Mặt khác việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ nâng tác động trực tiếp đếnkhả năng tiếp thu bài giảng của học sinh trong từng tiết học và quyết định lâu dàiđến chất lượng dạy học nói chung
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến giải pháp
Hiện nay công cuộc cải cách, đổi mới trong ngành giáo dục đã và đang diễn
ra một cách mạnh mẽ và nó như là một đòi hỏi mang tính tất yếu đối với nền giáodục nước ta hiện nay, trong khi đó nhiều năm qua cùng với việc thay sách giáokhoa, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được tiến hành song song và là mộtnhững nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục bên cạnh những thành công to lớnsong cũng còn nhiều hạn chế thiếu sót điều này lại đặt ra yêu cầu mới trước mắt làtiếp tục đổi mới chương trình nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp vớitình hình phát triển của thế giới cũng như nước ta hiện nay trong nhà trường phổthông nói chung và việc dạy học môn Lịch sử nói riêng cũng ở trong tình hình đó
Là “Thầy dạy của cuộc sống”, là “Tấm gương soi của muôn đời”, bộ mônLịch sử trong nhà trường phổ thông làm cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dântộc, quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa Từ đó nâng cao tưtưởng sự hiểu biết, kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, với lòng tự hào dântộc, để phát huy tài năng và trí tuệ phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đấtnứơc trong thời bình hiện nay Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quantrọng đối với một dân tộc, đặc biết là những con người làm công tác giáo dục
Mặt khác việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ nâng tác động trực tiếp đếnkhả năng tiếp thu bài giảng của học sinh trong từng tiết học và quyết định lâu dàiđến chất lượng dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng ở trường THCS.Làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh, kích thích hứngthú học tập trong học sinh, giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quảcủa bài học
Việc vận dụng một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đổi mới phương phápdạy học hiệu quả với một số giải pháp dạy học tích cực khác sẽ là lời giải đáp chobài toán học sinh “quay lưng lại” với lịch sử, truyền cho các em lòng yêu nước, tự
Trang 2hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệđất nước.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy lịch sử là làm thế nào để vậnđổi mới dạy học có hiệu quả, vừa gây hứng thú học tập cho các em, vừa không làmmất thời gian và nội dung cần hướng các em tìm hiểu
Hiện nay, giáo viên đã từng bước áp dụng rất nhiều phương pháp dạy họcnhư khai thác kênh hình, sử dụng bản đồ tư duy… nhưng hầu hết đều không đạthiệu quả cao trong giờ học Sự đầu tư của giáo viên cho các tiết dạy có sử dụngphương pháp mới không nhiều Hơn nữa việc dự giờ, bồi dưỡng về phương phápdạy học chưa có hiệu quả, giáo viên hầu như chỉ quan tâm đến việc cung cấp hếtmọi thông tin SGK
Điều đó không tránh khỏi việc đổi mới phương pháp dạy học một cách máymóc, thậm chí còn sai lệch trong quá trình giảng dạy, giáo viên không có phươngpháp tốt để mang lại hiệu quả cho tiết dạy của mình, dẫn đến chất lượng lịch sửthấp và kéo theo đó học sinh càng chán môn Lịch sử mà dần có thói quen học lịch
sử chỉ để nắm các sự kiện và nội dung có trong sách giáo khoa và thầy cô truyềnđạt là đủ, không có sự tìm tòi, phát hiện, chủ động học môn Lịch sử một cách hứngthú như đối với môn Khoa học tự nhiên
Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt ra chogiáo viên lịch sử nhiệm vụ: làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử,kích thích sự hứng thú học Lịch sử cho học sinh
Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên dạy Lịch sử khôngchỉ có có kiến thức vững vàng về bộ môn Lịch sử mà biết vận dụng có hiệu quảcác giải pháp để nâng cao đổi mới dạy học ở trường THCS đó là thiết kế một giáo
án khoa học; Tổ chức linh hoạt hoạt động nhóm; Khai thác hiệu quả và tối đa cácthiết bị dạy học; Hướng dẫn học sinh khai thác nguồn sử liệu trong SGK và trình
Trang 3bày nội dung đó; Đa dạng hóa các hình thức học tập gắn với ngày lễ kỷ niệm hoặcmột buổi ngoại khóa; Khai thác các bài theo chuyên đề.
Băn khoăn trước thực trạng đó, qua kinh nghiệm tích lũy được và thực tếdạy học bộ môn tại đơn vị, bản thân tôi đã tôi đã sử dụng các giải pháp trên đểphát huy tối đa một giờ dạy theo hình thức đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạohứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử, làm cho môn học không trở nênnặng nề, khô khan, nhàm chán, từ đó nâng cao dần chất lượng bộ môn
Với việc sử dụng các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đã tạo điềukiện cho học sinh có thể “suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”trong giờ học Lịch sử
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, cá nhân tôi với tư cách là mộtgiáo viên trẻ, đã cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời mạnh dạn nghiêncứu và sử dụng “ các giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học”
Đây cũng là lí do mà tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học trong môn lịch sử ở trường THCS” để góp phần nâng cao
hơn nữa chất lượng dạy học môn Lịch sử
2 Điểm mới của đề tài:
Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo từ nghị quyết
29 của BCH Trung ương Đảng khóa XI đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạyhọc một cách có hiệu quả
Rèn cho học sinh cách học theo các phương pháp mới, học sinh sẽ được làmchủ kiến thức, tự giải quyết các vấn đề trong chương trình học, khắc phục tìnhtrạng học sinh không thích học lịch sử, làm thay đổi nhận thức trong học sinh
Nâng cao các kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp vấn đề, biết vận dụngkiến thức lịch sử vào cuộc sống một cách dễ dàng Chính vì thế mà làm thay đổicách nhìn nhận của phụ huynh về môn Lịch sử
Trang 4Là nguồn tư liệu để giáo viên sử dụng các giải pháp đổi mới phương phápdạy học có hiệu quả nhất, giúp giáo viên trau dồi thêm các kỹ năng để điều khiểntốt một giờ dạy học, hướng học sinh theo mục đích để đạt yêu cầu bài học
Tùy theo đơn vị kiến thức bài, giáo viên có thể lựa chọn các giải pháp đócho phù hợp với nội dung, thời gian của tiết học
3 Phạm vi, giới hạn của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này từ tháng 9 năm 2016 đến nay Và tôi ápdụng đối với học sinh trong đơn vị tôi trực tiếp giảng dạy
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG
1 Thực trạng:
Có thể nói, trong những năm gần đây việc thực hiện đổi mới căn bản toàndiện giáo dục đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi ở các Trường trung học cơ sở.Đại đa số giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có đam mê đã tích cực vận dụngcác phương pháp dạy học mới khá tốt, nên đã khêu gợi được tính tự lực của họcsinh, phát huy tốt vai trò của người học Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một sốnguyên nhân cả về phía giáo viên, cả về phía học sinh, cả về phía cơ sở vật chấtlẫn cả về phía phụ huynh học sinh dẫn đến chất lượng dạy-học môn Lịch sử vẫncòn nhiều băn khoăn, lo lắng Sau đây là thực trạng ở đơn vị tôi công tác:
* Về phía giáo viên
Việc thay đổi chương trình lẫn phương pháp giảng dạy mới khiến nhiều giáoviên thực sự lúng túng Trong một tiết dạy, nhiều giáo viên thiếu vận dụng linhhoạt, chỉ sử dụng một phương pháp, nhiều giáo viên chỉ nghiêng về nói lại nộidung SGK làm cho tiết học đơn điệu, giờ học diễn ra rất nhàm chán, học sinhkhông thể phát huy được tính tích cực học tập của mình.Thậm chí chỉ vì lo hoànthành khối lượng kiến thức mà nhiều giáo viên đã không chú trọng đến đối tượnghọc sinh yếu (nếu không muốn nói là bỏ qua) Một số giáo viên hầu như cótiết không sử dụng thiết bị dạy học, không cho học sinh khai thác các kênh hình, tưliệu trong SGK.Một số giáo viên chưa có sự đầu tư cho tiết dạy, chưa sử dụngcông nghệ thông tin vào dạy học.Nếu có sử dụng công nghệ thông tin, thì giáo viêntrình chiếu tất cả các kiến thức dẫn đến học sinh thụ động trong việc tiếp nhận tri
thức.Từ đó nảy sinh tâm lý chán họcmôn Lịch sử.Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến chất lượng dạy- học Lịch sử còn thấp so với các môn khác
Sau đây là bảng khảo sát việc giáo viên ngại áp dụng phương pháp mới, lo dạyxong kiến thức, chỉ chú ý đối tượng học sinh Khá, Giỏi, bỏ qua đối tượng học sinhYếu để chứng minh cho những điều tôi phân tích ở trên:
Trang 6BẢNG KHẢO SÁT MINH CHỨNG VIỆC GIÁO VIÊN NGẠI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
Bên cạnh đó nhiều học sinh coi môn Lịch sử là “môn phụ” vì vậy các em ítchú ý nghe giảng; các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trênbảng và chỉ học thuộc lòng những gì ghi trong vở thậm chí là không học bài chứchưa nói đến việc kết hợp với SGK để giải quyết các câu hỏi trong sách Từ đó lạicàng không biết phát hiện những vấn đề cần được giải quyết Từ chỗ lười suy nghĩ,không biết phân tích vấn đề, nên càng không biết nêu vấn đề để thảo luận bàn bạcdẫn đến việc chán chê, bỏ bê Và đây là nguyên nhân thứ hai trong nhiều nguyên
Trang 7nhân dẫn đến chất lượng môn Lịch sử thấp trong thời gian qua mà các phương tiệnthông tin đại chúng luôn đề cập.
Sau đây là bảng khảo sát về thái độ học tập Lịch sử ở trường THCS trongnăm học 2017 - 2018 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy:
* Về phía phụ huynh học sinh:
Do tâm lý sợ con mình học vất vả (vì phải học thuộc lòng nhiều), lại sợ khóxin việc trong tương lai nên nhiều phụ huynh không cho con mình theo ngành sử.Thậm chí khi đã học sử xong xin được việc song lương của các công việc có liênquan đến ngành sử cũng thấp nên tâm lý lo lắng luôn thường trực trong mỗi mộtphụ huynh khi con em mình học sử nói chung, các môn xã hội nói riêng Đây cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh thiếu chăm lo học tập, bỏ
bê môn Lịch sử Tôi cũng đã tiến hành điều tra ý kiến của phụ huynh học sinh đốivới môn Lịch sử và nhận được kết quả như sau:
Trang 8BẢNG THỐNG KÊ Ý KIẾN CỦA PHỤ HUYNH VỀ MÔN LỊCH SỬ:
Ra trường khó xin việc
Thích các môn KHTN
Thích môn Lịch
sử vì biết cội nguồn dân tộc,
Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng môn Lịch sử so với một số mônkhác:
- Kết quả học tập bộ môn qua thống kê của một số môn cuối năm học 2016-2017 ởđơn vị tôi công tác:
- Kết quả bài kiểm tra số 1 qua thống kê của một số môn đầu năm học 2017-2018
ở đơn vị tôi công tác:
Trang 9Để khắc phục tình trạng này, trong mỗi tiết lên lớp, tôi cố gắng tìm tòinhững giải pháp thích hợp để cuốn hút các em vào bài giảng, huy động suy nghĩ,trí tuệ của các em khi tìm hiểu sự kiện, đánh giá, nhận xét, phân tích, tổng hợp sựkiện lịch sử trong bài dạy Sau đây là các giải pháp mà tôi đã thực hiện.
2 Giải pháp:
Cũng như các môn học khác, môn học Lịch sử cung cấp cho học sinh nhữngkiến thức cơ sở, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụngkiến thức đã học vào cuộc sống Cho nên, việc học tập các môn nói chung, Lịch sử
Trang 10nói riêng đòi hỏi phải phát huy khả năng tư duy, thông minh, sáng tạo của cả thầylẫn của cả trò Để làm được việc đó cần phải kết hợp nhiều yếu tố trong một quátrình dạy học từ khâu thiết kế bài soạn, tổ chức hoạt động cho học sinh, sử dụngthiết bị đến cả việc kiểm tra đánh giá.
Giải pháp 1:
Xây dựng và thiết kế giáo án khoa học
Xây dựng giáo án là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của bàigiảng Những bài giảng có khi là một giáo án chuẩn bị chu đáo, cũng có khi lànhững ý tưởng bất ngờ nảy đến Không cứng nhắc như nhiều giờ học khác, tronggiờ học Lịch sử bạn có thể tổ chức nhiều hoạt động như đóng kịch, chơi trò chơi,học Lịch sử qua sự kiện, qua tem… Nhưng điều quan trọng nhất là gì? Là mụctiêu giảng dạy? Vậy thì một giáo án như thế nào là hiệu quả? Và một giáo án cầnnhững đặc điểm tiên quyết gì để có thể đạt được mục tiêu giảng dạy?
Dưới đây, tôi xin đưa ra 8 vấn đề cần lưu ý mà tôi đã thực hiện để xây dựngmột giáo án hiệu quả để chúng ta có thể hướng tới mục tiêu cao nhất của mỗingười giáo viên Đó là nâng cao hiệu quả giờ dạy đồng thời đánh giá chính xác quátrình học tập của học sinh Kể cả khi không cần thiết phải thiết kế giáo án trên giấythì 8 bước đó cũng sẽ luôn nhắc nhở chúng ta nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trongcông việc giảng dạy hàng ngày
Vấn đề 1 Mục tiêu bài dạy
Trong mỗi một giờ lên lớp hãy đề ra mục tiêu mà cả lớp phải hoàn thành
Và dù chúng ta có tiến hành hoạt động nào hay tổ chức trò chơi gì cho giờ họcthêm sôi nổi thì vẫn phải hướng đến mục tiêu của bài giảng
Ví dụ khi dạy tiết 15, Bài 11, Các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầuthế kỷ XX Giáo viên cần cho học sinh nắm rõ mục tiêu của bài học:
*Về kiến thức:
- Biết nguyên nhân Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tưbản Phương Tây
Trang 11- Hiểu rõ quá trình xâm lược của các nước tư bản Phương Tây đối với Đông NamÁ.
- Giải thích được vì sao chỉ có Xiêm ( Thái Lan) thoát khỏi tình trạng thuộc địa
- Lập bảng thống kê các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Ácuối thế XIX – đầu thế kỷ XX
Ví dụ: Giáo viên có thể tạo hứng thú cho học sinh bằng một trò chơi trênlược đồ
GV treo bản đồ Đông Nam Á nhưng đã che khuất các nước trong khu vựcĐông Nam Á GV yêu cầu học sinh đoán xem trong mỗi mảnh ghép từ ô số 1 đến
ô số 11 là nước nào? Sau đó học sinh đưa ra một câu hỏi có vấn đề: Hầu hết cácnước ở châu Á, cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đều bị các nước phương Tâyxâm lược đó là Ấn Độ, Trung Quốc Vậy theo các em, khu vực Đông Nam Á cóphải là đối tượng tiếp theo mà các nước tư bản phương Tây đang tiếp tục xâm lấn?
Vấn đề 3 Hướng dẫn trực tiếp.
Trang 12Khi thiết kế giáo án, chúng ta hãy đưa ra một cách cụ thể và chi tiết để làmsao truyền tải được các khái niệm của bài học hôm ấy với các học sinh Có rấtnhiều cách khác nhau và chúng ta có thể thay đổi theo từng đề tài.
Ví dụ: Ở bài 11 này, học sinh phải nắm được khái niệm thế nào là nửa thuộcđịa, nữa phong kiến GV cho học sinh suy nghĩ, sau đó gọi cá nhân học sinh trả lời
GV gợi ý và chốt lại đầy đủ về khái niệm: Những nước bị các nước đế quốc chủnghĩa cai trị, bóc lột Về thực chất đó là một nước thuộc địa, nhưng vẫn được duytrì chế độ phong kiến bằng cách nuôi dưỡng, sử dụng bọn tay sai phong kiến bảnđịa để tăng cường thống trị, đàn áp nhân dân
Vấn đề 4 Luyện tập theo hướng dẫn.
Chuẩn bị các bài luyện tập các kiến thức mới vừa học để củng cố kiến thứccho học sinh đồng thời áp dụng các kỹ năng mà chúng ta vừa truyền đạt thông quacác chỉ dẫn trực tiếp Tất nhiên là chúng luôn phải có một sự theo dõi sát sao quátrình làm việc của học sinh trong lớp mình
Ví dụ: Giáo viên có thể củng cố bài học bằng cách cho học sinh chơi tròchơi giải đáp ô chữ
Vấn đề 6 Tự luyện.
Trang 13Khi hoàn thành các bài tập về nhà hoặc các bài luận cá nhân, học sinh có thểthể hiện mức độ tiếp thu những kiến thức đã học Thông qua việc trả bài, chúng ta
sẽ xác định được rằng mình đã thực hiện được mục tiêu giảng dạy hay chưa
Ví dụ: GV có thể cho học sinh thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy bài học
Ví dụ:
Vấn đề 7 Tài liệu và thiết bị cần thiết.
Hãy chuẩn bị những nguồn tài liệu cần thiết giúp chúng ta giảng bài hiệuquả Và nếu có thể, chúng ta nên giới thiệu cho học sinh tài liệu tham khảo chotừng mục kiến thức khác nhau để học sinh tự tìm tòi
Ví dụ: Trước khi học mỗi bài, giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm các tàiliệu về khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn này Cho học sinh tìm đọc Lịch sửthế giới cận đại của Nguyễn Văn Minh, Vũ Dương Hồng, NXB Giáo dục Giáoviên có thể cho học sinh tự vẽ bản đồ các nước Đông Nam Á
Vấn đề 8 Đánh giá.
Bài học chỉ có thể coi là đã được hoàn thành khi bạn thành công trong việcđánh giá quá trình học của học sinh trong từng tiết dạy Phần đánh giá này là mộttrong những phần quan trọng nhất, là tiền đề để chúng ta đặt ra những mục tiêumới trong giờ học tiếp theo.Ví dụ: Giáo viên có thể cho học sinh làm một bài khảosát theo dạng trắc nghiệm và tự luận về các vấn đề đã học Các câu hỏi có thể ratheo mức độ từ dễ đến khó, phân hóa đối tượng học sinh
Giáo viên có thể cho học sinh lược đồ Đông Nam Á trống Yêu cầu cácnhóm học sinh lên điền tên các nước chiếm đóng và khu vực chiếm đóng
Tóm lại, trong suốt quá trình giảng dạy, giáo án sẽ luôn là một cuốn cẩmnang tin cậy mỗi khi chúng ta đứng trước lớp Như vậy, một giáo án phải có mộtmục đích rõ ràng, lôi cuốn được sự tham gia tích cực của học sinh, có thể áp dụngvới nhiều phương pháp học khác nhau và đưa học sinh đến những chân trời kiếnthức mới Với việc chú ý 8 bước trên, tôi tin rằng, chúng sẽ thành công trong việcxây dựng một giáo án thực sự hiệu quả
Giải pháp 2:
Trang 14Tổ chức linh hoạt hoạt động nhóm
Việc khuyến khích học sinh hợp tác với các thành viên khác trong lớp gópphần tạo lập nên cộng đồng, gia tăng sự đoàn kết và khiến việc học trở nên tíchcực hơn Tuy nhiên, quyết định xem có nên cho hoạt động nhóm hay không và tổchức như thế nào, việc đó có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi
Bởi vì làm việc nhóm có thể là một thách thức và phức tạp, nhiều giáo viênhoặc là tránh không cho hoạt động nhóm hoặc giữ học sinh ở những nhóm cố định.Duy trì các “nhóm cố định” trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng Họ không có sựđiều chỉnh thường xuyên tùy theo mục đích của bài tập và hồ sơ đánh giá học sinh.Điều này có thể tước đi cơ hội cho học sinh được học hỏi và phát triển các mốiquan hệ với tất cả các bạn trong lớp.Ngược lại, nhóm linh hoạt, sắp xếp học sinhmột cách có chủ ý và thay đổi thường xuyên tùy theo các trải nghiệm học tập trongmột khoảng thời gian tương đối ngắn (ví dụ: một hoặc hai tuần) Hoạt động nhómkết nối với nhiệm vụ học tập và dựa trên kết quả đánh giá lớp học cũng như cácđặc điểm khác của học sinh
Qua quá trình tổ chức hoạt động nhóm linh hoạt tôi nhận thấy có ba lợi thế sovới hoạt động nhóm cố định, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hoạt động nhóm linh hoạt kết nối các học sinh với nhau: Bất cứ khi
nào học sinh hoạt động trong một nhóm nhỏ, họ tách biệt với phần còn lại của lớp.Với nhóm linh hoạt, sự tách biệt là tạm thời Sau một khóa học kéo dài nhiều ngày,nhiều tuần, nhiều tháng, học sinh cộng tác với nhiều người khác theo những cáchmới mà không phải thực hiện những buổi hoạt động cả nhóm, cá nhân hoặc tươngtác trong một nhóm nhỏ cố định Hoạt động nhóm linh hoạt củng cố tình cảm tronglớp học
Thứ hai: Hoạt động nhóm linh hoạt đưa học sinh đến với những quan điểm
mới và khác biệt: Cũng như người lớn, trẻ em ở mọi lứa tuổi bị lôi cuốn bởi
những người giống họ – người chia sẻ quan điểm với họ, có cùng trải nghiệm, sởthích và dường như cùng có sự đánh giá cao với một số thứ Nhu cầu kết bạn làchuyện bình thường và rất có ích Tuy nhiên, học sinh có thể rất thoải mái hoặc có
Trang 15xích mích với cùng những thành viên trong nhóm ở trong hoặc ngoài không gianlớp học Nhóm linh hoạt tách học sinh ra khỏi vùng thoải mái và buộc họ làm việcchung với những người mà họ không thể từ chối để trải nghiệm những mối quan
hệ mới
Thứ ba: Nhóm linh hoạt chống lại sự khác biệt: Khi tiến hành hoạt động nhóm
linh hoạt giáo viên đã gửi thông điệp mạnh mẽ đến học sinh về vai trò của giáoviên đối với lớp học Khi được sắp nhóm, hầu hết học sinh sẽ đặt ra các câu hỏi: Aicùng nhóm với mình? Chúng tôi sẽ làm gì? Họ sẽ làm gì?… Học sinh đang tiếnhành một dạng thức kiểm tra “độ cứng của giáo viên” cũng như niềm tin của giáoviên đối với năng lực học tập của học sinh Nhóm linh hoạt làm đã thử thách ngườihọc ở chỗ họ bị sắp xếp làm việc với người khác theo những mục đích của giáoviên Các nhóm đôi khi được chia dựa trên độ sẵn sàng của học sinh hoặc cấp độ kĩnăng nhưng các thành viên trong nhóm kết nối với nhau dựa trên mối quan tâm, sởthích học tập, trải nghiệm,…Từ những yếu tố trên, chúng ta phải xây dựng kếhoạch tổ chức nhóm linh hoạt Để giải quyết tốt vấn đề này, giáo viên phải trả lờiđược các câu hỏi sau: Học sinh có nên ở trong nhóm lớn hay là làm việc theo cặp?Cho tự đọc hay đọc theo nhóm ba? Nhóm bốn người quá to hay quá nhỏ cho tròghép hình? Học sinh có thể tự chọn nhóm không, hay là giáo viên nên chọn?
Có phải cấp độ kĩ năng ảnh hưởng phần lớn đến các bài tập nhóm, hay là sở thích?Trong dạy học, để xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm linh hoạt, tùy theo từng bàihọc, giáo viên có thể chia các nhóm:
Nhóm nhỏ ( 2 học sinh): thường dùng khi cần học sinh trao đổi những vấn đề cụthể, đơn giản, thời gian ngắn
Nhóm đôi: Dùng để nghiên cứu, trao đổi vấn đề phức tạp đòi hỏi sự cộng tác cao.Nhóm 4 – 6 học sinh: Dùng khi trao đổi ý kiến hoặc thực hiện công việc cụ thể đòihỏi sự nổ lực chung của cả nhóm
Để hoạt động nhóm tốt, giáo viên có thể ghi trên bảng theo dõi quá trình củanhóm
Giải pháp 3:
Trang 16Tăng cường khai thác thiết bị dạy học hiệu quả
Đổi mới PPDH đang là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc quyếtđịnh dến chất lượng giáo dục Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ cácthành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng
Trong quá trình dạy học, các PTDH giảm nhẹ công việc của giáo viên vàgiúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Có được các phương tiệnthích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong côngtác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấpdẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học
Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của họcsinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được (những gì ngheđược không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những
gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên cóđiều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệuquả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các
em Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khácnhau, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảngbiểu, ), những phương tiện khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiệnthu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm, )
Vì vậy người giáo viên khi sử dụng phương tiện dạy học phải bảo đảm cácnguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học Phương tiện dạy học có tác dụng làmtăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhậnđược kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan Tuy vậy, nếu không sử dụngphương tiện dạy học một cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạyhọc không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căngthẳng
Theo ý kiến của bản thân tôi thì mỗi giáo viên nên khai thác thiết bị dạy họctheo hướng sau đây:
Trang 17- Khai thác máy tính, máy chiếu và các phần mềm dạy học cho công tác soạn,giảng Trong quá trình trình bày bài giảng, tùy theo từng nội dung bài học cụ thể
mà ứng dụng công nghệ thông tin với những mức độ và hình thức khác nhau
- Xây dựng giáo án điện tử, bài giảng Elearning, sự tích hợp các công nghệ phầnmềm dạy Bài giảng có thể lưu trữ trên các ổ đĩa hoặc trên một kho tài nguyên họctập trên mạng, người học có thể sử dụng học tập bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu
- Khai thác tối đa tài nguyên dạy học trên mạng Internet
- Khai thác ứng dụng của các phần mềm mô phỏng trong giảng dạy làm cho quátrình truyền thụ kiến thức được thuận tiện hơn Cần biết vận dụng và khai thác cácphần mềm dạy học phổ biến
Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau đây:
- Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết
bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó,
tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹnăng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác
- Không lạm dụng công nghệ thông tin nếu chúng không tác động tích cực đến quátrình dạy học và sự phát triển của học sinh
- Ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là một phương pháp mới mà chỉ là sự
hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học bằng các công cụ, phương tiện Cần tránhviệc chuyển từ đọc - chép sang nhìn – chép
- Cần có cách tổ chức lớp học khoa học hợp lý để huy động mọi học sinh đều thamgia vào việc học Tránh tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinhkhác thì không tập trung chú ý
- Đối với bản đồ, lược đồ: đó là nguồn kiến thức quan trọng và được coi như cuốnsách lịch sử thứ hai của học sinh Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ theocác bước sau:
+ Cho học sinh quan sát bản đồ về nội dung và các ký hiệu của bản đồ
+ Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung bản đồ