Được chuẩn bị từ phong trào văn hóa nhân văn Phục hưng cuối thế kỷXIV – đầu thế kỷ XVII, triết học thế kỷ XVII-XVIII đã trở thành ngọn cờ lýluận của giai cấp tư sản và các lực lượng xã h
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……… 1
NỘI DUNG I MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI……… 3
1 1 Ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản……… 3
1.2 Liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên 4
1.3 Hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức 5
1.4 Tư tưởng nhân văn, khai sáng 7
II NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI 8
2.1 Chủ thể nhận thức, và khách thể nhận thức……… 8
2.2 Vấn đề phương pháp nhận thức.……… 14
2.3 Đề cao nhận thức lý tính 16
KẾT LUẬN ……… 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 21
MỞ ĐẦU
Thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi chính trị (Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế
kỷ XVI; Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII và Cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII) Trong số các cuộc Cách mạng tư sản Tây Âu, thì Cách mạng tư sản
2
Trang 3Pháp (1789 - 1794) là cuộc cách mạng triệt để nhất - nó xóa bỏ toàn bộ chế độphong kiến trung cổ, xác lập nền cộng hòa tư sản Pháp.
Phương thức sản xuất tư bản được xác lập và trở thành phương thức sảnxuất thống trị, công nghiệp và kỹ thuật rất phát triển Đây là thời kỳ chuyển từnền “ văn minh nông nghiệp” sang “văn minh công nghiệp”, là thời kỳ phát triểnmạnh mẽ thị trường, tạo ra thị trường thống nhất toàn quốc và mở rộng thịtrường quốc tế
Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nướcTây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giaicấp phong kiến Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cáchmạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cáchmạng tư sản Pháp (1789-1794) Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu Nótạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết làkhoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển Đặc điểmcủa khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm Đặc trưng
ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượngtách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thìchủ yếu là vận động cơ giới, máy móc Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triếthọc duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Vấn đề nhậnthức luận trong triết học Tây Âu cận đại” làm tiểu luận kết thúc môn học
Trang 4Được chuẩn bị từ phong trào văn hóa nhân văn Phục hưng (cuối thế kỷXIV – đầu thế kỷ XVII), triết học thế kỷ XVII-XVIII đã trở thành ngọn cờ lýluận của giai cấp tư sản và các lực lượng xã hội tiến bộ khác trong cuộc đấutranh chống ý thức hệ phong kiến lỗi thời Cuộc đấu tranh này diễn ra ở nhiềubình diện: duy vật chống duy tâm thần bí, khoa học chống chủ nghĩa giáo điều
và uy quyền tư tưởng, cải cách chính trị chống bảo thủ chính trị…Tính chất tiến
bộ của triết học thời kỳ này được minh chứng bằng tinh thần hoài nghi và phêphán khoa học, bằng ưu thế của chủ nghĩa duy vật trước chủ nghĩa duy tâm
Nếu triết học thế kỷ XVII chú trọng đến phê phán tri thức, trước hết là trithức kinh viện trung cổ, thì triết học thế kỷ XVIII, điển hình là triết học Khaisáng Pháp, kết hợp phê phán tri thức với phê phán xã hội, từ đó hình thành hai
xu hướng vận động song song với nhau – cải tổ hoạt động tinh thần và cải tổmôi trường xã hội So với thời Phục hưng, giai cấp tư sản thế kỷ XVII – XVIIđóng vai trò lực lượng chính trị độc lập cách mạng, tập hợp xung quanh mìnhcác nhân tố tích cực, tiến bộ, tấn công trực diện vào chế độ phong kiến và nềntảng tinh thần của nó, xác lập những chuẩn mực, giá trị mới, đon giản hóa cácquan hệ xã hội, phù hợp với sự vận động lịch sử Thời Phục hưng thể hiện quátrình chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, còn thời đại mới
đã là thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và sự hình thành xã hội tư sản, vớinhững đặc trưng mà xã hội trước đó chưa thể có được
Phục hưng về cơ bản gắn liền với sự trở về những giá trị bị lãng quên, để
từ đó thực hiện sự nhận thức lại quá khứ và mở hướng cho tương lai Thế kỷXVII – XVIII tiếp thu tinh thần mở đó, và làm cho nó trở nên hiện thực thôngqua cuộc cách mạng cơ cấu, nghĩa là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi quan hệ
và cơ cấu xã hội, thay đổi hình thức và cơ chế quyền lực chính trị, phá vỡ cácđặc quyền đẳng cấp, thay đổi quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ v.v Cách mạngtrong lý trí đi trước cách mạng trong lĩnh vực thực tiễn, các học thuyết triết họcthực hiện quá trình phê phán cái cũ, cái lỗi thời, xác lập cái mới, cái tiến bộ, xemcái đang tồn tại, tức chế độ phong kiến và hệ tư tưởng của nó là cái phi lý, cũng
4
Trang 5đồng thời là phi nhân tính, đòi hỏi thay thế nó bằng cái hợp lý – hơp nhân tính,theo quan điểm phổ biến về sự thống nhất lý trí – nhân tính Bacon, Descartes,Spinoza, Locke, Montesquieu, Voltaire, Rousseau, Diderot, Holbach …đều bắtđầu học thuyết của mình bằng tinh thần hoài nghi và phê phán như thế
1.2 Liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên
Sự phát triển của triết học gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với sự phát triển củakhoa học tự nhiên, thể hiện trình độ nhận thức chung của thời đại Nhiều nhàtriết học đồng thời là nhà khoa học (Descartes, Newton, Pascal , Leibniz …)hoặc có những am hiểu sâu sắc về khoa học, trở thành bộ óc bách khoa của thờiđại (Diderot chẳng hạn) Nói khác đi, trong điều kiện khoa học phát triển như vũbão, các nhà triết học, để có thể đứng vững trong cuộc luận chiến tư tưởng,không có nhu cầu nào khác hơn là phải am hiểu những thành quả của khoa học
Mà để đạt được điều đó họ cần tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh cực khoahọc, cần mài sắc tư duy bằng sự hiểu biết về bức tranh khoa học tổng thể, hoặcchí ít cũng làm quen với môi trường khoa học ở những nét căn bản nhất
Nhờ biết bám sát vào những thành tựu của khoa học tự nhiên và trình độnhận thức chung của xã hội, các nhà triết học đã xác lập bức tranh vật lý mới vềthế giới, nắm bắt những tính quy luật khách quan của nó, đào sâu một số vấn đềbản thể luận mà trước đây chưa từng biết đến Song ảnh hưởng của khoa học tựnhiên đến tư duy tríết học cũng làm nảy sinh những nan giải nhất định Trướchết, sự thống trị của cơ học đã để lại dấu ấn trong triết học bằng quan điểm máymóc về thế giới, cả giới tự nhiên lẫn thế giới của chính con người Tiếp theo,quá trình toán học hóa tư duy bên cạnh mặt tích cực của nó đã góp phần vàoviệc hình thành cách tiếp cận siêu hình đối với một số lĩnh vực tự nhiên, xã hội,chủ trương đưa khoa học chính xác vào môi trường nhân văn Chẳng hạn, theoHobbes, nếu chúng ta đã có vật lý học, nghiên cứu cụ thể về các vật thể tự nhiên,thì cần thiết phải xác lập “vật lý xã hội”, tìm hiểu các vật thể nhân tạo
Trang 6Nếu trong tự nhiên có lực đẩy và lực hút, thì trong xã hội, hai lực ấy làchiến tranh và hoà bình! Hobbes cũng xem logic tính toán là khoa học nhập môncủa các lĩnh vực khác Rất nhiều nhà triết học không chỉ lệ thuộc vào cácnguyên lý cơ học trong nghiên cứu, mà còn từ đó hình thành phương pháp tưduy theo kiểu tách rời và đem đối lập một cách tuyệt đối “đúng – sai”, “trắng –đen”, “khoa học – không khoa học”… Phương pháp tư duy của Siêu hình họcthế kỷ XVII – XVIII có những mặt tích cực nhất định, nhất là trong điều kiệncác nhà khoa học cần đến “những chứng cứ của lý trí” để chống các hình thứcnguỵ tạo khoa học và triết học kinh viện Song phương pháp ấy lại tỏ ra khôngthích hợp trong việc giải thích bản chất của thế giới đang biến đổi Vấn đề là ởchỗ, trong khi tìm hiểu những mặt, những thuộc tính của sự vật, những lĩnh vựccủa đời sống, các nhà triết học và khoa học chưa vạch ra một cách thỏa đángmối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, hoặc tuyệt đối hóa mặt nào đó,đồng thời lý giải thiếu thuyết phục nguyên nhân, động lực của vận động và pháttriển Hình thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật thế kỷXVII-XVIII cũng chịu sự quy định của tính chất máy móc, siêu hình ấy, và đượcgọi là chủ nghĩa duy vật máy móc – siêu hình, hay đơn giản là chủ nghĩa duy vậtsiêu hình.
1.3 Hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức
Sự quan tâm đến nhận thức đáp ứng đòi hỏi của con người trong điều kiệnbùng nổ các khám phá và phát minh khoa học, phát triển lực lượng sản xuất Cóthể xác định một số đặc trưng của lý luận nhật thức thế kỷ XVII – XVIII Một
là, cùng với việc các khoa học cụ thể về tự nhiên và xã hội tách dần khỏi triếthọc, đã diễn ra sự thay đổi tất yếu của đối tượng triết học: các nhà triết học ngàycàng tập trung sự chú ý vào việc giải quyết cùng lúc hai mặt của một vấn đề lớn,
mà thiếu một trong số chúng, triết học sẽ mất đi vai trò xã hội của mình – mặtbản thể luận và mặt nhận thức luận – lôgíc học
Hai là, sự thay đổi căn bản trong quá trình phát triển của khoa học tựnhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều các phương pháp chuyên biệt đối với các
6
Trang 7lĩnh vực khoa học tự nhiên và lịch sử đặt ra trước triết học nhiệm vụ khái quátcác thành quả của chúng và xây dựng phương pháp triết học chung của nhậnthức, cũng như làm sáng tỏ mối quan hệ giữa triết học với các khoa học chuyênbiệt Nhu cầu phân tích mang tính nhận thức luận đối với các kết quả nghiên cứukhoa học trở nên cấp bách, bởi lẽ các chất liệu tiềm tàng và đa dạng do khoa họcđem đến cần được luận chứng và hệ thống hóa Mặt khác, từ việc xử lý chất liệucần vạch ra con đường nhận thức tiếp theo về thế giới Chính vì thế các nhà tưtuởng đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm phương pháp luận chung và làm sáng tỏbản chất của tư duy Ba là, những thành tựu trong nghiên cứu khoa học vànhững thay đổi trong phương pháp luận nghiên cứu cũng đặt ra nhiệm vụ tìmhiểu bản chất của quá trình nhận thức và nguồn gốc tri thức
Việc hình thành các phương pháp nhận thức khác nhau nhằm đạt đến mụcđích khẳng định quyền lực của con người trước tự nhiên, giúp con người làmchủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân Tuyên bố của Bacon “tri thức làsức mạnh” đã trở thành tuyên ngôn của thời đại Từ thế kỷ XVII trở đi vấn đềphương pháp trở thành một ntrong những chủ đề chính của các cuộc tranh luậntriết học, góp phần xác định giá trị của mỗi học thuyết trong đời sống xã hội.Thậm chí một số nhà triết học đã quy giản đối tượng của triết học về phươngpháp
Trong quá trình tranh luận về phương pháp nhận thức đã hình thành nênhai khuynh hướng chủ đạo là kinh nghiệm (empiricism), do Francis Bacon khởixướng, và duy lý (rationalism), do Réne Descartes đứng đầu Khuynh hướng thứnhất chú trọng vai trò của khoa học thực nghiệm, khuynh hướng thứ hai nhấnmạnh vai trò của toán học và xu thế toán học hóa tư duy Sự khác nhau giữa haikhuynh hướng đó đề cập đến vấn đề nguồn gốc của tri thức, bản chất của nhậnthức, phương pháp nhận thức cụ thể Hạn chế của cả hai khuynh hướng trên thểhiện ở tính phiến diện, không thấy được biện chứng của quá trình nhận thức từtrực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, không biết kết hợp cả hai phương
Trang 8pháp – quy nạp và diễn dịch – trong quá trình nhận thức và nghiên cứu khoahọc.
Nhìn chung, Triết học và khoa học thế kỷ XVII-XVIII chưa chấm dứt hẳnnhững liên hệ với tôn giáo và thần học, thể hiện ở các phương án dung hòa giữacác quan điểm, các cách tiếp cận dường như đối lập nhau, đó là quan niệm haichân lý (chân lý khoa học và chân lý thần học, đức tin đều có chỗ đứng trongtâm hồn con người), phiếm thần, thần luận tự nhiên Tuy nhiên so với thời đạitrước, những liên hệ này không tỏ ra nặng nề, thậm chí mang ý nghĩa tích cựcnhất định: 1) phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội hiện có; 2) các nhà triết họcđôi khi sử dụng phiếm thần và thần luận tự nhiên trong cuộc đấu tranh vì tự dotín ngưỡng và tôn vinh những giá trị của con người Điều này giải thích vì saotrong chủ nghĩa duy vật hiện diện đầy đủ các phương án vừa nêu, từ Bacon,Descartes đến Spinoza, Locke, phần lớn các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.Hình ảnh Thượng đế trong nhiều trường hợp trở thành biểu tượng cao nhất của
sự hoàn thiện lý trí “Tự nhiên thần luận, ít ra là đối với nhà duy vật, chỉ là mộtphương pháp thuận tiện và dễ dàng để thoát khỏi tôn giáo”1
1.4 Tư tưởng nhân văn, khai sáng
Tư tưởng nhân văn, khai sáng làm nên một trong những nội dung cốt lõicủa triết học Cận đại Quan điểm của Bacon về xã hội lý tưởng, được xây dựngtrên cơ sở “quyền lực của tri thức” cho đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự NếuBacon tuyên bố “tri thức là sức mạnh”, thì Hobbes nhấn mạnh rằng quyền lựccần phải hàm chứa yếu tố tri thức, nghĩa là được xác lập trên sự hiểu biết bảnchất con người, hướng đến mục tiêu ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia vàthống nhất ý chí toàn dân Locke trở thành người đặt nền móng cho quan điểmnhà nước pháp quyền, được các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII phát triển vàhoàn thiện ở đêm trước của cách mạng tư sản Hình ảnh “con người lý trí” và
“nhà nước hợp lý tính”, quan niệm về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ … khôngchỉ gợi mở con đường đi tới một trật tự xã hội khác với chế độ phong kiến “phi
1 C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, t.2, CTQG, HN, 1995, tr 197
8
Trang 9lý” và phi nhân tính, ngự trị suốt hàng ngàn năm, mà còn là mục tiêu phấn đấucủa nhiều dân tộc Một số phác thảo của các nhà khai sáng về mô hình xã hộitương lai cho đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc Vớinhững đặc trưng vừa nêu, có thể nói rằng, thế kỷ XVII – XVIII là một trongnhững thời đại sôi động nhất trong lịch sử loài người
II NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI.
2.1 Chủ thể nhận thức, và khách thể nhận thức.
Sự phê phán triết học kinh viện và thế giới quan Trung cổ là nét đặc trưngcủa các nhà triết học Tây Âu Cận đại có tư tưởng tiến bộ Ph.Bêcơn vàR.Đêcáctơ đều coi lý tính là một lực lượng bản chất của con người; coi chủ thểnhận thức vừa có lý tính, vừa có tự ý thức Đối với các ông, chủ thể nhận thức làcon người sống và tư duy trong xã hội, nhưng đó không phải là cá nhân kinhnghiệm mà là chủ thể trừu tượng Phương pháp nhận thức mà các nhà triết họcTây Âu Cận đại xây dựng yêu cầu những luận điểm xuất phát phải có tính chânthực và được duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu Theo họ, trực giác trí tuệ lànăng lực nhận thức cao nhất của con người và phụ thuộc vào trình độ tư duylôgíc Có thể nói, các nhà triết học Tây Âu Cận đại đã khẳng định tính tích cựccủa chủ thể nhận thức, nhưng họ lại không chứng minh được trong khuôn khổcủa chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy tâm
Sự phê phán triết học kinh viện và thế giới quan Trung cổ là nét đặc trưngcho tất cả các nhà triết học Tây Âu Cận đại có tư tưởng tiến bộ Ph.Bêcơn làngười mở đầu cho sự phê phán “thanh lọc” này Ông tự xác định cho mìnhnhiệm vụ “phục hồi sự giao tiếp dưới hình thức tốt nhất giữa trí tuệ và sựvật”(1) Khả năng duy nhất để hoàn thành nhiệm vụ này, theo ông, là phải quay
về với sự vật bằng phương tiện tốt nhất, phương tiện đó là tự nhiên và việcnghiên cứu tự nhiên là khuynh hướng cơ bản cho sự nghiệp cải cách khoa học.Với quan niệm đó, Ph.Bêcơn công khai thừa nhận mối liên hệ trực tiếp của ông
Trang 10với truyền thống triết học duy vật Cổ đại mà Anaxago và Đêmôcrit là hai đạibiểu lớn nhất Tiến hành phê phán triết học kinh viện Trung cổ từ lập trường lýluận của hai nhà triết học duy vật này, song, Ph.Bêcơn không phủ định thần họcmột cách tuyệt đối Ông để lại cho thần học một lĩnh vực nghiên cứu – đó làThượng đế và phương tiện tiếp xúc với Thượng đế là niềm tin và sự mặc khải.
Tuy nhiên, lý luận hai chân lý ở Ph.Bêcơn đã cho thấy thái độ phê pháncủa ông đối với hệ tư tưởng phong kiến Ông coi hệ tư tưởng phong kiến chính
là cái đã hạn chế quyền lực của lý tính con người Đối tượng chủ yếu của triếthọc, theo ông, là giới tự nhiên, còn các phương tiện để đạt đến sự nhận thức giới
tự nhiên là lý trí, lý tính, trí nhớ, ý nguyện của con người Trong khi nghiên cứu
tự nhiên và con người, triết học cần dựa vào các phương tiện nhận thức khoahọc là kinh nghiệm và sự quan sát Do vậy, có thể coi quan niệm về hai chân lýcủa Ph.Bêcơn là sự luận chứng triết học cho quan hệ giữa con người và giới tựnhiên, là ý định đầu tiên nhằm gạt bỏ mối quan hệ đó ra khỏi các mưu đồ củathần học
Thần luận là hình thức phê phán triết học phổ biến nhất đối với tôn giáo ởthế kỷ XVII Xu hướng cơ bản của nó là “giảm thiểu” vai trò của Thượng đế,coi Thượng đế chỉ là nguyên nhân đầu tiên cho sự xuất hiện một thế giới pháttriển theo các quy luật riêng của nó Giới tự nhiên (trừ thời điểm xuất hiện) tồntại khách quan, vận động theo các quy luật tự nhiên vốn có của nó Về phươngdiện nhận thức luận, giới tự nhiên được nhận thức là khách thể tự nhiên chung.Con người là một thực thể tự nhiên; lý tính là đặc tính riêng, vốn có ở conngười Lý tính, theo R.Đêcáctơ, là sức mạnh do tự nhiên gieo trồng vào trí tuệcon người(2)
Điều đó cho thấy, trong quan niệm của R.Đêcáctơ về lý tính con người,ngoài tư tưởng về bản chất tự nhiên của năng lực tư duy hợp lý, còn bao hàm tưtưởng về sự bình đẳng của con người đối với năng lực tư duy ấy Quan niệm nhưvậy về lý tính con người cho phép xem xét cá nhân trừu tượng với tư cách chủthể nhận thức, chủ thể phổ biến, khác biệt với cá nhân cụ thể, kinh nghiệm Con
10