1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

3 giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở việt nam

34 543 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 41,67 KB

Nội dung

Đây là hoạt động có chủ đích của nhà nước và xã hội, với tổng thể những phương tiện tổ chức và pháp lý thông qua các hình thức hoạt động như giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, kiểm

Trang 2

MỞ ĐẦU

Quyền lực biểu hiện ở tất cả các lĩnh vực, các quan hệ xã hội, nhưngtập trung và phức tạp nhất là ở quyền lực chính trị Quyền lực chính trị chỉxuất hiện trong xã hội có giai cấp và chủ yếu tập trung ở quyền lực nhànước, nó trở thành trọng điểm của cuộc đấu tranh giữa các quan điểm, lýluận khác nhau

Quyền lực nhà nước là vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng cũng rấtphức tạp Việc nắm giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước có hiệuquả sẽ là điều kiện để thực hiện được những mục đích đã đề ra, mang lạihạnh phúc và nhiều lợi ích nhất cho nhân dân, đất nước Tuy nhiên, trongquá trình nắm giữ, tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thường tiềm ẩnrất nhiều những nguy cơ khác nhau như tham nhũng, lãng phí, lạm quyền…

có thể dẫn tới tác động tiêu cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Và không chỉ dừng lại ở nguy cơ tiềm ẩn mà nhiều nguy cơ trongquá trình cầm quyền đã phát sinh thành những tai họa, tệ nạn tiêu cực trênthực tế làm ảnh hưởng rất lớn tới uy tín, danh dự của cán bộ, công chức,các cơ quan nhà nước, làm giảm hiệu quả của bộ máy nhà nước, gây hậuquả xấu đến công cuộc quản lý và xây dựng đất nước, lợi ích và đời sốngnhân dân…Vì vậy, vấn đề kiểm soát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhànước là một nhiệm vụ cấp bách trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay

Trong thời gian qua, nhiều giải pháp đã được đưa ra để góp phần vào

sự hiệu quả của cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị, tuy nhiên vẫn chưamang lại những dấu hiệu tích cực

Xuất phát từ thực trạng này, tác giả chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu

luận kết thúc môn học

Trang 3

NỘI DUNG

1 Lý luận về kiểm soát quyền lực chính trị

Vấn đề kiểm soát quyền lực luôn luôn tồn tại trong hệ thống xã hộinói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng Mỗi chế độ xã hội có nhànước đều tồn tại quan hệ kiểm soát quyền lực khác nhau với vị trí của cácchủ thể khác nhau Chế độ phong kiến chỉ một người giữ vai trò chủ thểcủa quyền lực, và đương nhiên chủ thể đó là hiện thân của quyền kiểm soátđối với quyền lực Đó là vua

Khi xã hội chuyển từ thể chế chuyên chế sang thể chế dân chủ, vấn

đề tổ chức quyền lực thay đổi căn bản Từ đó quan hệ quyền lực, kiểm soátquyền lực cũng có những thay đổi căn bản Tuy nhiên, có một số thuật ngữ,nếu không phân biệt rõ thì có thể hiểu chệch đi, thậm chí sai về bản chất,như “tổ chức quyền lực”; “quan hệ các quyền”; “kiểm soát quyền lực”;

“kiểm tra”, “thanh tra” trong thực hiện quyền lực nhà nước

Tổ chức quyền lực là thuật ngữ nói về hiện trạng của quyền lực nhà

nước của một loại thể chế nhất định Thí dụ đã là phong kiến thì quyền lựctối cao, toàn diện là của vua hay nữ hoàng

Quan hệ giữa các quyền là chỉ mối quan hệ của các nhánh quyền của

nhà nước (có thể rộng ra là trong hệ thống chính trị); giữa các tổ chức vàngười dân trong một hệ thống chính trị nhất định

Thanh tra là một hoạt động thực thi quyền của một cơ quan nhà nước

theo chức năng được pháp luật quy định Thanh tra là một hoạt động đượcgiao cho một cơ quan, cơ quan đó có quyền tác động vào hoạt động của cơquan khác, nhưng là theo chức năng chứ không phải theo thứ bậc Thí dụ

Trang 4

như ở nước ta, Thanh tra Chính phủ có thể thanh tra các cơ quan ngang bộkhác Nhưng quyền đó bị chi phối theo quan hệ chức năng Nghĩa là, ngoàiluật pháp về thanh tra, còn chịu sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Đây

là quan hệ chức năng trong tổ chức quyền lực

Kiểm tra là một hoạt động từ chức năng của một cơ quan trong quan

hệ của quản lý, kể cả của hệ thống các tổ chức ngoài Nhà nước Một hoạtđộng kiểm tra có thể xuất phát từ quan hệ thứ bậc của quan hệ quyền lực.Thí dụ thủ trưởng cơ quan có thể giao cho một cơ quan tiến hành kiểm trahoạt động của một cơ quan, một nhóm người, một người bên trong cơ quanđó

Kiểm soát quyền lực thể hiện sự nhận thức, bày tỏ quan điểm, thái

độ, giải pháp của một cá nhân hay tổ chức đối với cá nhân (như quốc hộiđối với tổng thống, thủ tướng) Bày tỏ sự đồng thuận hay phản đối một hoạtđộng nào đó của đối tượng phù hợp với hiến pháp Mục đích chung nhất là

để bảo đảm quyền lực trong vòng trật tự

Thuật ngữ “kiểm soát” tự bản thân nó mang tính trật tự luật định nhưquốc hội với chính phủ trong các thể chế nghị viện, hoặc trật tự thứ bậc trêndưới trong hành chính Kiểm soát quyền lực không phải là hoạt động diễn

ra thường xuyên, hàng ngày như hoạt động hành chính mà chủ yếu nhậnthức nó từ quan hệ nguồn gốc phát sinh

Trong một số thể chế trên thế giới hiện nay như chế độ Tổng thốngkiểu Hoa Kỳ, còn có quan hệ kiểm soát quyền lực lẫn nhau tương đối giữalập pháp và hành pháp Tại sao lại xuất hiện kiểu quan hệ tương tác nhưtrên? Đó là do quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ Theo đó, Quốc hội gồmhai viện có khá nhiều quyền giới hạn Tổng thống (hành pháp) như quyềnlựa chọn nhân sự cao cấp (cấp chính phủ); quyền về chi tiêu (giới hạn),quyền tiến hành chiến tranh của hành pháp Hoa Kỳ; nghĩa là nhiều hoạt

Trang 5

động của Tổng thống Mỹ nếu không có sự đồng thuận của hai viện hoặcmột trong hai viện thì không thể tiến hành được Đây là quyền tuyệt đối.Trái lại, Tổng thống có quyền phủ quyết luật do Nghị viện ban hành.Quyền này trên lý thuyết, theo Hiến pháp là tương đối Vì sự phủ quyết đónếu Nghị viện tiếp tục theo đuổi đến cùng thì đạo luật đó sẽ phải đượcthông qua Nhưng theo tập quán pháp ở Mỹ, quyền đó dường như là tuyệtđối bởi những đạo luật bị Tổng thống phủ quyết thì thường không đượcNghị viện xem xét lại Nó còn mang tính tương đối bởi thực tế cho thấynhững đạo luật bị phủ quyết, thường hoặc là ít quan trọng với vận mệnhquốc gia và người dân; hoặc là số lượng đạo luật bị phủ quyết là rất ít, thậmchí rất hãn hữu Tuy nhiên, đã nói quyền kiểm soát thì cho dù là ít quantrọng, hoặc là hãn hữu thì bản chất nó vẫn là quyền kiểm soát quyền lực vì

nó có quan hệ “chủ thể và đối tượng”

Phạm vi của kiểm soát quyền lực trong xã hội

Trong khoa học chính trị, khi nói tới kiểm soát quyền lực là hiểuquan hệ đó diễn ra trong hoạt động thực thi quyền lực nhà nước Tuynhiên, có một số hệ thống chính trị mà ở đó, chế độ nhất nguyên được vậnhành thì yếu tố kiểm soát quyền lực không những xảy ra ở hoạt động thựcthi quyền, mà còn ở giai đoạn tổ chức quyền lực (như ở Việt Nam)

Tại sao lại có biểu hiện của kiểm soát quyền lực ngay trong giai đoạn

tổ chức quyền lực, chủ yếu thường xảy ra ở loại thể chế nhất nguyên? Cóhai lý do: (1)Trong các nước đa đảng, việc cầm quyền của một đảngthường có rủi ro về mặt thời gian cầm quyền (chỉ một vài kỳ bầu cử là cóthể bị mất vai trò và đảng khác lên thay thế) Nếu cứ đảng nào lên cầmquyền thay đảng cũ mà lại thay đổi thể chế thì dễ dẫn đến sự bất ổn xã hội.Nhưng, đa số các quốc gia hiện nay muốn thay đổi thể chế phải theo ý chícủa người dân bằng trưng cầu dân ý, sửa đổi hiến pháp Vì vậy, kiểm soát

Trang 6

quyền lực trong tổ chức thực chất thuộc về ý chí của nhân dân (2) Ở cácquốc gia có thể chế chính trị nhất nguyên, vai trò của đảng cầm quyền nổilên như một chủ thể quan trọng làm thay đổi tổ chức quyền lực Nó cònđược mạnh lên một khi mà ở quốc gia đó, quyền trưng cầu dân ý chưa đượcluật hóa như ở nước ta Những thay đổi về vị trí, chức năng của các quyềntrong ba quyền cơ bản, sự đổ

Như vậy với cách tiếp cận chính trị là việc giành, giữ và thực thiquyền lực nhà nước thì quyền lực chính trị có thể được coi là quyền lực nhànước Vậy nên kiểm soát quyền lực chính trị cũng mang bản chất là kiểm

soát quyền lực nhà nước Đây là hoạt động có chủ đích của nhà nước và xã hội, với tổng thể những phương tiện tổ chức và pháp lý thông qua các hình thức hoạt động như giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, kiểm toán, tài phán nhằm hạn chế nguy cơ sai phạm cũng như những hành vi lộng quyền, chuyên quyền, độc đoán của cơ quan quyền lực nhà nước và của công chức nhà nước Đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực hiện đúng mục đích, khoa học, hiệu lực và hiệu quả.

Trang 7

2 Thực trạng kiểm soát quyền lực chính trị ở việt nam

Ở Việt Nam, “kiểm sát” là hoạt động xem xét, đánh giá của Việmkiểm sát nhằm đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốngnhất Chẳng hạn, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp

Còn “kiểm soát” được cho là xem xét Đánh giá, theo dõi nhằm ngănchặn những điều trái với quy định Như vậy, về cơ bản, thanh tra, kiểm tra,giám sát, kiểm soát có nghĩa như nhau, đó là xem xét, đánh giá hoạt độngcủa các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước để Hiến pháp, pháp luật đượcthực hiện nghiêm chỉnh, chính xác, đầy đủ, nhưng chúng khác nhau về chủthể thực hiện, về nội dung, hình thức, phạm và đối tượng chịu sự xem xét,đánh giá So với thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát thì kiểm soát cóphạm vi xem xét, đánh giá rộng hơn, hình thức phong phú hơn, nó bao hàm

cả việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, theo dõi…Đối tượng chịu sự xem xét,đánh giá của kiểm soát là tất cả các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước.Nội dung kiểm soát bao gồm việc tổ chức và việc thực hiện đối với cảquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Chủ thể thực hiện kiểm soát quyềnlực nhà nước khá đa dạng, đó có thể là nhân dân, các đảng phái, của các tổchức chính trị - xã hội, cũng có thể do chính nhà nước (các cơ quan nhànước), thậm chí là các tổ chức quốc tế…Từ những phân tích trên cho

thấy: Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam là toàn bộ những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện đúng mục đích mong muốn và đạt được hiệu quả cao.

Trang 8

Kiểm soát quyền lực nhà nước là rất quan trọng và cần thiết Khôngquốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu như quyềnlực nhà nước không được kiểm soát và thực hiện đúng đắn Tuy nhiên, trênthực tế tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thườngxuyên xảy ra Một số nhân viên nhà nước, thậm chí cả các cơ quan nhànước thay mặt nhân dân nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước nhưnglại lợi dụng quyền lực được giao vào mục đích vụ lợi hoặc vì mục đích cụcbộ; một số nhân viên nhà nước do năng lực, trình độ hạn chế nên đã mắcsai lầm trong việc đưa ra những quyết định làm ảnh hưởng tới lợi ích củacác tổ chức, cá nhân.

Việc kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi nhiều chủthể, thông qua hình thức, phương tiện với những nội dung và quy trìnhkiểm soát khác nhau ở các thời điểm khác nhau Việc kiểm soát quyền lựcnhà nước có thể được tiến hành từ bên ngoài, cũng có thể từ bên trong; cóthể kiểm soát công khai, kiểm soát ngầm; kiểm soát giai đoạn, kiểm soátliên tục; có thể giản đơn, có thể phức tạp thông qua cơ chế kiểm soát Vớimỗi quốc gia, việc kiểm soát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát quyền lựcnhà nước với cơ chế khác nhau Vậy, quan niệm thế nào là cơ chế kiểmsoát quyền lực nhà nước, trong cơ chế đó bao gồm những yếu tố nào, đượcvận hành ra sao hiện nay cũng còn khá nhiều ý kiến cần phải được nghiêncứu làm rõ

Kiểm soát quyền lực ở nước ta luôn bảo đảm và thể hiện sự thốngnhất về bản chất của mối quan hệ trong hệ thống chính trị Điều này còn thểhiện tính nhất quán ngay trong Hiến pháp năm 2013 Tính nhất quán đó cóđược là do tính ổn định của thể chế suốt mấy chục năm nay Đó là: sự lãnhđạo, vai trò cầm quyền chỉ do một đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam) nắmgiữ

Trang 9

Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lập pháp được quanniệm là những cơ sở pháp lý để cơ quan chuyên trách của nhánh quyền tưpháp được phân công kiểm tra quyền lập pháp dựa vào đó triển khai hoạtđộng giám sát tính hơp hiến – hợp pháp của các văn bản nhất định do Quốchội và lãnh đạo cấp cao thuộc nhánh quyền lập pháp ban hành, tiến hànhthủ tục tố tụng đối với các vụ việc có liên quan đến quyền lập pháp theocác quy định của Hiến pháp và các đạo luật khác góp phần làm cho quátrình tổ chức, thực hiện quyền lập pháp được tuân thủ theo đúng các quyđịnh và trong giới hạn của Hiến pháp và pháp luật,…vì lợi ích chung củanhân dân và xã hội dân sự, cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu tính phápchế cao nhất của Hiến pháp, những cơ sở của chế độ hiến định, các quyền

và tự do của con người và của công dân với tư cách là cá giá trị xã hội caoquý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại Cơ chế kiểmsoát quyền hành pháp được cho là hệ thống các phương thức, khả năng vàquy tắc được ghi nhận để thông qua đó biết được quyền lực hành phápđang làm gì, làm như thế nào và khống chế, điều chỉnh được nó Và khôngchỉ xem xét việc thực hiện quyền lực hành pháp có phù hợp luật pháp haykhông mà còn là xem hiệu quả của việc thực hiện luật đến mức độ nào Cơchế kiểm soát quyền tư phápđược xác định là hệ thống các phương thức,khả năng và quy tắc được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật khácvới tư cách là những căn cứ pháp lý để: Quyền lập pháp thông qua cơ quanlập pháp cao nhất là Quốc hội được phân công giám sát hoạt động củaquyền tư pháp, dựa vào đó triển khai công tác nhân sự cấp trung ương trongcác cơ quan tư pháp cao nhất của đất nước (Tòa án) hình thành cơ cấu tổchức – hoạt động và nghe các báo cáo của cơ quan tư pháp cao nhất; cũngnhư quyền tư pháp thông qua Tòa án hiến pháp, dựa vào đó triển khai hoạtđộng tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật nhất định do cơquan tư pháp thẩm quyền chung cao nhất và một số quan chức lãnh đạo cấp

Trang 10

cao thuộc nhánh quyền tư pháp ban hành, tiến hành thủ tục tố tụng về hiếnpháp đối với các vụ việc có liên quan đến quyền tư pháp theo các quy địnhcủa Hiến pháp và các đạo luật khác nhằm góp phần làm cho quá trình tổchức, thực hiện quyền tư pháp được tuân thủ theo đúng các quy định vàtrong giới hạn của Hiến pháp và pháp luật.

Như vậy, có thể nói, trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước gồmnhiều các tiểu cơ chế kiểm soát đối với từng bộ phận quyền lực nhà nước.Với mỗi quyền lực trên lại do nhiều cơ quan nhà nước được phân công,cùng phối hợp thực hiện và tiến hành việc kiểm soát quyền lực Nhưng mỗi

cơ quan tham gia thực hiện quyền lực nhà nước có vị trí, vai trò, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nên lại cần phải có phương thức kiểm soátriêng đối với chúng Do vậy, nếu chúng ta coi cơ chế kiểm soát quyền lựcnhà nước nói chung là một chỉnh thể lớn, thì các cơ chế kiểm soát đối vớitừng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tưpháp) được coi là chỉnh thể bộ phận (nhỏ hơn) và trong các cơ chế bộ phận

đó lại có những cơ chế kiểm soát nhỏ hơn nữa Giữa cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước nói chung với các cơ chế nhỏ hơn luôn có sự liên hệ,ảnh hưởng qua lại đa chiều rất phức tạp, song chúng luôn phải thống nhấtvới nhau tạo thành một chỉnh thể chung

Với cách tiếp cận trên cho thấy, cơ chế kiểm soát quyền lực nhànước ở Việt Nam là tổng hợp của nhiều “cơ chế kiểm soát có tính chất bộphận” nhằm đạt được mục đích chung là tất cả các nhánh quyền lực nhànước (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp) ở các phạm vikhác nhau đều được kiểm soát Vì thế, hiệu quả của cơ chế kiểm soát quyềnlực nhà nước nói chung phụ thuộc vào tính đồng bộ, hiệu quả của mỗi cơchế kiểm soát có tính chất bộ phận

Trang 11

Quan hệ kiểm soát quyền lực giữa cơ quan quyền lực với cơ quanchấp hành dựa trên nền tảng của dân chủ XHCN; hoạt động kiểm soátquyền lực trong hệ thống hành chính (biểu hiện qua quan hệ thứ bậc trêndưới) được thiết lập vững chắc.

Hệ thống chính trị nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyêntắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, nên kiểm soátquyền lực nhà nước phải là kiểm soát của cả ba lực lượng trên

Kiểm soát quyền lực của Đảng đối với Nhà nước

Đảng ta là đảng cầm quyền, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đốivới Nhà nước và toàn xã hội, điều này đã được khẳng định rõ trong Điều 4,Hiến pháp năm 1992 Thực tiễn lịch sử đã chứng minh sự lãnh đạo củaĐảng đối với Nhà nước ta là khách quan, là nhân tố bảo đảm cho Nhà nước

ta hoạt động theo đúng định hướng về xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Trong giai đoạnhiện nay, trước những yêu cầu ngày càng cao của xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền, đòi hỏi Đảng phải nâng cao năng lực, hiệu quả lãnhđạo đối với Nhà nước, trong đó phát huy vai trò của Đảng trong kiểm soátquyền lực nhà nước là một nội dung rất quan trọng

Thực tế hiện nay, một số cơ quan, tổ chức đảng các cấp bị độngtrong phát hiện tiêu cực, lạm quyền Công tác kiểm tra, giám sát chỉ pháthiện tiêu cực khi có đơn thư tố cáo, đã làm cho vai trò, uy tín cấp ủy đảnggiảm sút, tiếng nói bị thu hẹp; qua đó, một số tổ chức đảng đã tự hạ thấpvai trò, uy tín, năng lực lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức chính quyền nhànước Cho nên, chống tha hóa quyền lực hiện nay cần thiết phải phát huytốt năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp

Trang 12

Trước tiên phải khắc phục triệt để tính bị động trong phát giác tiêucực Suy cho cùng, để làm được tốt điều này phải nâng cao giác ngộ, tráchnhiệm chính trị, đạo đức cho cán bộ, đảng viên Cần ngăn chặn tình trạngbàng quan, dĩ hòa vi quý, sợ va chạm, sợ trù úm của một số cán bộ, đảngviên làm cho tổ chức đảng tê liệt, thiếu sức sống

Tổ chức đảng các cấp cần tăng cường và thực hiện nghiêm cácnguyên tắc kiểm tra giám sát đối với cán bộ, đảng viên, kịp thời phát hiện

và ngăn chặn những biểu hiện vi phạm Đặc biệt, cần chú trọng kiểm tra,giám sát người đứng đầu tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thểnhân nhân, những cán bộ, đảng viên trong những ngành, lĩnh vực nhạycảm: quản lý tài nguyên, đất đai, năng lượng, đầu tư công, bất động sản nơi dễ phát sinh tiêu cực, lạm quyền Mặt khác, “công tác kiểm tra, giámsát của Đảng phải phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ,công tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan hành pháp, tư pháp, Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyềncủa mỗi cơ quan”; tiếp tục “hoàn thiện quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểmtra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việcxem xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên”

Cần thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, đặc biệtnguyên tắc tập thể lãnh đạo phân công cá nhân phụ trách Hiện nay,

“nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơirơi vào hình thức…; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạmdụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân”, khiến xảy ratình trạng tranh công đổ lỗi, không ai chịu trách nhiệm trước sai phạm, làmsuy yếu sức mạnh thực thi quyền lực nhân dân Cho nên, cần khắc phụcbệnh hình thức trong phân công trách nhiệm dẫn tới việc lỏng lẻo trongthực hiện nguyên tắc trên Phân công trách nhiệm cá nhân từng cán bộ,

Trang 13

đảng viên phải gắn với thực tiễn yêu cầu, chức năng nhiệm vụ của côngviệc từng người đảm trách, trong đó có trách nhiệm về Đảng và tráchnhiệm về chính quyền, lấy Điều lệ Đảng, trách nhiệm pháp lý làm cơ sởcho việc giám sát thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao Đặc biệt, phải

đề cao trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệgiữa tập thể và cá nhân, vừa phải tôn trọng nguyên tắc tập thể, vừa phảiphát huy vai trò cá nhân người đứng đầu; khuyến khích bảo vệ người dámnghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi íchriêng; phải đề cao sự minh bạch và trách nhiệm cao của người cầm quyền

Kiểm soát quyền lực của nhân dân đối với Nhà nước

Đây là mối quan hệ kiểm soát quyền lực của người chủ đối với Nhànước Để thực hiện được tốt sự giám sát của nhân dân đối với quyền lựcnhà nước, cần thực hiện tốt một số vấn đề:

Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bảo vệ người dân

trong giám sát quyền lực Sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt

sự phát triển của ý thức pháp luật, sự bùng nổ các phương tiện truyền thôngcũng như trình độ dân chủ ở nước ta được nâng lên đã làm cho người dânnhận thức ngày càng rõ hơn về trách nhiệm, quyền hạn của mình trongkiểm soát quyền lực nhà nước Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân hiện naychưa thực sự nhận thức rõ, hoặc cố tình lợi dụng để khiếu kiện kéo dài,vượt cấp mặc dù đã được trả lời, giải đáp Mặt khác, cơ chế để bảo vệ, biểudương người tố cáo vi phạm còn thiếu chặt chẽ, nhiều người dũng cảm tốcáo tiêu cực, tham nhũng bị trả thù, bị gây khó dễ và trở thành những người

“đặc biệt”, thậm chí lập dị so với cách ứng xử thông thường của số đông,điều đó đã làm giảm ý chí của nhiều người Cho nên hiện nay, khuyến

Trang 14

khích người dân giám sát quyền lực nhà nước chỉ có hiệu quả khi họ hiểu,

họ biết và họ dám lên tiếng, và họ được bảo vệ trước pháp luật

Thứ hai, nâng cao hơn nữa hiệu quả các cơ quan đại diện của dân

trong giám sát Đây là vấn đề được nhân dân đặc biệt quan tâm Mặt trận

Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là cơ quan đại diện của nhân dâncần phát huy tốt hơn vai trò trong giám sát và phản biện xã hội không chỉquá trình hoạch định các quyết sách chính trị, mà cả quá trình tổ chức thựchiện các quyết sách đó

Thứ ba, hoàn thiện và cụ thể hóa cơ chế nhân dân thực hiện quyền

giám sát trực tiếp đối với quyền lực nhà nước Nhân dân không chỉ tuyệtđối ủy quyền cho các cơ quan đại diện, mà còn trực tiếp tham gia vào xâydựng chính quyền, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước ở mọi cấp Sựtham gia trực tiếp của nhân dân không đơn thuần là vấn đề quan điểm lýluận, mà là một vấn đề thực tiễn Nhiều vụ tiêu cực trong các lĩnh vực khácnhau được người dân và dư luận phanh phui, lên án thời gian qua là nhữngbằng chứng hùng hồn nói lên điều đó Trong thời gian tới, cần phải pháthuy hơn nữa hình thức dân chủ trực tiếp của nhân dân theo hướng: “hoànthiện chế định bầu cử, quyền bãi nhiệm đại biểu của nhân dân; hoàn thiện

cơ chế để nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,quyền dân chủ trực tiếp ở cơ sở, thảo luận các vấn đề quan trọng; xây dựng

cơ chế để nhân dân thực hiện quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưngcầu ý dân”

Kiểm soát quyền lực giữa các yếu tố bên trong quyền lực Nhà nước

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta khẳng định:

“Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm

Trang 15

soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp” Quan điểm đó được tiếp tục khẳng định trong Dự thảo Hiến phápsửa đổi năm 1992 Việc khẳng định cơ chế kiểm soát quyền lực trong hoạtđộng của bộ máy nhà nước là sự phát triển nhận thức lý luận cũng như thựctiễn của Đảng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Để thực hiện tốt sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơquan trong bộ máy nhà nước theo quan điểm trên, thiết nghĩ, cần tập trungthực hiện tốt một số vấn đề:

Phân định rõ chức năng của từng cơ quan lập pháp - hành pháp - tư pháp Nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi trước tiên là phải hoàn thiện cơ sở

pháp lý cho hoạt động của bộ máy nhà nước Trước đây, chúng ta đã phânđịnh nhưng chưa rạch ròi ba cơ quan lập pháp - hành pháp - tư pháp, chonên, trong thực tế còn lẫn lộn chức năng, gây khó khăn trong tổ chức thựchiện Bước tiến đáng kể trong lập hiến ở nước ta là, trong Dự thảo sửa đổiHiến pháp năm 1992 đã phân định rõ ba cơ quan lập pháp - hành pháp - tưpháp Đây là cơ sở cho việc xác định rõ chức trách nhiệm vụ của mỗi cơquan

Phát huy tốt vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan giám sát độc lập trong bộ máy nhà nước như Kiểm toán Nhà nước Kiểm

toán Nhà nước được ghi rõ “hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”

Phân cấp quản lý phù hợp gắn với quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức Hiện nay, “cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã

hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập; một số quy định thiếu nhấtquán, thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng “xin-cho”” Thực tế đáng buồn: cóđến mấy cơ quan chủ quản đối với một đối tượng nhưng không thể quytrách nhiệm rõ ràng cho ai Ví dụ, một loại thực phẩm có ba đến bốn cơ

Trang 16

quan quản lý, chịu trách nhiệm khác nhau Cho nên, hiện tượng đùn đẩytrách nhiệm, tranh công đổ lỗi còn diễn ra nhiều; việc quy trách nhiệm tậpthể, cá nhân do đó còn nhiều kẽ hở, thực hiện các chế định về vai trò,quyền hạn, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức còn nhiều bấtcập Vì vậy, cần tạo đột phá trong quản lý vĩ mô nhằm nâng cao hiệu lựcquản lý xã hội.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước pháp quyền lấy luật pháp làm tối

thượng, nên để kiểm soát quyền lực nhà nước cho tốt, thì việc hoàn thiệnpháp luật và thực thi nghiêm pháp luật là đòi hỏi tất yếu và là yêu cầu caođối với xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta hiện nay Hiện nay, chúng tađặc biệt “còn thiếu những cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học để chủđộng ngăn ngừa những vi phạm”(7) Cho nên, phải tiếp tục hoàn thiện hệthống pháp luật, đặc biệt các chế định về kiểm soát quyền lực nhà nước: kêkhai tài sản, chống tham nhũng; thuế thu nhập để nâng cao hiệu quả trongngăn chặn sự lạm dụng quyền lực Cùng với đó, cần tiếp tục đẩy mạnh tinhgiản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ, củng cố kỷ cương làm việc,

để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, tăngcường hiệu quả thực thi quyền lực nhân dân

Kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các chủ thể nói trên không phải

là những hoạt động độc lập tách rời nhau mà có sự thâm nhập, quan hệ chặtchẽ với nhau, cùng phát huy hiệu quả đối với một đối tượng: quyền lực nhànước Chỉ có thực hiện toàn diện, chặt chẽ sự kiểm soát của cả ba lực lượngmới bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước vận hành nhịp nhàng,

ăn khớp và thông suốt, ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực, để tưtưởng “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” trở thành hiện thực./

Ngày đăng: 03/01/2018, 19:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w