1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV chi nhánh sài gòn

82 532 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Với những kiến thức cũng như kinh nghiệm được truyền đạt và học tập tạo trường đại học Kinh tế.TPHCM,tài liệu tham khảo và quá trình thực tập và học hỏi thực tế tại Ngân hàng

Trang 1

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

W X

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với những kiến thức cũng như kinh nghiệm được truyền đạt và học tập tạo trường đại học Kinh tế.TPHCM,tài liệu tham khảo và quá trình thực tập và học hỏi thực tế tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển BIDV chi nhánh Sài Gòn đã giúp cho

em rất nhiều để hoàn thành thành công bài báo cáo thực tập tốt nhiệp này

Lời đầu tiên cho em xin được gửi lời cám ơn tri ân đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế Phát Triển đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã ân cần truyền dạy,đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.Đặc biệt,em chân thành cảm ơn đến Thầy Thái Trí Dũng đã tận tình giúp đỡ,dìu dắt và góp ý cho em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.Với kiến thức em đã học và sự nghiệt huyết truyền dạy kinh nghiệm của quý thầy cô đã giúp em xây dựng hành trang vô cùng quý báu trong cuộc sống và sự nghiệp sau này một cách vững chắc hơn

Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các anh chị tại phòng Tổ Chức Hành Chính BIDV Chi Nhánh Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi,tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.Nhờ đó em có,em có được những trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm quý báu từ anh chi

Xin chúc quý thầy cô Khoa Kinh Tế Phát Triển cùng các anh chị tại phòng Tổ Chức Hành Chính BIDV Chi Nhánh Sài Gòn sức khỏe-thành công –hạnh phúc

Em chân thành cảm ơn!

Tp.HCM.tháng 4 năm 2011 Sinh viên thực hiện

ĐẶNG THANH CƯỜNG

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 4

Ý KIẾN GIẢNG VIÊN

Trang 5

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Hình 2 Sơ đồ tổ chức tại Chi nhánh Sài Gòn 30

Hình 3 Biểu đồ tăng trưởng vốn BIDV chi nhánh Sài Gòn 34

Hình 4 Thị phần các hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2009 35

Hình 5

Cơ cấu nhân sự theo số lượng 37

Tình hình hoạt động của Chi Nhánh trong 3 năm

2006-2008 và 6 tháng đầu năm 2009

Bảng 4 Bảng so sánh lố lượng lao động theo trình độ 38

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG I:CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG 1

I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TUYỂN DỤNG 1

1 Khái niệm 1

2 Vai trò 1 II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG 1

1 Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp 1

2 Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 2 III QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG 3

1 Sơ đồ tuyển dụng nhân sự 3

2 Nội dung,trình tự của quá trình tuyển dụng 4

a Chuẩn bị tuyển dụng 4 b Thông báo tuyển dụng 4 c Thu nhận,nghiên cứu hồ sơ 4

d Kiểm tra,trắc nghiệm 5

e Phỏng vấn sơ bộ 5

f Phỏng vấn sâu 5

g Xác minh điều tra 5

h Ra quyết định tuyển dụng 5

i Ra quyết định kiểu đơn giản 5

j Hướng dẫn hội nhập cho ứng viên 6

IV CÁC PHƯƠNG THỨC TÌM KIẾM ỨNG VIÊN 7 1 Nguồn nội bộ 7

2 Nguồn ngoài 7

a Phương tiện đại chúng 7

b Các trường đại học cao đẳng,trung tâm đào tạo 7

c Thông qua các công ty giới thiệu 8

d Tự các ứng viên tự đến 8

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV VIỆT NAM 9

I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN 9

II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN 13

III QUÁ TRÌNH PHÁT TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN 21

1 Bộ máy tổ chức 22

2 Mạng lưới hoạt động 23

IV TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 24

1 Tình hình hoạt động 24

2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua 24

Trang 7

V PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG BIDV

CHI NHÁNH SÀI SÒN 27

1 Định hướng chung 27

2 Một số định hướng cụ thể 27

3 Một số nhiệm vụ trọng tâm 28

VI TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN 29

1 Về mặt số lượng 29

2 Về mặt chất lượng 29

a Cơ cấu theo trình độ: 29

b Lao động theo chức vụ 31

c Cơ cấu theo giới tính 31

d Cơ cấu theo độ tuổi 32

CHƯƠNG III:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN 34

I NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 34

1 Đối tượng và tiêu chuẩn chung 34

2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và kinh nghiệm công tác 34

3 Hình thức tuyển dụng 35

4 Hội đồng tuyển dụng 35

5 Thông báo tuyển dụng 36

6 Hồ sơ dự tuyển của ứng viên 36

7 Tuyển dụng theo hình thức thi tuyển 36

8 Tuyển dụng theo hình thức xét tuyển 38

9 Thời gian tổ chức tuyển dụng 38

10 Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc 38

11 Hợp đồng lao động 38

12 Đối chiếu, lưu trữ hồ sơ 39

13 Chi phí tuyển dụng lao động 39

II QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN 40

1 Quy trình tuyển dụng lao động 40

2 Quy trình tiếp nhận cán bộ chuyển công tác giữa các đơn vị trong hệ thống BIDV chi nhánh Sài Gòn 41

III THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN 41

1 Quy trình tuyển dụng chung 41

2 Xác định nhu cầu tuyển dụng 41

3 Phân tích công việc 42

4 Lập kế hoạch tuyển dụng 42

5 Tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ 42

6 Kênh tuyển dụng 43

7 Thi tuyển 43

8 Phỏng vấn 43

Trang 8

9 Thử việc và quyết định tuyển dụng chính thức 44

CHƯƠNG IV:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN 46

1 Quy trình tuyển dụng nói chung 46

2 Chính sách thu hút nguồn nhân lực 46

3 Dự báo nguồn cung ứng viên 47

4 Hoàn thiện bản mô tả công việc 48

5 Kênh tuyển dụng 48

6 Việc thông báo và liên lạc cho ứng viên 49

7 Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ 50

8 Thi tuyển 50

9 Công tác phỏng vấn 51

10 Thử việc và quyết định tuyển dụng chính thức 52

11 Đánh giá chung về công tác tuyển dụng 52

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây , hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang lớn mạnh

và phát triển từng ngày.Với sự hội nhập của nền kinh tế thế giới WTO , hệ thống ngân hàng đã có những bước chuyển mình ngày càng chuyên nghiệp và hoàn thiện hơn.Nền khủng hoảng kinh tế vừa qua cũng đang tạo ra thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng trong nước.Tuy nhiên quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng nói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung không chỉ dừng lại ở hiệu quả quán lý kinh doanh , quản lý về mặt tài chính mà góp phần không nhỏ vào sự thành công của ngân hàng đó là đội ngủ nhân sự chuyên nghiệp,tài năng chung thành.Vậy để xây dựng đội ngủ nhân sự như vậy thì vấn đề tuyển dụng nhân viên tài giỏi,tài năng làm việc là vô cùng quan trọng.Việc xác định mô hình tuyển dụng hợp

lý , tuyển đúng người đúng việc,trung thành ,tài năng làm việc là vô cùng khó.Nhận thấy tầm quan trong của công việc tuyển dụng nhân sự quyết định đến sự thành

công của ngân hàng như thế nào nên em đã chọn đề tài :” HOÀN THIỆN CÔNG

TÁC TUYỂN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV

2.Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu nội dung quy trình tuyển dụng của ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển BIDV chi nhánh Sài Gòn.Từ đó đưa ra thực trạng và kiến nghị giải pháp đối với công tác tuyển dụng tại BIDV chi nhánh Sài Gòn

3.Phương pháp nghiên cứu

4.Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của em khi làm đề tài này là nghiên cứu rõ hơn về qui trình tuyển dụng của BIDV từ đó có thể rút ra bài học cho bản thân,tạo kinh nghiệm có thể tiếp cận trực tiếp với mô hình thực tế.Bên cạnh đó việc nghiên cứu đưa ra thực trạng,mặt còn tồn tại đối với công tác tuyển dụng và đưa ra một số giải pháp có thể giúp được phần nào cho hệ thống tuyển dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển BIDV chi nhánh Sài Gòn trở nên hoàn thiên và tốt hơn

5 Bố cục đề tài

Phần mở đầu

Phần nội dung :Gồm có 4 chương

• Chương I:Cở sở lý thuyết về tuyển dụng

• Chương II:Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV Chương III:Thực trạng công tác tuyển dụng tại BIDV

• Chương IV:Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại BIDV

Phần Kết Luận

Trang 10

CHƯƠNG I:CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG

2 Vai trò:

Công tác tuyển dụng là bước đệm vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiêp.Công tác tuyển dụng nhằm mục đích tìm được người có đạo đức,cá tính,trình độ,chuyên môn,kỹ năng phù hợp với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp,đảm bảo cho doanh nghiệp có được đúng người đúng việc đúng thời điểm cần thiết.Đối với

sự thay đổi của thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt đối phó với những thay đổi

Quy trình tuyển dụng giúp nhà quản trị nhân sự đưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất.Quyết định tuyển chọn có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các hoạt động của tổ chức,bởi một quy trình tuyển dụng hợp lý và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có những nhân viên có kỹ năng và phẩm chất hu hợp nhu cầu.Tuyển dụng tốt sẽ giúp tiết kiệm các khoản chi phí

như:chi phí tuyển dụng,chi phí công tác đào tạo lại,chi phí cho sự gián đoạn công việc,đồng thời tránh được các thiệt hại rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện công việc do thiếu hụt số lượng hoặc chất lượng lao động

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

1 Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp:

Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: doanh nghiệp càng có uy tín thì càng

dễ thu hút lao động Người lao động khi đi xin việc thì họ luôn mong đợi xin vào làm việc tại các doanh nghiệp có uy tín, có truyền thống lâu năm Ví dụ: các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn, hệ thống ngân hàng tài chính, các doanh nghiệp đầu ngành là những nơi dễ hút lao động

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: đây là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động tuyển dụng vì khi tổ chức một chương trình tuyển dụng rất tốn kém về kinh phí và nó chính là điều mà các ứng cử viên luôn quan tâm Khả năng tài chính dồi dào giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động hơn

Các chính sách về nguồn nhân lực của doanh nghiệp: chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động Người lao động ở bất cứ tổ chức nào cũng rất quan tâm đến các chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động vì vậy nếu các chính sách này phù

Trang 11

hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động Còn người lao động cũng tin tưởng và trung thành hơn với doanh nghiệp

Yếu tố khác như: văn hóa doanh nghiệp, phong cách người lãnh đạo, điều kiện làm việc Người lao động luôn mong muốn được làm việc trong một môi

trường có sự gắn kết chặt chẽ các thành viên, có đầy đủ mọi điều kiện để thực hiện công việc, được khuyến khích sáng tạo và được các thành viên trong môi trường đó quý mến, giúp đỡ… Khi các điều kiện trên là hợp lý thì dễ thu hút được người lao động đến và làm việc lâu dài với tổ chức, doanh nghiệp

2 Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:

Cung lao động, cầu lao động trên thị trường: khi doanh nghiệp có nhu cầu về lao động thì cung về lao động là vến đề được doanh nghiệp quan tâm Qua đó doanh nghiệp sẽ biết được cung về lao động sẽ đáp ứng đến đâu so với nhu cầu lao động của doanh nghiệp về số lượng và chất lượng

Quan niệm về nghề nghiệp, công việc: ở các thời gian khác nhau thì quan niệm về nghề nghiệp, công việc là khác nhau Nếu các vị trí công việc cần tuyển dụng, các công việc của tổ chức đang là các công việc của nhiều người yêu thích thì doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều lao động hơn

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn tới có sự thay đổi cơ cấu lao động trong toàn bộ nền kinh tế vì vậy nó có tác động đến việc ngành này hay ngành khác có tuyển được lao động hay không? Ngành nào được người lao động lựa chọn nhiều hơn

Sự cạnh tranh của các tổ chức, các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng

Ơ việt nam sự cạnh tranh này chưa gay gắt nhưng trong tương lai nhất định nó sẽ là một vấn đề mà các tổ chức, doanh nghiệp luôn phải quan tâm

Các văn bản pháp lý của nhà nước, đây là cơ sở của các tổ chức tiến hành

tuyển dụng lao động theo pháp luật nhà nước quy định

Trang 12

III QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG

1 Sơ đồ tuyển dụng nhân sự

Hình 1:Sơ đồ quy trình tuyển dụng

Dự báo đề ra nhu cầu nguồn nhân lực

Phân tích công việc Xác định nguồn tuyển mộ Chuẩn bị tuyển dụng Thông báo,quảng cáo tuyển dụng

Sơ tuyển Kiểm tra trắc nghiệm Phỏng vấn sơ bộ Phỏng vấn lần hai Xác minh điều tra Khám sức khỏe Quyết định tuyển dụng

Bố trí phân công công việc Phân tích công việc Đánh giá hiệu quả tuyển dụng

Trang 13

iii Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn

1 Tiêu chuẩn tuyển chọn

2 Tiêu chuẩn tham dự kỳ thi tuyển chọn

3 Tiêu chuẩn trúng tuyển

b Thông báo tuyển dụng

Các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức thông báo tuyển dụng sau:

iv Tuyển dụng thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: báo, đài phát thanh, các kênh truyền hình, mạng internet…

v Tuyển dụng thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm

vi Tuyển dụng thông qua giới thiệu

vii Tuyển dụng thông qua hội chợ việc làm

viii Tuyển dụng trực tiếp từ các trường đại học, cao đẳng

ix Yết thị trước cổng cơ quan, doanh nghiệp

x ………

Thông báo nên ngắn gọn nhưng rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin cơ bản cho ứng viên như: yêu cầu về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và đặc điểm cá nhân Riêng đối với các quảng cáo tuyển dụng, cần lưu ý nên có thêm những nội dung sau:

Quảng cáo về công ty, công việc để người xin việc hiểu rõ hơn về uy tín, tính hấp dẫn trong công việc

xi Các chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ chính trong công việc để người xin việc có thể hình dung được công việc mà họ dự định xin tuyển

xii Quyền lợi nếu ứng viên được tuyển (lương bổng, cơ hội được đào tạo, thăng tiến, môi trường làm việc, v.v…

xiii Các hướng dẫn về thủ tục hành chính, hồ sơ, cách thức liên hệ với công ty, v.v…

c Thu nhận,nghiên cứu hồ sơ

Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, và phân loại chi tiết

để tiện cho việc sử dụng sau này

Nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu về ứng viên, bao gồm:

xiv Học vấn, kinh nghiệm, các quá trình công tác

xv Khả năng tri thức

xvi Sức khỏe

xvii Mức độ lành nghề, sự khéo léo về tay chân

xviii Tính tình, đạo đức, tình cảm, nguyện vọng…

Trang 14

Nghiên cứu hồ sơ có thể loại bớt một số ứng viên hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chuẩn công việc, không cần phải làm tiếp các thủ tục khác trong tuyển dụng, do đó có thể giảm bớt chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp

d Kiểm tra,trắc nghiệm

Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệp và phỏng vấn ứng viên nhằm chọn được các ứng viên xuất sắc nhất Các bài kiểm tra, sát hạch thường được sử dụng để đánh giá ứng viên về các kiến thức cơ bản, khả năng thực hành Ap dụng các hình thức trắc nghiệp cũng có thể được sử dụng để đánh giá ứng viên về một số khả năng đặc biệt như: trí nhớ, mức độ khéo léo của bàn tay, v.v…

e Phỏng vấn sơ bộ

Phỏng vấn sơ bộ thường chỉ kéo dài 5 – 10 phút, được sử dụng nhằm loại bỏ ngay những ứng viên không đạt tiêu chuẩn, hoặc yếu kém rõ rệt hơn những ứng viên khác mà khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra

f Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân như tính cách, khí chất, khả năng hòa đồng và những phẩm chất cá nhân thích hợp cho tổ chức doanh nghiệp

g Xác minh điều tra

Xác minh, điều tra là quá trình làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với những ứng viên có triển vọng tốt Thông qua tiếp xúc với đồng nghiệp cũ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc với lãnh đạo cũ của ứng viên (theo các địa chỉ trong hồ sơ xin việc), công tác xác minh điều tra sẽ cho biết thêm về trình độ, kinh nghiệm, tính cách của ứng viên Đối với những công việc đòi hỏi tính an ninh cao như thủ quỹ, tiếp viên hàng không, v.v… công tác xác minh có thể có yêu cầu cầm tìm hiểu về nguồn gốc,

lý lịch gia đình của ứng viên

h Khám sức khỏe

Dù có đáp ứng đầy đủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết, thông minh, tư cách tốt, nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo cũng không nên tuyển dụng Nhận một bệnh nhân vào làm việc, không những không có lợi về mặt chất lượng thực hiện công việc và hiệu quả kinh tế mà còn gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho tổ chức, doanh nghiệp

i Ra quyết định tuyển dụng

Mọi bước trong quá trình tuyển dụng đều quan trọng, nhưng bước quan trọng nhất vẫn là ra quyết định chọn hoặc loại bỏ ứng viên Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển dụng, cần xem xét một cách có hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triển bảng tóm tắt

về ứng viên

Ngoài ra, cách thức ra quyết định tuyển dụng cũng ảnh hưởng tới mức

Trang 15

thống nhất trước về cách thức ra quyết định tuyển dụng Có 2 cách ra quyết định:

xix Ra quyết định kiểu đơn giản :

Hội đồng (hoặc cá nhân có thẩm quyền) tuyển dụng sẽ thu thập, xem xét lại các thông tin về ứng viên Sau đó, dựa trên hiểu biết về công việc cần tuyển và những phẩm chất, kỹ năng của các nhân viên thực hiện công việc tốt, hội đồng (hoặc cá nhân có thẩm quyền) tuyển dụng sẽ ra quyết định Trong thực tế, do các cá nhân có quan điểm, sở thích, vấn đề chú trọng khác nhau, có thể sẽ có nhiều ý kiến đánh giá của các thành viên trong hội đồng tuyển dụng hoàn toàn trái ngược nhau về một ứng viên Cách ra quyết định tuyển dụng kiểu này thường không khách quan, ít chính xác, nhưng lại hay được áp dụng trong thực tế

xx Cách ra quyết định kiểu thống kê:

Hội đồng (hoặc cá nhân có thẩm quyền) tuyển dụng sẽ xác định các tiêu thức, yếu tố quan trọng nhất đối với từng công việc và đánh giá tầm quan trọng của từng tiêu thức Tất cả các điểm đánh giá về ứng viên trong quá trình tuyển chọn như điểm kiểm tra, trắc nghiệm, điểm phỏng vấn, người giới thiệu, v.v… sẽ được tổng hợp lại, ứng viên đạt được tổng số điểm cao nhất sẽ được tuyển dụng Do đó, sẽ đảm bảo tính chính xác cao

j Hướng dẫn hội nhập cho ứng viên

Khi được nhận vào làm việc trong doanh nghiệp, nhân viên mới sẽ được giới thiệu với người phụ trách và các đồng nghiệp khác Doanh nghiệp sẽ thực hiện hình thức hướng dẫn về công việc và giới thiệu về doanh nghiệp cho nhân viên bằng cách giới thiệu cho nhân viên mới về lịch sử hình thành, và phát triển; các giá trị văn hóa tinh thần; các truyền thống tốt đẹp; các cơ sở hoạt động; các chính sách và nội quy chung; các yếu tố về điều kiện làm việc; các chế độ khen thưởng, kỷ luật lao động, v.v… nhằm kích thích nhân viên mới lòng tự hào về doanh nghiệp và giúp họ mau chóng làm quen với công việc Nghiên cứu vấn đề “nhân viên mới” cho thấy trong những ngày đầu ở nơi làm việc, các nhân viên mới thường ngại ngần, lo sợ, thậm chí còn chán nản, thất vọng do các nguyên nhân:

xxi Nhân viên mới thường có nhiều mong đợi không thực tế, mong ước của họ thường cao hơn so với những điểm thuận lợi trong công việc, và do đó có thể họ sẽ bị thất vọng, bị “sốc” về công việc mới

xxii Nhân viên mới thường lo lắng, hồi hộp do chưa quen với công việc mới, với điều kiện môi trường làm việc mới, với phong cách sinh hoạt mới, các mối quan hệ mới tại nơi làm việc, v.v…

IV CÁC PHƯƠNG THỨC TÌM KIẾM ỨNG VIÊN

1 Nguồn nội bộ

Trang 16

Chủ yếu là do nhân viên công ty giới thiệu vào làm,những người có khả năng được nhân viên công ty tín nhiệm đề bạt vào phục vụ cho công ty

b Nhược điểm:

Các ứng viên có thể ỷ lại có người quen trong công ty sẽ có thái độ không đúng đắn ,điều này sẽ ảnh hưởng tình cảm của doanh nghiệp và người giới thiệu

Nhân viên tuyển dụng sợ mất lòng với đồng nghiệp(người giới thiệu)

sẽ có sự yêu tiên hơn so với các ứng viên từ các nguồn khác,sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng

Ngoài ra các nhân viên cũ cũng là nguồn ứng viên vô cùng quý giá,bởi vì họ

có nguồn kinh nghiệm quý báu,họ se vì một lí do nào đó không thể tiếp tục công việc,khi họ có nhu cầu trở lại làm việc thì đó là một nguồn ứng viên vô

2 Nguồn ngoài

a Phương tiện đại chúng

Phương pháp tuyển dụng trên truyền hình ,đài báo,tạp chí ấn phẩm nội dung quảng cáo tùy thuộc vào số lượng cũng như chât lượng lao động cần tuyển và tính chất của phương tiện

Thu hút ứng viên rất hữa hiệu đặc biệt là các công ty lớn

i Ưu điểm:

Nhanh chóng cập nhật được các yêu cầu của nhà tuyển dụng ,số lượng lớn và đây cũng là dịp giới thiệu thương hiệu Công Ty đến các người tiêu dùng,và các đối tác

ii Nhược điểm Chi phí khá lớn và tốn kém,số lượng ứng viên dự tuyển nhiều,công tác tuyển dụng tốn kém

b Các trường đại học cao đẳng,trung tâm đào tạo:

Các doanh nghiệp thường chọn một số trường đại học thích hợp để tuyển chọn các ứng viên phù cho mình.Khi đó các doanh nghiệp thực hiện trao học bổng giải thưởng,tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học

i Ưu điểm:

+ Chi phí ít + Các ứng viên có kiến thức cơ bản,được đạo tào bài bản có hệ thống

+Là người trẻ năng động ,sáng tạo chịu khó tiếp thu cái mơi +Có thể đào tạo theo mong muốn của nhà tuyển dụng +Có nhiều ứng viên để lựa chọn

ii Nhược điểm:

Trang 17

+ Các ứng viên phần lớn chưa có kinh nghiệm làm việc,kiến thức xa rời thực tế,chất lượng đào tạo các trường không giống nhau

+Là người tuổi trẻ,sôi động,hay bốc đồng,thích làm việc một mình

+Tính trung thành thấp +Nếu yêu cầu đòi hỏi gấp thì khó đáp ứng

c Thông qua các công ty giới thiêu

i Ưu điểm +Nhanh,tiết kiệm thời gian tuyển dụng +Thuận lợi cho các doanh nghiệp không có phòng nhân sự riêng

ii Nhược điểm Tốn kém,mất thời gian,có thể vị doanh thu nên chất lượng các ứng viên không đảm bảo.Trình độ chuyên môn của các công ty giới thiệu việc làm thấp không đáp ứng nhu cầu của công ty

d Tự các ứng viên tự đến

Kênh này phổ biến ở các nước đang phát triển nhưng ở Việt Nam chỉ xuất hiện những năm gần đây ,vì đa số doanh nghiệp ít sự dụng kênh này

i Ưu điểm +Tiết kiệm chi phí tuyển dụng +Vì họ rất cần việc làm,và có thể chấp nhận công việc với mức lương thấp,điều kiện làm việc của họ cũng thấp hơn người khác,họ sẵn làm những công việc khó khăn

ii Nhược điểm:

Không phải các ứng viên tự nguyện đều là người các doanh nghiệp cần tuyển

Trang 18

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV

VIỆT NAM

I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of

Vietnam

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

• Nhiệm vụ:

- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước

• Phương châm hoạt động:

- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV

- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công

Trang 19

- Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới;

- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng

ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu

tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư

- Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)

+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch

vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước

• Cam kết:

- Với khách hàng:

+ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất

+Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

- Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”

- Với Cán bộ Công nhân viên:

+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

+ Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm

“mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên

môn và phẩm chất đạo đức

• Mạng lưới:

BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:

- Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:

- Ngân hàng thương mại:

Trang 20

+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục

vụ mọi nhu cầu khách hàng

+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:

- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam

Kì Khởi Nghĩa)

- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3)

- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)

- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi

nhánh

- Đầu tư – Tài chính:

+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,

+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV

- Khối sự nghiệp:

- Trung tâm Đào tạo (BTC)

- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)

+ Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV

+ Tổng giám đốc: Ông Trần Anh Tuấn

• Cán bộ công nhân viên:

Hơn 12000 người làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có

kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV

• Thương hiệu BIDV:

Trang 21

- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng

- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước

- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong

50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước

Trang 22

II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV

• Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

• Từ 1981 – 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

• Từ 1990 đến nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

a Giai đoạn 1957-1960

Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục

và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản,

hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả

Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch ; Góp phần dựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài phát thanh Mễ Trì rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại học Thuỷ Lợi

b Giai đoạn 1960-1965

Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát

để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn),

Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, Đông Anh – Thái Nguyên,

Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp như Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Supe phốt phát Lâm Thao, Hệ thống Thuỷ Nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng đã ra đời cùng với các nhà máy mới như đường Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, các nhà máy dệt 8/3,

Trang 23

10/10 Cầu Hàm Rồng, đoạn đường sắt Vinh – Hàm rồng, Các trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa, Đài tiếng nói dân tộc khu Tây Bắc

c Giai đoạn 1965-1975

Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương

d Giai đoạn 1975- 1981

Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên, các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,

Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch Trong đó có những công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), các nhà máy sợi Nha Trang, Hà Nội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đường La Ngà, Cầu Chương Dương,

2 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến

kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng

Trang 24

nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực

sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,

1 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – nay)

a Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau:

* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển

BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Ngoài các hình thức huy động vốn trong nước, BIDV còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thư-ơng mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn

* Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển Với nguồn vốn huy động được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành

* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính và ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan

hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước và qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữ hai nước

Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN về việc xử

lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP Nam Đô, Ban

Trang 25

xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thu hồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô

BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc phục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê

* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại

Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng

Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước ngoài

để phục vụ phát triển kinh tế đất nước Tháng 5/1992 ngân hàng liên doanh VID PUBLIC được thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh sớm nhất ở Việt Nam, hoạt động liên tục có hiệu quả, được Thống đốc NHNN tặng Bằng khen

* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống

Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và các đơn

vị thành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải pháp thực hiện Chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm cao của từng tập thể và cá nhân trong quản trị điều hành toàn hệ thống

Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển công nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai có kết quả theo tiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp tục được thực hiện có kết quả

* Xây dựng ngành vững mạnh

Từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình Đặc biệt trong 10 năm đổi mới và nhất là từ

1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng l-ưới hoạt động đã phát triển mạnh

mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty Nhà nước

* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh:

Trong 10 năm đổi mới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ

và quản trị điều hành Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV

Trang 26

b Giai đoạn hội nhập (2000 đến nay)

Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:

* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:

Đến 31/12/2009, tổng tài sản của BIDV đạt 300.000 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế

BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc triển khai các thoả thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn của đất nước BIDV đã và đang ngày càng nâng cao uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lượng “chủ công” này của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước Bên cạnh tăng cường các quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh tế, BIDV cũng đã chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nền khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề

* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:

BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trong dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng

cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh BIDV cũng tích chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng

* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:

BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh,

là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều

7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận

* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:

Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở

hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục

Trang 27

Năm 2009, BIDV đứng đầu danh sách ICT Việt Nam Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin) và nằm trong Top 10 CIO tiêu biểu của khu vực Đông Dương

* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:

Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá

Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, năm

2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh Theo

đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại

Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng

đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm:

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại

35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội

Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là

cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch

vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM

và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc

* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo

và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và

kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách

Trang 28

sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên…

* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới

Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc

tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB…

Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và đang có kế hoạch thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc, Hoa Kỳ.v.v Với việc đầu tư vào thị trường Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính, BIDV đã cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Lào - Việt liên tục phát triển

Từ những thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế của BIDV, đặc biệt là những thành công có tính mẫu mực trong 10 năm qua tại thị trường Lào, BIDV đã được Chính phủ Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ tiên phong thực hiện các hoạt động, hợp tác đầu tư tại thị trường Campuchia Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI)

* Doanh nghiệp Vì cộng đồng

BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả với sự phát triển tiến bộ chung của cộng đồng Trong những năm qua, BIDV đã hưởng ứng và chủ động tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều chương trình chính sách xã hội đối với cộng đồng bên cạnh việc đảm bảo tốt chính sách, chế độ cho hơn 1,4 vạn cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống Chỉ tính riêng trong 5 năm (từ 2004 -2008), BIDV đã dành cho công tác xã hội 106,5 tỷ đồng bằng nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ Y tế, Giáo dục, nhà ở cho người nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai… Năm 2009, BIDV có bước đột phá trong thực hiện công tác An sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo với Đề án An sinh xã hội – Vì cộng đồng 2009-2010 với tổng kinh phí dành cho người nghèo là 302 tỷ đồng, nhận đỡ đầu 5/62 huyện nghèo nhất cả nước là Thường Xuân (Thanh Hoá), Sốp Cốp (Sơn La), Kỳ Sơn (Nghệ An), An Lão (Bình Định) và Điện Biên Đông (Điện Biên)

và thực hiện hỗ trợ các vùng nghèo khác trên toàn quốc tập trung vào các lĩnh vực:

Y tế, giáo dục, Xóa nhà tạm cho người nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai…

* Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp:

Trang 29

Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công nhân viên BIDV xây dựng, gìn giữ và bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các nguyên tắc ứng xử là kim chỉ nam cho hoạt động:

Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp

tác tin cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã được thống nhất

Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có

trách nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển của cộng đồng

Đối với người lao động: Với quan điểm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế cạnh

tranh”, BIDV cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam

mê, gắn bó trong mỗi người lao động

* Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV:

BIDV đã chủ động xây dựng Đề án cổ phần hóa BIDV, trình và được Chính phủ chấp thuận Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành 3.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2; minh bạch hóa hoạt động kinh doanh với việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế; Thực hiện định hạng tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá;…

* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn:

Được sự chấp thuận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình thành Tập đoàn Tài chính với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư Tài chính trình Thủ tướng xem xét và quyết định

Trang 30

III QUÁ TRÌNH PHÁT TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN

Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Sài Gòn

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn( BIDV Sài Gòn) là chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tách

và nâng cấp Phòng Giao dịch Chợ lớn thuộc Sở Giao dịch II, theo quyết định số 81/QĐ- HĐQT ngày 01/10/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng

Trụ sở chính đống tại: 503-505 Nguyễn Trãi, phường 7, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 08.3550330 – Fax: 08.38593630

Là Ngân hàng bán lẻ hoạt động mua theo mô hình một cửa, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế, cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng thương mại

Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn đã vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên đứng vững, phát triển không ngừng và niềm tin cũng như uy tín của Ngân hàng ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với Ngân hàng ngày một mở rộng, huy động vốn luôn đáp ứng được nhu cầu của thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nhiều dự án

do Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn đầu tư và cho vay đem lại hiệu quả thiết thực cho công cuộc tăng trưởng và phát triển kinh tế

Sau 7 năm Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn đã mở rộng mạng lưới hoạt động với 8 phòng giao dịch Cuối tháng 12/2009, tổng tài sản của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn đạt 5000 ty đồng, tổng huy động vốn ước tính 4500 ty đồng, tống dự nợ cho vay bình quân đạt 4300 tỷ đồng Đến nay, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn đã có trên 6000 khách hàng cá nhân và gần 4300 khách hàng là tổ chức kinh tế, trong đó chủ yếu là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh tiểu thương

Với phương châm hoạt động “ Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Sài Gòn cam kết đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ và tiện ích Ngân hàng với chất lượng tốt nhất, phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất, để Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn sẽ luôn là đối tác tin cậy của tất cả quý khách hàng

Trang 31

1 Bộ máy tổ chức

Cơ cấu tổ chức của bộ máy chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV Sài Gòn gồm Ban giám đốc và 13 phòng ban nghiệp vụ:

Phòng KHT

H

Phòng TC-

HC

Phòng TC-

KT

Quỹ Tiết kiệm

Phòng giao dịch

N

Phòng DV- KHD

N

Phòng

QT Tín dụng

Phòng Quản

Khối tác nghiệp

Khối Quản

Hình 2 : Sơ đồ tổ chức tại Chi nhánh Sài Gòn

Chức năng của các phòng ban:

- Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, các giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp

vụ được giao

- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao, trực tiếp thực hiện xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuân thủ đúng đắn, chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn chi nhánh

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ, chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia theo chức năng nhiệm vụ của phòng

về nghiệp vụ và các vấn đề chung của chi nhánh

- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thong tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…) tổng hợp và lập báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh của BIDV và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước

- Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất

Trang 32

lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh BIDV Sài Gòn Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ mà phòng được giao và quản lý Thường xuyên

tự kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ được phân công, thỏa ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng Chi nhánh vững mạnh Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh

2 Mạng lưới hoạt động

Phòng nhân sự thuộc khối Hỗ trợ – Kỹ thuật thực hiện công tác xây dựng , khai thác và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhiệm vụ của phòng Nhân sự bao gồm :

• Công tác nhân sự : tuyển dụng, huấn luyện, phân công, quản lý, theo dõi, đánh giá … người lao động làm việc tại Ngân hàng

• Công tác tổ chức : quy hoạch, sắp xếp, bố trí, điều động, bổ nhiệm… nhân sự vào các chức danh phù hợp với tiêu chuẩn, chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm … của người lao động trong bộ máy tổ chức của Ngân hàng

• Công tác đào tạo : lập kế hoạch và triển khai tổ chức các lớp , khóa đào tạo , tập huấn ngắn hạn, dài hạn trong và ngòai nước để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngân hàng

• Công tác tiền lương : quản lý quá trình thay đổi ngạch lương, bậc lương của người lao động theo quy chế tiền lương của Ngân hàng : chấm côn, chi trả tiền lương định kỳ hàng tháng cho người lao động

• Công tác thi đua, khen thưởng, tổ chức, theo dõi, đánh giá … theo Quy chế thi đua – khen thưởng của Ngân hàng để có chế độ khen thưởng, kỹ luật thích hợp đối với cán bộ nhân viên Ngân hàng

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám Đốc giao

Trang 33

IV TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1 Tình hình hoạt động

Với vị trí khá thuận lợi nằm trung tâm thành phố ,nơi có mật độ dân cư đông đúc,bên cạnh đó là sự hiện diện của các doanh nghiệp vơi quy mô vừa và

nhỏ, chi nhánh Sài Gòn được khai trương hoạt động với mụa tiêu trở thành

Ngân hàng bán lẽ hiện đại đáp ứng nhu dịch vụ ngân hàng chủ yếu cho các khối doanh nghiệp vừa và nhỏ,trong đó đặt trọng tâm là khối khách hàng người

Hoa.Chi nhánh hoạt động kinh doanh trong linh vực tiền tệ –tín dụng-dịch vụ ngân hàng,trong đó chủ yếu là huy động vốn nhàn rỗi để cho vay để phục vụ nhu cầu đầu tư sản xuất.Trong những năm qua ,chi nhánh BIDV Sài Gòn đã hoàn thành các chi tiêu cơ bản chủ yếu như lợi nhuận,nguồn vốn huy động ,dư nợ tín dụng đều đạt được ở mức cao và vượt kế hoạch của hội sợ giao,đang chú ý là các hoạt động dich vụ theo mô hình dịch vụ ngân hàng hiện đại như:thanh toán quốc tế,thẻ ATM.Trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng BIDV chi nhánh Sài Gòn đã bước sang một giai đoạn mới giai đoạn nền kinh tế hội nhập chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến suy thoái kinh tế năm 2009.Tình hình kinh tế bất ổn thị trường tài chính như tình hình biến động của thị trường chứng khoán giảm liên tục,thị trường bất động sản đóng băng.Hiện tượng tăng đột biến của giá vàng trong nước khiến thị trường vàng trở nên sôi động nhất trong thập

kỹ qua.Tất cả những biến động trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh

2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua

a Hoạt động kinh doanh Tổng tài sản của BIDV chi nhánh Sài Gòn liên tục tăng do sự hộ trở vốn của trụ sở chính ưu tiên cho các chi nhánh trong những năm kết quả kinh doanh vượt chỉ tiêu đến hêt năm 2007 tổng tài sản BIDV chi nhánh Sài Gòn đạt 4311 tỷ đồng,tuy nhiên tổng tài sản của chi nhánh giảm tương đối vào năm 2008 đạt

3799 tỷ đồng và tăng trở lại vào năm 2009 đạt 4515 tỷ đồng nhằm đảm bảo

nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh

Bảng1:Tình hình hoạt động của Chi Nhánh trong 3 năm 2006-2008

và 6 tháng đầu năm 2009:

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 30/06/2009 Thực hiện

A Chỉ tiêu tăng trưởng

Trang 34

doanh nghiệp thay vi gửi không ky hạn tại ngân hàng đã rút vốn tập chung về tổng công ty.Tuy nhiên huy động vốn của chi nhánh cuối kỳ vẫn đạt chi tiêu do Hội sở đề

ra ,nguyên nhân chính là chi nhánh đã tập chung huy động vốn nhàn rỗi từ phía dân

cư đã giảm rui ro kinh doanh trên thị trường chứng khoán bằng cách chuyển sang

tiết kiệm tại ngân hàng Tổng giá trị huy động năm 2008 đạt 3547 tỷ đồng.Tình đến cuối năm 2009 hoạt động vốn ngân hàng tăng trưởng ổn định trở lại;tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 đạt 4645 tỷ tăng 31% cao hơn mức bình quân của toàn hệ thống (tăng 15%),số tăng tuyệt đối 1098 tỷ,hoàn thành kế hoạch 108%

Trang 35

(Nguồn:báo cáo kế hoạch năm 2009 của chi nhánh BIDV Sài Gòn)

-Huy động vốn bình quân đảm bảo ổn định đạt mức 4051 tỷ ,tăng 47 tỷ

,tương đương tăng 1% so năm 2008

-Với cơ cấu huy động 49% là huy động vốn dân cư,25% huy động từ các khách hàng có quan hệ tín dụng,25% khách hàng huy động vốn khác;nền vốn chi nhánh tương đối bền vững ,gắn với hoạt động bán lẽ đối với cá nhân và nán chéo sản phẩm đối với các doanh nghiệp

-Trong năm huy động vốn luôn được xác định là mục tiêu cà nhiệm vụ trong tâm hàng đầu ,được ban giam đốc quan tâm chỉ đạo quyết liệt

-Huy động vốn dân cư có mức tăng trưởng +40%,đạt 2027 tỷ vào 31/12/2009 chiểm 49% tổng nguông huy động ;với định hướng ngân hàng bán lẽ,việc tái cấu trúc nền huy động vốn thông qua huy động từ khác hàng cá nhân là bước đi đúng đắn và cần thiết với điều kiện hiện nay.Đạt được kết quả tăng trưởng huy động vốn dân cư là ấn tượng la di chi nhánh có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt ,các chương trình quảng cáo khuyến mại đa dạng công tác phục vụ tại quầy thực hiện tốt

Trang 36

Hình4: Thị phần các hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2009

(Nguồn:báo cáo kế hoạch năm 2009 của chi nhánh BIDV Sài Gòn)

V PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÀI SÒN

Phương hướng hoạt động của Chi nhánh BIDV Sài Gòn

1 Định hướng chung

Trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay,BIDV Sài Gòn tiếp tục theo mô hình chi nhánh hỗn hợp hiện đại,hoạt động hiệu quả ; trong đó tập chung cho chiến lược ngân hàng bán lẻ dựa trên những lợi thế so sánh sẵn có của Chi nhánh về nền khách hàng,địa bàn hoạt động,mạng lưới ĐVTT,huy động vốn dân cư,các sản phẩm bán lẽ nhằm tạo ra sự khác biệt cho Chi Nhánh

2 Một số định hướng cụ thể:

Về định hướng khách hàng : “tập trung doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng dân cư”:Tập trung các khách hàng dân cư thu thập cao theo đúng định hướng hoạt động bán lẽ của HO, và các doanh nghiệp, có quy mô vừa và nhỏ,phù hợp với năng lực tài chính và quy mô của Chi nhánh ; ưu tiên khách hàng có các điều kiện đảm bảo theo chính sách hiện hành: có uy tín tín dụng, có thương hiệu, 100% tài sản đảm bảo, vốn chủ sở hữu đáp ứng ; đối với hoạt động huy động vốn tiếp tục duy trì và đẩy mạnh nền khách hàng dân cư thông qua hệ thống mạng lưới, các doanh nghiệp quan hệ bán chéo

Về định hướng phát triển “phát triển bền vững”: tăng trưởng tín dụng thận trọng với tốc độ xấp xỉ mức bình quân toàn hệ thống, theo lộ trình phân khai theo từng quý, tập trung vào cơ cấu nền khách hàng để đảm bảo tính bền vững; tăng trưởng huy động vốn phấn đấu cao hơn mức bình quân, tập trung vào dân cư và khách hàng quan hệ tín dụng

Trang 37

Về định hướng hoạt động: Tập trung kiểm soát hoạt động tín dụng doanh nghiệp và các hoạt động bán buôn khác tại HO chi nhánh; đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ: tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ khách hàng cá nhân thông qua hệ thống mạng lưới phòng giao dịch, tiếp tục phát triển mạng lưới

có chọn lọc, tăng cường công tác tự kiểm tra giám sát để đảm bảo an toàn hoạt động; quản lý chặt chẽ các nguồn lực để đảm bảo hiệu quả kinh doanh

- Tăng trưởng tín dụng thận trọng theo mức bình quân toàn hệ thống (15-18%)

có lộ trình cụ thể, phân khai theo từng quý, tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát được chất lượng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng huy động vốn

- Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung nhân sự, mở rộng quy mô của

phòng dịch vụ khách hàng cá nhân tại Chi nhánh (hoặc phân tách thành hai phòng); thu hẹp các hoạt động tín dụng doanh nghiệp về Hội sở chi nhánh, tập trung thay đổi cơ cấu hoạt động các phòng giao dịch theo hướng huy động vốn dân cư, tín dụng và dịch vụ bán lẻ

- Thực hiện tái cơ cấu lại, đào tạo, sắp xếp lại tổ chức, quán triệt nhạn thức của các đơn vị quan hệ khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu bán đa sản phẩm: tín dụng, dịch vụ, huy động vốn thay vì chủ yếu tập trung tại hoạt động tín dụng như hiện nay

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động tín dụng: cho vay hỗ trợ lãi suất, các khách hàng có dư

nợ > 100 tỷ, lộ trình thực hiện chính sách khách hàng mới

Trang 38

VI TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI BIDV CHI NHÁNH SÀI GÒN

1 Về mặt số lượng:

Bảng 2: Số lượng nhân sự các năm qua

Hình 5:Cơ cấu nhân sự theo số lượng

2 Về mặt chất lượng:

a Cơ cấu theo trình độ:

Bảng 3 :Cơ cấu nhân sự theo trình độ

Trang 39

Bảng 4 :Bảng so sánh lố lượng lao động theo trình độ

Theo báo cáo tài chính năm 2010 Ngân hàng BIDV chi nhánh Sài Gòn có 6 nhân viên trình độ sau đại đại học,161 nhân viên trình độ đại học và 46 nhân viên trình độ cao đẳng,trung cấp chuyên nghiệp.Ta thấy so vói năm 2009 tỉ lệ tăng cao đối với đại học và cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp,Tỷ lệ tăng sau đại học trong năm 2009 là 2 người.Với tỷ lệ tăng bình quân của ngân hàng BIDV chi nhánh Sài Gòn như vậy sẽ hứa hẹn một tiềm năng nhân sự tương đối vững chắc có tay nghề

Hình 6 :Cơ cấu nhân sự theo trình độ:

Trang 40

b Lao động theo chức vụ:

Tổng số nhân sự tính đến năm 2010 của ngân hàng BIDV chi nhánh nhánh Sài Gòn là 213 người,trong đó:cấp quản lý 48 người;cấp chuyên viên/nhân viên

là 165 người

Hình 7:Cơ cấu nhân sự theo chức vụ

Ta thấy tỷ lệ nhân viên so với tổng thể 77% và 3,4 lần so với cấp quản

lý, tức là một người quản lý sẽ quản lý 3 đến 4 người Đây là một con số

vô cùng chuẩn để cấp quản lý có thể quản lý tốt nhân viên của mình ,làm tăng hiệu quả làm việc

c Cơ cấu theo giới tính:

Tỷ lệ nữ/nam -Tỷ lệ nam :46% (98 người) -Tỷ lệ nữ :54% (115 người)

Ngày đăng: 06/01/2018, 23:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w