1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Hòa Bình.doc

40 2,3K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 553 KB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Hòa Bình

Trang 1

Bài Phân tích về

Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình

1.Cao Đình Ba(nhóm trưởng)

2.Vũ Thị quỳnh Trang

3.Nguyễn Thị Ngọc Dung

4.Vũ Đức Hiếu

5.Nguyện Hải Việt

6.Hoàng Mai Linh

Trang 2

Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình

LỜI MỞ ĐẦU

I: CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

III : KẾT QUẢ KINH DOANH.1 Phân tích Doanh thu2 Phân tích Chi phí3 Phân tích lợi nhuận.

IV: CÁC MỐI QUAN HỆ CÂN BẰNG TRÊN BẢNG BÁO CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

.1- Sự biến động của tài sản, nguồn vốn.

2- Các mối quan hệ giữa tài sản , nguồn vốn

V CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.

1 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản2 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn3 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn4 Phân tích khả năng sinh lời

Trang 3

VI BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh,hoạt động đầu tư của doanhnghiệp có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa racác quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định đómột cách kịp thời và khoa học,chỉ như thế doanh nghiệp mới có thể đứngvững và phát triển trong xu thế hội nhập hiện nay.Để nhà quản trị có thểdễ dàng điều hành công ty được trôi chảy,đạt được mục tiêu tối đa hóa lợinhuận thì công ty đó phải có một bảng báo cáo tài chính thật chi tiết và rõràng.

Bảng báo cáo tài chính này cho biết hoạt động của công ty trên thịtrường là yếu hay mạnh,khả năng công ty có thể đầu tư vào những dự ánlớn hay nhỏ.Cũng chính nhờ bảng báo cáo tài chính này là cơ sở để cácnhà đầu tư căn cứ vào đó để quyết định có nên bỏ vốn đầu tư cho công tyhay không,nó giúp nhà quản trị thuyết phục được các nhà đầu tư bỏ vốnvà đầu tư một cách dễ dàng hơn.Báo cáo tài chính không ngừng làm tănggiá trị và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Để thấy tầm quan trọng của nó ảnh hưởng như thế nào đến xuhướng phát triển chung trong giai đoạn hội nhập hiện nay.Với nhịp sốngđó thì vấn đề xây dựng đang là vấn đề nổi cộm nhưng việc sản xuất baobì cũng là một vấn đề rất quan trọng.Phải sản xuất như thế nào cho phùhợp với thị trường,với yêu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng,biếtcách phân biệt nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác,tránh tình trạng sản xuấthàng nhái,hàng giả.Ngoài ra còn gây sự chú ý thu hút để sản phẩm củacông ty không bị mai một và đi sâu vào thị trường,phải biết lựa chọn

Trang 4

nguyên liệu sản xuất sao cho sản phẩm làm ra bền đẹp,giá cả phảichăng.Vì vậy,chúng tôi quyết định lựa chọn công ty cổ phần cao su HoàBÌnh.

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu kĩ các thông tin ,nhưng không tránhkhỏi những sai sót Rất mong sự góp ý từ phía cô Giáo

- Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằmvào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra mộtcơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai Trên thực tế, tất cả các công việcra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đềunhằm hướng vào tương lai Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩthuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứvề tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hìnhtài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khảnăng của những sự cố kinh tế trong tương lai.

Giới thiệu: Lịch sử hình thành:

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình

Tên tiếng Anh: Hoa Binh Rubber Joint stock Company.Tên viết tắt: HORUCO

Vốn điều lệ: 172.609.760.000 VNĐ (Một trăm bảy mươi hai tỷ sáu trăm lẻ chín triệu bảy trăm sáu mươi ngàn đồng Việt Nam)

Trụ sở chính: Xã Hòa Bình – Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu Điện thoại: 064 3872104 - 3873482

Fax: 064 3873495

Email: horuco@horuco.com.vn

Trang 5

Website: www.horuco.com.vn

Giấy CNĐKKD: Số 4903000095 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu cấp ngày 22/4/2004 Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 07/5/2008 Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 96.000.000.000

đồng Hiện tại là 172.609.760.000 đồng

Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 02/5/2004.Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

o Trồng cây cao su, cà phê, điều.

o Khai thác, thu mua và chế biến mủ cao su (SVR CV60, SVRCV50, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20).

o Mua bán nông sản thô chưa chế biến (lông động vật, da chưathuộc, sữa tươi, các lọai rau củ hạt, tơ, len thô, mủ cao su,…);

o Mua bán nông sản sơ chế;

Thời hạn hoạt động của Công ty: 50 năm.Cơ cấu sở hữu vốn công ty:

Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình được thành lập theo Quyết định số 5360/QĐ-TCCB ngày 05/12/2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển Nông trường Cao su Hoà Bình vàNhà máy chế biến cao su Hoà Bình - Bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cao su Bà Rịa thành Công ty Cổ phần.

Văn phòng Công ty đặt tại Ấp 7, xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 120 km đường bộ, rất thuận tiện đường giao thông đi lại, thương mại, phát triển công nghiệp, dịch vụ…

Trang 6

Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình là đơn vị đầu tiên trong Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) thực hiện việc cổ phần hoá vườn cây kết hợp với Nhà máy Công ty quản lý hơn 5.000 ha cao su và 01 nhà máy chế biến với công suất hơn 6.000 tấn/năm Hàng năm, Công ty Cổ phần Caosu Hoà Bình khai thác bình quân trên 5.000 tấn mủ cao su; thu muatrên 1.000 tấn.

Chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình Vì vậy, quy trình kỹ thuật và sản phẩm của Công ty luôn được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình cam kết với khách hàng luôn thực hiện đúng hợp đồng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng và đúng thời gian quy định, luôn tạo sự hài lòng cho quý khách khi sử dụng sản phẩm của Công ty Với một bộ máyquản lý gọn nhẹ, có trình độ và chuyên môn cao, Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình sẵn sàng hợp tác đầu tư thương mại với tất cả cácnhà đầu tư trong và ngoài nước.

II.Phân tích ngành kinh doanh:1 Ngành cao su:

a) Đánh giá chung:

Ngành cao su VN trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về sản lượng và doanh thu xuất khẩu Tuy vậy, quy mô còn hạn hẹp với mức tiêu thụ nguyên liệu chỉ khoảng 80.000 tấn cao su thiên nhiên và 100.000 tấn cao su tổng hợp Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su vẫn còn yếu nên dù là nước xuất khẩu cao su lớnthứ tư trên thế giới, nhưng giá trị gia tăng thu được từ sản phẩm cao su của nước ta còn rất thấp.

Với khối lượng cao su nguyên liệu tiêu thụ nội địa chỉ đạt 90.000 tấn

trên tổng sản lượng 640.000 tấn/năm (2008), công nghiệp chế biến cao sucủa VN còn kém hẳn một số nước trong khu vực Cụ thể, Malaysia và Thái Lan sử dụng 600.000 tấn/năm, Indonesia trên 550.000 tấn So với những nước dẫn đầu về chế biến cao su như Trung Quốc (6 triệu

tấn/năm), Mỹ (3 triệu tấn/năm) và Nhật Bản (2 triệu tấn/năm) thì khoảng cách giữa VN với những nước này càng xa.

Tính đến năm 2008, VN có khoảng 75 doanh nghiệp cao su công nghiệp với nhu cầu tiêu thụ từ 500 đến 20.000 tấn mỗi năm được quản lý bởi TCT Hóa chất VN (Vinachem) và Tập đoàn CNCS VN (VRG) Mặc

Trang 7

dù còn giới hạn trong sản xuất nhưng các dòng sản phẩm chế biến từ cao su của VN cũng tương đối đa dạng với săm, lốp xe ôtô và xe gắn máy, găng tay cao su phục vụ trong ngành y tế và tiêu dùng, đệm cao su và vỏ bọc dây điện dùng trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng, dòng sản phẩm phục vụ cho thể thao, giải trí và các lĩnh vực y tế v.v…

Hiện nay, cơ cấu sản phẩm cao su thành phẩm và định hướng đầu tư đang tập trung chủ yếu ở dòng sản phẩm săm, lốp xe ôtô, xe máy và xe đạp Sản phẩm chế biến từ cao su của VN được sản xuất với thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến từ châu Âu Các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, được đảm bảo về chất lượng và có khả năng cạnh tranh với chính sách giá linh hoạt và chăm sóc kháchhàng cẩn thận.

Hiện nay, VN đang đầu tư dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO 900:2000) để sản xuất các sản phẩm cao su đạt giá trị kinh tế cao Sản phẩm có chất lượng cao dùng để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng săm lốp và găng tay cao su *Tăng đầu tư chiều sâu để tăng tốc

Việc VN là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của nước ta

Bên cạnh những thuận lợi trong xuất khẩu cao su sang các nước khác thì việc là thành viên WTO còn tạo cơ hội cho VN tăng thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao từ các nước có nền công nghiệp cao su tiên tiến Số lượng các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cao su công nghiệp tại VN còn ít, khả năng cạnh tranh chưa cao, trong khi VN lại có nguồn nguyên liệu dồi dào nên cao su là một ngành thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm Bằng chứng là năm qua, Tập đoàn Kumho (Hàn Quốc) đã đầu tư nhà máy chế biến săm lốp tại Khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) với tổng vốn đầu tư lên đến trên 300 triệu USD, công suất giai đoạn đầu đạt 3 triệu bộ lốp xe/năm Trong năm,các tập đoàn của Ấn Độ, Đức, Trung Quốc cũng có nhiều cuộc tiếp xúc với Tập đoàn CNCS VN và TCT Hoá chất VN để bàn bạc hợp tác đầu tư lập các nhà máy chế biến sản phẩm cao su công nghiệp tại VN bằng công nghệ hiện đại

- Giá trị sản phẩm cao su công nghiệp năm 2008 của nước ta đạt 900 triệu USD, bằng 0,5% của mức 200 tỉ USD của thế giới, trong đó giá trịcác mặt hàng săm lốp là 650 triệu USD (nhập khẩu 100 triệu USD,

Trang 8

xuất khẩu 50 triệu USD), giá trị các sản phẩm còn lại là 250 triệu USD(nhập khẩu 30 triệu USD, xuất khẩu 100 triệu USD).

- Hiện nay VN có 20 triệu xe gắn máy, 700.000 xe ô tô các loại.

- Mỗi năm VN nhập khẩu 100 triệu USD để mua săm lốp ô tô các loại, trong đó chủ yếu là nhập các loại lốp cao cấp Riêng lốp xe đạp và xe máy, hầu hết được sản xuất trong nước, chỉ nhập 100.000 chiếc, chủ yếu dùng cho những dòng xe chuyên dụng cao cấp.

- Mỗi năm thị trường VN tiêu thụ 1,2 triệu lốp Radial (100% thép), trong đó trong nước sản xuất chỉ 50.000 chiếc Tiêu thụ 2,1 triệu lốp Bias (lốp mành chéo), trong nước sản xuất 1,7 triệu chiếc

- Ở Mỹ và Châu Âu, bình quân một đời lốp xe tải được đắp tới 3 lần và có đến 80% số lốp được đắp, trong khi ở VN chỉ 10% (nguyên nhân chính là chở quá tải, đường xấu).

Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp VN liên doanh, liên kết xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su để tạo ra sản phẩm cao su có hàm lượng cao, tăng khai thác giá trị gia tăng của ngành cao su, từ đó chuyển dịch cơ cấu từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư tham gia vào thị trường VN còn có hiệu ứng dẫn đến việc nhập khẩu các máy móc, công nghệ, kỹ thuật phục vụ chế biến cao su Từđó các doanh nghiệp VN có thể chế biến, sản xuất ra các loại cao su có chất lượng cao, nâng cao giá thành, cạnh tranh với các đối thủ truyền thống như Thái Lan, Malaysia, Indonesia v.v…

Định hướng cho sự phát triển của ngành cao su VN tới năm 2010 bao gồm chuyển đổi sản xuất cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cùng với cao su nguyên liệu

Theo các chuyên gia, do cao su thành phẩm cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cao su nguyên liệu thô xuất khẩu nên ngành cao su VN nên tập trung vào các sản phẩm cao su phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào sản xuất thông qua các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngoài ra, ngành chế biến cao su sẽ ưu tiên cho sản phẩm cao su công nghiệp được dùng làm nguyên liệu phụ trợ cho ngành da giày của VN.

Trang 9

Mặt khác, ngành cao su VN cần phải thay đổi cấu trúc sản xuất theo tiến trình phát triển của ngành để khai thác triệt để những thế mạnh của cây cao su; tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cùng với kế hoạch chung cho toàn ngành đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020 Các doanh nghiệp cần phải ưu tiên cho đầu tư và phát triển các sản phẩm cao su có giá trị cao.

Nhằm nâng cao giá trị cây cao su của VN, việc nghiên cứu thị trường, lựachọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho sản phẩm cao su công nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất săm lốp xe để phục vụ cho ngành ôtô là những việc làm cấp thiết Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động marketing, phát triển công nghệ, và tiến hành đa dạng hóa phương thức sản xuất nhằm thúc đẩy mở rộng sản xuất cao su công nghiệp.

b).Diễn biến ngành cao su thiên nhiên đầu năm 2010

Giá cao su tiếp tục ở mức cao giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong quý 3/2010 Trong 9T/2010, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

cao su đạt 516 ngàn tấn và 1,422 triệu USD, tương ứng tăng 6.8% và 95.6% so với cùng kỳ năm 2009 Như vậy, sản lượng tăng không đáng kể, nhưng do giá xuất khẩu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước nên kim ngạch xuất khẩu tăng tới 95.6%

Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu cao sutrong 9T/2010

Trang 10

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trung Quốc vẫn là thị trường chính nhập khẩu cao su của Việt Nam,nhưng đang trong xu hướng giảm dần. Trong 9T/2010, sản lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 300 ngàn tấn, giảm 10.4% so với cùng kỳ năm 2009 Tuy nhiên, do giá cao su trong 9T/2010 tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu tăng 64%, tương ứng đạt 824.3 triệu USD

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc năm2009 và 2010

Nguồn: Bộ Công thương

Có thể thấy sản lượng cao su xuất sang Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 5, 6 và tháng 7 Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch Những biện pháp này đã được tháo gỡ và các doanh nghiệp Việt Nam chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch nên sản lượng xuất khẩu bắt đầu tăng trở lại từ tháng 8/2010.Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam, nhưng tỷ trọng đang trong xu hướng giảm Trong 9T/2010, tỷ trọngxuất sang Trung Quốc chiếm 57.9% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su củaViệt Nam, trong khi đó, tỷ trọng này của năm 2009 là gần 70%

Trang 11

Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu khác thay thế dần thị trường Trung Quốc là định hướng hợp lý của các doanh nghiệp trong ngành Điều này sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu cao sutừ Việt Nam Cụ thể, tỷ trọng xuất sang thị trường Malaysia tăng từ 3.9% lên 6%, Hàn Quốc tăng từ 3.9% lên 4.8%, Đài Loan từ 3.5% lên 4.7%,…Hiện tại nhu cầu cao su của Trung Quốc đang gia tăng Chúng tôi cho rằng khả năng Trung Quốc hoàn toàn giảm mạnh nhập khẩu cao su từ Việt Nam là rất khó xảy ra, và không được xem là rủi ro quá lớn.c)

Triển vọng ngành trong quý 4/2010

Giá cao su được dự báo duy trì ở mức cao trong thời gian tới Theo

Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về cao su, thị trường cao su thế giới sẽ phải đối mặt với áp lực nguồn cung giảm mạnh trong 2 năm tới (2011 và 2012) và giá cả tăng do sản lượng suy giảm, trong khi nhiều đồn điền cao su đang trong giai đoạn trồng mới Đây là yếu tố thuận lợi có thể giúp ngành cao su thiên nhiên Việt Nam tiếp tục đạt được kết quả ấn tượng trong quý 4/2010

Nhu cầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao Trung Quốc là một

trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới hiện nay Với ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh, nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc vẫn đang gia tăng và được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2010 Dự báo giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốcnhiều khả năng sẽ tăng mạnh trở lại trong quý 4/2010.

Được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ Khoảng 80% sản

lượng cao su Việt Nam được xuất khẩu nên các doanh nghiệp trong ngành hầu hết được hưởng lợi do chính sách nới rộng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước

Biến động thời tiết là rủi ro lớn nhất trong giai đoạn hiện nay Thời

tiết trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2010 diễn ra bất thường cũng ảnh hưởng nhiều đến lượng mủ thu hoạch của các doanh nghiệp trong ngành Phần lớn diện tích trồng cao su của Việt Nam tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, đây là khu vực có khí hậu tương đối thuận lợi vì ít bị ảnh hưởng của thời tiết mưa bão Tuy nhiên, không loại trừ yếu tố bất thường như cơn bão trong năm 2007 tại Vũng Tàu.

Duy trì quan điểm trong các báo cáo phát hành trước đây, chúng tôi cho rằng, ngành cao su thiên nhiên tiếp tục khả quan khi nhu cầu và giá cả tiếp tục xu hướng tăng Đây là yếu tố chính giúp kết quả kinh doanh quý 4/2010 của các doanh nghiệp trong ngành tăng cao.

Trang 12

Ngành cao su thiên nhiên là một trong những ngành có kết quả kinh doanh quý 3 khá tốt so với các ngành khác Trong 9T/2010, đã có 2 doanh nghiệp là CTCP Cao su Tây Ninh (HoSE: TRC) và CTCP Cao su Tây Ninh (HoSE: DPR) gần đạt được kế hoạch lợi nhuận năm CTCP Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) và CTCP Cao su Hòa Bình (HoSE: HRC) hiện đã vượt trên 50% kế hoạch

Hầu hết các doanh nghiệp trong Tập đoàn Cao su Việt Nam đều xây dựngkế hoạch doanh thu và lợi nhuận trên mức giá bán khoảng 40 triệu

đồng/tấn mủ Tuy vậy, trong quý 3, mức giá bán đã đạt trung bình khoảng60 triệu đồng/tấn

2 Vị thế Công ty

Công ty có 5.031,45 ha cao su đang đi vào khai thác toàn bộ và trong thời kỳ cho năng suất cao Nhà máy sơ chế ổn định về công suất và chất lượng sản phẩm, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đạt yêu cầu về môi trường Công ty đang được hưởng chế độ ưu đãi về miễn giảm thuế đối với công ty cổ phần trong thời điểm giá bán cao, sản phẩm tiêu thụ ổn định nên thuận lợi cho việc tích lũy vốn đầu tư trong thời gian đầu.

Chiến lược Phát triển và Đầu tư

•Tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ổn định sản xuất và nâng cao năng suất khai thác mủ cao su.

•Mở rộng diện tích trồng cao su trong nước và nước ngoài (Lào và Campuchia).

•Đầu tư các ngành và công ty có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty như: Nhà máy chế biến gỗ và các ngành nghề khác có lợi thế như khu công nghiệp hình thành trên đất cao su.

•Tìm kiếm cơ hội đầu tư tài chính ngắn và trung hạn để tối đa hóa lợi ích sử dụng vốn.

•Có chính sách chi trả cổ tức hợp lý đảm bảo lợi ích của cổ đông, đồng thời có lợi nhuận tích lũy để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Các dự án lớn

•Công ty CP Khu công nghiệp Long Khánh : Điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng để đảm bảo vốn hoạt động Hiện nay đã giải phóng mặt bằng, thu hồi đất HRC tham gia với tỷ lệ góp vốn 19% - 22,8 tỷ đồng.

Trang 13

•Công ty CP cao su Việt Lào với vốn điều lệ được nâng từ 400 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, gồm 7 đơn vị thành viên tham gia, trong đó HRC tham gia góp 15% tương đương 90 tỷ đồng Dự án trồng cao su tại Lào được Công ty CP cao su Việt Lào thực hiện khá thuận lợi, đúng tiến độ như mục tiêu đề ra và được Chính phủ 2 nước đánh giá cao.

•Công ty CP cao su Lai Châu: Đã thực hiện khai hoang trồng mới được gần 900 ha,HRC góp vốn 15% bằng 30 tỷ đồng.

•Công ty CP cao su Bình Long – Tà Thiết : Vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, HRC tham gia góp 10% vốn điều lệ tương đương 3 tỷ đồng.

•Dự án Công ty CP chế biến gỗ Đồng Nai đã được Tập đoàn phê duyệt, khi được triển khai Công ty tiếp tục tham gia với vốn góp điều lệ 4,5 tỷ đồng.

Triển vọng Công ty

•Cao su Hòa Bình đang quản lý hơn 5.000 ha cao su.

•Thị trường trong và ngoài nước của các công ty trên đều được mở rộng, tốc độ phát triển về doanh thu tăng từ 15 - 20%/năm

•Công ty đang từng bước mở rộng sản xuất sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư xây dựng, hợp tác liên kết trong chế biến gỗ, kinh doanh máy móc nông ngư cơ.

Rủi ro Kinh doanh chính

•Năng suất khai thác mủ của cây cao su phụ thuộc nhiều vào thời tiết trong khi những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường

•Thị trường xuất khẩu lại tập trung quá nhiều vào Trung Quốc với hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành

•Công ty còn phải chịu sức ép cạnh tranh từ một số nước có ngành cao su lâu đời và đang phục hồi trở lại như Trung Quốc, Brazil.

•Quỹ đất nông nghiệp của nước ta đang bị thu hẹp dần nên việc mở rộng diện tích trồng cao su trong nước là vấn đề nan giải

•Công nghệ chế biến mủ cao su của các công ty hiện đang dừng lại ở mứcsơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm

3 Những nét nổi bật của kết quả hoạt động năm 2009 , dự đoán 2010.

- Diện tích cao su khai thác 3.380 ha;- Năng suất khai thác 1.514 kg/ha ;

- Sản lượng cao su khai thác 5.118 tấn, vượt kế hoạch 2,36 %,nhưng giảm 545 tấn so với năm 2008, tương ứng giảm 9,62% ;

Trang 14

- Sản lượng cao su thu mua 688 tấn;

- Thành phẩm cao su tiêu thụ 6.301 tấn, đạt 100% kế hoạch ;- Giá thành tiêu thụ cao su bình quân 27,04 triệu đồng/tấn ;

Trong đó: Giá thành tiêu thụ cao su khai thác 25,75 triệu đồng/tấn ;- Giá bán bình quân 32,15 triệu đồng/tấn, tăng 10,15 triệu đồng/tấnso với giá bán kế hoạch, nhưng thấp hơn năm trước 9,4 triệu đồng/tấn ;

- Tổng doanh thu 232.026 triệu đồng, vượt kế hoạch 43,58%( trong đó : doanh thu cao su 202.598 triệu đồng, vượt kế hoạch 46,18%).Tuy nhiên tổng doanh thu năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 94.734 triệuđồng, tương ứng thấp hơn 28,99%;

- Lợi nhuận trước thuế 71.523 triệu đồng, vượt kế hoạch 76%,nhưng giảm so năm 2008 là 16.502 triệu đồng, tương ứng giảm 18,75%;

- Lợi nhuận sau thuế 65.456 triệu đồng, vượt kế hoạch 75,81%,nhưng giảm so năm 2008 là 22.569 triệu đồng, tương ứng giảm 25,64%.

- Dự án triển khai năm 2010:

Tiếp tục xem xét và chọn lọc đầu tư, năm 2010 Công ty tiếp tụcđầu tư vào các dự án đang triển khai – chủ yếu ở các lĩnh vực chuyênngành như trồng cao su, khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Dự kiến góp vốn đầu tư 74.160.000.000 đồng, gồm các dự án như sau:- Công ty CP cao su Lai Châu: Đã thực hiện khai hoang trồng mớiđược gần 2.000 ha, công ty CP cao su Hòa Bình góp vốn 15% bằng30.000.000.000 đồng, đã góp 27.698.000.000 đồng, năm 2010 dự kiếngóp 34.500.000.000 đồng.

- Công ty CP cao su Bình Long – Tà Thiết : Vốn điều lệ là30.000.000.000 đồng, Công ty CP cao su Hòa Bình tham gia 10% vốnđiều lệ, tương đương 3.000.000.000 đồng, đã góp 1.700.000.000 đồng,năm 2010 dự kiến góp 1.300.000.000 đồng

- Công ty cổ phần cao su Bà Rịa-Kampong Thom : Công ty tham gia

góp vốn 30% vốn điều lệ, tương ứng …đồng, đã góp 30.750.000.000đồng, năm 2010 dự kiến góp 30.000.000.000 đồng.

- Công ty CP Khu công nghiệp Long Khánh : Công ty tham gia gópvốn 19%, bằng 22.800.000.000 đồng, đã góp 14.440.000.000 đồng, năm2010 dự kiến góp vốn 8.360.000.000 đồng.

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 :

- Sản lượng khai thác : 4.260 tấn

- Thu mua cao su tiểu điền : 800 tấn

Trang 15

- Sản lượng giao bán : 5.090 tấn

- Tổng doanh thu : 199.879.000.000 đồng,

trong đó :

- Doanh thu cao su : 173.060.000.000 đồng

- Lợi nhuận trước thuế : 60.400.000.000 đồng

LNST Q3 và lũy kế 9 tháng lần lượt là 28,7 tỷ và 73,6 tỷ đồng Như vậy LNST 9 tháng vượt 18 tỷ so với kế hoạch năm, tương ứng vượt 32% và bằng 112,4% so với lợi nhuận cả năm 2009.

EPS 9 tháng ước đạt 4.290 đồng.

Trong quý vừa qua, công ty tiêu thụ 2.455 tấn cao su thành phẩm, lũy kế đạt 4.315 tấn với giá bán bình quân 9 tháng là 59 triệu đồng/tấn, tăng 26,85 triệu đồng so với năm trước.Đây cho thấy một dấu hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của công ty.

III : Kết quả kinh doanh.

1 Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh ngang.

+-%DT bán hàng và cung cấp

Trang 16

Về Doanh Thu Thuần

Nhìn bảng số liệu ta thấy những dấu hiệu không tốt trong HĐKD của cty cp Cao Su Hòa Bình (HRC) năm 2009 khi so với năm 2008.Tất cả các chỉ tiêu về DT và LN chủ yếu của cty đều giảm mạnh.DTT từ bán hàng giảm 87,331trđ (30.11%) ; LN trước thuế giảm 16,502 trđ (18.75%).Đây là một kết quả kinh doanh không tốt của cty có thể thấy nếu tình trạng này vẫn kéo dài cty se găp khó khăn.

Nguyên nhân DTT năm 2009 giảm là do sản lượng cao su khai thác năm 2009 đạt 5118 tấn mặc dù vượt kế hoạch 2,36% nhưng giảm 545 tấn so với năm 2008 (giảm 9,62%).Đồng thời giá thành tiêu thụ cao su bình quân năm 2009 giảm gần một nửa so với năm 2008,giảm 14.55trđ /tấn tương đương với 35%.năm 2008 cũng chính là năm có khủng hoảng sảy ra làm giảm giá cao su tự nhiên,đầu năm 2008 giá cao su tự nhiên ơ mức 3000USD/tấn đầu năm 2008 xuống còn 1100USD/tấn cuối năm đó.Và sang đến năm 2009 giá cao su liên tục tăng trở lại nhưng chỉ ở mức 1600USD/tấn.thế nhưng DTT từ bán hàng và cung cấp dich vụ thu đươc vẫn cao hơn năm 2009.Trong khi đó Với số liệu năm 2009 cho thấy HRClà 1 cty có vốn điều lệ nhỏ nhất so voi 5DN lớn cùng ngành

PHR,DPR,TRC,TNC cũng có năng suất khai thác là thấp nhất thấp hơn cả năng suất khai thác trung bình ngành 1,7 tấn/ha.các chi tiêu vốn va diện tích vườn cao su đều nhỏ hơn cac DN cùng ngành.Điều đó cho thấy

Trang 17

DN đang gặp khó khăn,tình hình kinh doanh ko tôt cần có chiến lươc kinh doanh đúng đắn phù hợp để cải thiên tìn hình cty.

Đánh giá về tình hình quản lý chi phí của cty:

-GVHB: giảm 39,196 trđ (giảm 20.52%) nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ của cty năm 2009 giảm so với năm 2008.Sản lượng tiêu thụ trongnăm giảm nhưng vẫn đạt 100% so với kế hoạch cho nên việc GVHB giảm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến LN của cty và tốc độ giảm GVHB < tốc độ giảm của DTT (20.52%<30.11%) điều đó cho biết cty quản lý chưa tốt GVHB,chưa quản lý tốt khâu sản xuất,chi phí nguyên vật liệu đầu vào.

-CFBH:giảm 1,630trđ (giảm 28.78%) so với năm 2008.Sản lượng tiêu thụnăm 2009 vẫn đạt 100% so với kế hoạch đặt ra nhưng chi phí bỏ ra để tiêu thụ số sản phẩm đó lại giảm đi cho thấy cty quản lý tốt chỉ tiêu này.-CFQLDN: tăng 226trđ (tăng 2.26%).Trong tình hình LN của cty giảm sovới năm trước thế mà CFQLDN lại tăng lên chứng tỏ cty quản ly chỉ tiêu này không tốt,có những khoản chi tiêu không hợp lý làm lãng phí chi phí quản lý hay bộ phận máy móc cồng kềnh.

Đa số các chỉ tiêu chi phi cty đều quản lý không tốt làm lãng phí ,chính những yếu tố này cũng làm cho LN của cty giảm

*Tất cả các chỉ tiêu của cty năm 2009 đều giảm mạnh so với 2008 chính những điều đó đã dẫn tới LNST cuả cty giảm manh,giảm 22,569trđ (giảm25,64%)

Tổng doanh thu hoạt động kinh

Doanh thu thuần202,645289,976296,008320,580Giá vốn hàng bán151,829191,025176,891182,179

Doanh thu hoạt động tài chính10,94913,47310,6699,467

Chi phí quản lý doanh nghiệp10,23510,00912,09112,454

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh56,43869,633111,227129,736

Trang 18

Tổng lợi nhuận kế toán trước

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

PHR,DPR,TRC,TNC cũng có năng suất khai thác là thấp nhất thấp hơn cả năng suất khai thác trung bình ngành 1,7 tấn/ha.các chi tiêu vốn va diện tích vườn cao su đều nhỏ hơn cac DN cùng ngành.Điều đó cho thấy DN đang gặp khó khăn,tình hình kinh doanh ko tôt cần có chiến lươc kinh doanh đúng đắn phù hợp để cải thiên tìn hình cty.

*DT tài chính của cty tăng dần theo các năm đăc biệt là năm 2008 tăng 42% so với năm 2006 cho thấy quy mô về hoạt động đầu tư của cty mở rộng và góp phần lớn vào việc tăng lợi nhuận cho cty.Chúng ta cũng biết năm 2008 có cuộc khủng hoảng về giá cao su vì thế mà DT từ bán hàng

Trang 19

và CCDV của cty giảm,cty đã có những chính sách để cải thiên tinh hình đó là tham gia các hình thức đầu tư tài chính nhưng DT từ hoat động tài chính chỉ cải thiện được một phần nào đó nó vẫn ko thể bù đắp được tốc độ giảm của DTT,vi DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chủ yếu của DN.

*Về công tác quản lý chi phí:

-GVHB: giảm dần theo các năm chỉ riêng năm 2008 GVHB tăng so với năm 2006 5%.năm 2008 cũng chính là năm có khủng hoảng sảy ra làm giảm giá cao su tự nhiên,đầu năm 2008 giá cao su tự nhiên ơ mức 3000USD/tấn đầu năm 2008 xuống còn 1100USD/tấn cuối năm đó.Và sang đến năm 2009 giá cao su liên tục tăng trở lại nhưng chỉ ở mức 1600USD/tấn.Mặc dù GVHB của DN giảm nhưng tốc đọ giảm của nó vẫn thấp hơn tốc đọ giảm của DTT nhất là năm 2009.Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh đang trong đk khó khăn,mức rủi ro cao vì tình hình kinh tế toàn cầu và quốc gia có những biến động xấu do khung hoảng hayLạm phát do chính DN quản lý chưa tốt chỉ tiêu GVHB.Chính những điều đó nó làm cho hoạt động kinh doanh cua DN cang ngày càng bị thu hẹp.

-CFBH:chi tiêu này tương đối ổn đinh ơ các năm 2007,2008 ,năm 2007 co tăng nhẹ 3% nhưng riêng năm 2009 chỉ tiêu nay giảm mạnh xuống còn71%.Nhưng nó ko phải là một dấu hiệu tốt bới chỉ tiêu này giảm là do sảnlương tiêu thụ năm 2009 giảm mạnh so với các năm trước do.Và tốc đọ giảm của chỉ tiêu này vẫn thấp hơn tốc độ giảm của DTT ,điều đó cho thấy DN quản lý ko tôt chỉ tiêu này.DN phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để bán được hàng nhưng sản lương tiêu thụ năm 2009 vẫn thấp hơn so vơi các năm trước đó.DN bị giảm vị thế trên thị trường

-CFQLDN: giảm dần theo các năm nhưng tốc độ giảm của nó cao hơn tốcđộ giảm của DTT đặc biệt là năm 2009 cho thấy DN quản lý chưa tôt chi tiêu này,DN đã lãng phí chi phí quản lý hay bộ máy cồng kềnh.chỉ có năm 2008 chỉ tiêu này có thể được coi là DN quản lý tốt hơn những năm khác.

-CFTC : tăng rất nhanh và mạnh qua các năm đặc biệt là năm 2007,2008 nhưng CFTC tăng nhanh hoen DTTC do thời điểm này sảy ra khủng hoảng nên lãi suất cho vay cao,thi trường tài chính kem ốn định.DTTC thu về chậm hơn CFTC dẫn đến rủi ro cao cho DN trong dài hạn khi vay nợ quá nhiều với rủi ro thanh khoản lớn khi điều kiện tài chính bất ốn định.Do đó CFTC tài chính tăng do TTCK ko ổn định vay nợ nhiều,trong khi DN sản xuất kinh doanh chưa ổn định lại lao sang đầu tư tài chính trong điều kiện rủi ro cao làm suy giảm HĐKD cuả DN trong tương lai cho nên hoạt động của DN ko bền vững,Điều đó thể hiện rất ro trong năm2009 CFTC giảm mạnh so vói các năm trước nhưng DTTC vẫn giảm và DTT còn giảm mạnh hơn so với các năm trước.Tình hình kD của DN năm 2009 rơi vào khó khăn.

Trang 20

*Tất cả các yếu tố trên góp phần làm cho LN từ HĐKD của cty giảm mạnh qua các năm đăc biêt là năm 2009 giảm 56% giảm hơn một nửa so với năm 2006.Điều đó cho tháy tinh hình KD của cty đang trên đà đi xuống và rơi vào tình trạng rất khó khăn.Cty phải có những chiến lược chính xác phù hợp để cải thiên tình hình.

DTT từ bán hàngvà CCDV

Gía vốn hàng bán

*Chính vì yếu tố giá vốn hàng bán của cty tăng tương đối cao nên làm cho LN gộp của cty giảm cũng tương đối mạnh qua các năm.giảm từ 43.17% năm 2006 xuống cồn 25,08% năm 2009

*CFBH;tăng từ 1.77% năm 2006 lên 1.99% năm 2009.Sản lương tiêu thụ giảm dần qua các năm vạy mà chi phi bán bàn lai tăng lên cho thấy DN phải bỏ nhiều CF hơn để bán được hàng nhưng sp tiêu thụ vẫn giảm.Và 100đ DTT thì CFBH chiếm 1.77đ năm 2006,1.97đ năm 2008 ,1.99đ năm 2009 Điều đó cho thấy DN quan lý ko tót chỉ tiêu này.

*CFQLDN: cũng tăng dần qua các năm.tăng từ 3.88% năm 2006 lên 5.05%năm 2009.và 100đ DTT thì CFQLDN năm 2006 chiem 3.88đ năm 2007 chiếm 4.08đ năm 2009 lad 5.05.đ chính vì thế chỉ tiêu này DN cũng vẫn quản lý ko tốt chỉ tiêu này,

*Do doanh nghiệp KD ko tốt,quản lý các chi phí ko tốt làm cho LN từ HĐKD của cty giảm dần và giảm với tốc độ mạnh.Cứ 100đ DTT thi LNT từ HĐKD năm 2006 là 40.47đ ,năm 2007 là 37.58đ và năm 2009 là 27.85đ điều đó cho thấy DN kinh doanh ngày càng thua lỗ.DN cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh và quản lý của mình

Sang năm 2010.

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w