1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chiến lược phát triển bền vững ở trung quốc và gợi mở cho việt nam

30 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 159,39 KB

Nội dung

Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của các quốc gia và trường hợp Việt Nam. Tiểu luận được kết cấu cơ bản gồm 3 phần lý luận thực trạng và giải pháp, ngoài ra còn có mở đầu và danh mực tài liệu tham khảo

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

TIỂU LUẬNMÔN: CHÍNH TRỊ HỌC PHÁT TRIỂN

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TRUNG QUỐC

VÀ SỰ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Sinh viên:

Lớp:

HÀ NỘI- NĂM 2017

Trang 2

MỞ ĐẦU

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự pháttriển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triểntrong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốcgia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa

lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó

Trung Quốc là một quốc gia cho thấy sự nổi trội trong áp dụng các chiếnlược phát triển bền vững Nhờ đó, sau quá trình đổi mới cải cách mở cửa toàndiện, nền kinh tế Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong đó cácvấn đề về xã hội vẫn luôn được giữ vững, ổn định

Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, tác giả lựa chọn đề tài: “Chiến lược phát triển bền vững ở Trung Quốc và sự gợi mở cho Việt Nam” làm tiểu luận

kết thúc môn học

Trang 3

CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT CHUNG 1.1.Tầm quan trọng của phát triển bền vững

Ngoài ra, sự gia tăng dân số, đặc biệt tại các nước đang phát triển đã tiêuthụ một lượng năng lượng lớn chưa kịp tái tạo Đây là hai trong số các nguyênnhân chính dẫn đến: "Khủng hoảng môi trường tự nhiên, đói nghèo và gia tăngkhác biệt xã hội" Chính những thực tế này đã dần hình thành những nội dung vềphát triển bền vững Ngày nay, mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụngtài nguyên thiên nhiên không chỉ là mối quan tâm của riêng một nước mà cácnước cũng như các tổ chức quốc tế (UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU).Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường

tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo

gỡ bế tắc trong quá trình phát triển

Phát triển bền vững đang là mối quan tâm chung hiện nay, tuy nhiên mức

độ nhận thức và hành động nhằm phát triển bền vững của các nước là khác nhau

Sự khác biệt này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển cũng như hình thái pháttriển của mỗi nước: những nước phát triển, đang phát triển và đang trong quátrình chuyển đổi

Có một điều bất cập về phát triển bền vững đối với tất cả các quốc gia là

Trang 4

thải hoặc bán rẻ những công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm cao cho những nướcnghèo hoặc bỏ tiền ra mua tài nguyên thô của những nước đang phát triển đểphục vụ phát triển công nghiệp của nước mình Điều này đã đẩy nhanh quá trìnhlàm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của những nước nghèo, gây mất cânbằng sinh thái, gây ra thiên tai, lũ lụt, thoái hoá môi trường,… Với những nướcđang phát triển là những nước mới bắt đầu bước ra khỏi sự phụ thuộc quá nhiềuvào thiên nhiên Chính phủ cũng như người dân những nước này, khai thác tàinguyên thiên nhiên để tồn tại, họ chỉ thấy cái lợi trước mắt là việc làm, thu nhập,

… nên đã không có ý thức bảo vệ môi trường Do điều kiện phát triển kinh tếcũng như nhận thức của những nước đang phát triển còn kém nên vấn đề bảo vệmôi trường nói riêng cũng như phát triển bền vững nói riêng là việc khá xa vời.Hơn nữa nếu có nhận thức được việc làm đó ảnh hưởng xấu đến môi trường thìnhững nước này cũng không có tiền để lựa chọn giải pháp khác và để khắc phụchậu quả ô nhiễm môi trường do chính họ gây ra Đối với những nước đang trongquá trình chuyển đổi, do một thời kỳ lịch sử phát triển kinh tế theo mô hình kinh

tế kế hoạch hoá tập trung và hiện nay đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển

Lo ngại sự tụt hậu về kinh tế so với thế giới cộng với những nhận thức sai lầm vềhai khái niệm tăng trưởng và phát triển, các nước này vì thế khuyến khích khaithác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho sản xuất, tăng tốc độtăng trưởng với hy vọng đuổi kịp các nước khác trong thời gian ngắn Ngoài ranhững nước đang trong quá trình chuyển đổi cũng mắc phải những vấn đề bảo vệmôi trường, tài nguyên thiên nhiên giống như những nước đang phát triển khác.Với những sai lầm về nhận thức và những khó khăn đã dẫn tới nguồn tài nguyênthiên nhiên đến bên bờ của khủng hoảng cân bằng sinh thái

Trang 5

Tuy nhiên, ngày nay khi mà mối quan hệ tương tác giữa các nước ngàycàng phức tạp hơn và những tác động môi trường không chỉ xảy ra riêng với mộtquốc gia nào mà xảy ra trên toàn thế giới Nhận thức về bảo vệ môi trường vàcác nước hiện có những hành động tích cực nhằm phát triển bền vững đang tănglên Các nước phát triển đã giúp đỡ các nước đang phát triển, các nước nghèokhắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và có những nỗ lực lớn trong việc nghiêncứu nguồn nguyên liệu sạch thay thế… Các nước đang phát triển đã sử dụng cóchọn lọc công nghệ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường Các nước đangtrong quá trình chuyển đổi đã chuyển hướng từ mục tiêu tăng trưởng nhanh sangmục tiêu phát triển bền vững, hài hoà xã hội.

1.2.Chiến lược phát triển bền vững ở Trung Quốc

Chương trình nghị sự 21 hay chiến lược phát triển bền vững của TrungQuốc được xây dựng năm 1994 và được chính phủ Trung Quốc thông qua vớitên gọi “Chương trình Nghị sự 21 Trung Quốc – sách trắng về dân số, môitrường và phát triển của Trung Quốc trong thế kỷ 21” Do đặc thù của TrungQuốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, nên trong Chương trình nghị sự 21 củamình, vấn đề dân số được đặt ở vị trí quan tâm hàng đầu Chiến lược phát triểnbền vững được lồng ghép vào trong tất cả các chính sách và kế hoạch của các bộngành và địa phương Sự quan tâm của công chúng đối với phát triển bền vũng

đã gia tăng; nhiều văn bản pháp luật nhà nước có liên quan đến phát triển bềnvững đã được phê duyệt và có hiệu lực

Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc gồm 4 nội dung lớn là:chiến lược tổng thể về phát triển bền vững; phát triển xã hội bền vững; phát triểnkinh tế bền vững; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường và

Trang 6

– Tập trung vào con người.

– Hài hoà giữa xã hội và tự nhiên

– Phát triển kinh tế gắn liền với hoàn thiện chất lượng cuộc sống củanhân dân

– Tìm kiếm sự đột phá thông qua khoa học công nghệ và đổi mới thể chế.– Cam kết về sự phát triển kinh tế – xã hội với dân số, nguồn tài nguyên

và môi trường

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững, Trung Quốc đãđặt sự quan tâm thích đáng đến các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chiếnlược, đó là:

– Xây dựng hệ thống pháp luật mạnh về phát triển bền vững và đảm bảoviệc thực hiện luật

– Đảm bảo nguồn tài chính, xây dựng các chế tài và cơ chế thúc đẩy pháttriển bền vững

– Đẩy mạnh công tác giáo dục và xây dựng năng lực phát triển bền vững.– Huy động tổng lực sức mạnh quần chúng và đông đảo các tầng lớp dân

cư, các tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc phát triển bền vững

Trong giai đoạn đầu, chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc ưutiên tập trung vào thực hiện các nội dung sau:

(1) Xây dựng năng lực phát triển bền vững, bao gồm: ban hành và sửađổi luật pháp, xây dựng các chính sách, giáo dục và đào tạo, huy động lực lượngtham gia

Trang 7

(2) Phát triển nông nghiệp bền vững: hình thành chiến lược phát triểnnông nghiệp và xây dựng các dự án thí điểm về phát triển nông nghiệp thân thiệnvới môi trường và các sản phẩm xanh.

(3) Thực hiện sản xuất sạch hơn và phát triển công nghiệp BVMT

(4) Xây dựng và phát triển năng lượng sạch và giao thông

(5) Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên theo địa phương,vùng lãnh thổ

(6) Phòng chống ô nhiễm môi trường

(7) Thực hiện giảm nghèo và phát triển vùng

(8) Giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng

(9) Góp phần thay đổi môi trường toàn cầu và bảo tồn đa dạng sinh học.Những hành động và tiến bộ trong việc thực hiện Chiến lược phát triểnbền vững của Trung Quốc bao gồm các nội dung chính sau:

– Đưa yêu cầu phát triển bền vững vào quá trình quy hoạch và ra quyếtđịnh

– Ban hành và cải thiện luật pháp và quy chế

– Sự tham gia và ủng hộ sâu rộng của công chúng

– Xây dựng các chiến lược phát triển hoặc kế hoạch hành động để thựchiện

– Dựa vào khoa học công nghệ

Trang 8

Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy, để xây dựng và thực thithành công chiến lược phát triển bền vững cần lưu ý một số vấn đề quan trọng,cấp bách là:

– Cần có sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan

– Nỗ lực tập thể của các cơ quan chính phủ

– Quy trình từ trên xuống

Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc đã đặt ra những mục tiêu

và hướng dẫn hành động cho phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp, hài hoà với cácyêu cầu về môi trường, tài nguyên và dân số Đó chính là sự thể hiện lòng quyếttâm và mong muốn của chính phủ và nhân dân Trung Quốc cùng hành động vớithế giới nhằm tìm kiếm con đường phát triển tối ưu, đảm bảo cho sự PTBV Pháttriển bền vững chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nhưng Trung Quốc đã cam kết

và thực hiện trên thực tế, thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội củađất nước góp phần vào quá trình phát triển bền vững của thế giới

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở TRUNG QUỐC 2.1.Phát triển bền vững, hài hoà xã hội và cải cách Chính phủ, hệ thống bảo hiểm xã hội, khu vực dịch vụ công

Tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong giai đoạn vừa qua có phần bị trả giábởi tổn thất về tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường và gia tăng

về khoảng cách giầu nghèo cũng như sự không đáp ứng kịp nhu cầu tăng rấtnhanh của xã hội đối với các dịch vụ công cơ bản Sức ép đó đòi hỏi Trung Quốcphải đánh giá “toàn diện vai trò của Chính phủ đối với phát triển bền vững”.Theo đó, cần chuyển mô hình Nhà nước chủ đạo hiện nay sang mô hình tăngtrưởng do thị trường chủ đạo Muốn vậy, cần tiếp tục thực hiện các cải cách giá

cả, quy định phạm vi đầu tư Chính phủ có thể tham gia và xoá bỏ độc quyền Nhànước Đồng thời tiến hành cải cách một cách đồng bộ và hệ thống các lĩnh vực

có liên quan đến yếu tố Chính phủ sau đây: Cải cách Chính phủ; Đẩy nhanh việcthiết lập hệ thống dịch vụ công; Cải cách mối quan hệ giữa chính quyền Trungương và địa phương Hướng tới mục tiêu này, Trung Quốc đồng thời tiến hànhcải cách khu vực công độc quyền, điều chỉnh lại các quan hệ lợi ích của tăngtrưởng và phát triển, mở rộng tổng cầu và cải cách Chính phủ

Hài hoà về mặt xã hội là một tiêu chí mà Trung Quốc muốn hướng tớitrong chiến lược phát triển bền vững của mình Một trong những nội dung đó làgiảm khoảng cách phát triển giữa các vùng Trước đây, Trung Quốc tập trungmạnh vào phát triển các tỉnh duyên hải miền Đông nơi có điều kiện thuận lợi chophát triển kinh tế Ngày nay, Trung Quốc còn chú trọng tới phát triển các tỉnhmiền Tây với mục tiêu giảm khoảng cách phát triển giữa các tỉnh, nâng cao đời

Trang 10

sống của người dân Nội dung tiếp theo là phải cải cách hệ thống bảo hiểm xãhội và cải cách khu vực dịch vụ công theo hướng coi con người là trung tâm.Một trong những giải pháp của Trung Quốc là thiết lập hệ thống bảo hiểm hưutrí ở khu vực nông thôn Hiện nay tại 31 tỉnh và khu tự trị đã thực hiện chínhsách này với sự tham gia của khoảng 54 triệu nông dân và đến nay mức độ baophủ của chính sách còn thấp Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức lớntrong việc thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí cho nông dân và cải cách hệthống dịch vụ công.

2.2 Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững

Mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng mặt (có thể đến 2 con số) không cònnằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc Hiện nay, TrungQuốc chuyển hướng và đang cố gắng kìm hãm tốc độ phát triển, không để quánóng Chính phủ Trung Quốc đưa ra các biện pháp thắt chặt đầu tư rất mạnh tay

Trung Quốc có những thay đổi tích cực trong cơ cấu chi tiêu, đầu tưnhiều hơn cho bảo vệ và khắc phục những thiệt hại đối với môi trường Dự kiến

sẽ duy trì sự tăng trưởng bình ổn của cung ứng tiền tệ, tiếp tục điều chỉnh kết cấuđầu tư, giảm đầu tư vào các ngành tiêu hao năng lượng và gây ô nhiễm cao ởmức thích hợp và tăng tiêu dùng trong nước

2.3.Cải cách kinh tế theo hướng bốn hiện đại

Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, có nhiều điểm tươngđồng, nhất là cùng chuyển từ nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung”, quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường Trung Quốc đã bắt đầu công cuộc cải cách, mởcửa nền kinh tế nhằm thực hiện “bốn hiện đại hóa” trong chương trình công

Trang 11

nghiệp hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội từ tháng 12/1987 Ba mươi nămtiến hành cải cách kinh tế, Trung Quốc thu được thành tựu trên nhiều mặt; tăngtrưởng GDP liên tục cao, bình quân hàng năm giai đoạn 1995-2001 là 8,2%; năm

2003 là 9,3% và năm 2004 là 9,2% và hơn 10% của những năm 2006, 2007

Dự trữ ngoại tệ đứng thứ 2 thế giới với con số 1000 tỷ năm 2007 vàTrung Quốc đã chủ động điều chỉnh tỷ giá từ năm 1994 nền kinh tế không rơivào “hiệu ứng lây lan” của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á (1997).Trung Quốc đã ra nhập APEC, WTO và có vai trò ngày càng lớn trong hệ thốngthương mại quốc tế Đạt được những thành tựu đó là do Trung Quốc áp dụng cácbiện pháp sau:

+ Bắt nhịp vào xu hướng phát triển kinh tế thị trường, điều chỉnh cơ cấungành theo hướng tăng trưởng dựa vào xuất khẩu Trung Quốc kiên quyếtchuyển mạnh từ kinh tế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường xã hội chủnghĩa với thời gian rút ngắn, đẩy mạnh cải cách, mở cửa, tăng cường vai trò củangoại thương trong phát triển kinh tế

+ Từng bước thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư, cắt giảm thuếquan và phi thuế quan Thực hiện mục tiêu trở thành “nước công nghiệp hóa có

tỷ lệ lớn dân phi nông nghiệp, có nền công nghiệp hiện đại và dịch vụ hiện đại”,Trung Quốc đã tính toán rất cẩn thận, lựa chọn và sắp xếp bước đi mở cửa cácngành để có thể nâng cao dần sức cạnh tranh của chúng nhằm giữ ổn định thịtrường trong nước Chẳng hạn, mở cửa có lựa chọn các ngành nông nghiệp; mởcửa từng phần các ngành khai thác mỏ; mở cửa về cơ bản các ngành côngnghiệp, nhất là các ngành chế tạo và đặc biệt khuyến khích đầu tư thương mại,tiền tệ, giao thông; mở cửa hạn chế các ngành thông tin, hàng không, vận tải

Trang 12

biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, bảo hiểm, bất động sản, ngânhàng, quốc phòng Trong khi chưa có lợi thế phát triển các ngành công nghệ cao,Trung Quốc mở rộng phát triển các ngành sử dụng lao động tập trung nhằm pháthuy lợi thế của mình; đồng thời vẫn chú trọng phát triển các ngành công nghiệpmũi nhọn như chế tạo thiết bị thông tin, chế tạo thiết bị giao thông vận tải vàngành luyện kim; phát triển các ngành dầu khí, vận tải hàng không

+ Coi trọng và đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp trên cơ sở giảiquyết tốt vấn đề ruộng đất, điều chỉnh các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cườngđầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, hệ thống chính sách ưu tiên để giatăng sản xuất nhằm cung cấp đủ lương thực và thực phẩm cho hơn 1,3 tỷ dân,phát triển các ngành chăn nuôi, tạo thêm nhiều việc làm; phát huy sức mạnh tổnghợp của Nhà nước và nhân dân để phát triển mạnh các ngành dịch vụ hạ tầng vậtchất; phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, Trung Quốc đẩy nhanh áp dụng côngnghệ mới để phát triển các sản phẩm chế tạo , chế biến

+ Trung Quốc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, từ xuấtkhẩu sản phẩm thô, công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động sang sản phẩmcông nghiệp nặng, hóa chất, rồi sang sản phẩm sử dụng công nghệ cao, côngnghệ tiên tiến; thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuất khẩutăng nhanh, ổn định Tuy mở cửa kinh tế muộn, Trung Quốc đã thực hiện chínhsách “bổ khuyết” rất mềm dẻo, thích hợp để tìm ra hướng đi thích hợp cho mình,tìm ra và khai thác triệt để những khoảng trống trên thị trường thế giới phục vụcho việc mở rộng thị trường của mình

+ Là một nền kinh tế chuyển đổi, Trung Quốc chú trọng cải cách thể chế,ban hành nhiều bộ luật, điều lệ, sửa đổi hoặc hủy bỏ những qui định đã cũ, lạc

Trang 13

hậu (trái với các qui định WTO); nới lỏng thêm nhiều hạn chế đối với đầu tưnước ngoài, thực hiện đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp FDI; cho phépthương nhân nước ngoài được tự do lựa chọn khu vực đầu tư trên cả nước;khuyến khích họ đầu tư vào những khu vực kinh tế thuận lợi nhất; khuyến khíchcác doanh nghiệp FDI mở rộng xuất khẩu Trung Quốc vận dụng tốt những quitắc bảo hộ của WTO để đảm bảo duy trì sản xuất ổn định trong mỗi doanhnghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế.

2.4.Phát triển kinh tế “xanh”

2.4.1.Phát triển năng lượng tái tạo

Chính sách phát triển năng lượng của Trung Quốc hướng tới nguồnnăng lượng có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao Các nội dung cơ bản trongchính sách năng lượng của Trung Quốc, bao gồm: ưu tiên tiết kiệm tài nguyên,dựa vào các nguồn tài nguyên trong nước; phát triển đa dạng các nguồn nănglượng; thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp nănglượng, đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển;

và tăng cường hợp tác quốc tế vì lợi ích chung

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, tháng 10/2007 đã đề racác mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình phát triển thông qua tối ưuhóa cơ cấu kinh tế, giảm tiêu thụ các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường.Các nguồn cung cấp năng lượng về cơ bản sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triểnkinh tế và xã hội của đất nước, đạt được những tiến bộ to lớn trong việc bảo tồnnăng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu hóa cơ cấu nănglượng, đạt được những thành tựu trong phát triển công nghệ, nâng cao khả năng

Trang 14

với vấn đề năng lượng, ban hành các quy định đối với thị trường năng lượng.Chính phủ Trung Quốc cam kết, năm 2012, năng lượng tái tạo chiếm 16% tổngnăng lượng tiêu thụ.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc đặt mụctiêu sản xuất thêm 40 tỉ oát điện hạt nhân vào năm 2015, tăng đáng kể đầu tư vàothủy điện, sản xuất thêm 70 tỉ oát điện từ năng lượng gió và 5 tỉ oát điện từnguồn năng lượng mặt trời

Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc được coi là bộ luật định hướngcho sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo Bộ luật đã cung cấp một loạt các

ưu đãi tài chính: quỹ quốc gia để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cho vay,

ưu đãi về thuế cho các dự án năng lượng tái tạo; yêu cầu các nhà khai thác lướiđiện mua các nguyên liệu từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo đã đăng ký Sựkết hợp giữa đầu tư và các chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện cho những bướctiến lớn trong việc phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời của TrungQuốc Đồng thời, để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địaphương, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyểngiao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sảnphẩm tua-bin gió của địa phương trong các công trình

Năm 1996, Trung Quốc đã thành lập Quỹ năng lượng tái tạo Bộ Khoahọc và Công nghệ Trung Quốc đã trợ cấp kinh phí nghiên cứu và triển khai choviệc sản xuất năng lượng gió Năm 2006, Ủy ban Quốc gia về Phát triển và Cảicách (NDRC) của Trung Quốc đã ban hành các biện pháp tạm thời về quản lýthuế và phân bố phí năng lượng tái tạo Năm 2008, các nhà sản xuất tua-bin gióđịa phương như Sinovel Wind, Goldwind Science and Technology và DongfangElectric đã chiếm hơn một nửa thị trường

Trang 15

Cùng với Luật Năng lượng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giánăng lượng gió thực hiện qua mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu cũng được sửdụng cho thị trường điện gió ở Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc đã điềuchỉnh lại các bảng giá dầu mỏ và than nhằm khuyến khích việc giảm tiêu thụ cácloại năng lượng này; đồng thời xây dựng một loạt các biện pháp khác nhau vềthuế quan và tài chính Để nâng cao nhận thức của người dân về những lợi íchtrong việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhiều chiến dịch truyền thôngtrên truyền hình cả ở cấp trung ương lẫn địa phương đã được thực hiện TrungQuốc cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và chiến dịch truyền thông, đặc biệt phải kểtới “Tuần lễ tiết kiệm năng lượng” hay những cuộc triển lãm về công nghệ giảmcường độ năng lượng tại nhiều tỉnh thành khác nhau.

NDRC đã huy động hàng chục tổ chức và hàng trăm chuyên gia đểchuẩn bị cho các dự án liên quan tới vấn đề hiệu quả sử dụng năng lượng, đồngthời tiến hành các dự án này trong các điều kiện tốt nhất có thể Một trong những

dự án đó tập trung vào các nồi hơi công nghiệp, thiết bị này thường xuyên là mộttrong những nguồn ô nhiễm chính đối với các thành phố và cần phải được đổimới hoàn toàn Tại các thành phố có nhu cầu lớn về nhiệt, Trung Quốc đã pháttriển những nhà máy đồng phát nhiệt điện và đồng phát nhiệt điện ba thànhphẩm

2.4.2 Phát triển các ngành công nghệ tiên tiến

Trung Quốc đang thực hiện những bước tiến đáng kể trong việc chuyểnđổi từ mô hình chi phí sản xuất cao, gây ô nhiễm, không bền vững sang mô hìnhsản xuất có năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường, cótrình độ tiên tiến và có tính bền vững cao Kể từ khi thực hiện chính sách cải

Ngày đăng: 03/01/2018, 19:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w