1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

HỌC THUYẾT đức TRỊ của KHỔNG tử

20 3,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 267,6 KB

Nội dung

Trong học thuyết Đức trị này, Khổng Tử đã đề cập tới nhiều quan điểm khác nhau về lãnh đạo, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “ Đức trị- Lý thuyết lãnh đạo của Kh

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC NÂNG CAO

ĐỨC TRỊ-HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO CỦA KHỔNG TỬ

Giảng viên hướng dẫn:

Họ và tên:

SHSV:

HÀ NỘI-2017

Trang 2

MỞ ĐẦU

Đức trị là một nội dung cốt yếu của Nho học, là một lý luận về chính trị,

quản lý có ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội từ thời cổ đại đến nay, không chỉ ớ Trung Quốc - nơi nó sinh ra - mà còn ở cả một số nước khác trong khu vực Nằm cạnh Trung Quốc, Việt Nam không thể không chịu sự ảnh hưởng của Nho học - Nho giáo Từ khi du nhập cho đến ngày nay, Nho giáo đã có những bước thăng trầm biến đổi, từ chỗ bị phản kháng mãnh liệt trong đời sống cộng đồng dân cư người Việt ngay buổi ban đầu, Đức trị Nho giáo đã dần dần chiếm lĩnh, dần dần khẳng định vị trí của mình từ trong đời sống làng xã cho đến các triều đinh phong kiến trung ương tập quyển Ngày nay, trước những biến đổi lớn lao của xã hội, Đức trị Nho giáo không còn độc tôn là một công cụ cai trị, quản lý xã hội, song nó vẫn chứa đựng một số hạt nhân hợp lý

và giá trị bền vững cần được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế

Trong học thuyết Đức trị này, Khổng Tử đã đề cập tới nhiều quan điểm khác nhau về lãnh đạo, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề

tài “ Đức trị- Lý thuyết lãnh đạo của Khổng Tử” làm tiểu luận kết thúc

môn học

Trang 3

NỘI DUNG

1 Giới thiệu về Khổng Tử

Khổng Tử (551 - 479 TCN) là người nước Lỗ, tên là Khâu, tự là Trọng

Ni, sinh ra trong một gia đình quý tộc sa sút Khổng Tử ông thày họ Khổng

-là cách gọi tôn kính của nhân dân Trung Quốc đối với người được coi -là sáng lập ra Nho gia Cha của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột, một quan võ nhỏ của triều đình và mẹ là Nhan Thị Năm 549 trước Công nguyên Thúc Lương Ngột chết để lại người vợ goá, đứa con thơ cùng một gia tài không lấy gì làm sung túc

Tuy mồ côi cha từ nhỏ và cuộc sống gia đình ngày càng bức bách nhưng được mẹ chăm sóc chu đáo, ngay từ tuổi thơ ấu, Khổng Tử đã là người có chí lớn, vượt qua mọi khó khăn trong đời sống của một gia đình quý tộc nhỏ sa sút, ham học, sớm có ý thức về sứ mệnh của mình là người “giáo hoá” các di sản văn hoá của Chu Công, trong đó có tư tưởng văn trị hay đức trị cho xã hội thời ông và cho các đời sau

Vào thời Khổng Tử các giá trị và lễ nhạc của nhà Chu bị băng hoại, thời

thế loạn lạc không dứt, một nội dung quan trọng trong lập chí của Khổng Tử

thông qua khôi phục lễ mà khiến khôi phục lại trạng thái an thuận thái hoà của

Tây Chu ở thời kỳ hưng thịnh Khổng Tử muốn theo nghiệp Chu Công, lấy việc

phò tá quân vương đương thời để cai trị xã hội, tạo ra trạng thái xã hội “người

Trang 4

già yên ổn, bằng hữu vui vẻ, trẻ nhỏ thì được chăm sóc” Đây được coi là nội dung trọng yếu của lý tưởng nhân sinh mà Khổng Tử luôn theo đuổi Bên cạnh

đó, quê hương nước Lỗ của Khổng Tử là nơi bảo tồn được nhiều di sản văn hoá cũ của nhà Chu Thời đại của Khổng Tử như trên đã phân tích là thời đại

“vương đạo suy vi”, “bá đạo” đang nổi lên lấn át “vương đạo” của nhà Chu; trật tự lễ pháp cũ của nhà Chu đang bị đảo lộn, “vua không ra vua, tôi không

ra tôi”, “cha không ra cha, con không ra con”, mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị và nhân dân lao động Vua quan tìm mọi cách đàn áp, bóc lột nhân dân; chính sách cai trị là dùng chính và hình giống tư tưởng Pháp trị Là một nhà tư tưởng đề cao lòng nhân ái, lễ nghĩa và đạo đức xã hội, Khổng Tử chủ trương lập lại phương thức cai trị xã hội nhà Chu, lấy lễ, nhạc và đạo đức làm gốc Ông lập ra luận thuyết, mở trường dạy học, đi chu du các nơi trong nước

để tuyên truyền tư tưởng lý thuyết của mình nhằm phục vụ mục đích trên

Năm 19 tuổi, Khổng Tử lấy vợ và sinh con trai tên Lý, tự Bá Ngư Thời gian này Khổng Tử đã từng coi gia súc và giữ kho cho họ Quý Thị Vài ba năm

sau ông bắt đầu dạy học Năm 34 tuổi, nhờ sự giúp đỡ của Nam Cung Quát -học trò cũ của Khổng Tử - ông được Lỗ Chiêu Công cho sang Lạc Dương ở Chu đế khảo lễ nghi, thư tịch, sau đó ông sang Tề học nhạc thiều Năm 36 tuổi Khổng Tử về Lỗ tiếp tục dạy học

Năm 50 tuổi, Khổng Tử giữ chức Đại tư khấu Trong vòng mấy nãm làm

quan Khổng Tử đã thể hiện tài chính trị nổi trội Ở tất cả các mặt nội chính, ngoại giao, giáo hóa lễ nhạc, chế độ hành chính, có thể nói là “nước Lỗ đại trị

Trang 5

chư hầu nể phục” Đáng tiếc là cơ hội không được kéo dài, chán ngán cuộc sống

vô luân trorig thâm cung mà ông được chứng kiến, Khổng Tử từ quan, bỏ nước

Lỗ sang nước Vệ mong tìm được minh chủ nhưng ý nguyện của ông không thành, dù đã bôn ba nhiều nước

Năm 65 tuổi, Khổng Tử trở lại nước Lỗ Ông san Thi, Thơ; định Lễ, Nhạc; khảo Dịch; viết Xuân Thu và tiếp tục dạy học Học trò của ông, theo sử

ký Tư Mã Thiên có tới 3 ngàn người, trong đó có 72 người hiền tài Có thể nói rằng Khổng Tử đã làm một công việc vẽ mắt cho con “Thần long” văn hoá Trung Hoa Sau khi Khổng Tử mất, học thuyết của ông được cả xã hội Trung Quốc công nhận Bắt đầu từ đời Hán, Khổng học đã trở thành một thứ tôn giáo mới Khổng giáo - trở thành m ột thứ đạo cai trị chính thống của xã hội suốt hơn 2 nghìn năm ở Trung Quốc Bản thân Khổng Tử không chỉ đã được các vua chúa Trung Hoa phong thánh mà còn được UNESCO phong tặng là “danh nhân văn hoá thế giới”

2 Lý thuyết lãnh đạo trong học thuyết Đức trị của Khổng Tử

2.1 Người lãnh đạo phải có tư cách của một quân tử

Khổng Tử không nhìn nhận con người một cách chung chung, giống nhau mà thấy rõ sự khác nhau giữa họ về địa vị, quyền lực, của cải, học vấn,

tư cách Chính sự khác biệt về các tiêu chí đó đã chia xã hội thành những tầng lớp mà ông gọi là “loại người” khác nhau Quản lý xã hội cần nhận thức

rõ sự khác nhau về đổi tượng để có phương pháp phù hợp vẫn trên cơ sở nguyên tắc chung là đức trị

- Quân tử và tiểu nhân

Trang 6

Một là, về mục đích sống, động cơ hành động: quân tử vì nghĩa, tiểu nhân vì lợi Điều này có nghĩa là: hành vi của quân tử chủ yếu là phải hợp với Nhân đạo cùng những hành vi đã thành khuôn phép Tiểu nhân khi thấy lợi thì làm, mục tiêu cuối cùng của mọi lời nói, việc làm đều là mưu cầu tư lợi cho mình Đây có thể coi là sự phân chia ranh giới cơ bản giữa quân tử và tiểu nhân

Hai là, Quân tử không ngừng học tập, tu dưỡng, phấn đấu, tiểu nhân sống an phận thủ thường, có sao hay vậy Người quân tử do có tự giác với nhân tính nội tại của mình mà ra sức khai thác thế giới nhân cách nội tại của mình, từ trong cuộc sống thường ngày, qua sự tu dưỡng đạo đức của mình, đạt đến sự quán thông ta với ngoại vật, mình với người, một khung cảnh hoà đồng trời với người, từ đó mà thành ra một người có đức tính kiên định Kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ đến lợi lộc mà không biết phản tỉnh với đức tính của mình, bởi thế khó có được một thế giới tinh thần tốt đẹp

Ba là, Quân tử, trong quan hệ với mọi người, với xã hội, thì hoà mà không đồng, tiểu nhân thì đồng mà bất hoà Trong đối đãi xử sự với người, người quân tử với tấm lòng nhân ái, thể hiện rõ rệt đức tính nội tại của mình, dám kiên trì quan điểm đúng đắn của mình, đề ra ý kiến bất đồng tạo nên sự phát triển hài hoà của sự vật Tiểu nhân chỉ biết nhắm mắt làm bừa theo ý cấp trên, mà không xuất phát từ thực tế Họ không chú trọng đến đoàn kết, mà chi thích kéo bè kéo cánh vì tư lợi mà thôi

Bốn là, Quân tử, trong lối sống, thì nói đến khuôn phép, tiểu nhàn thì

tự ý làm bừa Quân tử bởi có tự giác với Nhân ái mà có sự tuân thủ, lời nói việc làm đều có quy củ nhất định Quàn tử không vì một lúc yếu mềm mà tư lợi làm bừa

Trang 7

Trái lại, tiểu nhân cứ thấy lợi thì làm theo, lúc nào mà họ khốn cùng thì

họ tự ý làm bừa, thậm chí không cần nghĩ đã chọn thủ đoạn gì nữa

Năm là, Quân tử, về phong thái, thì thanh thản thư thái, tiểu nhân thì kiêu sa mà lo âu Biểu hiện ở thái độ sống, quân tử do có nhân đức, có hiểu biết, dẫu nghèo mà vui với đạo, bởi thế mà trong lúc nguy khốn vẫn bình thản, thư thái, có địa vị cao không kiêu ngạo, khinh rẻ người khác Tiểu nhân vì sự cầu lợi, mà cảm thấy không được yên ổn, lại lo được lo mất, chỉ thích tận hưởng xa hoa, với người thì ngạo mạn nên không lúc nào được yên ổn cả

Sáu là, Quân tử, trong việc làm, làm thì dễ mà nói ra thì khó, kẻ tiểu nhân thì nói giỏi làm chẳng được việc gì Người quân tử làm công việc của mình thường rất dễ dàng, song để họ thật vừa ý thì khó Người quân tử biết sử dụng người, thường là căn cứ vào tài năng của người ta mà phân công việc, vì thế những người dưới quyền đều làm xong công việc một cách nhiệt tình Đối với kẻ tiểu nhân thì chỉ vì muốn làm sao cho xong việc là được, dùng những phương thức không chính đáng để làm vừa lòng người ta thì kẻ tiểu nhân cũng vẫn tỏ ra vui vẻ Cho nên, kẻ tiểu nhân làm thì khó mà lại tỏ ra vui mừng là làm xong việc

Bảy là, Quân tử mừng vì người khác thành đạt, kẻ tiểu nhân đố kị với người khác Quân tử thì cái mình làm được thì cũng muốn giúp người khác làm

được, cái mình không muốn làm cho mình thì cũng không muốn làm cho người

khác Người quân tử luôn vui vẻ giúp đỡ vào việc thành đạt của người khác

Kẻ

tiểu nhân muốn đặt tư lợi của mình lên hàng đầu nên không quan tâm nhiệt

Trang 8

tình

giúp đỡ người khác Trái lại, để giành được tư lợi của mình họ thường là bất

kể

thủ đoạn, không chỉ tranh chỗ của người khác mà còn có thể làm điều ác với người ta nữa

2.2.Người lãnh đạo là Vua-nhưng vẫn chịu mệnh trởi

Khổng Tử đề cao mệnh trời (thiên mệnh) trong mối quan hệ với con người và xã hội: đời người và đường đi (đạo) của người đều phải phù hợp với thiên mệnh Tuy nhiên, ông quan niệm về trời lại không nhất quán, lúc thì duy vật (Trời là quy luật khách quan) lúc khác lại duy tâm (trời như ông thần, ông thánh); đạo cai trị của Khổng Tử trước sau đều nhấn mạnh đến phương châm:

tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, tránh chủ quan tuỳ tiện

Trong nghị luận nhiều chỗ ồng nói đến “Trời”, “Mệnh trời” để trình bày

ý kiến của mình “Trời” đối với Khổng Tử có chỗ như là một quy luật, là trật

tự của vạn vật “Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn thay đổi, trăm vật vẫn sinh trưởng”, có chỗ ông khẳng định trời có ý chí “Than ôi! trời làm mất đạo ta”;

“Mắc tội với trời không thể cầu được ở đâu mà thoát được” Ý chí của Trời là Thiên mệnh (Mệnh lệnh của trời: Mệnh trời) “Thiên mệnh” nói vắn tắt là mệnh Ông cho rằng mỗi cá nhân, sự sống - chết, phú qủý hay nghèo hèn đều

là do “Thiên mệnh” quy định Phú quý không thể cầu mà có được, do vậy bất tất phải cầu Mặt khác, Khổng Tử lại cho rằng con người bằng nỗ lực chủ quan của mình cũng có thể thay đổi được cái “Thiên tính” ban đầu ông nói, con người lúc sinh ra, cái “tính” trời phú cho là giống nhau nhưng trong quá trình tiếp xúc, học tập nó làm cho họ khác nhau, có kẻ trí có người ngu

Trang 9

“Tính tương cận dã, tập tương viễn dã” Đây là mặt tích cực, chỗ “thêm vào” của Khổng Tử so với quan điểm “Mệnh trời” trước đó

Về bản chất người: Hiểu về bản chất con người thì mới có thể cai trị, quản lý các cá nhân và xã hội một cách đúng đắn Khổng Tử cho rằng, con người có sẵn nhân tính, khác với loài cầm thú khác Tính người của Khổng Tử

về cơ bản là tốt đẹp Sau này, Mạnh Tử kế thừa, phát triển tư tưởng của Khổng

Tử khi khẳng định “nhân chi sơ tính bản thiện” Bản chất con người chung quy là do các phẩm chất hay đức tính tạo thành Mức độ phát triển của các đức tính này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội tốt hay xấu Trong Luận ngữ có nói: Bản tính con người gần giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau

2.3.Các phẩm chất của người lãnh đạo là nhân trí dũng

Trong học thuyết của mình, trước hết, Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đến các phẩm chất đạo đức của nhà lãnh đạo và quy chúng thành những tiêu chuẩn cơ bản, đó là Nhân, Trí, Dũng Trong đó, nhân đóng vai trò căn bản, cốt lõi Khi Phàn Trì hỏi về người nhân, Khổng Tử nói: “[Đó là người biết] yêu người” Hỏi về người trí, ngài bảo: “[Đó là người] biết người” (Phàn Trì vấn nhân, Tử viết: “Ái nhân” Vấn trí, Tử viết: “Tri nhân”) [Luận ngữ, XII, 21](1)

Chữ nhân trong học thuyết của Khổng Tử phản ánh mối quan hệ xã hội sâu sắc, bao hàm nhiều nghĩa mà trước hết là đạo trung thứ: điều gì mình muốn đạt thì cũng làm cho người khác cùng đạt (phù nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân), điều gì mình không muốn thì không nên làm cho người khác (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân) Đó là thái độ ứng xử thiện tâm, biết suy ta ra người để yêu thương người, giúp đỡ người và quan trọng hơn, là không hại người Tăng Tử, một học trò giỏi của Khổng Tử đã khẳng định với các bạn học của mình rằng, “Đạo của thầy chỉ tóm tắt ở một điều

Trang 10

“trung thứ mà thôi” (Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hĩ) [Luận ngữ, IV, 15] Chúng ta thấy, tư tưởng trung thứ của Khổng Tử mang ý nghĩa nhân văn cao

cả Trong thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống, nếu mọi người biết yêu thương nhau, hiểu nhau và biết khoan dung như tư tưởng của Khổng Tử nêu ra cách đây 2500 năm, thì làm gì có các cuộc chiến tranh phi nghĩa, có sự phân hoá giàu nghèo đến cực độ đang diễn ra trên trái đất này

Khi nói về mối quan hệ giữa nhân và trí, Khổng Tử cho rằng, “Người nhân an vui với điều nhân Khéo biết lợi dụng lòng nhân để đem lại lợi ích cho mọi người thì gọi là trí mà thôi” (Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân) [Luận ngữ, IV, 2] Nói "người nhân" để xử vào cảnh nghèo túng, "người trí" để xử vào cảnh lạc thú Như vậy, nhờ có trí người quân tử mới phân biệt được đúng sai, phải trái, mới biết cách đối xử có nhân, có lòng dũng cảm để làm tròn đạo

lý Khổng Tử cũng nhấn mạnh rằng, nếu không có trí thì nhân cũng không thực hiện được

Biết người là biểu hiện của trí năng con người Việc con người biết yêu thương đồng loại của mình, coi người cũng như mình là do đều có điểm xuất phát chung - cùng bẩm thụ từ một “Khí” và là một trong ba bộ phận cấu thành quan trọng của vũ trụ – tam tài (Thiên, Địa, Nhân) Tuy nhiên, nhận thức về con người trong học thuyết của Khổng Tử không thể đi xa hơn, không thể đạt tới trình độ bản thể luận mà chỉ dừng lại ở năng lực ứng xử trong phạm vi

“Ngũ luân” – năm mối quan hệ: Vua – tôi, Cha – con, Chồng – vợ, Anh – em,

Bè – bạn; lấy đối tượng “gia đình” làm hạt nhân, nền tảng cho các quan hệ khác Có thể nói, tài trí mà Khổng Tử muốn đề cập tới là năng lực ứng xử theo các quan hệ đẳng cấp nhất định Điều đó đòi hỏi người quân tử phải biết mệnh, chính danh để trở thành người cầm quyền

Trang 11

Khổng Tử đã coi năng lực trị quốc xuất phát từ khả năng tự hoàn thiện (tu thân) của người quân tử Ông nói rằng, “Lấy đức để làm việc chính trị cũng ví như ngôi sao Bắc thần, ở yên vị mà các ngôi sao khác đều chầu về” (Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi) [Luận ngữ, II, 1] Quan điểm chính trị mà Khổng Tử đề ra là “hữu vi”, đối lập với quan điểm “vô vi” của Lão Tử Nếu Lão Tử cho rằng, “Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu, xương cốt thì mạnh Khiến cho dân không biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động Theo chính sách vô vi thì mọi việc đều trị” (Thị dĩ thánh nhân chi trị, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt Thường sử dân vô tri

vô dục, sử phù trí giả bất cảm vi dã Vi vô vi, tắc vô bất trị) [Đạo Đức kinh, chương 3] thì theo Khổng Tử, để có năng lực trị quốc, con người phải trải qua một quá trình học tập, tu dưỡng Trong chương 1, sách Đại học, phần Kinh văn có ghi chép lời của Khổng Tử như sau: “Sự vật được nghiên cứu kỹ thì sau sự hiểu biết mới tới Hiểu biết thấu đáo thì sau ý nghĩ mới thành thật Ý nghĩ thành thật thì sau tâm mới ngay thẳng Tâm ngay thẳng thì sau bản thân mới tu sửa Thân tu sửa thì sau nhà mới ngăn nắp Nhà ngăn nắp thì sau nước mới trị an Nước trị an thì sau thiên hạ mới thái bình” (Vật cách nhi hậu tri chí Tri chí hậu ý thành Ý thành nhi hậu tâm chính Tâm chính nhi hậu thân tu Thân tu nhi hậu gia tề Gia tề nhi hậu quốc trị Quốc trị nhi hậu thiên hạ bình) Như vậy, chủ trương của Khổng Tử là “làm sáng cái đức sáng” để thi hành đường lối đức trị Ở đây, chúng ta tìm thấy sự thống nhất của hai nhà tư tưởng

vĩ đại này về quan điểm chính trị Đó là sự hạn chế đến mức tối đa những mệnh lệnh, những quy định hà khắc Theo Khổng Tử, “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết

hổ thẹn Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến

Ngày đăng: 03/01/2018, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w