1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA

73 644 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 601,5 KB

Nội dung

Đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA

Trang 1

MỞ ĐẦU I- ĐẶT VẤN ĐỀ:

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếutrong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã đượccác quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành chươngtrình Nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử Năm 1992tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổchức ở Rio de Janerio (Braxin) đã thông qua tuyên bố Rio deJanerio về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơbản và chương trình Nghị sự 21 về các giải pháp phát triển bềnvững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21 Từ năm 1992 đếnnay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện chươngtrình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416chương trình nghị sự 21 cấp địa phương

Phát triển bền vững đã trở thành đường lối quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta Ngay từ năm 1991 Chính phủ đã banhành " kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vữnggiai đoạn 1991 - 2000" tạo tiền đề cho quá trình phát triển bềnvững ở Việt Nam Quan điểm phát triển bền vững đã đượckhẳng định trong Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của BộChính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấnmạnh: " bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thểtách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành là cơ sở quan trọngbảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" Quan điểm phát triểnbền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam vàtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "pháttriển nhanh, hiệu quả và bến vững, tăng trưởng kinh tế đi đôivới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường"

và " phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt và bảo vệ và cải thiệnmôi trường, bảo đảm sự hài hoà giữ môi trường nhân tạo vớimôi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học"

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyếtcủa đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc

tế về phát triển bền vững, ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ

đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Định

hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam”

Trang 2

(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) Đây là một chiến

lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý

để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khaithực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bềnvững đất nước trong thế kỷ 21 Định hướng chiến lược phát triểnbền vững cũng nêu lên những thách thức mà Việt Nam đangphải đối mặt, đề xuất những chủ trương, chính sách, công cụpháp lý và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên để thực hiện mụctiêu phát triển bền vững Định hướng chiến lược này không thaythế các chiến lược, kế hoạch mà là căn cứ để cụ thể hóa Chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Chiến lược Bảo vệ môitrường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, xây dựng kếhoạch 5 năm 2006-2010, cũng như xây dựng chiến lược và kếhoạch phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp hàihoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đấtnước

Để triển khai thực hiện, ngày 09 tháng 03 năm 2005 Bộ

KH&ĐT ban hành thông tư số: 01 / 2005 /TT-BKH: Triển khai

thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam Trong

đó, nêu rõ yêu cầu, hướng dẫn nội dung xây dựng chương trìnhphát triển bền vững cấp địa phương (LA21) của 64 tỉnh, thànhphố trong cả nước

Nhìn lại, trong chặng đường phát triển kinh tế - xã hội vừaqua của tỉnh Sơn La vẫn dựa vào khai thác tài nguyên thiênnhiên là chủ yếu như khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng,tài nguyên nước, song với trình độ công nghệ sản xuất còn thấpcòn lạc hậu, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng khôngbền vững, năng suất lao động thấp, cộng với tỷ lệ tăng dân sốcao, dẫn đến tỷ lệ hộ đói nghèo cao, các dịch vụ cơ bản về giáodục, y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa đượcngăn chặn triệt để, cơ sở hạ tầng còn thấp kém đang là nhữngvấn đề nổi cộm bức xúc Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiênnhư đất, rừng, nước bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí vàkém hiệu quả Trong các quy hoạch tổng thể của tỉnh, ngành vàcác huyện thị, cũng như các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộihàng năm, 5 năm trong thời gian qua 3 mặt của sự phát triển,gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và sử dụng tài nguyênthiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa thực sự được kết hợp, lồngghép chặt chẽ với nhau

Trang 3

Vì vậy việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững chương trình nghị sự 21 của tỉnh là rất cần thiết, nhằm địnhhướng phát triển bền vững cho tỉnh trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế -

-xã hội - bảo vệ môi trường sinh thái trong một thời gian tươngđối dài - đến năm 2020 và vạch ra những việc cần thực hiện củanhững năm trước mắt cũng như lâu dài, phù hợp với tiến trìnhchung của cả nước, tiến trình xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn

La, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường bềnvững cho Sơn La và cho cả nước

II- NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA:

- Nghị quyết số: 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chínhtrị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đấtnước

- Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủtướng Chính phủ V/v Ban hành định hướng chiến lược phát triểnbền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)

- Kế hoạch số 93/KH-TU ngày 6/1/2005 của Ban thường vụtỉnh Uỷ Sơn La v/v thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của BộChính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước

-Thông tư hướng dân số: 01/2005/ TT-BKH ngày 9/3/2005của Bộ Kế hoạch & Đầu tư V/v triển khai thực hiện quyết định số

153 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng chiến lược pháttriển bền vững ở Việt Nam

- Quyết định số: 92/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủtướng Chính phủ V/v phê duyệt đầu tư dự án thuỷ điện Sơn La

- Quyết định số: 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 củaThủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể di dântái định cư thuỷ điện Sơn La

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn Lathời kỳ 2006 - 2020

- Quyết định số: 586/QĐ-UBND ngày 18/3/2005 của UBNDtỉnh Sơn La V/v thành lập Ban chỉ đạo dự án thí điểm xây dựngchương trình Nghị sự 21 của tỉnh Sơn La

- Quyết định số: 683/QĐ-UBND ngày 28/3/2005 của UBNDtỉnh Sơn La V/v chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, Ban điềuhành dự án thí điểm xây dựng chương trình nghị sự 21 tỉnh SơnLa

Trang 4

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển, rà soát quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 và tầmnhìn đến năm 2020, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực

và phát triển các địa bàn trong tỉnh; Được sự hướng dẫn, giúp

đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, các Tổ chức Quốc tế, UBND

tỉnh chỉ đạo xây dựng Chương trình Phát triển bền vững

tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La) nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định

hướng chiến lược phát triển bền vững quốc gia trên địa bàntỉnh Đây là khung định hướng, các kế hoạch phát triển đồng bộ,hài hòa về kinh tế, xã hội và môi trường, hướng tới phát triểnbền vững của tỉnh trong giai đoạn 10 – 15 năm tới

Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21

Sơn La) gồm phần:

Phần I: Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển Phần II: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh trong những năm qua.

Phần III: Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020.

Phần IV: Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

Phần I CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN

Trang 5

Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với974.988 người năm 2004 (mật độ dân số trên 69 người/km2), với

12 dân tộc anh em

Về mặt địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 –

700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diệntích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà, Sông Mã Có 2 cao nguyênMộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng

Tỉnh Sơn La nằm trên trục quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - ĐiệnBiên, cách Hà Nội 320 km, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có

2 cửa khẩu quốc gia với nước bạn Lào (Chiềng Khương, PaHáng- Lóng Sập) - vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chínhtrị Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La làmái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ với diện tích gần một triệu

ha đất rừng và rừng, đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh,môi trường và phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồnnước cho công trình thuỷ điện Hoà Bình và công trình thủy điệnSơn La sắp tới Việc thông thương ra ngoài tỉnh phải nhờ vào hệthống đường bộ (QL6, QL 37 qua cầu Tạ Khoa); đường sông(sông Đà, sông Mã); đường hàng không Nà Sản - Hà Nội, songquy mô còn nhỏ, chủ yếu để vận chuyển hành khách, hàng hoádọc hồ thuỷ điện Hoà Bình đến thuỷ điện Sơn La

II TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tài nguyên thiên nhiên của Sơn La khá đa dạng, còn nhiềutiềm năng chưa được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội

1 Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đóđất đang được sử dụng 869.457 ha (năm 2005) chiếm 61,6%đất tự nhiên của tỉnh, so với cả nước tỉ lệ này là 97%, vùngTrung du miền núi Bắc bộ là 56,14% Việc tăng diện tích đất sửdụng phần lớn do sự tăng nhanh diện tích đất lâm nghiệp, phủxanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng sản xuất.Diện tích đất sử dụng sẽ có thay đổi khi thủy điện Sơn La hoànthành vào năm 2012 Theo tính toán Sơn La có 3 huyện bị ngập,tổng diện tích bị ngập khoảng 13.730 ha, trong đó có 6.321 hađất nông nghiệp (bình quân mỗi hộ mất khoảng 0,65 ha đấtnông nghiệp, trong đó ruộng nước 0,13 ha), đất rừng 2.451 ha,đất chưa sử dụng 7.214 ha… Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện cácvùng bán ngập với diện tích hàng trăm ha, có thể tận dụng diệntích này để trồng trọt vào mùa chưa bị ngập

Trang 6

Biểu 1 Hiện trạng tài nguyên đất và dự báo sử dụng quỹ

2 Đất phi nông nghiệp ha 32.908, 46 37.934, 15 41.445, 73 50.625 55.812

Trang 7

3.3 Núi đá không rừng cây ha 87.46664.375,99 46.592 43.045 40.125

Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La.

Như vậy, đến hết năm 2005, đất chưa sử dụng và sôngsuối còn rất lớn: 543.043,67 ha, chiếm 38,45% diện tích tựnhiên, trong đó có 496.451,67 ha là đất đồi núi không có rừngcần phải được khai thác để trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế,trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, ngô, khoai sắn tạothêm lương thực, vì vậy dự báo đến năm 2020 số diện tích đấtchưa sử dụng chỉ còn 306.000 ha

Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đặc biệtruộng nước bình quân đầu người chỉ có 0,017 ha/người (cả nước là0,05 ha/người) Hướng tới cần khai thác hết diện tích đất bằng vàmột phần đất đồi núi cho sản xuất nông nghiệp, dự tính quỹ đất đểphát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quảvẫn còn 22.600 ha, quỹ đất cho đồng cỏ trồng chăn nuôi trên 3.000

ha Nếu công trình thủy điện Sơn La hoàn thành, sẽ có thêm 13.700

ha mặt nước hồ Khi đó toàn tỉnh sẽ có khoảng gần 25.000 ha ao,

hồ và hồ sông Đà là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng

và khai thác thủy sản

2 Khí hậu, thuỷ văn

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đônglạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Địa hình bị chia cắt sâu

và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép pháttriển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú Vùng Caonguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và con nuôi vùng

ôn đới Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanhquanh năm,…

Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có

xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C (Thị xãSơn La từ 20,90C lên 21,10C Yên Châu từ 22,60C lên 230C) lượngmưa trung bình năm có xu hướng giảm: Thị xã từ 1.445 mmxuống 1.402 mm, Mộc Châu từ 1.730 mm xuống 1.563 mm; độ

ẩm không khí trung bình năm cũng giảm, hiện tại ở Thị xã độ

ẩm không khí trung bình cả năm là 82%, Yên Châu 80%; sốngày có gió Tây khô nóng trung bình năm tăng lên: Thị xã từ1,27 ngày tăng lên 4,3 ngày, Yên Châu từ 34 ngày tăng lên 37,2ngày

Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng

vụ trên diện tích canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những

Trang 8

tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 – 4) đã gây không ítkhó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong tỉnh.Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợicho sản xuất, đời sống.

Trong thời gian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồdọc Sông Đà được hình thành có thể tình hình khí hậu khô nóngvào mùa khô sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho sản xuất

và đời sống

Nước: Sơn La có hệ thống sông suối khá dầy nhưng phần

lớn mặt nước thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giảiquyết nước là phải làm hồ chứa, đập dâng cắt lũ mùa mưa,chứa nước mùa khô, ống dẫn, bơm điện, khai thác nước ngầm

và tăng tỷ lệ che phủ của rừng để ổn định nguồn sinh thuỷ…Song, với địa hình khó khăn hiểm trở, phức tạp đòi hỏi vốn đầu

tư xây dựng cao

Sông suối ở Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềmnăng thuỷ điện khá lớn Hầu hết mọi nơi trong tỉnh đều có điềukiện làm thuỷ điện cực nhỏ, ngoài 96 điểm xây dựng được thuỷđiện vừa và nhỏ với tổng công suất 134 MW còn có công trìnhthuỷ điện Suối Sập 11,8 MW, thuỷ điện Nậm Chiến công suất

210 MW, thuỷ điện Huổi Quảng công suất 540 MW và đặc biệt làcông trình thuỷ điện Sơn La với công suất 2.400 MW đang đượckhởi công xây dựng góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ 2005 - 2010 và 2020

3 Tài nguyên rừng

Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất cókhả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tựnhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xâydựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tếhàng hoá có giá trị cao Rừng Sơn La có nhiều thực vật quýhiếm, có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học vàphục vụ du lịch, sinh thái trong tương lai

Đến năm 2005 diện tích rừng của Sơn La chỉ còn577.638,09 ha, trong đó rừng sản xuất 47.856,69 ha, rừngphòng hộ 482.980,42 Độ che phủ của rừng đạt 41% (so vớitoàn quốc là 40%, như vậy độ che phủ của rừng Sơn La cònthấp so với yêu cầu và đặc điểm của một vùng đất dốc núi cao,mưa lớn và tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộcho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho thuỷ điệnHoà Bình…

Trang 9

Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: XuânNha (Mộc Châu) 27.084 ha; Sốp Cộp 18.709 ha; Copi A (ThuậnChâu) 19.354 ha; Tà Xùa (Bắc Yên) 17.650 ha

Về trữ lượng rừng: Theo số liệu kiểm kê của Đoàn điều tra

quy hoạch và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có16,5 triệu m3 gỗ và 203,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tựnhiên, còn đối với rừng trồng chỉ có trữ lượng gỗ 154 ngàn m3

và 220 ngàn cây tre nứa

Toàn tỉnh có 543.043,67 ha đất chưa sử dụng (chiếm38,45% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng pháttriển nông lâm nghiệp khoảng 440.719 ha (phần lớn dùng chophát triển lâm nghiệp) Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá,một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn2006-2020

Khi có thuỷ điện Sơn La sẽ có 1 phần rừng và đất rừng bịngập, theo tính toán có khoảng 2.451 ha rừng sẽ bị ngập, trong

đó chủ yếu là rừng phòng hộ Nhiệm vụ quan trọng là phải tậnthu cây trong lòng hồ trước khi nước ngập và sau đó là trồngrừng phòng hộ dọc theo 2 bên sông Đà và toàn lưu vực để bảo

vệ nguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này

4 Khoáng sản

Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau (gần 150điểm), song chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địabàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác khôngthuận lợi

+ Than: Có đủ các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than

nâu, tổng số trên 10 mỏ và điểm than nhiên liệu với trữ lượngtiềm năng trên 40 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò trên

3 triệu tấn Tuy trữ lượng không lớn nhưng trên dưới 50% làthan mỡ, có khả năng luyện cốc, loại than mà hiện nay nước tarất thiếu và phải nhập khẩu với giá cao

Các mỏ than tương đối lớn ở Sơn La có mỏ than Suối Bàng

- Mộc Châu (trữ lượng vài triệu tấn), mỏ than Quỳnh Nhai (trữlượng 578 ngàn tấn), mỏ than Hang Mon - Yên Châu (trữ lượng 1triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu (trữ lượng trên 80ngàn tấn), mỏ than Suối Lúa - Phù Yên… dự kiến sản lượng khaithác trong vài năm tới đạt 2-3 vạn tấn than/năm và ngoài năm

2000 nâng lên 20-25 vạn tấn than/năm, để dần dần thay thếviệc phải đưa than từ Quảng Ninh lên vùng Tây Bắc

Trang 10

+ Nguồn đá vôi và sét: Với trữ lượng khá lớn, phân bố

tương đối rộng, đang được khai thác, cho phép phát triển mạnhsản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xâydựng công trình thủy điện Sơn La Đáng kể có mỏ sét xi măng

Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữlượng 760 ngàn tấn

+ Ni ken-đồng có 8 điểm quặng và mỏ: Bản Mông, Bản

Khoa, Bản Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và HuaPăng Song đáng kể là mỏ Bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng984.000 tấn quặng với hàm lượng ni ken 3,55%, đồng 1,3% Đã

có dự án khả thi liên doanh với các Công ty tài nguyên khoángsản nước ngoài, thời gian khai thác 13 năm với tổng lợi nhuậnthu được 60,52 triệu USD và giá trị lãi ròng bình quân/năm từ1,3 đến 1,56 triệu USD

+ Vàng: Có 4 mỏ sa khoáng và 3 điểm vàng gốc đều

thuộc loại mỏ nhỏ C1 + C2 < 500 kg, có triển vọng là mỏ vàng

sa khoáng Pi Toong huyện Mường La, Mu Lu huyện Mai Sơn Cầnkhuyến khích và thu hút đầu tư, tranh thủ công nghệ tiên tiếnnhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này

+ Bột tan có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù

huyện Mộc Châu có trữ lượng 2,3 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu

và tiêu dùng trong nước

5 Tiềm năng du lịch

Sơn La có điều kiện phát triển du lịch thuận lợi do có nhiềudanh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, các mỏ suối nướckhoáng nóng, vùng hồ Sông Đà, các di tích lịch sử cách mạngnhư Nhà tù Sơn La, cây đa bản Hẹo, Văn bia Quế lâm ngự chế

Có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch sinh thái,

du lịch lịch sử, du lịch văn hoá… Đặc biệt có triển vọng là pháttriển tour du lịch Mộc Châu và thuỷ điện Sơn La - công trìnhthuỷ điện lớn nhất cả nước Sau khi thuỷ điện được hoàn thành,đập và hồ thuỷ điện chắc chắn sẽ là nơi tham quan, du lịch lýtưởng cho nhiều du khách

Như vậy sắp tới trên địa bàn tỉnh Sơn La có hồ thuỷ điệnSơn La, cùng với 4 vườn quốc gia (Khu bảo tồn thiên nhiên XuânNha-Mộc Châu, Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, Khu bảo tồnthiên nhiên Co Mạ-Thuận Châu, Tà Xùa - Bắc Yên), còn có 4hang động được xếp hạng, 4 mỏ nước nóng, có nhiều bản làngvăn hoá dân tộc, có các lễ hội dân tộc như: lễ hội mùa xuân dântộc Mông huyện Mộc Châu; Hội Then dân tộc Thái huyện QuỳnhNhai, Thuận Châu, Yên Châu; Lễ hội cầu mùa dân tộc Khơ Mú

Trang 11

huyện Yên Châu; Lễ Mởi dân tộc Mường huyện Phù Yên… đều cóthể khai thác để phục vụ du lịch.

III NGUỒN NHÂN LỰC

Ngoài các yếu tố tự nhiên, yếu tố nguồn nhân lực có vai tròquyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Dân số trung bình toàn Tỉnh Sơn La năm 2004 có: 975.994người, dân số năm 2005 khoảng 992.700 người, mật độ bìnhquân 70 người/km2, trong đó nam là 498.137 người (chiếm50,18%), nữ 494.563 người (chiếm 49,82%) Dân số khu vựcthành thị chiếm 12%; dân số khu vực nông thôn chiếm 88%tổng số dân toàn tỉnh Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2004 là1,75%/năm, năm 2005 khoảng 1,69% (chủ yếu là tăng dân số cơhọc do sức hút của Thuỷ điện Sơn La) Tốc độ tăng dân số bìnhquân giai đoạn 2000 – 2004 ở mức 1,85%

Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình quốc gia trênđịa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng cải thiện chất lượng dân số,giảm thiểu chất lượng tăng dân số trong những năm gần đây

Toàn tỉnh có 12 Dân tộc anh em (là tỉnh có nhiều dân tộcthiểu số), trong đó dân tộc Thái chiếm có dân số lớn nhất,chiếm gần 55% dân số toàn tỉnh Các dân tộc có dân số đôngtiếp theo là dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông 12%, dân tộcMường 8,4%, dân tộc Dao 1,82%, dân tộc Khơ Mú 1,89% Nhìnchung đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dânđược cải thiện đáng kể Phong tục tập quán của các dân tộcđược bảo tồn và phát huy cùng với việc du nhập các giá trị vănhoá mới, hiện đại Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan… đangdần được xoá bỏ

Lao động trong độ tuổi năm 2005 khoảng 524.950 người,chiếm 52,8% dân số toàn tỉnh, trong đó nam là 293.447 người,

nữ là 231.503 người Bình quân hàng năm, lực lượng lao độngcủa Tỉnh tăng thêm khoảng 2 vạn người Lao động thành thị88.769 người chiếm tỷ lệ 16,91%, lao động nông thôn 436.181người chiếm tỷ lệ 83,09% tổng số lao động toàn tỉnh Theongành kinh tế, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 85%tổng số lao động trong các ngành kinh tế; lao động trong ngànhcông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp Chất lượng nguồn lao động

đã được nâng cao đáng kể, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm

2004 đạt khoảng 11% Trong số lao động được đào năm 2004

có bằng cấp trên 10.000 người trong đó: trình độ trên đại học

52 người, đại học cao đẳng 5.521 người, trung học và đào tạo

Trang 12

nghề 4.427 người; ngoài ra lao động có trình độ lao động phổthông 250.000 người.

Tỷ lệ lao động chưa giải quyết được việc làm đến năm

2004 chỉ còn 4,29%, là mức khá thấp so với bình quân cả nước.Như vậy, số người cần việc làm trong thời gian tới của Tỉnhkhông phải là sức ép lớn, vấn đề quan trọng là đào tạo và đàotạo lại lực lượng lao động để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tuyểndụng nhân công

Dự báo tăng dân số tự nhiên:

Giả thiết rằng, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh tronggiai đoạn 2006-2015 cao hơn trung bình cả nước, do đặc điểmmiền núi, nhưng sẽ giảm dần tiến tới tốc độ tăng như cả nước.Hiện nay, do người dân chưa hiểu rõ chính sách dân số mới, dẫnđến tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm chậm hơn nhữngnăm 1990-2000, dự kiến trong giai đoạn 2006-2015 là 0,014-0,015%/năm Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ tăng tự nhiên có

xu hướng giảm nhanh hơn, dự kiến là 0,026%, do biến đổi cơcấu dân số, tỷ trọng người cao tuổi ngày một tăng

Biểu 2 Dự báo tăng dân số và lao động tự nhiên

Dân số

(1000 người)

Dân số trong độ tuổi LĐ

Giả thiết rằng tốc độ tăng lực lượng lao động thời kỳ

2006-2020 xấp xỉ tốc độ tăng dân số trong thời kỳ 1990-2005 do dân

số sinh ra trong giai đoạn 1991-1995 sẽ trở thành lao độngtrong giai đoạn 2006-2010, tương ứng dân số giai đoạn 2001-

2005 sẽ trở thành lao động giai đoạn 2016-2020 Bên cạnh đó,một phần lao động và những người đi theo xây dựng công trìnhthuỷ điện Sơn La sẽ ở lại cũng đóng góp vào lực lượng lao động,bởi chủ yếu là những người trẻ, trong độ tuổi lao động Cùng vớiviệc loại trừ một bộ phận trẻ sinh ra không phát triển lên lựclượng lao động, một phần nguồn nhân lực đi học, thoát ly khôngquay trở lại Sơn la, có thể coi tốc độ tăng lực lượng lao động trời

kỹ 2006 – 2020 xấp xỷ tốc độ tăng dân số thời kỳ 1990 – 2005.Theo số thống kê, tốc độ tăng dân số 1991-1995 là 2,92%;1996-2000 là 2,21%; 2001-2005 là 1,91% Như vậy có thể giảthiết, tốc độ tăng lao động giai đoạn 2006-2010 là 2,88%; 2011-2005: 2,19% và 1,90% trong giai đoạn 2016-2020

Trang 13

Dự báo tăng dân số cơ học:

Theo tiến độ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La thì thời

kỳ cao điểm số lượng lao động ở đây có thể lên đến 10.000người, nếu kể cả số người đi theo thì số dân tăng cơ học này cóthể tới 20 ngàn người Lúc này mọi dịch vụ, ăn, ở, đi lại, việclàm… cần phải được đáp ứng ngay trong thời kỳ xây dựng thuỷđiện và cả khi thuỷ điện đã hoàn thành vẫn còn một lực lượngkhông nhỏ có thể ở lại sinh sống, lao động tại Sơn La (có ý kiếncho rằng khoảng 2 nghìn người sẽ ở lại)

Đại bộ phận nhân dân các dân tộc Sơn La sống ở nông thônvới nghề nông là chủ yếu, vốn là những người cần cù lao động

Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và đang từng bướcđược nâng lên, trên 80% trẻ em trong độ tuổi 6 -14 được phổ cậpgiáo dục tiểu học, trên 90% người lao động ở độ tuổi từ 15 - 35tuổi được công nhận xoá mù chữ Kết quả tuyển sinh vào cáctrường đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật trong

10 năm qua được hơn 2 vạn người, hàng vạn lao động đượcchuyển giao kỹ thuật sản xuất dạy nghề, hàng nghìn cán bộđược đào tạo lại về lý luận quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, đặcbiệt tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ xã, phường Số lao động

có tri thức ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận vớiđiều kiện mới của nền kinh tế thị trường, có những đóng gópđáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

Một vấn đề quan trọng khác là phải di dân khỏi lòng hồ thuỷ điện Đây là một nhiệm vụ vô cùng to lớn Ngay từ năm

1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp vớiTổng công ty điện lực Việt Nam và UBND của 3 tỉnh Sơn La,Điện Biên và Lai Châu đã điều tra thống kê thiệt hại của Dự ánthuỷ điện Sơn La theo các phương án tuyến và quy mô côngtrình Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điệnSơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004 Theo Quyhoạch này thì số hộ trên địa bàn Sơn La cần phải di chuyển choxây dựng thủy điện Sơn La là 12.500 hộ Bên cạnh đó, các thủyđiện Nậm Chiến, Huổi Quảng, có công suất khá lớn từ 200 -540MW đang trong giai đoạn khởi công cũng đòi hỏi việc di dân,tái định cư Đây thực sự là một công việc đồ sộ đối với tỉnh từnay đến 2010

Trang 14

Phần II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH TRONG NHỮNG

NĂM QUA.

I/- NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH NHỮNG NĂM VỪA QUA:

1 Về kinh tế:

1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Duy trì được tốc độ tăng trưởng khá: tổng sản phẩm trongtỉnh (GDP) có tốc độ tăng trưởng bình quân năm, thời kỳ 2001 -

2004 là 10,6%/năm (cả nước là 7,05%/năm), nếu năm 2005 đạttốc độ 16% thì bình quân thời kỳ 2001 - 2005 là 11,65%/năm.GDP năm 2000 đã gấp 1,55 lần so với năm 1995 và GDP năm

2005 đã tăng gấp 1,73 lần so với năm 2000 Như vậy nền kinh

tế của tỉnh những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá vàbình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, năm sau caohơn năm trước

Trong tăng trưởng chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh củakhối công nghiệp - xây dựng: giai đoạn 1996 - 2000 là 10,68%/năm thì ở giai đoạn 2001 - 2005 tăng trưởng bình quân 27,2%/năm

Tiếp đến là giá trị gia tăng ngành dịch vụ cũng khá, giaiđoạn 1996 - 2000 là 16,73%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 là16,5%/năm

Giá trị gia tăng nông lâm nghiệp thuỷ sản thời kỳ 1996

-2000 là 6,37%/năm, thời kỳ 2001 - 2005 là 5,1%/năm

1.2 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế toàn tỉnh đã cóbước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng, phù hợp với đườnglối phát triển kinh tế của đất nước trong xu hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụtrong GDP toàn tỉnh tăng dần, đồng thời tỷ trọng nông nghiệptrong GDP có xu hướng giảm xuống

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: tuy giá trị tuyệt đối củangành vẫn tăng với tốc độ khá, song tỷ trọng GDP của ngànhgiảm từ 71,5% (năm 1995) xuống 60,96% (năm 2000) xuống47,99% (năm 2004) và còn 45% (năm 2005)

Trang 15

- Công nghiệp xây dựng: tỷ trọng GDP của ngành tăng từ9,49% (năm 2000) lên 17,51% (năm 2004) và năm 2005 tănglên 19%.

- Dịch vụ: tỷ trọng GDP của ngành trong cơ cấu kinh tếtoàn tỉnh vẫn tăng đều qua các năm, tăng từ 18,75% (năm1995) lên 29,55% (năm 2000), lên 34,5% (năm 2004) và năm

2005 tăng lên 36%

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển biến đáng kể,chuyển dịch từ nền kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sảnxuất hàng hoá gắn với thị trường Tuy vậy ngành nông lâmnghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệptăng chậm và chưa vững chắc, dịch vụ và các nàgnh khác tăngnhanh hơn

1.3 Về sản xuất nông nghiệp:

Trong ngành nông nghiệp bước đầu thực hiện có hiệu quảviệc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng khai thác lợi thếsản xuất hàng hoá, nổi bật là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,con nuôi, cơ cấu mùa vụ, xác định được một số mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực, từng bước hình thành vùng sản xuất cây côngnghiệp, con nuôi tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn vớicông nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Sản xuất lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá,

đã chú trọng thâm canh tăng vụ, ứng dụng giống mới và cáctiến bộ kỹ thuật, mặc dù diện tích lúa nương trên đất dốc đãgiảm mạnh từ 24.997 ha năm 1995 xuống 14.928 ha năm 2004,nhưng sản lượng lương thực có hạt tăng cao và ổn định, từ145.016 tấn năm 1995 tăng lên 243.895 tấn năm 2000 và đạt352.540 tấn năm 2004, tốc độ tăng bình quân hàng năm giaiđoạn 2000 - 2004 là 9,65%; trong đó phần tăng của diện tích là3,55% Lương thực có hạt bình quân đầu người tăng từ 217,8 kgnăm 1995 lên 361 kg/người/năm (năm 2004) Sơn La đã đảmbảo được an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hànghoá

- Cây công nghiệp chủ lực tiếp tục được điều chỉnh theohướng đầu tư chiều sâu, đã và đang hình thành các vùng sảnxuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường Tổngdiện tích cây công nghiệp chủ lực tăng từ 4.544 ha năm 1995lên 10.860 ha năm 2005 tăng gấp 2,38 lần so với năm 1995(chè 4.460 ha, cà phê 2.900 ha, mía 3.500 ha)

Trang 16

- Cây ăn quả: phát triển cả về quy mô và chủng loại, đãnhập nội giống cây ăn quả ôn đới chất lượng cao, bước đầu đemlại kết quả khả quan cả về diện tichs và sản lượng cây ăn quảtăng nhanh, từ 10.896 ha; 26.956 tấn quả năm 1995 đã tănglên 25.900 ha và 60.000 tấn quả vào năm 2005 so với năm

2000 thì diện tích tăng 38,6%, sản lượng tăng 46,1%

- Chăn nuôi: phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng,đặc biệt với đàn trâu, bò là một lợi thế đã tăng nhanh so vớinăm 2000, năm 2005 đàn trâu đã có 144.340 con tăng 16.1%,đàn bò có 119.000 con tăng 31,5% trong đó có 5.000 con bòsữa, 2.500 con bò thịt chất lượng cao, khai thác có hiệu quả mặtnước ao hồ để nuôi thả cá Năm 2005 sản lượng thịt hơi các loạiđạt 25.000 tấn gấp 2,29 lần, sản lượng cá đạt 3.430 tấn gấp1,57 lần so với năm 2000

- Lâm nghiệp: công tác bảo vệ và phát triển rừng có nhiềutiến bộ; nâng độ che phủ của rừng từ 9,5% năm 1990 lên 41%năm 2005 Bình quân mỗi năm tăng 28.000 ha rừng do khoanhnuôi tái sinh thành rừng và do trồng rừng đã khép tán

Tuy quy mô còn nhỏ song bước đầu đã hình thành các khurừng tập trung như khu rừng trồng tre lấy măng ở Sốp Cộp, MaiSơn

1.4 Công nghiệp xây dựng:

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt mức tăngtrưởng cao, trong đó công nghiệp khai thác có sự tăng trưởngmạnh mẽ, đặc biệt là khai thác đá và các mỏ khác có tốc độtăng giá trị gia tăng cao nhất trong các ngành, của ngành côngnghiệp Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành khai thác bình quângiai đoạn 2000 - 2004 là 40,8%/năm, đều gấp hơn 2 lần tốc độtăng bình quân của cả ngành công nghiệp Tuy vậy giá trị sảnxuất công nghiệp chế biến vẫn chiếm vị trí độc tôn, đóng vai tròquyết định đối với sự phát triển của toàn ngành, với tỷ trọng ổnđịnh ở khoảng 82 - 83% giá trị sản xuất toàn ngành và chiếm70% giá trị gia tăng toàn ngành

Vốn xây dựng cơ bản những năm gần đây tăng nhanh,tổng vốn đầu tư 5 năm (2001 - 2005) khoảng 15.000 tỷ đồng,tăng gấp 5,26 lần thời kỳ (1996 - 2000) Kết cấu hạ tầng quantrọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội từng bước được hoànthiện

Mạng lưới giao thông phát triển nhanh, đặc biệt là hệthống đường tỉnh, đường huyện, đường xã tăng mạnh, đảm bảo

Trang 17

giao thông đến tất cả các huyện và hầu hết các xã thông suấttrong cả 4 mùa Toàn tỉnh có 5.240 km đường bộ, trong đóđường ô tô đạt 0,34 km/km2 so với năm 1994 (0,17 km/km2)tăng gấp 2 lần Hết năm 2004 chỉ còn 3 xã chưa có đường ô tôđến trung tâm xã, khi đó ở vào những năm đầu thập niên 90còn 44 xã chưa có đường ô tô Vận tải hành khách và hàng hoángày càng thuận lợi đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đi lạicủa nhân dân, khối lượng hàng hoá vận chuyển bình quân hiệnnay trên 2 triệu tấn gấp trên 3 lần năm 2000 (657.000 tấn).Khối lượng hành khách vận chuyển trên 2 triệu lượt người/nămtăng gấp gần 2 lần so với năm 2000.

Bưu chính viễn thông ngày càng được hiện đại hoá và pháttriển nhanh, đến nay 100% số xã, phường có điện thoại tạiUBND xã, số máy điện thoại thuê bao cố định đạt xấp xỉ 4 máy/

100 dân khi đó năm 1994 mới có 0,3 máy/100 dân

1.5 Dịch vụ:

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ có tốc độtăng trưởng khá và ổn định, năm 2005 đạt 1.950 tỷ đồng, tăng75,2% so với năm 2000 Mạng lưới thương mại, dịch vụ ngàycàng được mở rộng và phát triển, góp phần đưa thị trường Sơn

La hoà nhập với thị trường chung của cả nước, xoá được tìnhtrạng ốc đảo trước đây, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng,thị trường thông suất, hàng hoá đa dạng

Thu, chi ngân sách có bước phát triển mới, đạt tốc độ tăngtrưởng khá Thu ngân sách tại địa phương năm 2005 đạt 260 tỷđồng, tăng 2,4 lần so với năm 2000 Chi ngân sách đã ưu tiên

40 - 45% chi các xã đặc biệt khó khăn Hoạt động ngân hàng,tín dụng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấukinh tế, xoá đói giảm nghèo Trong 5 năm 2001 - 2005 vay vốntín dụng đạt trên 5.000 tỷ đồng

2 Về xã hội:

2.1 Về xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm:

- Đời sống nhân dân được cải thiện 1 bước, GDP bình quânđầu người tăng nhanh qua các năm, từ 79,8 USD năm 1990 lên

115 USD năm 1995, lên 142 USD năm 2000 và 258 USD năm

2005, như vậy sau 15 năm tăng gấp 3,2 lần, sau 10 năm tănggấp 2,3 lần và so với năm 2000 thì năm 2005 tăng gấp gần 2lần Tình trạng đói giáp hạt của những năm thập niên 90 vềtrước không còn Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh từ 20% năm

Trang 18

2001 xuống 15% năm 2003, xuống 13% năm 2004 và còn 11,5%năm 2005 (theo tiêu chí cũ) Tiêu chí mới là 46%.

- Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch, được dùng điện, được xemtruyền hình tăng nhanh qua từng năm, tỷ lệ tương ứng đó vàonăm 1995 là 8%; 13%; 30% vào năm 2000 là 21,7%; 25%; 60%

và đến năm 2005 là 53%; 70%; 80%

- Vấn đề giải quyết việc làm đạt được kết quả quan trọng

Tỷ lệ lao động có việc làm trong độ tuổi lao động tăng từ 87,9%năm 1995 lên 94,7% năm 2003 và 95,71% năm 2004 Tronggiai đoạn 2001 - 2005 tạo việc làm mới cho khoảng 45.000 laođộng, trong đó mỗi năm tạo việc làm mới ổn định cho khoảng8.500 lao động Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh từ 12,1%năm 1995 xuống 5,3% năm 2000 và xuống 4,29% năm 2004

2.2 Về giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí:

Công tác giáo dục đào tạo ngày càng được củng cố và pháttriển toàn diện ở các cấp học, ngành học với nhiều loại hìnhtheo hướng xã hội hoá Mạng lưới trường lớp ngày càng pháttriển, trong đó có mô hình lớp cắm bản phát triển nhanh Vì vậy

số lượng học sinh phổ thông tiếp tục tăng nhất là học sinh trunghọc cơ sở và phổ thông trung học Bình quân 5 năm gần đâytiểu học tăng 4,5%, trung học cơ sở tăng 18%, trung học phổthông tăng 23,3% năm Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi ralớp tất cả các cấp học đều được nâng lên đáng kể, khối tiểu họctăng từ 78,8% năm 1995 lên 98% năm 2005, tương tự trung học

cơ sở từ 28,7% lên 80%, trung học phổ thông từ 6,9% lên 40%.Năm 1995 mới có 25 xã bằng 12,4% số xã, phường được côngnhận xoá mù và phổ cập giáo dục tiểu học, đến năm 2000 đạt100% số xã, phường được công nhận xoá mù và phổ cập giáodục tiểu học Đến năm 2005 đã có 144 xã, phường bằng71,64% số xã, phường đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở

Các trường, lớp chuyên nghiệp, dạy nghề đã và đangđược đầu tư với quy mô lớn theo hướng hiện đại, góp phầntích cực trong việc đào tạo nhân lực phục vụ cho phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh

2.3 Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

Trong mấy năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dâncủa các dân tộc trong tỉnh có nhiều tiến bộ, chất lượng khámchữa bệnh được nâng lên, mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, cácdịch vụ y tế không ngừng được củng cố và phát triển Triển khai

Trang 19

thực hiện các chương trình có hiệu quả các chương trình y tếquốc gia Từng bước khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguyhiểm, giảm đáng kể các bệnh xã hội Tỷ lệ số dân mắc bênh sốtrét và bệnh bướu cổ trước đây rất cao nay đã giảm đáng kể từ2,35% (sốt rét), 41,7% (bướu cổ) năm 1995 xuống 0,8% và 22%năm 2000 đến năm 2005 chỉ còn 0,2% và 15% Công tác chămsóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh cho ngườinghèo được quan tâm, Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổingày càng giảm từ 45% năm 1995 xuống 38% năm 2000 và còn30% năm 2005.

3 Về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường:

3.1 Tài nguyên rừng được phục hồi:

Thập niên 80 và năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước,rừng Sơn La bị tàn phá khốc liệt nhất Nạn phá rừng làm nươngrẫy, nạn khai thác rừng bừa bãi diễn ra ở mọi nơi trong tỉnh,song từ năm 1991 trở lại đây phong trào tách hộ giãn bản nhậnđất trống đồi núi trọc làm VAC, lập trang trại trồng cây côngnghiệp, cây ăn quả, làm vườn đồi rừng, cộng với việc giaokhoán bảo vệ rừng hiện còn, giao khoán khoanh nuôi tái sinhphục hồi rừng có hiệu quả Vì vậy rừng được phục hồi phát triểnnhanh, từ 133.522,5 ha rừng năm 1990 tăng lên 212.387,2 hanăm 1995 lên 331.120 ha năm 2000 lên 480.658 ha năm 2002

và đạt 577.638,09 ha năm 2005 Tuy chất lượng rừng chưa cao(chủ yếu do khoanh nuôi tái sinh thành rừng) song về số lượngđây là thành công đáng kể của tỉnh, đưa tỷ lệ che phủ của rừng

từ 9,5% năm 1990 lên 41% năm 2005

3.2 Đất có chủ thể từng bước đi vào thâm canh tăng vụ:

Với một tỉnh miền núi như Sơn La thì việc quản lý sử dụngđất nông nghiệp, lâm nghiệp sẽ tác động trực tiếp và ảnh hướngxấu đến môi trường nhất là môi trường nông thôn

Canh tác đất dốc theo phương thức truyền thống trướcđây, đất bị rửa trôi, xói mòn nhanh dẫn đến bạc màu, năng suấtcây trồng thấp, bỏ hoang hoá và lại tiếp tục phá rừng làmnương rẫy

Song từ khi có luật đất đai năm 1993, công tác quản lý và

sử dụng đất đai của tỉnh có chuyển biến tích cực, cũng từ đóquyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng đất đã được xácđịnh Công tác giao đất cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy

Trang 20

chứng nhận quyền sử dụng đất tiến triển với tốc độ nhanh Đếnnăm 2000 đã giao 92,34% tổng diện tích đất nông nghiệp và17,23% đất lâm nghiệp có rừng tới hộ gia đình cá nhân và các

tổ chức kinh tế, tức là đất đã có chủ cụ thể Tình trạng du canh,

bỏ hoá đất đai sau nhiều năm canh tác đã giảm hẳn, nhữngnăm 80 về trước bình quân hàng năm bỏ hoang hoá 3.744 ha,từng bước đi vào thâm canh tăng vụ, và chuyển đổi cơ cấu câytrồng để vừa có giá trị kinh tế vùa có tác dụng bảo vệ môitrường sinh thái

Trong 130.000 ha nương rẫy độ dốc lớn đã có 27.300 hachiếm 21% được canh tác tổng hợp nâng cao hiệu quả sử dụngbền vững tài nguyên đất dốc, cụ thể là; xây dựng nương địnhcanh có băng chống xói mòn đất, áp dụng kỹ thuật luôn canh,xen canh, phủ rác thực vật lên đất canh tác, cùng với đầu tưthâm canh trong sản xuất nông lâm nghiệp, nên năng suất tăng

và ổn định, hiệu quả sử dụng đất bước đầu được nâng lên

3.3 Công tác quản lý nhà nước về môi trường có sự chuyển biến:

Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường mà khởiđầu là phòng quản lý môi trường thuộc sở Khoa học & Môitrường được thành lập năm 1993, ở cấp huyện có một cán bộkiêm nhiệm làm công tác quản lý bảo vệ môi trường Nay phòngquản lý môi trường tực thuộc sở Tài nguyên - Môi trường Côngtác quản lý môi trường được đặt ra từ khâu tuyên truyền giáodục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi tổ chức,

cá nhân ngày càng được mở rộng Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường đã là một trong những nội dung của các dự án đầu

tư Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào quy chế xây dựng bản,khu phố văn hoá và đã ban hành quy chế bảo vệ môi trườngtỉnh, xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2010.Những hoạt động trên đã góp phần tăng cường việc quản lý việckhai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm và

sự cố môi trường trong tỉnh có sự chuyển biến

II- TỒN TẠI, THÁCH THỨC CHỦ YẾU:

Quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện, ngành

và cơ sở, bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, tính bềnvững của sự phát triển vẫn chưa được quan tâm đúng mức vàvẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau đây:

Trang 21

1 Về nhận thức:

Quan điểm phát triển bền vững của tỉnh được nêu trongvăn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI: “ gắn chỉ tiêu tăngtrưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt chênhlệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trongtỉnh… Kết hợp chặt chẽ các yếu tố phát triển kinh tế – xã hội vớibảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái bền vững…” Quan điểm

đó chưa được thể chế một cách rõ rệt và nhất quán qua hệthống chính sách và các công cụ điều tiết của Nhà nước Cácchính sách kinh tế – xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh kinh

tế và ổn định xã hội, mà chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đếntính bền vững khi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên:đất, rừng, khoáng sản, nước… và bảo vệ môi trường Các chínhsách bảo vệ môi trường mới chú trọng việc giải quyết các sự cốmôi trường như sự cố nước thải nhà máy đường, nước thải nhàmáy giấy Kráp, chất thải chế biến cà phê, bia, hoa quả hoặcviệc thu gom rác thải đô thị mà chưa định hướng phát triểnlâu dài nhằm đáp ứng những nhu cầu tương lai của xã hội Quátrình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàquá trình xây dựng chính sách bảo vệ môi trường còn chưa đượckết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý với nhau, chỉ là hình thức vàrất hời hợt Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vữngcủa tỉnh chưa được thiết lập

2 Về kinh tế:

- Kinh tế tăng trưởng khá, nhưng chưa vững chắc, hiệu quảkinh tế chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nền kinh tếchủ yếu vẫn là sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp

đã có bước phát triển mới nhưng vẫn còn nhỏ bé, nhiều tiềmnăng chưa được phát huy, sự chuyển dịch cơ cấu ngành chưa đivào chiều sâu của sự phân công lao động xã hội, thể hiện rất rõtrong cơ cấu nội bộ từng ngành Trong nông nghiệp, trồng trọtvẫn là chủ yếu Trong dịch vụ thì tài chính, ngân hàng, bảohiểm xã hội là ngành dịch vụ quan trọng có khả năng tạo ra tốc

độ tăng trưởng nhanh nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trịtăng thêm của ngành dịch vụ

- Sản xuất nông nghiệp chưa vững chắc, còn phụ thuộcnhiều vào thiên nhiên Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôitheo hướng khai thác lợi thế chậm, nhất là ở vùng cao chủ yếulàm nương du canh, bóc lột đất; trồng cây ngắn ngày là chínhchiếm 85% diện tích đất canh tác Thế mạnh về cây côngnghiệp dài ngày (chè, cà phê) về chăn nuôi nhất là chăn nuôi

Trang 22

gia súc ăn cỏ chưa tạo ra được một xu hướng rõ rệt để bứt phátrở thành ngành quan trọng Tuy diện tích rừng tăng, nhưng giátrị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng không đáng kể, năm 2000đạt 160 tỷ đồng, năm 2005 chỉ đạt 165 tỷ đồng (giá cố địnhnăm 1994) chủ yếu là trồng rừng, bảo vệ rừng phòng hộ.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặc dù cóbước tăng trưởng, song tăng trưởng hàng năm không đều,không ổn định, có năm tăng 71% (1998) có năm chỉ đạt 3%, sảnxuất vật liệu xây dựng phát triển chưa tương xứng với tiềmnăng sẵn có của tỉnh

- Kỹ thuật, công nghệ sản xuất nhất là trong công nghiệpcòn lạc hậu chậm đổi mới, trình độ tay nghề chưa cao, năngxuất lao động thấp, chi phí sản xuất cao, giá thành sản phẩmcao, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá yếu Hiệu quả sửdụng đất đai thấp Sản phẩm tiêu dùng trong tỉnh cũng như sảnphẩm xuất ra ngoài kể cả xuất khẩu, phần lớn là sản phẩm thô,mức độ chế biến, chế tác nguyên vật liệu sẵn có trong tỉnh cònrất thấp

- Giá trị xuất nhập khẩu nhỏ bé, tỷ lệ so với GDP quá thấp4,7% năm 1995 và 6,9% năm 2004 chứng tỏ độ mở của nềnkinh tế tỉnh Sơn La rất thấp và thiếu ổn định Thu từ kinh tế địaphương còn quá thấp <10% tổng thu, mới đảm bảo đượckhoảng 16% chi thường xuyên hàng năm Ngân sách của tỉnhphụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Trung ương (chiếm 80%) Thuchi tiền mặt mất cân đối lớn, tình trạng nợ quá hạn của cácngành nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng

Trang 23

kiên cố 32,4% số hộ dùng điện, 17,3% số hộ có ti vi khi đó vùngdọc quốc lộ 6 tỷ lệ tương ứng là: 11%, 59,9%, 45,8%.

- Dịch vụ về giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ còn nhiềubất cập Chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế mất cân đốigiữa các vùng đặc biệt là vùng 3; phổ cập tiểu học chậm, xoá

mù chữ chưa bền vững, tình trạng tái mù trở lại lớn; tỷ lệ ngườikhông biết đọc, biết viết ở vùng cao, biên giới 41,3%, vùng quốc

lộ 6 là18,4%; đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng yếu về chấtlượng Số lượng và chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêucầu, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lao động đang làm việctrong các ngành KTQD quá thấp là 7,2% năm 2000 là 11% năm

2004 Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhândân còn nhiều khó khăn thách thức nhất là vùng cao, vùng sâu,cán bộ chuyên môn vừa thiếu vừa yếu nhất là cán bộ cơ sở

- Một số vấn đề xã hội: ma tuý, mại dâm, đại dịch HIV/AIDScòn nhiều bức xúc, gia tăng nguy cơ mất ổn định xã hội

4 Về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường:

- Sử dụng đất sản xuất chưa hợp lý dẫn đến rửa trôi xóimòn đất lớn hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường thấp

Do địa hình núi cao dốc, mặt bằng canh tác cao hơn nhiều

so với mặt nước, sông suối, khó làm thuỷ lợi, vì vậy diện tíchruộng nước ít chỉ xấp xỉ 8% so với diện tích đất nông nghiệpbình quân đầu người chỉ khoảng 0,015 ha/người cả nước là 0,05ha/người Vì vậy trên 80% diện tích canh tác trên đất dốc Tuy

hệ thống canh tác ở Sơn La đang trong quá trình chuyển đổi từ

hệ thống canh tác truyền thống sang hệ thống canh tác tiến bộtheo hướng sản xuất hàng hoá Bên cạnh một bộ phận nhỏ vớiphương thức du canh, đang xuất hiện mô hình trạng trại vườnđồi, vườn rừng, bên cạnh hệ thống canh tác đơn điệu (1 vụ) hiệuquả thấp đang xuất hiện mô hình canh tác tổng hợp hiệu quảkinh tế cao và bền vững Song trên tổng thể xét về bản chất hệthống canh tác trên đất dốc ở Sơn La hiện nay là hệ thống canhtác tự cung tự cấp có sản xuất hàng hoá nhưng quy mô chưalớn, phương thức canh tác vẫn lạc hậu, manh mún, công cụ thô

sơ hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường thấp Giá trị sảnxuất trên 1 ha đất nông nghiệp quá thấp, bình quân mới đạt 9triệu đồng/1ha; trong khi đó toàn quốc 20 triệu đồng/ha, vùngđồng bằng Sông Hồng 37,32 triệu đồng/ha Kèm theo đó là tốc

độ rửa trôi xói mòn lớn bình quân từ 147 - 194,3 tấn/ha/năm(nếu canh tác bền vững 3,4 tấn/ha/năm)

- Tài nguyên rừng suy giảm

Trang 24

Đến thập kỷ 70 rừng ở Sơn La đã bị tàn phá kiệt quệ chỉcòn 251.350 ha rừng độ che phủ là 17,9% nhưng lúc này vẫncòn 27.000 ha rừng gỗ giàu, các loại gỗ đặc sản như đinh, dổi,nghiến và một số động vật quý hiếm như hổ, báo, voi, bò tót thỉnh thoảng vẫn xuất hiện Sang thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90rừng Sơn La tiếp tục bị tàn phá đến suy kiệt nhất Thời điểm nàychỉ còn 133.522,5 ha rừng, độ che phủ là 9,5% Rừng gỗ giàuchỉ còn 9.250 ha Tổng trữ lượng gỗ lúc này chỉ còn 6,9 triệu m3

và trữ lượng tre, nứa khoảng 101,7 triệu cây, các loại gỗ quýhiếm còn rất ít, động vật quý hiếm như hổ, báo hầu như khôngcòn Giá trị kinh tế từ rừng suy giảm và vai trò bảo vệ môitrường sinh thái, phòng hộ bị suy giảm

- Tài nguyên nước suy giảm và bị ô nhiễm

Tổng lượng nước mưa hàng năm của toàn tỉnh là khoảng18,9 - 19 tỷ m3 song 80% lượng mưa tập trung vào 4 tháng (6 -9), việc đắp đập hồ chứa nước và các biện pháp giữ nước hữuhiệu khác chưa nhiều và nhiều con suối cạn chỉ có nước ở mùamưa khoảng 7 -8 tháng trong năm nên mùa khô thiếu nước sảnxuất và nước sinh hoạt; về mùa mưa thường gây ra lũ lụt Tổnglượng nước mặt phát sinh trong nội tỉnh khoảng 10,27 tỷ m3song sử dụng còn lãng phí

Mặt khác do độ dốc lớn cùng với chế độ canh tác khônghợp lý và phong tục tập quán sinh hoạt thả rông gia súc, chấtthải công nghiệp với chất thải con người cộng với mùa mưa lũtập trung dẫn đến dòng chảy bùn cát của sông, suối ở Sơn Larất lớn đặc biệt là Sông Đà tại điểm Tạ Bú là 16,6Kg/m3 chứng

tỏ tình trạng ô nhiễm nước mặt gây ảnh hưởng trực tiếp đếnsinh hoạt dân cư, đến canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủysản

III- CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH:

1 Cơ hội để phát triển:

Nhà nước quyết định xây dựng thuỷ điện Sơn La đây chính

là thời cơ ngàn năm có một, để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnhphát triển nhanh chóng, tạo ra sự đột biến về tốc độ tăngtrưởng

Xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước trên địa bànSơn La cũng là xây dựng một ngành công nghiệp lớn nhất trênđịa bàn tỉnh Đây là cơ hội phát triển mạnh các ngành côngnghiệp của tỉnh Trước tiên là ngành công nghiệp thuỷ điện, sảnxuất vật liệu xây dựng giữ vai trò là động lực chính tiếp đến làcông nghiệp chế biến cũng có bước phát triển mạnh

Trang 25

Đồng thời với thuỷ điện Sơn La công suất 2.400 MW; xâydựng một số thuỷ điện khá lớn như Huổi Quảng công suất 540

MW, Nậm Chiến 1 công suất 200 MW, Nậm Chiến 2 công suất

12 MW, Nậm Chiến 3 công suất 20 MW và các thuỷ điện nhỏkhác có tổng công suất 307 MW

Sản xuất vật liệu xây dựng sẽ là một trong những điểmnhấn để tăng tốc của ngành công nghiệp Sơn La nhằm phục vụmột cách tốt nhất cho việc xây dựng các công trình thuỷ điệntrên Các ngành công nghiệp như chế biến nông lâm sản, khaikhoáng, phân phối điện nước, cơ khí sửa chữa đều có cơ hộiphát triển mạnh

Kết cấu hạ tầng phát triển:

Để xây dựng thuỷ điện Sơn La, Nhà nước đã đầu tư nângcấp mở mới hệ thống giao thông, điện cơ sở hạ tầng khác, nhưquốc lộ 6 đoạn từ Hoà Bình- Sơn La, đường 105 thị xã Sơn La -cầu Mường La; đường Hát Lót - Nà Co; Cầu Tạ Khoa, Cầu MườngLa và nhờ có nguồn vốn TĐC trên 1.398 tỷ dành cho xâydựng kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước, trường học,trạm xá đến các điểm TĐC Nhờ có thuỷ điện Sơn La kết cấu

hạ tầng của tỉnh phát triển nhanh sẽ tác động tích cực đến dânsinh, kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh:

Vốn là tỉnh thuần nông, song do có xây dựng nhà máy thuỷđiện Sơn La là cơ hội để tỉnh đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế từ nông lâm nghiệp - công nghiệp xây dựng- dịch vụ hiện naysang công nghiệp xây dựng - dịch vụ - nông lâm nghiệp thuỷsản

Nhiệm vụ di dân TĐC là trách nhiệm của tỉnh ta đối vớiTrung ương, với cả nước, để đảm bảo tiến độ xây dựng côngtrình, mà còn là thời cơ để sắp xếp lại dân cư, xây dựng địa bànsản xuất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là ở nôngthôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuấthàng hoá, hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây,con có giá trị kinh tế cao, gắn với công nghiệp chế biến gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cả tỉnh Công trình thuỷđiện Sơn La với nhu cầu rất lớn về vật tư nguyên liệu (đất, đá,cát, sỏi, xi măng, gạch ), về lương thực thực phẩm, hàng tiêudùng, về lực lượng lao động thuộc nhiều ngành nghề là thời cơcho Sơn La phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người laođộng

Công trình thuỷ điện Sơn La bản thân nó là một sự kiệnlớn, song còn lớn hơn là những tác động ảnh hưởng sâu rộng

Trang 26

của nó đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường Sơn La, mộttỉnh đang phát triển trong một khu vực chậm phát triển, nghèonhất nước Nhận thức được đầy đủ, sâu sắc và biết chớp lấy thời

cơ thì có điều kiện để tăng tốc và phát triển bền vững, ngượclại thời cơ sẽ qua đi và sẽ bị thua thiệt

2 Xu thế hội nhập:

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là yêu cầu kháchquan trong điều kiện quốc tế hiện nay Môi trường hoà bình, hợptác,hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng thuận lợi tạo điều kiện

để chúng ta phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực bằng nguồnvốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng thịtrường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Đây lànhững cơ hội để Sơn La tạo ra những bước phát triển mới, Sơn

La có chung đường biên giới với nước bạn Lào dài 250 Km với 2cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương (Sông Mã); Pa Háng (MộcChâu) Có điều kiện để hình thành 2 trục Đông Tây trên địa bànSơn la đó là; Trục nối Xầm Nưa (CHDCND Lào) - Pa Háng (MộcChâu) - Phù Yên - hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) -Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và trục Púng Bánh ( Sốp Cộp),Chiềng Khương (Sông Mã) - Mai Sơn - thị xã- Quỳnh Nhai - ThanUyên - Lào Cai - hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - HàNội Hai trục này cùng với hệ thống đường quốc lộ dọc ngangtrên địa bàn tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợicho giao thông và đầu tư

Ngoài ra bằng hệ thống giao thông mới mở với QL 279, QL

32, QL 37 Sơn la hoàn toàn có thể tham gia vào hành lang kinh

tế mới: Tuyến xuyên Á bằng đường bộ, đường sắt nối giữaSingapo- Malayxia - Thái Lan- Myanma - Trung Quốc - Việt Nam

3 Xu hướng phát triển của vùng Trung du miền núi (TDMN) phía bắc:

Ngày 1/7/2004 Bộ Chính trị đã có nghị quyết số 37/NQ-TW

về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốcphòng an ninh vùng TDMN Bắc Bộ đến năm 2010; trong đó nêurõ:

“Mục tiêu đến năm 2010 là đẩy nhanh nhịp độ phát triểnkinh tế xã hội vùng TDMN Bắc Bộ cao hơn nhịp độ phát triểnchung cả nước Cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hộiđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phong anninh của vùng ”

Tháng 4 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 79/2005/QĐ-TTg về chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW nêu rõ các nội

Trang 27

dung cụ thể thực hiện đến năm 2010 Nhằm thực hiện thànhcông Nghị quyết của Bộ Chính trị; một số chủ trương của Đảng,Chính phủ đã và đang thực hiện trên vùng TDMN phía bắc trong

đó có tỉnh Sơn La sẽ tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển, đó là:

+ Xây dựng Đại học Tây Bắc

+ Dự án bảo vệ phát triển hệ thống rừng phòng hộ lưu vựcSông Đà thuỷ điện Sơn La và Thuỷ điện Hoà Bình

+ Dự án nâng cấp quốc lộ 6, QL37, QL 43, QL 4G, đườngSốp Cộp- Mường Lèo - Mường Lói - Điện Biên Đông, QL 279

+ Dự án xây dựng Bệnh viện 500 giường vùng Tây Bắc.Chỉ thị 14/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ V/v hợptác xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào ổn định và phát triểntoàn diện, trong đó có chủ trương xây dựng kết cấu hạ tầngvùng biên giới, cửa khẩu Lạnh Bánh

Trên đây là những cơ hội, Sơn La cần nắm bắt để tăng tốcphát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường rút ngắn khoảngcách so với cả nước

Phần III CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH SƠN LA GIAI

Trang 28

1.2 Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theohướng CNH- HĐH Gắn nguyên liệu với công nghiệp chế biến,đưa công nghiệp nhỏ về thị trấn, về các trung tâm cụm xã gắnvới nông nghiệp nông thôn, tăng tỷ trọng công nghiệp xâydựng, dịch vụ nhất là thương mại, du lịch, vận tải thông tin liênlạc, tài chính tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường.

1.3 Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội,giảm bớt chệnh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư vàgiữa các vùng trong tỉnh Đẩy nhanh phát triển hạ tầng kinh tế -

xã hội và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc vùng đặc biệtkhó khăn, thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, chính sách xoáđói giảm nghèo

1.4 Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tranhthủ mọi nguồn lực để đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả kinh

tế Nhà nước, kinh tế tập thể Phát triển mạnh kinh tế tư nhân,kinh tế hỗn hợp Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn và côngnghệ mới của các thành phần kinh tế đẩy mạnh đầu tư xâydựng các vùng kinh tế, khu kinh tế trọng điểm, gắn với pháttriển đô thị, các trung tâm cụm xã, cụm bản trở thành hạt nhânphát triển kinh tế nông thôn (có trên 400 doanh nghiệp vừa vànhỏ)

1.5 Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cảithiện môi trường sinh thái; quản lý khai thác, sử dụng có hiệuquả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển bềnvững, an ninh quốc phòng an toàn cho nhà máy thuỷ điện HoàBình, Sơn La trước mắt cũng như lâu dài

2 Những nguyên tắc chính:

2.1 Chương trình Nghị sự 21 của tỉnh được xây dựng trên

cơ sở phối hợp liên ngành, liên vùng, liên huyện thị; kết hợpchặt chẽ kế hoạch phát triển bền vững giữa ngành và các huyệnthị vùng lãnh thổ; giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội vàbảo vệ môi trường phải được gắn kết thể hiện rõ trong kế hoạchphát triển bền vững từng ngành, từng huyện thị và của vùnglãnh thổ; hướng tới thực hiện triệt để và toàn diện chiến lượcphát triển bền vững của tỉnh

2.2 Quá trình xây dựng chiến lược phát triển bền vững củatỉnh, của các ngành, của các huyện thị cần có sự tham gia rộngrãi của các cơ quan, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp trườnghọc và của mọi tầng lớp nhân dân Từ xây dựng các mục tiêu,các chỉ tiêu phát triển bền vững và đến các giải pháp thực hiện

Trang 29

đều được thảo luận bàn bạc để có sự đồng thuận trong các cộngđồng dân cư ở các địa bàn trong tỉnh.

2.3 Sự nghiệp phát triển bền vững là sự nghiệp của toàndân do dân và vì dân thực hiện phương châm “dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra” Huy động rộng rãi các cộng đồngdân tộc, các cơ quan, tổ chức đoàn thể xã hội, các doanhnghiệp tham gia vào khâu:

- Xây dựng kế hoạch hành động và phối hợp thực hiện kếhoạch đó

- Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá phát triểnbền vững

- Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh củangành, lĩnh vực và của huyện thị vào mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh ngành, của các huyện thi và của các đơn vị trênđịa bàn

II- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG:

1 Mục tiêu tổng quát:

Phát triển toàn diện và bền vững, xây dựng Sơn La trởthành một tỉnh có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ổn định và phát triển bền vững, xã hội văn minh và có sựbình đẳng giữa các cộng đồng, giữa các vùng trong tỉnh, môitrường sinh thái được bảo vệ tạo ra sự hài hoà giữa con người và

tự nhiên, đảm bảo an ninh quốc phòng; chuyển dịch mạnh mẽ cơcấu kinh tế từ nông lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hiện naysang công nghiệp xây dựng- dịch vụ - nông lâm nghiệp; phấn đấuđến năm 2020 trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực các tỉnhmiền núi phía bắc

2 Một số mục tiêu cụ thể:

2.1 Về kinh tế:

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được tốc độtăng trưởng cao, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng cảithiện và ngày càng nâng cao đời sống nhân dân rút ngắn khoảngcách so với cả nước

Cụ thể như sau:

* Tăng trưởng kinh tế

- Trên cơ sở xây dựng thuỷ điện Sơn La và các ngành phù trợđẩy nhanh tăng trưởng kinh tế

Trang 30

- Đưa tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá so sánhnăm 1994 đạt 4.136 tỷ đồng năm 2010, đạt 8.074 tỷ đồng năm

2015 và đạt 11.792 tỷ đồng năm 2020 Sau 15 năm (2006

-2020 ) GDP cả tỉnh tăng gấp 5,5 lần và tốc độ tăng trưởng GDP

cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 12 - 12,5%/năm, trong đó giai đoạn

2006 - 2010 là 15%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14- 14,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8 - 9%/năm

- Rút ngắn khoảng cách so với cả nước phấn đấu đến năm

2010 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 600 - 630 USD/ngườibằng khoảng 63 - 65% cả nước; đến năm 2020 đạt khoảng 2.200USD/người/năm bằng khoảng 70 -75% của cả nước, hiện tạikhoảng 42%

* Cơ cấu kinh tế:

Chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng cộng nghiệpxây dựng, dịch vụ, giảm nhanh tỷ trọng nông lâm nghiệp; đếnnăm 2010 cơ cấu GDP sẽ là nông lâm nghiệp chiếm 28 - 29%,công nghiệp xây dựng chiếm 34 - 35%, dịch vụ chiếm 37 - 38%.Đến năm 2020 tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm xuống còn 21 -22%, công nghiệp xây dựng tăng lên 44 - 45%, dịch vụ là 33 -34%

a/ Về sản xuất nông lâm nghiệp:

Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nôngnghiệp và kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động tăng theo hướngCNH- HĐH, phát triển kinh tế trang trại, lấy kinh tế hộ làm đơn

vị kinh tế tự chủ, các doanh nghiệp, hợp tác xã nông lâm nghiệp

là đơn vị làm dịch vụ 2 đầu cho kinh tế hộ phát triển Hìnhthành liên kết nông - công - dịch vụ - thị trường, đảm bảo pháttriển bền vững và đem lại hiệu quả ngày càng cao, tạo bướcchuyển biến mới để nông sản hàng hoá có sức cạnh tranh caotrong khu vực và quốc tế

Một số chỉ tiêu chính cần đạt được:

- Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm nghiệp bình quân cả thời

kỳ 2006 2020 là 5,28%/năm; trong đó thời kỳ 2006 2010 là 4 5%/năm; thời kỳ 2011 - 2015 là 5 - 6%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 là4,7 - 5%/năm

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp bìnhquân cả thời kỳ 2006 - 2020 là 6,1%/năm; trong đó thời kỳ 2006 -

2010 là 8 - 9%/năm; thời kỳ 2011 - 2015 là 6,5%/năm; thời kỳ

2016 - 2020 là 5,8%/năm

Trang 31

- Cơ cấu nội bộ ngành đến năm 2010: nông nghiệp 72%(trong đó trồng trọt 72,5%, chăn nuôi 26,5%, dịch vụ 1%), lâmnghiệp 24 %, thuỷ sản 4%; đến năm 2020 nông nghiệp giảmxuống còn 65% (trong đó trồng trọt còn 64%, chăn nuôi 35%, dịch

vụ 1%)

- Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp tăng từ 9 triệuđồng hiện nay lên 18 - 20 triệu đồng năm 2010 và đạt 35 triệuđồng/ha năm 2020

- Diện tích một số cây công nghiệp và cây ăn quả:

 Chè : 7.000 ha năm 2010 và 15.000 ha năm 2020

 Cà phê: 3.500 - 4.000 ha năm 2010 và 5.500 ha năm2020

 Mía giữ vững 3.500 ha

 Đậu tương: 18.000 ha năm 2010 và 20.000 ha năm2020

 Cây ăn quả: 30.000 ha năm 2010 và 40.000 ha năm2020

 Diện tích đất có rừng 773.025 ha năm 2010 và 850.000

ha năm 2020

 Trồng rừng mới tập trung 8.000 ha năm 2010 và 10.000

ha năm 2020

- Đàn gia súc quan trọng (gia súc ăn cỏ):

 Đàn trâu tăng từ 14,4 vạn con hiện nay lên 21 vạn connăm 2020

 Đàn bò tăng từ 11,9 vạn con hiện nay lên 24 vạn connăm 2020 Trong đó bò sữa 1 vạn con, 18 vạn bò lai Zê

bu, và bò thịt chất lượng cao

 Đàn dê từ 3,2 vạn con hiện nay lên 4,5 vạn con năm

2010 và lên 6 vạn con năm 2020

 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản hồ thuỷ điện Hoà Bình,thuỷ điện Sơn La và các hồ thuỷ điện khác (diện tíchmặt nước sử dụng từ 9.000 ha năm 2005 lên 25.000 havào năm 2020)

b/ Về sản xuất công nghiệp xây dựng:

- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp xây dựngtăng rất cao bình quân cả giai đoạn 2006 - 2020 là trên 18,13%/năm Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 là 25 - 26%/năm, giai

Trang 32

đoạn 2011- 2015 là 16,15%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là9,05%/năm Sau 15 năm (2006 - 2020) GDP ngành công nghiệp,xây dựng tăng gấp 12,5 lần khi đó GDP nông lâm nghiệp chỉtăng gấp hơn 2 lần.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệpxây dựng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2020 rất cao: 18,5%năm; trong đó đặc biệt giai đoạn 2006 - 2010 tăng với tốc độbình quân 32 - 33%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 18,5%/năm,giai đoạn 2016 - 2020 là 10%/năm

- Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp hiện tại: khai thácchiếm 9,9%, chế biến 75,9 %, điện, nước chiếm 14,2%; phấnđấu năm 2010 tỷ trọng đó là 14%, 69,8% và 16,2%

 Chè chế biến 4.000 tấn năm 2010 và 12.500 tấn năm2020

 Cà phê nhân 4.500 tấn năm 2010 và 5.500 tấn năm2020

 Đường kết tinh 20.000 tấn năm 2010 và 21.000 tấn năm2020

 Bột giấy 50.000 tấn năm 2010 và 100.000 tấn năm2020

 Nước máy 17 triệu m3 năm 2010 và 81 triệu m3 năm2020

 Điện phát ra 90 triệu Kwh năm 2010 và 110 triệu Kwhnăm 2020 (không kể nguồn điện lưới quốc gia - Thuỷđiện Sơn La)

 Gỗ chế biến: 47.000 m3 năm 2010 và 60.000 m3 năm2020

 Măng tre xuất khẩu 1.500 tấn năm 2010 và 4.000 tấnnăm 2020

c/ Ngành dịch vụ:

Trang 33

- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ khá cao trong giaiđoạn 2006 - 2010 đạt 17 - 18%/năm và ở mức cao hơn giai đoạn

2011 - 2015 đạt 19,65%/năm và đạt khoảng 8,05%/năm giaiđoạn 2016 - 2020

- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng nhanh từ1.950 tỷ đồng (năm 2005) lên 4.500 tỷ đồng (năm 2010) và đạt22.230 tỷ đồng (năm 2020) Sau 15 năm (2006 - 2020) tănggấp 11,4 lần

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân giai đoạn

2006 - 2020 đạt 12,7%/năm Đến năm 2020 doanh thu du lịchđạt 450 - 500 tỷ đồng

- Giá trị hàng xuất khẩu đạt 25 triệu USD năm 2010 và đạt

120 -150 triệu USD năm 2020 đảm bảo 60 - 70% kim ngạchhàng xuất khẩu là các mặt hàng đã qua chế biến

- Thu ngân sách địa phương phấn đấu đạt 500 tỷ đồngnăm 2010 và đạt 1.300 tỷ đồng năm 2020; tốc độ tăng thungân sách bình quân trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010 là14,85%/năm, giai đoạn 2011 -2015 là 13%/năm, giai đoạn 2016

Cụ thể như sau:

- Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên từ 1,69% năm 2005xuống 1,55% năm 2010, xuống 1,48% năm 2015 và còn 1,35%năm 2020

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 46% hiện nay xuống 25% năm

2010, xuống 15% năm 2015 và còn 8% năm 2020

- Tăng tỷ lệ hộ được dùng nước sạch từ 53% năm 2005 lên85% năm 2010, 90% năm 2015, 99% năm 2020

- Tăng tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt từ 70% năm 2005 lên95% năm 2010 và 100% năm 2015

- Tăng tỷ lệ hộ được xem truyền hình từ 80% năm 2005 lên100% năm 2010

a/ Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trình độ dân trí:

Trang 34

Mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục và đào tạo là mở rộngquy mô hệ thống trường lớp, khuyến khích phát triển các loạihình giáo dục và đào tạo; huy động hầu hết học sinh tới trườngphù hợp với độ tuổi; từng bước nâng cao chất lượng và trình độgiáo dục đào tạo; tăng nhanh tỷ lệ đào tạo nghề, đặc biệt là cácngành nghề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động địa bàntái định cư, các khu đô thị mới và phục vụ xây dựng thuỷ điệnSơn La; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức đặcbiệt là cấp xã phường Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của tất cảcác bậc học và ngành học Từng bước tăng cường cơ sở vật chất

kỹ thuật cho ngành theo hướng hiện đại hoá

Với một số chỉ tiêu cụ thể :

- Tỷ lệ trẻ từ 0 - 2 tuổi ra nhà trẻ tăng từ 10,6% năm 2005lên 18,1% năm 2010 và 50% năm 2020

- Tỷ lệ trẻ 3 - 5 tuổi ra lớp mẫu giáo tăng từ 67,5% năm

2005 lên 74,1% năm 2010 và 98,6% năm 2020

- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp tăng từ 80% năm 2005lên 95% năm 2010 và 100% vào các năm sau

- Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 tăng từ 98% năm 2005 lên99,9% năm 2010 và 100% các năm sau

- 100% số xã phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THCSvào năm 2007, 15% số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cậpTHPT vào năm 2010 và 100 số xã, phường, thị trấn hoàn thànhphổ cập THPT vào năm 2020

- Nâng cao tỷ lệ người có trình độ đại học và cao đẳngtrong dân cư lên 1,5% năm 2010 và 3 % năm 2020

- Nâng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học lên

60 - 70% trong khu vực hành chính quản lý nhà nước và 50%với khu vực sản xuất kinh doanh vào năm 2010 và tỷ lệ đó vàonăm 2020 là 70 - 80%, 50 - 60%

- Nâng cao trình độ năng lực cán bộ xã, phường, bản cótrình độ hết cấp II (phổ thông cơ sở) và có trình độ từ sơ cấp trởlên về quản lý Nhà nước đến năm 2010 là 80%; đến năm 2020

là 100%

- Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao độngđang làm việc trong ngành KTQD tăng từ 13% năm 2005 lên25% năm 2010 lên 40 % năm 2015 lên 50% năm 2020

Trang 35

- Tạo thêm việc làm mới cho 6 vạn lao động đến 2010 và 22vạn vào năm 2020 (bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho2,2 - 2,5 vạn lao động).

b/ Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ

nhân dân:

Mục tiêu của ngành y tế là nâng cao chất lượng dịch vụchăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân Phấn đấu để mọi ngườidân kể cả vùng sâu vùng xa, hẻo lánh được hưởng dịch vụ chămsóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch

vụ y tế có chất lượng cao, khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệmắc bệnh xã hội, các bệnh truyền nhiễm; mọi người dân đềusống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinhthần, nâng cao thể lực tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi,tăng cường công tác y tế dự phòng; giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ

lệ chết bệnh; gắn phát triển y học hiện đại với y học cổ truyềndân tộc

Phấn đấu một số chỉ tiêu cụ thể:

- Nâng tuổi thọ trung bình của người dân từ 70 tuổi lên 71tuổi năm 2010 và 72 - 73 tuổi năm 2020

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi từ 30% năm

2005 xuống 20% năm 2010, xuống 15% năm 2015, xuống 6%năm 2020

- Nâng số bác sỹ trên 1 vạn dân từ 4,2 bác sỹ năm 2005lên 5,7 bác sỹ năm 2010, lên 5,86 bác sỹ năm 2015, lên 6 bác

sỹ năm 2020

- Nâng tỷ lệ trạm y tế xã có y, bác sỹ khám chữa bệnh từ39,8% năm 2005, lên 60% năm 2010 và 100% năm 2020

- Phấn đấu tỷ lệ các trạm y tế xã, phường, trị trấn đạt tiêuchuẩn quốc gia về y tế 100% năm 2010

- Giảm tỷ lệ dân số mắc các bệnh xã hội từ 10,24% năm

2005, xuống 6% năm 2010, xuống 5,1% năm 2015, xuống 4,5%năm 2020

c/ Văn hoá thể dục thể thao:

Bảo vệ phát huy đậm đà bản sắc các dân tộc, xây dựngphong trào văn hoá văn nghệ, nếp sống văn minh lành mạnh,xây dựng đô thị nông thôn mới đi đôi với bài trừ mê tín dị đoanphong tục cổ hủ lạc hậu Xây dựng và hình thành tư duy vănhoá phù hợp với thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã

Trang 36

hội chủ nghĩa, nâng cao tính văn hoá trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội Vận động toàn dân luyện tập thể dục thể thao.

Phấn đấu một số chỉ tiêu cụ thể:

- Nâng tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá từ 55%năm 2005, lên 75% năm 2010, 80% năm 2015, 95% năm 2020

- Xây dựng và củng cố 100% các xã, phường thị trấn và100% số bản, làng có đội văn nghệ

- Nâng tỷ lệ làng, bản đạt danh hiệu làng bản văn hoá mới

từ 40% năm 2005, lên 50% năm 2010, lên 65% năm 2015, lên80% năm 2020

- Nâng số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

từ 15% năm 2005, lên 20% năm 2010 và đạt 30% năm 2020

2.3 Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường:

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khaithác hợp lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiênnhiên Với Sơn La trước tiên là tài nguyên đất (đặc biệt là đấtdốc), tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.Phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môitrường sống; bảo vệ được rừng phòng hộ đặc biệt, rừng phòng

hộ sung yếu lưu vực Sông Đà, rừng đặc dụng quốc gia và củatỉnh

- Chống rửa trôi xói mòn, thoái hoá đất sử dụng hiệu quả

và bền vững tài nguyên đất đặc biệt là tài nguyên đất dốc, nâng

tỷ lệ thực hiện canh tác bền vững trên đất dốc từ 21% năm

2005, lên 45% (54.000 ha) năm 2010 và đạt 100% (120.000 ha)năm 2015 (chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả

và băng cây xanh)

- Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng đặc biệt làrừng đặc dụng, rừng phòng hộ cho vùng hồ thuỷ điện Sơn La,thuỷ điện Hoà Bình Mục tiêu là quản lý bảo vệ rừng hiện có577.638,09 ha, nâng diện tích rừng lên 773.025 ha năm 2010

và 850.000 ha năm 2020; đưa tỷ lệ che phủ của rừng từ 41%năm 2005, lên 55% năm 2010, lên 60% năm 2020

- Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước Tuy tổnglượng mưa hàng năm toàn tỉnh vào khoảng 18 - 19 tỷ m3, song80% tổng lượng mưa tập trung vào 4 tháng (tháng 6 - 9) cùngvới hệ thống thuỷ lợi, hồ, đập, kênh, mương chưa đủ dẫn đếnthiếu nước phục vụ sản xuất và đời sống ở một số vùng đặc biệt

là vùng cao vào mùa khô hạn Mùa mưa tập trung chế độ canh

Ngày đăng: 25/04/2013, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống canh tác trên vùng sinh thái “đồi núi” tỉnh Sơn La nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái T/s Lê Thế Hoàng năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: đồi núi
1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Ban hành kèm theo quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ) Khác
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020 tháng 7 năm 2005 Khác
3. Chiến lược bảo vệ môi trường ở tỉnh Sơn La đến năm 2010 tháng 12 năm 2000 Khác
5. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Sơn La tháng 9 năm 2005 Khác
6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện Sơn La (tập 1 và 2) của trung tâm địa lý tài nguyên - TTKHTN&amp;CNQG Khác
7. Báo cáo quy hoạch di dân Tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La Bộ Nông nghiệp &amp; Phát triển nông thôn tháng 4 năm 2004 Khác
8. Báo cáo quy hoạch bậc thang thuỷ điện Sông Đà của Công ty tư vấn xây dựng điện I Khác
9. Dự thảo báo cáo chính trị Đại Hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII Khác
10. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững của Trung Quốc Khác
11. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Sơn la đến năm 2010 Khác
12. Niên giám thống kê của Cục thống kê Sơn La Khác
13. Các báo cáo chuyên đề về phát triển bền vững Sơn La của các ngành, các chuyên gia Khác
14. Dự án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Sơn La giai đoạn 2003 - 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w