Tìm hiểu tổ chức công tác kế toán tại nông trường cao su 19-8.
Trang 1PHẦN THỨ NHẤTMỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhànước đồng thời với chính sách mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thếgiới Vì vậy ngày càng có nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập.
Do nhiều doanh nghiệp ra đời nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, muốn đứngvững và phát triển được mỗi doanh nghiệp cần phải năng động, nghiên cứu thị trường vàthị hiếu của khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận cao Bên cạnh đó để cạnh tranh được,các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại vàphát triển Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng caohiệu quả quản lý…mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán.Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kếtoán tốt, hiệu quả
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lýtrong doanh nghiệp Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện về quymô, về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụthể tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao hiệu quảquản lý tại doanh nghiệp Vì nhận rõ tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán trongcông ty nên trong thời gian thực tập tại nông trường cao su 19/8 một đơn vị trực thuộc công
ty cao su Đắk Lắk em đã lựa chọn chuyên đề “ Tìm hiểu tổ chức công tác kế toán tại nông
trường cao su 19/8” để hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình.
Nội dung chuyên đề gồm có 4 phần chính:Phần thứ nhất: Phần mở đầu
Phần thứ hai : Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứuPhần thứ ba : Đặc điểm địa bàn và kết quả nghiên cứuPhần thú tư : Kết luận
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1 Tìm hiểu về quá trình hình thành phát triển, thực trạng hoạt động của nông
Trang 2trường hiện nay
2 Trình bày tổng quan về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp.3.Tìm hiểu tình hình tổ chức công tác kế toán tại nông trường cao su 19/8
4.Đề ra giải pháp tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán nhằm góp phần hoànthiện công tác kế toán tại nông trường.
1.3 Phạm vi nghiên cứu1.3.1 Nội dung nghiên cứu
+ Tổ chức bộ máy kế toán.
+ Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo.
+ Tổ chức trang thiết bị, phương tiện của phòng kế toán.+ Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
+ Tổ chức thực hiện bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy tài liệu kế toán tại nông trường caosu 19/8.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực tập: Từ ngày 5/10/2010 đến ngày 9/11/2010.
Số liệu phân sử dụng trong bài báo cáo: năm 2008, 2009 và 9 tháng đầu năm 2010.
1.3.3 Không gian nghiên cứu
Phòng Tài Vụ - Kế toán Nông trường cao su 19/8 _đơn vị trực thuộc của Công tyCao Su Dak Lak, có văn phòng và vườn cây cao su ở trên địa bàn của 02 xã Hòa hiệp vàDrây Bhăng, Huyện CưKuin, Tỉnh Dăk Lăk Trụ sở được đặt tại : Km 13+500 quốc lộ 27,điện thoại : 050.636.582 ) Huyện CưKuin , tỉnh Dak Lak
Trang 3PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Cơ Sở Lý Luận
2.1.1 Khái niệm về công tác tổ chức kế toán
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống cácphương pháp, các cách thức phối hợp sử dụng toàn bộ biện pháp và kỹ thuật cũng nhưnguồn nhân lực của tổ chức kế toán để thực hiện chức năng yêu cầu và nhiệm vụ của kếtoán Trong tổ chức công tác kế toán, những con người hiểu biết về kế toán là yếu tố quantrọng có tính quyết định
Tổ chức công tác kế toán là tổ chức khối lượng công tác kế toán và bộ máy kế toánnhưng phải trên cơ sở vận dụng kế toán hiện hành và theo điều kiện cụ thể của đơn vị Đótoán là công việc phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình tổ chức hoạt độngcủa đơn vị, quy mô của đơn vị, yêu cầu quản lý, trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán,trang bị kĩ thuật xử lý thông tin… Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tính khoa học,không ngừng đổi mới, luôn hoàn thiện cho phù hợp với trình độ khoa học kĩ thuật, khoahọc quản lý.
2.1.2 Vai trò của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
Kế toán cần phải được tổ chức khoa học, hợp lý thì mới có tầm quan trọng đối vớihoạt động quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp Tổ chức công tác kế toán tốt sẽtạo điều kiện để đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế tài chính chính xác và kịp thời phục vụcho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, giúp cho doanh nghiệp nâng cao được hiệu quảhoạt động kinh doanh, hiệu suất lao động kế toán.
Tổ chức công tác kế toán tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản tiềnvốn, ổn định về tình hình tài chính, ổn định trong việc thu hồi công nợ tránh hiện tượngnợ nần dây dưa kéo dài và tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau Mặt khác, sẽ thực hiện tốtchức năng thông tin và giám sát chặt chẽ về toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
Trang 42.1.3 Nhiệm vụ của tổ chúc công tác kế toán
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về kinh tế cho người ra quyếtđịnh Để có thể cung cấp thông tin kế toán viên phải thực hiện một số công việc cụ thểsau:
- Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ công tác kếtoán, công tác tài chính kế hoạch, thống kê, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng chotừng bộ phận kế toán, từng kế toán viên trong bộ máy kế toán.
- Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, chế độ kế toán và vận dụng cácnguyên tắc kế toán, hình thức tổ chức sổ kế toán.
- Tổ chức lập báo cáo kế toán một cách nhanh chóng nhằm cung cấp thông tin kịpthời, đúng hạn theo yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
- Tổ chức hướng dẫn mọi người trong doanh nghiệp tuân thủ chế độ kế toán, thể lệvề quản lý kinh tế tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng.
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ tài liệu kế toán theo quy định nhằm có thể sửdụng lại khi cần thiết.
- Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin, số liệu của kế toán theo quy định của pháp luật
2.1.4 Ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa trong việc đánh giá tính hiệu quả của sự vậnhành bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp của kế toán Tổ chức khoa họcvà hợp lý công tác kế toán có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện cung cấp thông tin kinh tếkịp thời, chính xác phục vụ cho nhà quản trị.
2.2 Nội dung công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để thực hiện việc thu thập, xử lý,cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở doanh nghiệp, gồm 03 mô hình sau: mô hìnhtập trung, mô hình phân tán và mô hình và mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Theo mô hình tất cả các công việc đều tập trung ở phòng kế toán trung tâm và các đơn vị
Trang 5bên dưới không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên làm nhiệm vụ thu thập,kiểm tra và xử lý chứng từ, tổ chức ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cầnthiết phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc, định kỳ gởi về phòngkế toán trung tâm.
Ưu điểm khi áp dụng mô hình này: là lãnh đạo công tác kế toán tập trung thuận
tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán Tuy nhiên, nó có hạn chế làviệc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Mô hình kế toán này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, bố trícác đơn vị sản xuất kinh doanh tập trung, không có phân cấp quản lý.
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán:
Theo hình thức tổ chức này ở đơn vị chính, lập phòng kế toán trung tâm, còn ở cácđơn vị kế toán phục thuộc đều có tổ chức kế toán riêng Kế toán đơn vị trực thuộc phảimở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng công việc kế toán từ giai đoạn hạch toán banđầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán và nộp lên phòng kế toán trung tâm theo sự phân cấpquy định.
Ở phòng kế toán trung tâm chỉ lập báo cáo chung toàn bộ công ty trên cơ sở báocáo kế toán từ các đơn vị trực thuộc gởi lên.
Giữa các đơn vị trực thuộc quan hệ với nhau theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nộibộ, quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc với cấp trên là quan hệ hạch toán kinh tế đầy đủ.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp và kiểm tra
Các nhân viên hạch toán ở đợn vị trực thuộcKế toán
vốn bằng tiền và thanh toán
Kế toán lương và BHXH
Kế toán chi phí và giá thànhKế
toán vật tư hàng hóaKế
toán TSCĐ và ĐTDH
Kế toán bán hàng và
XĐKQ
Trang 6Ưu điểm của mô hình này: công tác kế toán sẽ gắn liền với sự chỉ đạo tại chỗ các
hoạt động kinh doanh của đơn vị trực thuộc, giảm bớt sự cồng kềnh về bộ máy nhân sự ởcấp trên Song có hạn chế là công tác kế toán doanh nghiệp không tập trung và khôngthống nhất, thông tin không được xử lý kịp thời cho lãnh đạo toàn doanh nghiệp
Mô hình này thường được áp dụng ở những đơn vị kinh tế có quy mô lớn, địa bànhoạt động rộng, các đơn vị phụ thuộc được phân cấp một số quyền hành nhất định trongcông tác quản lý kinh tế, tài chính.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Theo mô hình này, các đơn vị cấp dưới có thể tổ chức phòng kế toán hay không làtùy thuộc vào quy mô hoạt động và sự phân cấp quản lý của doanh nghiệp.
Những đơn vị có thể tổ chức kế toán riêng thì thực hiện công tác kế toán có liênquan đến hoạt động kinh doanh, lập báo cáo kế toán nội bộ và định kỳ gửi báo cáo lênphòng kế toán trung tâm Còn những đơn vị không có tổ chức kế toán riêng thì làm nhiệmvụ thu thập chứng từ phát sinh ở đơn vị định kỳ gửi lên phòng kế toán trung tâm.
Kế toán đơn vị cấp trên
Bộ phận kiểm tra kế toán
Kế toán phần hànhKế toán hoạt
động thực hiện ở cấp trên
Đơn vị trực thuộcTrưởng phòng kế toán
Tổng hợp kế toán cho đơn vị trực
Kế toán phần hànhBộ phận
tài chính
Kế toán phần hành
Kế toán trung tâm
Trang 7Phòng kế toán trung tâm thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cóliên quan đến hoạt động chung toàn doanh nghiệp và cả các nghiệp vụ có liên quan đếnhoạt động của đơn vị trực thuộc không có tổ chức bộ máy kế toán riêng.
Mô hình này là sự kết hợp của hai mô hình kế toán tập trung và kế toán phân tán,nhằm phát huy những ưu điểm của hai mô hình đó Nó được áp dụng trong những doanhnghiệp có quy mô khá lớn, bố trí các xí nghiệp sản xuất trên quy mô rộng, có đặc điểmngành nghề khác nhau, có phương thức quản lý tài chính nhưng không hoàn chỉnh.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
2.2.2 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế đã phát
Kế toán đơn vị cấp trên
Bộ phận tổng hợp và kiềm
Kế toán phần hành
Đơn vị có tổ chức kế toán riêngTrưởng phòng kế toánNhân viên hạch toán ban đầu
ở các đơn vị cấp dưới
Kế toán các phần hành ở đơn vị chínhBộ phận kế toán
Bộ phận tài chính, Vốn bằng tiền và thanh toán
Kế toán phần hành
Trang 8sinh và thực sự hoàn thành Nó có ý nghĩa kinh tế và pháp lý quan trọng không chỉ vớicông tác kế toán mà còn có liên quan ở nhiều lĩnh vực khác nhau Chứng từ kế toán trongmột doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng kế toán khác nhau nên mang tính đadạng gắn liền với đặc điểm hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, tính chất sở hữu…
Cần căn cứ vào quy định của chế độ chứng từ kế toán và đặc điểm hoạt động củadoanh nghiệp để chọn lựa, xác định các loại chứng từ cần phải sử dụng trong công tác kếtoán.
Chứng từ kế toán được lập ở nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp kể cảbên ngoài doanh nghiệp nên việc xác lập quy trình luân chuyển chứng từ về phòng kếtoán trong thời hạn ngắn nhất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm tính kịpthời cho việc kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin.
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ thìchứng từ mới có giá trị thực hiện.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Phương pháp tài khoản là phương pháp kế toán sử dụng hệ thống tài khoản để hệthống hóa thông tin kế toán trên từng danh mục quản lý cụ thể Tài khoản kế toán đượcmở để phản ánh tình hình và sự biến động của từng chỉ tiêu kinh tế tài chính kế toán, phảnánh tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp
Tài khoản cấp một dùng để phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, còn tàikhoản chi tiết được mở để phản ánh chi tiết các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp Tùytheo yêu cầu quản lý nội bộ mà có thể mở nhiều hay ít tài khoản chi tiết Khi sử dụng hệthống tài khoản kế toán doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, phạmvi hoạt động, mức độ phân cấp quản lý tài chính nội bộ của doanh nghiệp để xác địnhdanh mục tài khoản cấp một cần sử dụng nhằm để phản ánh sự biến động về tài sản,nguồn vốn của quá trình sản xuất kinh doanh Khi xây dựng hệ thống tài khoản chi tiếtcần xem xét có cần thiết không, xem xét mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thuđược để xác định phạm vi mở tài khoản chi tiết, đồng thời căn cứ vào yêu cầu quản lý cụthể để xác định các tài khoản cấp một cần phải mở chi tiết.
Các nội dung cơ bản được quy định trong hệ thống tài khoản bao gồm: loại tàikhoản, tên gọi tài khoản, số lượng tài khoản, số hiệu tài khoản, công dụng và nội dung
Trang 9phản ánh vào từng tài khoản, một số quan hệ đối ứng chủ yếu giữa các tài khoản có liênquan.
Việc xác định các tài khoản phải sử dụng là cơ sở để tổ chức hệ thống sổ kế toántổng hợp và chi tiết nhằm xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
2.2.4 Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau trong đó có những loại sổđược mở theo quy định của nhà nước và có những loại sổ được mở theo yêu cầu và đặcđiểm quản lý của doanh nghiệp Để tổ chức hệ thống sổ kế toán phù hợp cần phải căn cứvào quy mô của doanh nghiệp, đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý, tính chất của quytrình sản xuất và đặc điểm về đối tượng kế toán của doanh nghiệp.
Theo hướng dẫn của Nhà nước thì doanh nghiệp có thể tổ chức hệ thống sổ kế toántheo 1 trong 4 mô hình khác nhau sau:
Hình thức kế toán: Nhật ký – Sổ cáiHình thức kế toán: Nhật ký chungHình thức kế toán: Chứng từ ghi sổHình thức kế toán: Nhật ký – chứng từ
Việc sử dụng hình thức kế toán nào là do doanh nghiệp tự quyết định và phải tuânthủ nguyên tắc nhất quán.
2.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán gồm 2 phân hệ: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo kếtoán quản trị.
Báo cáo tài chính là phương tiện để cung cấp thông tin kế toán cho đối tượng cầnsử dụng thông tin, cho biết tình hình về tài sản, về nguồn vốn và tình hình về kết quả sảnxuất kinh doanh của đơn vị tại một thời điểm nhất định.
Báo cáo tài chính là “sản phẩm” của quá trình quản lý thông tin tại các bộ phận kếtoán của doanh nghiệp Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp, trình bày tổng quáttình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình và kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính là các nhà doanh nghiệp, những đơn vị, cánhân ngoài doanh nghiệp như: Ngân hàng, Nhà nước, cơ quan thuế, nhà đầu tư, khách
Trang 10hàng Nói chung là những ai cần quan tâm đến doanh nghiệp.Những nội dung của hệ thống báo cáo tài chính:
Ở nước ta, báo cáo tài chính quy định cho doanh nghiệp bao gồm 04 biểu được ápdụng thống nhất trong các doanh nghiệp, cụ thể:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQKD) (Mẫu B-02-DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) (Mẫu B-03-DN)Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) (Mẫu B-04-DN)
* Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
Tất cả các Công ty độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, đều phải lập và gửi báocáo tài chính theo đúng quy định hiện hành Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất khó lậpnên chỉ mang tính chất khuyến khích lập và sử dụng.
Báo cáo tài chính được gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý vàbáo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
Báo cáo kế toán quản trị bao gồm các báo cáo được lập ra dể phục vụ cho yêu cầuquản trị của doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau Báo cáo kế toán quản trị không bắtbuộc phải công khai.
Việc lập bao nhiêu báo cáo, cách xây dựng nội dung, cơ cấu báo cáo, phương pháplập và sử dụng báo cáo kế toán quản trị phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh vàyêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp Nói chung báo cáo kế toán quản trị đa dạng vàmang tính linh hoạt cao để không ngừng thích ứng với các mục tiêu quản lý của doanhnghiệp.
2.2.6 Tổ chức kiểm tra và bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán
Tổ chức kiểm tra tài liệu kế toán
Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong doanh nghiệp thực
hiện đúng chính sách, chế độ được ban hành, thông tin do kế toán cung cấp có độ tin cậycao, việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra việc tính toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán; kiểmtra việc chấp hành chế độ, thể lệ về kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán, việc xây dựngvà thực hiện kế hoạch công tác, việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng.
Trang 11Kiểm tra kế toán phải được thực hiện ngay tại đơn vị kế toán
Kiểm tra kế toán cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống.Tổ chức kiểm tra kế toán là trách nhiệm của kế toán trưởng tại doanh nghiệp.
Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán
- Tài liệu kế toán phải được dơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình
- Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây
+ Tối thiểu 5 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lí, điều hành của đơn vịkế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáotài chính.
+ Tối thiểu 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán vàlập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quiđịnh khác
+ Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọngvề kinh tế, an ninh, quốc phòng
2.2.7 Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh tế là công việc rất quan trọng đối với công tác quản lí trongdoanh nghiệp Thông qua việc phân tích sẽ chỉ ra được những ưu, nhược điểm của doanhnghiệp trong tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nêu ra được những nguyênnhân của những thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu đã được đề ra, đồngthời còn cho thấy được những khả năng tiềm tàng cần được khai thác, sử dụng để nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.8 Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp dành cho các chuyên gia kế toán có
Trang 12trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực điều hành, tổ chức đượccông tác kế toán trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
Chức năng của Kế toán trưởng: tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị mìnhphụ trách Là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán tài chính cho Giám đốcđiều hành Là giám sát viên kế toán, tài chính của Nhà nước đặt tại đơn vị Trong doanhnghiệp, Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giámđốc doanh nghiệp đồng thời chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Kế toán trưởng cấp trên Việcbổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật Kế toán trưởng do Nhà nước quyết định;việc bổ nhiệm Kế toán trưởng thường là đồng thời với thời điểm ký quyết định thành lậpdoanh nghiệp.
Nhiệm vụ của Kế toán trưởng là: tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định rõkhối lượng công việc nhằm thực hiện hai chức năng của kế toán là thông tin và kiểm trahoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua Trưởng phòng kế toán hoặc trực tiếpkiêm Trưởng phòng kế toán để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán;chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị; thay mặt Nhànước kiểm tra và thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán, tàichính.
Quyền hạn của Kế toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao Kế toán trưởngcó quyền phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn; kýduyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt những vấn đề liên quan đếntài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phậnchức năng khác trong doanh nghiệp phối hợp thực hiện những công vịêc liên quan đếnchuyên môn tài chính, kế toán ở những bộ phận chức năng.
2.2.9 Tổ chức trang thiết bị và phương tiện tính toán
Việc trang bị các phương tiện ,thiết bị tính toán hiện đại giúp cho việc xử lý số liệucủa kế toán trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều công sức Hiện nay việc tin họchóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý thông tin và cung cấp thôngtin được nhanh chóng, thuận lợi, mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kếtoán một cách đáng kể, tạo cơ sở để tiến hành tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạtđộng
Trang 13Tin học hóa công tác kế toán đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về mặt chuyênmôn: Thiết lập mẫu chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp với việc thu nhậnvà xử lý thông tin của máy, thiết kế các loại sổ sách để có thể cài đặt và in ấn được dễdàng, nhanh chóng; bố trí nhân sự phù hợp với việc sử dụng máy, thực hiện kỹ thuật nốimạng của hệ thống máy được sử dụng trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc cung cấpsố liệu lẫn nhau giữa các bộ phận có liên quan…
2.2.10 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện áp dụng máy vi tính ở các Doanhnghiệp hiện nay
Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, nhu cầu ngày càng cao về thu thập,xử lý thông tin nhanh nhạy, để có quyết định kịp thời và phù hợp, đồng thời giảm áp lựccông việc cho nhân viên kế toán, thì việc tổ chức trang bị và cung ứng các phương tiệntính toán hiện đại là một trong những nội dung cơ bản của công tác kế toán.
Máy vi tính có nhiều ưu điểm: công suất lớn, tốc độ xở lý nhanh, sữa chữa những
sai sót kế toán dễ dàng, lưu trữ được nhiều dạng thông tin Khi áp dụng máy vi tính vàocông tác kế toán cần phải tổ chức công tác kế toán phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng máy, nâng cao chất lượng thông tin, năng suất lao động và hiệu quả công tác kếtoán.
2.3 Phương pháp nghiên cứu2.3.1 Phương pháp chung
Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đểphân tích, đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan trong mối quan hệ tác độngqua lại lẫn nhau.
Trang 14toán cũng như bộ máy kế toán như thế nào.
2.3.2.2 Phương pháp miêu tả
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã dùng phương pháp miêu tả để khái quát, miêu tảdoanh nghiệp cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.2.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tình hình tôi đã nhận được rất nhiều ý kiếntrao đổi, kinh nghiệm, kiến thức của các cán bộ tại công ty, giúp cho đề tài thêm đầy đủvà chính xác.
Trang 15Tên đăng ký bằng tiếng việt: Nông Trường Cao Su 19/8
Địa chỉ: Km 13+500 quốc lộ 27_ Xã Ea BHốk – huyện Cư Kuin_ Tỉnh Đắk LắkĐiện thoại: 0500.636.528
Tổng doanh thu:
Năm 2007 đạt: 18.046.854.910 đồng
Năm 2008 đạt: 18.223.399.119 đồngNăm 2009 đạt: 8.477.239.823 đồng
Doanh thu năm 2009 giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu do diện tích cao su bị thanh lí nămcuối năm 2008, đầu 2009 đã làm sản lượng mủ cao su giảm
Trang 16Nông trường đã được công ty quan tâm đầu tư và nỗ lực phấn đấu xây dựng cơ sởvật chất tương đối đồng bộ, từ cơ quan Nông trường, đến các đội sản xuất và vườn cây…đường giao thông, đường bộ, trường học, mẫu giáo, đã xây dựng ở từng đội sản xuất, năm2003 đã bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng Nông trường đã trang bị phương tiệnmáy tính, điện thoại cho từng phòng ban để nâng cao hiệu suất công việc, đảm bảo yêucầu phát triển trong giai đoạn mới.
Nhiều năm liên tục Nông trường đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Công ty giao,năm 2004 được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao Động Hạng Nhì Năm 2005 nôngtrường được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua Nông trường đã thực hiện các chínhsách BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, trong đó BHYT tham gia 100% cho CBCNV, cấpphát đầy đủ bảo hộ lao động cho CBCNV, thực hiện đầy đủ tốt nghĩa vụ nộp thuế choNhà nước và thuế nhà đất cho điạ phương, thực hiện đầy đủ việc lập và cấp sổ lao độngBHXH cho CBCNV Đồng thời cũng đã thực hiện nghĩa vụ công ích, quỹ đền ơn đápnghĩa, quỹ xoá đói giảm nghèo.
Phát huy kết quả đã đạt được những năm qua, tin tưởng vào sự lãnh đạo của ban Giámđốc Công ty, Ban chấp hành đảng bộ Nông trường, CBCNV nông trường quyết tâm đoànkết nhất trí ra sức thi đua sản xuất và xây dựng hoàn thành nhiệm vụ Công ty giao về khaithác mủ, chăm sóc vườn cây cao su, chăm lo đời sống người lao động, đảm bảo an ninhquốc phòng và trật tự trong khu vực v.v…, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển củangành cao su ở Đắk Lắk.
3.1.1.2 Phương hướng và nhiệm vụ của Nông trường Cao Su 19/8
Phương hướng của Nông trường
Hiện nay nông trường đang ra sức tăng cường đội ngũ công nhân lao động có trình độ tay nghề cao và có kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên nhằm đáp ứng những nhiệm vụ của nông trường ở hiện tại cũng như trong tương lai
Trình độ văn hoá của người lao động chiếm tỷ lệ rất thấp nên nhu cầu đào tạo vànâng cao tay nghề của công nhân ngày càng quan trọng và cấp thiết, đặc biệt cần thay thếnhững công nhân lớn tuổi bằng những đội ngũ công nhân trẻ tuổi có năng lực và sứckhoẻ
Trang 17Cần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, trong đó cầnxoá bỏ các hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho mỗi hộ so với năm trước đẩy mạnh cácphong trào thi đua, văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh
Thực hiện tốt chủ trương của Công ty giao Phải luôn tuân thủ các nguyên tắc chungtránh tình trạng vi phạm về quản lý tài chính Luôn luôn vượt mức kế hoạch sản lượng mủmà Công ty giao.
Nhiệm vụ của Nông Trường.
Hàng năm thực hiện theo kế hoạch của công ty giao cho nông trường trồng, chăm sóc, khai thác mủ và thâm canh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao sản lượng mủ khai thác Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất – tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong nông trường Giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông trường Ngoài ra, cần phối hợp với chính quyền địa phương phải quan tâm đến đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, và xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở góp phần phát triển nền kinh tế của địa phương nông trường
3.1.1.3 Tình hình lao động của Nông Trường Cao Su 19/8
- Trình độ lý luận chính trị :
Cao cấp lý luận chính trị: 01 người Trung cấp: 02 người Sơ cấp: 06 người- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Đại học, cử nhân: 09 người Cao đẳng: 01 người Trung cấp: 06 người
- Cơ cấu lao động:
Trang 18Bảng số 3.1: Cơ cấu lao động của nông trường năm 2008, 2009, 2010
(Nguồn: Phòng Tổ chức_kế hoạch của Nông trường cao su 19/8)
Nông trường là đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên lao động trực tiếpchiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động, chiếm trên 90% Trong những năm qua do cắt giảmnguồn nhân lực nên số lượng lao động giảm theo từng năm tuy nhiên trình độ chuyên mônngày càng tăng Ngày càng có nhiều nhân viên tôt nghiệp đại học, cao đẳng.
Nông trường luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân viên và công nhântrong nông trường, tạo điều kiện cho nhân viên, công nhân đặc biệt là người dân tộc thiểusố có việc làm ổn định, nâng cao tay nghề, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinhthần Đến nay nông trường cơ bản đã xoá được đói nghèo, một số gia đình lao động giỏicó thu nhập khá trở lên Nông trường hiện tổng số lao động là 212 công nhân trong đó dântộc tiểu số có 17 người chiếm 8,02% cán bộ công nhân trong nông trường.
3.1.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu
Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp đều là lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được trong năm Chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới trong hai năm 2008, 2009 kết quả kinh doanh của nông trường cũng có những biến động rõ rệt thể hiện qua bảng sau:
Trang 19Bảng số 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
1 Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 18.046.854.910 18.223.399.119 8.477.239.823 176.544.209 100,98 -9.746.159.296 46,523 Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 18.046.854.910 18.223.399.119 8.477.239.823 176.544.209 100,98 -9.746.159.296 46,524 Giá vốn hàng bán 18.077.240.123 18.402.192.537 8.488.231.211 324.952.414 101,80 -9.913.961.326 46,135 Lơi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ -30.385.213 -178.793.418 -10.991.388 -148.408.205 588,42 167.802.030 6,156 Doanh thu hoạt động tài chính 6.401.555 8.873.100 7.840.300 2.471.545 138,61 -1.032.800 88,367 Chi phí tài chính 4.000 4.000 0 0 100,00 -4.000 0.0010 Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh -23.987.658 -169.924.318 -3.151.088 -145.936.660 708,38 166.773.230 1,8511 Thu nhập khác 233.797.060 358.626.770 197.949.351 124.829.710 153,39 -160.677.419 55,2012 Chi phí khác 5.618.786 43.293.278 8.201.936 37.674.492 770,51 -35.091.342 18,9513 Lợi nhuận khác 228.178.274 315.333.492 189.747.415 87.155.218 138,20 -125.586.077 60,1714 Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 204.190.616 145.409.174 186.596.327 -58.781.442 71,21 41.187.153 128,3315 Chi phí thuế TNDN 57.173.372 0 0 -57173372 0.00 0 _17 Lơi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 147.017.244 145.409.174 186.596.327 -1.608.070 98,91 41.187.153 128,33
Trang 20Nhận xét:
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng doanh thu của Nông trường trong năm 2009 giảm so với năm 2007và năm 2008 Cụ thể là doanh thu năm 2009 giảm 9.756.159.287 đồng so vớinăm 2008 tương đương với giảm 53.5%, giảm 9.569.615.087 đồng so với năm2007 tương đương với giảm 53.02% Doanh thu chủ yếu của nông trường là từmủ cao su, phản ánh khối lượng mủ mà Nông trường khai thác trong năm, vì vậyqua chỉ tiêu này ta thấy tổng sản lượng mủ toàn Nông trường có phần giảm đinghĩa là phạm vi hoạt động của Nông trường có thể bị thu hẹp hoặc do tình hìnhthời tiết làm năng suất khai thác mủ bị thu hẹp Tuy nhiên, xét theo sản lượng kếhoạch như ở phần trên phân tích thì Nông trường vẫn đạt kết quả cao, điều đókhẳng định uy tín và sức cạnh tranh của Nông trường ngày càng được khẳng địnhtrên thương trường Biểu hiện là lợi nhuận năm 2009 tăng trên 41 triệu đồng sovới năm 2008 tương ứng với tăng 28,3% Do lợi nhuận trước thuế năm 2008,2009 ít và điều kiện kinh tế gặp khó khăn công ty cao su Đắk Lắk quyết địnhtoàn bộ lợi nhuận đạt được của năm 2008, 2009 nông trường được giữ lại Việcnộp thuế TNDN do công ty nộp vì vậy lợi nhuận sau thuế của nông trường tănglên theo các năm Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu năm 2009 giảm độtngột là do cuối năm 2008, đầu năm 2009 một lượng lớn diện tích cao su kinhdoanh đã được thanh lí do già cỗi Trong năm 2009 diện tích cao su thanh lí lênđến 545.8 ha Mặt khác do điều kiện thời tiết đã ảnh hưởng đến sản lượng mủthu hoạch
Nhìn chung lại cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo nông trường cùngtoàn thể cán bộ công nhân viên và công nhân đã mang lại hiệu quả cao cho nôngtrường trong những năm qua và trong tương lai nông trường sẽ phát triển mạnhmẽ và bền vững hơn nữa.
3.1.1.5 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất tạiNông trường
- Thuận lợi:
+ Nông trường đã có truyền thống và kinh nghiệm trong 30 năm hoạt động
20
Trang 21+ Nông trường đã từng bước một đội ngũ công nhân lành nghề trong lĩnhvực trồng mới, thu hoạch cao su.
+ Nông trường không ngừng được nâng cao đàu tư trang thiết bị hiện đại.+ Nông trường có một bộ máy quản lí tôt, công tác kế toán có hệ thống quảnlí chặt chẽ, cùng với việc áp dụng phần mền kế toán tạo điều kiện thuận lợi chocông tác kế toán cũng như quản lí có hiệu quả.
+ Nông trường luôn nhận được sự quan tâm của công ty cao su ĐăkLăk.- Khó khăn:
Do hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng của điềukiện tự nhiên Mặt khác nguồn nhân lực của nông trường vẫn còn hạn chế vềtrình độ tay nghề.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Nông trường cao su 19/8
Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình, việc tổ chức sắp xếp bộmáy quản lý của Nông Trường Cao Su 19/8 được tiến hành như sau:
Sơ đồ 3.1:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cấu Nông trường Cao su 19/8
Ghi chú:
: quan hệ trực tuyến
: quan hệ chức năng
21Giám đốc
Phó giám đốc
PhòngTổ chứcHành chính
PhòngKế toán
Tài vụ
PhòngKỹ thuật
PhòngBảo vệ
Đội sản xuất
Trang 22Từ sơ đồ trên ta thấy được quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng của các phòngban và trách nhiệm của từng người trong bộ máy quản lý thể hiện rõ như sau:
Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý và có trách nhiệm toàn bộ
mọi hoạt động kinh doanh trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viênchức trong Nông trường
Phó giám đốc: là người có trách nhiệm về khâu tổ chức hành chính và chỉ
đạo mọi mọi hoạt động sản xuất từ khâu chuẩn bị đến khâu bố trí, quản lý nhâncông lao động, tổ chức cấp phát vật tư… Đồng thời, là người trực tiếp giúp giámđốc tổ chức và chỉ đạo các đội sản xuất và có thể làm thay công việc của giámđốc khi giám đốc uỷ quyền.
Phòng tổ chức hành chính: Là Nông trường trực thuộc cho nên công tác
tổ chức hành chính đều gói gọn trong một phòng, thực hiện nhiệm vụ quản lýhành chính văn phòng
Phòng kỹ thuật: Công việc cụ thể của phòng kỹ thuật bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng vườn cây, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch địnhmức.Kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân, kiểm tra chất lượng mủ, giám sátquy trình khai thác mủ cao su.
- Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào quá trình khai thác mủ, đề xuấtcho lãnh đạo Nông trường về các biện pháp thâm canh vườn cây, kỹ thuật vườnươm.
- Kết hợp với các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch sản lượng hàng tháng,hàng năm để hoàn thành tiến độ theo yêu cầu của giám đốc Nông trường.
- Nghiệm thu khối lượng mủ hoàn thành trình giám đốc phê duyệt.
Phòng kế toán_tài vụ: Là bộ phận đảm nhiệm các khâu trong vấn đề tài
chính kế toán, có nhiệm vụ quản lý, cung cấp thông tin chính xác kịp thời, tổchức hạch toán kế toán, quản lý sổ sách, chứng từ và kiểm kê kiểm soát tài sản,kiểm kê tài liệu có liên quan đến hệ thống kế toán, quản lý tình hình biến độngvốn do Công ty cấp.
22