dạy học lịch sử quan tâm và suy nghĩ Chính vì lẽ đó tôi đã áp dụng “Một số kinh

nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ở trường THPT”.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.Cơ sở lý luận

Giúp học sinh hiểu biết về môi trường, thông qua đó mà giáo dục các em ý thứcbảo vệ môi trường, sự quan tâm đến vấn đề môi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên,khơi dậy những ý tưởng, sự mong muốn phát triển các cách thức khai thác, cách thứcphát triển, sản xuất có lợi cho môi trường và tìm kiếm các giải pháp bảo vệ môi trường.Qua môn lịch sử còn có mục đích giáo dục các em bảo vệ các di tích lịch sử, bảo vệtruyền thống, bảo vệ các di sản văn hóa cha ông để lại Những hiểm họa suy thoái môitrường đang đe dọa cuộc sống của loài người Giáo dục môi trường nhằm vận dụngnhững kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách bềnvững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai, qua đó giáo dục cho học sinh có thái độ thânthiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh… Từ

đó học sinh có những hành động thiết thực bảo vệ , xây dựng cảnh quan trường lớp, giađình, xóm làng

Trang 4

Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia vàtoàn cầu.

Nước ta có khoảng hơn 20 triệu học sinh, sinh viên các cấp và hơn 1 triệu giáoviên, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy Đây là một lực lượng khá hùng hậu Việctrang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng nàycũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môitrường Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyêntruyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cho cộng đồng dân cư của khắp các địaphương cả nước Hơn nữa trường học là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đấtnước

2 Cơ sở thực tiễn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xâydựng và phát triển đất nước, nhiều văn bản được Đảng và Nhà nước ban hành nhằm thểchế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trườngnhư:

-Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: công dân Việt Nam được giáo dụctoàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường; Giáo dụcmôi trường là nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông (tríchđiều 107, Luật bảo vệ môi trường)

-Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhậnthức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệthống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóađối với cấp học phổ thông” (trích Nghị quyết 41/NQ/TƯ)

-Quyết định 1363/QĐ/TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệmôi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục học sinh, sinhviên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểubiết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường;

có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”

-Quyết định 256/QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đếnnăm 2010, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời củachiến lược kinh tế - xã hôi, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước.Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là “Tuyên truyền giáo dụcnâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”

-Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục môi trường” của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dụcphổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trườngbằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa,ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với cácvùng, miền”

-Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trương trong môn Lịch sử - Phan Ngọc Liên –Phan Thị Lạc – Trần Thị Nhung – Nguyễn Xuân Trường – NXB Giáo dục đã trang bị

Trang 5

cho GV những vấn đề chung về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trong mônLịch sử

Tất cả nội dung nêu trên là cở sở pháp lý, là yêu cầu, là nguyên tắc, là phươngpháp, nội dung để giáo viên có thể tiến hành giáo dục môi trường trong quá trình dạyhọc nhưng trong thực tiễn đội ngũ giáo viên đã chưa làm tốt được yêu cầu này là donhận thức về giáo dục môi trường chưa đúng, không ít giáo viên cho rằng:

+Mục tiêu của môn học Lịch sử là giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản,cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giớiquan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc,cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đờisống xã hội Tất cả những mục tiêu này không liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môitrường: ô nhiễm môi trường, thảm họa tự nhiên bảo vệ môi trường như ở các mônSinh học, Địa lý, Giáo dục công dân

+Áp lực về mục tiêu kiến thức bộ môn quá nặng nên thời gian cho giáo dục môitrường còn rất hạn chế hoặc khiên cưỡng, hình thức

Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lý luận kết hợp với thực tiễn công tác bản thân tôi đãgiải quyết được khó khăn trên và tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trongmôn Lịch sử một cách có hiệu quả đạt yêu cầu đề ra

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cách tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Lịch sử bậc THPT:

1.1 Các yêu cầu cần được đảm bảo khi thực hiện:

-Phải lấy kiến thức lịch sử làm nội dung chính và sử dụng các kiến thức về giáodục môi trường để hướng việc dạy học lịch sử vào các chức năng, nhiệm vụ giáo dụchọc sinh về môi trường để làm cho hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn chứ khônglàm cho việc dạy học bộ môn thêm nặng nề, quả tải làm hiệu quả giáo dục không cao

-Chỉ tiến hành tích hợp ở một số bài có nội dung sở trường, ưu thế trong giáo dụcbảo vệ môi trường chứ không bắt buộc phải tiến hành ở tất cả các chương, bài trongtoàn bộ chương trình

-Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực Vai trò chủ độngtích cực, tự tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo phù hợp với yêu cầu bảo vệ, gìn giữ và pháthuy tác dụng việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh thông qua học tập bộmôn

-Thực hiện tiến hành tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử khôngchỉ tiến hành trong bài nội khóa mà còn kết hợp trong các bài ngoại khóa, tiết lịch sử địaphương, hoạt động NGLL

1.2 Cách tiến hành lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Lịch sử:

Để thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường vào tiết học lịch sử có hiệu quả làkhông phải dễ Tư liệu, băng hình tranh ảnh, nguồn tư liệu phục vụ lồng ghép nội dunggiáo dục môi trường trong lịch sử còn thiếu

Môi trường là phạm trù rộng lớn, vì vậy việc xác định nội dung cần lồng ghéptrong từng mục là việc không phải vấn đề dễ dàng

Đa số học sinh chưa hiểu sâu về vấn đề môi trường

Trang 6

Qua thực tế giảng dạy tôi xin trình bày cách tiến hành lồng ghép theo các bướcnhư sau:

Bước 1:Giáo viên phải xác định được địa chỉ cần tích hợp( Tích hợp vào nộidung nào của bài)

Bước 2 :Giáo viên xác định nội dung tích hợp bao gồm kiến thức và kỹ năng cần

tích hợp

Bước 3: Giáo viên xác định phương pháp cần tích hợp

1.3 Đối với dạng tích hợp môi trường tự nhiên

*Ví dụ 1: Khi dạy bài 17 (lịch sử lớp 10): Qúa trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến;

Bước 1 : Địa chỉ tích hợp : Phần I Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỷ X.

Bước 2 : Nội dung tích hợp Vị trí địa lí của Hoa Lư, nơi được chọn làm kinh đô

thời nhà Đinh

Bước 3 : Sử dụng tranh ảnh kết hợp với mô tả và liên hệ.

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và mô tả toàn cảnh vùng Hoa Lư và giáoviên kết luận: Kinh Đô Hoa Lư xưa tức khu di tích cố đô Hoa Lư nay nằm trên địa phận

2 huyện Hoa Lư và Gia Viễn thành phố Ninh Bình.Sau khi lên ngôi Đinh Bộ Lĩnh chọnHoa Lư làm nơi đóng đô Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp,núi trong sông,sông trongnúi.Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện Sau lưng là rừng núi,trước mặt là đồng bằng,xa hơnnữa là biển cả Nơi đây núi sông tráng lệ,phong thủy hài hòa,xứng đáng chọn để dựng

đô ‘ Đinh Bộ Lĩnh cho xây thành nối các núi đá vôi thành hai khu vực thành nội vàthành ngoại’’

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp :Thông qua mô tả vùng đất

Hoa Lư giáo viên giáo dục cho học sinh hiểu Đinh Bộ Lĩnh đã cho xây dựng kinh đô

Trang 7

Hoa Lư trên địa thế hiểm trở,biết tận dụng điều kiện tự nhiên vừa tiết kiệm sức người vàsức của vừa đảm bảo đối phó tối ưu với các thế lực thù địch.Vùng đất Hoa Lư xưa kia,nay đã không ngừng phát triển.Tỉnh Ninh Bình đang có nhiều chính sách để phát triểnkinh tế theo hướng du lịch lịch sử nhằm khai thác lợi thế của vùng đất cố đô.

*Ví dụ 2: Khi dạy bài 19 (lịch sử lớp 10): Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV.

Bước 1: Địa chỉ tích hợp mục II : Những cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên ở thế kỷ XIII

Bước 2: Xác định nội dung cần tích hợp là thông qua diễn biến chiến thắngBạch Đằng 1288, đây là thất bại nặng nề và đau đớn nhất của quân Nguyên, giáo viêncần khai thác khía cạnh sự thông minh, sáng tạo của nhân dân ta biết dựa vào điều kiện

tự nhiên để đánh giặc

Bước 3: Giáo viên chọn phương pháp trực quan: Sử dụng lược đồ chiến thắngBạch Đằng kết hợp với phương pháp đàm thoại giúp học sinh thấy được địa hình củasông Bạch Đằng có lợi thế như thế nào đối với chiến thắng

Học sinh trả lời :Sông Đá Bạc, Sông Giá và nhiều sông khác đổ vào

Hỏi: Sông Bạch Đằng đã từng diễn ra những chiến thắng nào trong lịch sử dân

tộc ?

Học sinh trả lời: 938 thắng quân Nam Hán: Năm 1288 đánh bại quân Nguyên

Hỏi :Tiếp thu cách đánh giặc của Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn đã làm gì ?

Học sinh trả lời: Lợi dung nước thủy triều lên xuống cho quân mai phuc…

Sau khi cho học sinh khai thác điều kiện tự nhiên thuận lợi của Sông BạchĐằng Giáo viên trình bày diễn biến, kết quả trận đánh Thông qua đó giáo dục cho họcsinh thấy được sự thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên có đóng góp to lớn của điều kiện tự nhiên mà đã được Trần Quốc Tuấn tận

Trang 8

dụng triệt để trong đường lối chiến lược, chiến thuật sáng tạo đó là dựa vào địa hình để

bố trí quân mai phục, dựa vào sự lên xuống của thủy triều bố trí bãi cọc

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động học tập này

là: con người đã khai thác lợi thế môi trường tự nhiên vào mục đích chiến lược quân sự,góp phần bảo vệ độc lập dân tộc

*Ví dụ 3: Bài 3(Lịch sử 10): Các quốc gia cổ đại phương đông

Bước 1: Địa chỉ tích hợp: Mục 1: Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

Bước 2: Nội dung tích hợp: Điều kiện tự nhiên của lưu vực những dòng sông lớn

như thế nào? Thuận lợi cho việc sản xuất ra sao?

Con người đã tác động vào tự nhiên như thế nào? (làm thủy lợi )

Sự phát triển của sản xuất dẫn đến phân hoá xã hội đưa đến sự xuất hiện các quốcgia cổ đại

Ghi chú: Sử dụng lược đồ châu Á, châu Phi và miêu tả vùng lưu vực các sông lớn

Bước 3: Giáo viên chọn phương pháp dùng lược đồ các quốc gia cổ đại để trìnhchiếu hình ảnh lưu vực các sông, trên cơ sở tư liệu sgk, thông tin của GV cung cấp, họcsinh hoạt động nhóm tìm hiểu các nội dung sau:

1 Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại được hình thành ở lưu vực cácsông lớn?

2 So sánh cuộc sống của người dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông với cuộcsống của người Tinh khôn thời nguyên thủy em có nhận xét gì? Giải thích vì sao?

Nội dung yêu cầu:

1 Đất đai màu mỡ, dễ trồng trọt, nghề nông phát triển

2.Cuộc sống người dân ở các nhà nước cổ đại phương Đông cao và ổn định hơnngười tinh khôn thời nguyên thủy do họ đã biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênhmáng dẫn nước vào ruộng nghề nông phát triển, đời sống ổn định, sống định cư

GV kết luận: từ chỗ dựa vào tự nhiên để tồn tại, con người đã phát triển lên giai

đoạn biết khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên để nâng cao cuộc sống, làm phân hóangười giàu – nghèo, xã hội nguyên thủy tan rã dần nhường chỗ cho sự ra đời của nhànước

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động học tập này

là: con người đã biết khai thác và sử dụng, hạn chế tác hại của điều kiện tự nhiên mộtcách hợp lý để nâng cao cuộc sống con người

Nội dụng giáo dục bảo vệ môi trường đã được kết hợp với nội dung bộ môn mộtcách nhuẫn nhuyễn, vừa phải không thô cứng, áp đặt, hình thức

1.4 Đối với dạng tích hợp môi trường xã hội

*Ví dụ 1 : Khi dạy bài 20( Lịch sử 10): Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỷ X-XV Phần II: Giáo dục, văn học, nghệ thuật.

Bước 1: Xác định địa chỉ tích hợp là mục 3: Nghệ thuật.

Bước 2: Nội dung tích hợp là phần sinh hoạt văn hóa dân gian

Bước 3 : Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và liên hệ.

Khi dạy đến phần sinh hoạt dân gian giáo viên sẽ tiến hành thực hiện một sốcâu hỏi sau:

Hỏi: Từ thời Lý nhân dân ta ưa thích những hoạt động văn hóa dân gian nào?

Trang 9

Học sinh trả lời: Ca hát nhảy múa, đua thuyền, đấu vật, đá cầu

Hỏi: Những hoạt động văn hóa dân gian này có tác dụng gì ?

Học sinh trả lời :Làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ta thêm phong phúgóp phần thắt chặt thêm tình cảm cộng đồng trong mỗi bộ phân dân cư

Hỏi: Hiện nay ở địa phương em và trong trường học đã duy trì những hoạt động

văn hóa này như thế nào? Bản thân em đã tham gia vào những hoạt động này ra sao?

GV kết luận: nghệ thuật dân gian phát triển, phản ánh tâm tư nguyện vọng của

nhân dân, đồng thời cũng thể hiện tài năng, óc sáng tạo, tinh vi của nhân dân trong nghệthuật , nghệ thuật dân gian đang cần được bảo tồn và phát triển

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp :Thông qua phương pháp đàm

thoại gợi mở giáo viên vừa giúp học sinh tìm ra kiến thức cơ bản cho bài học,vừa giáodục tinh thần tự hào về văn hóa mang bản sắc dân tộc và củng cố tinh thần trách nhiệm

về gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc

*Ví dụ 2: Khi dạy bài 20( Lịch sử 10 Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỷ X-XV Phần II: Giáo dục, văn học, nghệ thuật.

Bước 1 : Địa chỉ tích hợp mục 1 : Giáo dục

Bước 2 : Nội dung lồng ghép là các công trình văn hóa- giáo dục ý thức giữ gìn

các di tích hiện vật lịch sử

Bước 3 : Phương pháp tích hợp là sử dụng tranh ảnh kết hợp với khai thác tưliệu sách giáo khoa

-Tranh sử dụng là : Bia tiến sĩ trong văn miếu( Hà Nội)

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh kết hợp nội dung sách giáo khoathảo luận các câu hỏi sau :

Hỏi :Văn bia tiến sĩ được đặt ở đâu ?

Trang 10

Hỏi : Trên bia được được khắc những gì ?

Hỏi: nhà Lê dựng bia tiến sĩ nhằm mục đích gì ?

Hỏi: Những hiện vật và di tích lịch sử này đã có cách đây hàng ngàn năm nhưng

vẫn còn tồn tại đến nay là do đâu ?

Hỏi: Bản thân em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những thành tựu của nền vănhóa dân tộc ?

Sau khi học sinh trình bày, giáo viên sẽ chuẩn lại kiến thức:

* Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện lưu giữ 82 tấm bia Tiến sĩ, trên mỗi tấm bia khắcmột bài văn bằng tiếng Hán, ghi họ tên, quê quán 130 tiến sĩ của 82 khoa thi (từ năm

1442 đến năm 1779), gồm 81 khoa triều Lê, 1 khoa triều Mạc, qua các khoa thi nhằmtôn vinh những người đỗ đạt cao, biểu dương nhân tài, khuyến khích việc học tập đươngthời và hậu thế Bia thường được dựng sau khoa thi hoặc từng đợt sau nhiều khoa thi.Bia Tiến sĩ được khắc trên loại đá màu xanh, kích thước không giống nhau, được chạmkhắc hoa văn tinh xảo Bia được đặt trên lưng rùa bằng đá Vì rùa là một trong bốn linhvật theo quan niệm xưa: Long, Lân, Quy, Phượng Rùa sống lâu và có sức khoẻ Ngườixưa đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa thể hiện sự tôn trọng, tôn vinh người hiền tài và coi đó

là yếu tố trường tồn mãi mãi trong lịch sử dân tộc Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc TửGiám là di tích thiêng liêng, ghi dấu và lưu truyền những nhân tài của đất nước qua cáckhoa thi, bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành những tác phẩm văn học

vô giá thể hiện tư tưởng triết học, sử học và những quan điểm về giáo dục đào tạo vàtrọng dụng nhân tài của dân tộc, đồng thời đây cũng là những tác phẩm nghệ thuật độcđáo, phản ánh nghệ thuật điêu khắc của triều đại phong kiến Việt Nam, tôn vinh ngườihiền tài Do đó, mỗi công dân Việt Nam nói chung và bản thân học sinh các em nóiriêng phải có ý thức bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn, bảo dưỡng những di sản tư liệu quý giá

và phát huy giá trị di sản truyền thống ham học, yêu nước, thương dân của các bậc tiềnnhân

Tháng 3/2010, 82 bia Tiến sĩ bia này cũng được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản

tư liệu thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tháng 7/2011, 82 bia tiến sĩ lại đượccông nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu Tháng 5/2012, toàn bộ di tíchVăn Miếu - Quốc Tử Giám được Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt…

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp :Thông qua phương pháp trên

giáo viên sẽ giúp học sinh thấy được nền giáo dục Đại Việt phát triển, khơi dậy niềm tựhào dân tộc và ý thức trách nhiệm của mỗi bản thân đối với việc kế tục và phát triểnnhững giá trị của nền văn hóa- giáo dục dân tộc, củng cố tinh thần trách nhiệm về gìngiữ các di tích, di sản lịch sử - văn hóa dân tộc

Bước 1: Địa chỉ tích hợp: mục 1: Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc

Bước 2: Nội dung lồng ghép: giáo dục ý thức gìn giữ những phong tục, tập quán, lòngbiết ơn tổ tiên

Bước 3 : Phương pháp tích hợp là sử dụng phim ảnh và đàm thoại, liên hệ

Khi nói về kinh đô của Văn Lang – nhà nước đầu tiên của người Việt, giáo viên cho họcsinh giải thích câu danh ngôn của Hồ Chí Minh :

Trang 11

“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

? Em hãy nêu lên ý kiến của mình qua câu danh ngôn trên của Bác.

HS: Vì các vua Hùng đã có công dựng nước đầu tiên, to lớn trong việc lập ra nhà nướcđầu tiên là nhà nước Văn Lang, nên chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ đất nước

GV: Liên hệ thêm hai câu thơ và chiếu thêm một số hình ảnh về lễ hội Đền Hùng:

“ Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”

Lễ hội Đền Hùng

GV giáo dục học sinh: Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội

quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng.Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng

đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào Làhọc sinh chúng ta luôn nhớ đến công ơn dựng nước của các vua Hùng, tự về truyềnthống, cội nguồn của dân tộc bằng việc cần cố gắng học tập tốt để góp phần xây dựng

Trang 12

đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp, tiến bộ "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" đãđược UNESCO công nhận là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện củanhân loại".

Đồng thời giáo viên cũng lên án những điểm hạn chế, những biến tướng trong Lễ hộiđền Hùng những năm gần đây như chen chúc dẫn đến ùn tắc, tranh cướp lộc, trò chơi đỏđen…Qua đó giáo viên giáo dục ý thức tôn trọng, bảo tồn những di sản của văn hoá lễhội truyền thống

Cảnh chen lấn, ùn tắc tại Lễ hội đền Hùng

Trang 13

Cảnh tranh cướp lộc tại Lễ hội

Cảnh những trò chơi đỏ đen tại Lễ hội

2 Kết quả nghiên cứu:

Kết quả khảo sát hiệu quả công tác giáo dục môi trường thông qua việc học tập

bộ môn Lịch sử năm học 2016 - 2017 ở học sinh khối lớp 10 với 450 học sinh củatrường THPT Thanh Bình trước khi thực hiện lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trườngqua môn Lịch Sử bằng việc phát phiếu thăm dò theo mẫu sau:

Mối quan hệ giữa môn học Lịch sử với vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường.

Kết quả thống kê phiếu điều tra như sau:

Kể 4 môn học có nội dung BVMT

(xếp theo thứ tự ưu tiên)

Địa, Sinh, Giaó dụccông dân, Văn

Tỉ lệ % được thống kê đã cho thấy học sinh chưa thấy được mối quan hệ giữa bộmôn lịch sử và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Từ thực tế đó, trên cơ sở nghiêncứu lý luận, xác định địa chỉ (tích hợp vào nội dung nào của bài), nội dung giáo dục môitrường có thể tích hợp và phương pháp tích hợp nên đã giúp cho học sinh thấy rằng quamôn học Lịch sử học sinh có thể hiểu quá trình con người đã tác động vào thế giới tựnhiên như thế nào, sự tác động đó đã đem lại những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhưthế nào cho môi trường tự nhiên; từ nghiên cứu về quy luật tác động và hậu quả đó màmôn Lịch sử cũng góp phần dự báo những con đường tác động tiếp theo của con người

Trang 14

đối với thế giới tự nhiên và đưa ra những hướng thay đổi tích cực đối với môi trường.Thông qua đó mà giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, sự quan tâm đến vấn đềmôi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, khơi dậy những ý tưởng, sự mong muốnphát triển các cách thức khai thác, cách thức phát triển, sản xuất có lợi cho môi trường,giáo dục các em bảo vệ các di tích lịch sử, bảo vệ truyền thống, bảo vệ các di sản vănhóa

Kết quả thống kê phiếu điều tra sau một năm học tiến hành lồng ghép nội dunggiáo dục môi trường qua môn Lịch sử như sau:

Mối quan hệ giữa môn học Lịch sử với vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường.

Có tổ chức các hoạt động vì môi

trường

Kể 4 môn học có nội dung BVMT

(xếp theo thứ tự ưu tiên)

Địa, Sinh, GDCD, Sử

Trang 15

3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

a Kết luận:

Sau một thời gian tôi áp dụng đề tài này trong giảng dạy lịch sử 10 ở trườngTrung học phổ thông, tôi thấy đa số học sinh biết tôn trọng những thành tựu văn hóacủa ông cha ta để lại.Và từ đó có ý thức gìn giữ các di tích lịch sử ở địa phương, biết ơncác anh hùng dân tộc, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh Đặc biệt những nộidung lồng ghép giáo dục sát với thực tế làm cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về vấn đềmôi trường trong lịch sử nên số lượng học sinh hiểu về môi trường ngày càng nhiều

b Khuyến nghị:

Để thực hiên lồng ghép môi trường trong tiết dạy lịch sử có hiệu quả giáo viênkhông nên lồng ghép tràn lan sẽ dẫn đến mất thời gian ,học sinh dễ nhàn chán do đógiáo viên chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài học Bản thân luôn học hỏi ởđồng nghiệp và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trong khuynh hướng đổi mới giáo dục là giáo viên dạy học lịch sử tôi thấy việcthực hiện lồng ghép giáo dục môi trường vào môn lịch sử là một việc làm thiết thực,giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về một sự kiện lịch sử, có thái độ thân thiện với môitrường và mọi người xung quanh, biết tôn trọng giữ gìn những thành quả mà tổ tiên đã

để lại

Để làm được những việc đó đòi hỏi người giáo viên phải luôn học tập trau dồitrình độ chuyên môn của mình, điều quan trọng là phải lựa chọn phương pháp phù hợpvới đặc trưng bộ môn để nhằm rèn luyện cho học sinh trở thành một con người pháttriển toàn diện về cả tri thức và kỹ năng sống

Trên thực tế, việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài này chỉ trong một phạm vi hẹp,trong thời gian ngắn nên còn nhiều hạn chế như chưa thể đánh giá được toàn diện, chínhxác nhất những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp trong một tiết học… Vì vậy,tôi rất mong nhận được sự động viên cùng những lời góp ý chân thành từ quí thầy côđồng nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, tôi xin chân thành cám ơn!

Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2017

Giáo viên

Nguyễn Thị Huyền

Trang 16

IV Tài liệu tham khảo:

- Mạng Internet: tvtlbachkim.com, flash.violet.vn, baigiangdientu.bachkim.com, google.com,

- Sách giáo khoa lịch sử 10

- Sách giáo viên lịch sử 10

- Thiết kế bài giảng lịch sử 10

- Chuẩn kiến thức kĩ năng

- Môi trường và phát triển bền vững - Nguyễn Đình Hòe

- Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử Trung học cơ sở -Phan NgọcLiên - Phan Thị Lạc - Trần Thị Nhung - Nguyễn Xuân Trường.Nhà xuất bản Giáo dục

Trang 17

Tân Phú, ngày 20 tháng 5năm 2017

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2016 – 2017

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI

TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền; Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Thanh Bình

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 

1 Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 

2 Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 

3 Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.

Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.

BM04-NXĐGSKKN

Trang 18

Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Huyền

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hương Lang

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, ghi rõ

họ tên và đóng dấu)

Nguyễn Hữu Hoan

a) Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4; quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ Việt Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14pt; giãn cách dòng đơn (single); giãn cách đoạn trên hoặc dưới 6pt.

Ngày đăng: 11/01/2018, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w