1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

1 cấu trúc quyền lực nhà nước ở việt nam

36 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 275,09 KB

Nội dung

Sự phát triển của khoa học - công nghệhiện đại diễn ra với tốc độ rất nhanh và quy mô rất lớn, nhất là trong các lĩnhvực thông tin, sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới và tự động hóa,

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

CẤU TRÚC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Học viên thực hiện:

Khóa/Lớp:

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2017

Trang 2

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Quyền lực nhà nước, về mặt hình thức là quyền lực công, nhưng bảnchất bao giờ quyền lực công đó cùng bị chi phối bởi một giai cấp hoặc lựclượng xã hội nhất định Do đó, quyền lực nhà nước là hình thức biểu hiện cơbản và tập trung của quyền lực công và quyền lực chính trị Trong xã hội haymột cộng đồng quốc gia – dân tộc, quyền lực chính trị và quyền lực xã hộikhông ở đâu thể hiện một cách cơ bản và tập trung khác ngoài quyền lực nhànước Trên ý nghĩa đó, Ph Ăngghenviết: “ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ

sở của sự thống trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào cònthực hiện chức năng xã hội đó”

Quyền lực Nhà nước ra đời đã dẫn tới những biến chuyển trong tổ chức

xã hội loài người: luật tục trở thành luật pháp, dân cư trở thành công dân, lãnhthổ tộc người (bộ lạc, liên minh bộ lạc) trở thành quốc gia Trong ba nhân tốhợp thành nhà nước là quyền lực chính trị, dân cư và lãnh thổ thì quyền lựcchính trị đóng vai trò quyết định Nhà nước bắt đầu từ đâu thì gắn với nó lànhu cầu tổ chức quyền lực nhà nước, bao gồm cả tổ chức quyền lực nhà nướctheo “chiều ngang” và tổ chức quyền lực nhà nước theo “chiều dọc”, nhằmđáp ứng yêu cầu cả đối nội lẫn đối ngoại

Để tìm hiểu về cấu trúc quyền lực nhà nước, tác giả lựa chọn đề tài:

“Cấu trúc quyền lực nhà nước ở Việt Nam” làm tiểu luận kết thúc môn học

Trang 3

NỘI DUNG

1.Khái quát về quyền lực nhà nước

Trong xã hội hiện đại, chính trị nói chung, quyền lực chính trị, quyềnlực nhà nước nói riêng, về bản chất và khía cạnh chính trị của vấn đề vẫnmang tính giai cấp, do lợi ích của giai cấp, tầng lớp cầm quyền chi phối,nhưng những biểu hiện và ở khía cạnh kỹ thuật của vấn đề thì đã có những xuhướng thay đổi mạnh mẽ do những phát triển mới của thế giới (như cuộc cáchmạng khoa học - công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, v.v.)mang lại:

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang làm thay đổi cănbản tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, trực tiếp đưa đến những biếnđổi về kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng, lối sống và cả chính trị, nhà nước,v.v Nếu ở thế kỷ XVIII việc chế tạo ra máy móc chủ yếu là mô phỏng sự vậnđộng của chân tay con người, thì từ giữa thế kỷ XX đến nay việc chế tạo ramáy móc đã mô phỏng được bộ não người Từ đó nảy sinh vô vàn những sángtạo chưa từng có, đưa loài người tiến lên một thời đại mới với hệ thống côngnghệ cao và lực lượng sản xuất mới Sự phát triển của khoa học - công nghệhiện đại diễn ra với tốc độ rất nhanh và quy mô rất lớn, nhất là trong các lĩnhvực thông tin, sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới và tự động hóa, v.v Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại như vậy đang có những ảnhhưởng ngày càng trực tiếp đến chính trị, chính sách từ những vấn đề gốc rễ làquyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và nó làm gia tăng sức mạnh, phạm vi

và khả năng kiểm soát của quyền lực phi truyền thống; làm thay đổi chức năng(chức năng giao tiếp và huy động chính trị, v.v.) và cấu trúc (tạo ra sự phân tánquyền lực, v.v.) của các thể chế quyền lực; làm thay đổi các chức năng của

Trang 4

Nhà nước (chức năng điều tiết và cung ứng dịch vụ công, v.v.); làm thay đổiphương thức và hình thức vận hành quyền lực (từ cưỡng ép là chủ yếu sangthuyết phục là chủ yếu và xuất hiện hình thức “chính phủ điện tử”) Hơn nữa,

sự phát triển khoa học - công nghệ hiện đại đã tạo ra những phát triển mới vềphương pháp luận nghiên cứu và triển khai của khoa học xã hội, tạo ra nhữngcuộc cách mạng về thể chế, về chức năng của các thể chế chính trị, nhất là thểchế nhà nước

Toàn cầu hóa với nghĩa chỉ những thay đổi được tạo ra bởi các liên kết

và trao đổi (trên nhiều lĩnh vực) giữa các cá nhân, tổ chức và quốc gia trên quy

mô toàn cầu - là quá trình tăng lên mạnh mẽ những sự tác động và phụ thuộclẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các cộng đồng và cá nhân trong quátrình tồn tại và phát triển Toàn cầu hóa như vậy đang ảnh hưởng đến quyềnlực chính trị, quyền lực nhà nước thông qua các thể chế chính trị, nhà nước,thể hiện ở chỗ: làm thay đổi cách tiếp cận và quan niệm về độc lập và chủquyền của nhà nước quốc gia; làm thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động,chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, cơ cấu và chủ thể của quyền lực nhànước, đa dạng hoá các chủ thể thực thi quyền lực nhà nước; làm xuất hiện cácchủ thể quyền lực mới là giới kinh doanh và xã hội dân sự, sự cạnh tranh giữacác chủ thể quyền lực cũ và mới ngày càng rõ rệt; làm thay đổi việc phân bốquyền lực quốc tế, đa dạng hoá chủ thể thực thi các cơ cấu quyền lực quốc tế;tạo cơ hội cho các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội và tập đoàn xuyên quốc giatham gia thực thi quyền lực

Kinh tế tri thức, với nghĩa loại hình kinh tế, là loại hình kinh tế dựatrên sự phát triển cao của lực lượng sản xuất hiện đại, khi tri thức trở thànhnguồn lực chủ yếu và quan trọng nhất của lực lượng sản xuất Kinh tế tri thức,

Trang 5

với nghĩa ngành kinh tế, là ngành sản xuất và dịch vụ mà giá trị chủ yếu đượctạo ra bởi tri thức Kinh tế tri thức, với nghĩa nền kinh tế, là nền kinh tế mà ở

đó phần lớn các ngành sản xuất và dịch vụ trở thành ngành kinh tế tri thức, trithức trở thành yếu tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế và làm gia tănggiá trị sản phẩm Kinh tế tri thức như vậy đang ảnh hưởng đến quyền lựcchính trị, quyền lực nhà nước, thể hiện ở chỗ: làm thay đổi quan niệm và kháiniệm quyền lực, làm phong phú thêm những mục tiêu, nguồn lực, phươngthức giành, giữ và thực thi quyền lực theo hướng đề cao tri thức và lao độngtri thức; làm xuất hiện những quyền lực mới như quyền lực mềm (cơ sở vànguồn lực chủ yếu của quyền lực chủ yếu là tri thức), quyền lực thông minh

và quyền lực công chúng, v.v.; đòi hỏi nâng cao năng lực và phương thức quản

lý của nhà nước theo hướng tạo dựng ảnh hưởng và thu hút người dân vào cácquá trình chính trị, tôn trọng các quyền con người và quyền công dân, chia sẻgiữa nhà nước và công dân, nâng cao tính linh hoạt của cơ chế phản hồi trong

sử dụng quyền lực, v.v.; làm thay đổi chế độ sở hữu sức lao động (tư liệu sảnxuất chủ yếu) theo hướng có lợi cho người lao động và việc thực hiện quyềnlàm chủ của họ, nâng cao vị thế của lao động trí tuệ; làm thay đổi chức năng

và nhiệm vụ, tổ chức và phương thức quản lý của nhà nước và các tổ chứcchính trị, chính trị - xã hội có liên quan

Quyền lực mềm, cơ sở của quyền lực nói chung và quyền lực chính trị,quyền lực nhà nước nói riêng trên tiền đề của sức mạnh kinh tế và quân sự, có

xu hướng chuyển dần sang sức mạnh của tri thức, thể hiện ở chất lượng vàhiệu quả của đường lối của đảng (đảng cầm quyền), chính sách, pháp luật củanhà nước, sự tham gia chính trị của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.Quyền lực dựa trên kinh tế và quân sự (quyền lực cứng) không còn là yếu tố

Trang 6

duy nhất quyết định năng lực quốc gia Quyền lực mềm (sức mạnh, năng lực,hình ảnh tổng hợp quốc gia) ngày càng trở thành cơ sở quan trọng cho quyềnlực do hiệu ứng, hiệu quả của nó mang lại1.

Quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước hiện đại không chỉ cần đếnsức mạnh kinh tế, quân sự mà còn cần đến sức mạnh của sự thu hút, hấp dẫnbởi các giá trị văn hóa, tư tưởng, năng lực lãnh đạo, quản lý, tham gia chínhtrị, chất lượng của thể chế, sự ổn định và an toàn của môi trường (môi trườngsống, môi trường xã hội, môi trường chính trị - xã hội, môi trường pháp lý,môi trường kinh doanh, v.v.) Trong hoạt động chính trị và nhà nước, người tangày càng cần đến và sử dụng tính chính đáng, tính giá trị của quyền lực, sựủng hộ của người dân đối với các thể chế quyền lực và thực thi quyền lực2

Quyền lực mềm thể hiện trong các mối quan hệ giữa người lãnh đạo,quản lý với nhân viên, giữa người cầm quyền với người dân, v.v Quyền lựccủa một nhà lãnh đạo, quản lý sẽ lớn hơn nếu người đó có thể làm cho nhữngngười khác chia sẻ và đóng góp vào hệ giá trị (quan niệm, định hướng, tầmnhìn, đạo đức, tính cách, v.v.) Trong xã hội hiện đại, cưỡng bức không còn là

sự lựa chọn ưu tiên Với ưu thế tạo ra sự đồng thuận, việc huy động vốn xã hộivới chi phí ít nhất và đặc biệt là huy động được sự tham gia tự nguyện lớnnhất của xã hội, các mục tiêu thúc đẩy quyền làm chủ của người dân đạt đượcnhanh hơn thông qua sự kết hợp quyền lực cứng với quyền lực mềm thànhquyền lực thông minh

Quyền lực thông minh là khả năng xác định bối cảnh, lợi dụng các xuhướng và sự dụng hợp lý quyền lực cứng và quyền lực mềm để đạt được hiệuquả cao nhất trong lãnh đạo, quản lý và tham gia chính trị - nơi sự tham gia cótính tự giác được đặt lên hàng đầu Việc sử dụng quyền lực thông minh đòi hỏi

Trang 7

cùng lúc phải có một quyền lực cứng đủ mạnh để cưỡng chế hoặc thể hiệnnăng lực cưỡng chế khi cần thiết và sự nhạy cảm chính trị, sự sáng tạo và linhhoạt của người cầm quyền Quyền lực thông minh càng phù hợp với điều kiệnquyền lực thuộc về nhân dân Điều này không có nghĩa là quyền lực lãnh đạo,quản lý mất đi vị trí và vai trò của nó, nhưng nó phải được tồn tại dưới mộthình thức hợp lý và phù hợp hơn Với quyền lực thông minh, người lãnh đạo,quản lý phải chú trọng nhiều hơn đến việc tạo ra ảnh hưởng và sức thu hútngười dân vào các mục tiêu chính trị của mình Bởi việc sử dụng quyền lựcthông minh thể hiện được sự tôn trọng quyền con người, quyền cá nhân, dễđược chấp nhận và tạo được hiệu ứng tâm lý tích cực hơn Sự tôn trọng lẫnnhau giữa nhà nước và người dân mang tính hai chiều, khi nhà nước tôn trọng

và bảo vệ các quyền cho người dân thì người dân cũng tôn trọng, bảo vệ và hỗtrợ nhà nước, xem việc ủng hộ nhà nước là trách nhiệm của mình nhằm thựchiện các mục tiêu chung

Quyền lực thông minh trong lãnh đạo, quản lý đòi hỏi chính quyền có

đủ bản lĩnh để lắng nghe, chia sẻ, ủng hộ và hỗ trợ trong các vấn đề chínhđáng của người dân Quyền lực thông minh chỉ có được trên cơ sở một chínhquyền minh bạch và hiệu quả, hệ thống chính sách, pháp luật đầy đủ, có hiệulực cao và một nền kinh tế phát triển bền vững Nhà nước thể hiện đủ năng lực

và nguồn lực để duy trì các giá trị cơ bản, duy trì trật tự xã hội và mở ra nhữngtầm nhìn cho sự phát triển chung Việc sử dụng quyền lực thông minh đem lạihiệu quả cao, huy động được sự đồng thuận và vốn xã hội Trong cơ quan nhànước, người lãnh đạo, quản lý dù được bầu ra dưới hình thức nào cũng phảilàm việc nhân danh người dân và chịu trách nhiệm trước người dân Những

Trang 8

chính sách, quyết định đưa ra có sự đóng góp của người dân luôn có cơ hộivượt qua những khó khăn và đạt đến thành công.

Quyền lực thông minh tạo ra cơ chế phản hồi linh hoạt hơn trong lãnhđạo, quản lý và tham gia chính trị Người dân có điều kiện đưa ra các phảnbiện và yêu cầu, giúp cho các chính sách sát với thực tế và đa dạng hơn Cơchế phản hồi này giúp cho chính quyền củng cố được cả quyền lực cứng vàquyền lực mềm của mình theo hướng phù hợp hơn với yêu cầu thực tế vànguyện vọng của người dân Việc xây dựng và củng cố quyền lực thông minhcủa cả chính quyền và người dân sẽ hoàn thiện dần các kỹ năng làm chủ, từ đógiúp cho việc phân tích các tình huống chính trị chính xác hơn và chất lượngcủa việc làm chủ được nâng cao Với cơ chế phản hồi hiệu quả và thiết thực,

sử dụng quyền lực thông minh là một phương thức để cân bằng giữa tính hiệuquả của nhà nước với sự tham gia của người dân, tiết kiệm chi phí triển khaichính sách Một quốc gia muốn có được quyền lực thông minh, bên cạnh sựhấp dẫn về chính sách và pháp luật, nền hành chính tinh gọn, hiệu quả và sựminh bạch trong hoạt động của chính quyền, cần có đội ngũ cán bộ lãnh đạo

có trình độ, có trách nhiệm và đạo đức, biết và dám chịu trách nhiệm trướcngười dân Việc sử dụng quyền lực thông minh dựa rất nhiều vào năng lực và

uy tín, sức hấp dẫn của những người lãnh đạo, quản lý

Quyền lực công chúng - quyền lực của số đông, không chính thốngnhưng có ảnh hưởng to lớn trong xã hội, được hình thành và phát triển với sự

hỗ trợ của máy móc và công nghệ truyền thông trực tuyến; thể hiện thông quacác trang web và mạng xã hội, là dịch vụ nối kết các thành viên trên internetvới nhiều mục đích, không phân biệt không gian và thời gian3 - cũng làm chophạm vi và mức độ tác động của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước có

Trang 9

sự thay đổi Cùng với lượng thông tin được cập nhật liên tục, sự trải nghiệmtrực tiếp và hiệu ứng lan truyền nhằm đúng đối tượng, số lượng các thành viênngày càng tăng Công nghệ truyền thông có thể tạo ra và xử lý một lượngthông tin nhiều hơn rất nhiều so với khả năng của con người Các thông tinđược lưu trữ, liên kết trong một mạng lưới không giới hạn Thông tin có thểđược trao đổi tức thời với chi phí cực thấp Mạng xã hội tạo dựng quyền lựccủa mình thông qua việc tạo cơ hội cho người dùng tìm kiếm thông tin, thu hútnhiều người tham gia, sử dụng nó như một tiện ích ưa chuộng nhất.

Các mạng xã hội có thể khơi dậy tranh luận, tạo nên các làn sóngthông tin, dư luận xã hội đối với nhiều vấn đề chính trị, chính sách công Sứcmạnh này đang dần dần biến thành một loại quyền lực thực sự Hiệu ứng xãhội mà quyền lực này đem lại có thể làm thay đổi nhận thức của cá nhân,nhóm xã hội về các vấn đề chính trị Sự tham gia của công chúng về các vấn

đề chính trị qua mạng xã hội đang ngày càng tạo sức ép đối với việc thực thiquyền lực chính trị, quyền lực nhà nước nói chung, đối với đảng (đảng cầmquyền) và nhà nước nói riêng

Các trang mạng xã hội với lực lượng thành viên đông đảo, ý kiếnphong phú, trải nghiệm đa dạng và nguồn thông tin không hạn chế, nếu đượcquản lý tốt sẽ trở thành công cụ làm chủ của người dân Nhiều vấn đề chínhtrị, chính sách công nếu được quản lý và khai thác theo chiều hướng tiêu cực

sẽ làm nảy sinh nhiều cơ hội lớn cho người dân trong việc tạo ra và tiếp nhậnthông tin, thúc đẩy dân chủ và tiến bộ xã hội, mặc dù quyền lực công chúngđòi hỏi các chủ thể của nó phải có đạo đức, hiểu biết và trách nhiệm xã hội rấtlớn

Trang 10

Những yếu tố trên đang ngày càng làm thay đổi phương thức thực thiquyền lực chính trị, quyền lực nhà nước hay làm thay đổi phương thức lãnhđạo, quản lý và tham gia chính trị của cán bộ, công chức và người dân Đó làviệc hình thành các chủ thể, thể chế và cơ chế quản lý mới như4:

- Hình thành và phát triển nhanh chóng các chủ thể, thể chế và cơ chếquản lý toàn cầu trên nhà nước (suprastate global governance) hay các thể chế

và cơ chế quản lý đa quốc gia Hàng loạt các tổ chức khu vực và quốc tế từngtồn tại hoặc mới hình thành ngày càng được trao thêm nhiều trách nhiệm mới,rộng lớn hơn Thậm chí các tổ chức quốc tế này còn được gọi là những cơquan, thể chế quản lý toàn cầu Các thể chế này có khả năng đưa ra nhữngquan điểm và quyết định khác với các nhà nước quốc gia Sự cần thiết, vai trò

và tầm quan trọng của các thể chế, cơ chế quản lý toàn cầu là rất lớn, trở thànhnhững thiết chế quyền lực với các cách thức tổ chức và thực thi quyền lựcthực sự Mặc dù các thể chế, cơ chế quản lý toàn cầu còn có giới hạn về mức

độ và khả năng phát huy tác dụng, về tổ chức bộ máy và nhân viên, các nguồnlực tài chính và các cơ sở luật pháp, nhưng ngày càng tác động mạnh mẽ đếnnhà nước quốc gia ở các góc độ và khía cạnh khác nhau, làm giảm thiểu quyềnlực nhà nước quốc gia và đặt nhà nước quốc gia trước những cạnh tranh vàthách thức mới

- Hình thành và phát triển các chủ thể, thể chế, cơ chế quản lý, điều tiếttoàn cầu dưới nhà nước (substate global governance) Đó là các mối liên kếttrực tiếp xuyên biên giới giữa các chủ thể quyền lực dưới nhà nước, đưa ranhững sáng kiến chính sách không qua chính phủ trung ương Các địa phươngthuộc các quốc gia, khu vực khác nhau thực hiện hoạt động kết nối, hợp tácxuyên biên giới một cách trực tiếp và độc lập Các thể chế và cơ chế quản lý,

Trang 11

điều tiết dưới nhà nước này ngày càng tác động mạnh mẽ đến nhà nước quốcgia ở các góc độ và khía cạnh khác nhau, làm giảm thiểu quyền lực nhà nướcquốc gia và đặt nhà nước quốc gia trước những cạnh tranh và thách thứcmới

- Hình thành và phát triển các chủ thể, thể chế, cơ chế quản lý, điều tiếttoàn cầu trên cơ sở thị trường Các thể chế thị trường ngày càng có vai tròquan trọng trong quản trị toàn cầu, các thể chế này càng quan trọng và cầnthiết khi các cơ quan quản lý trong khu vực công tồn tại khiếm khuyết hay bấtcập Các sáng kiến chính sách được hình thành từ khu vực tư nhân cũng cóảnh hưởng ngày càng lớn Các diễn đàn sáng kiến chính sách được hình thành,ngày càng đóng góp tích cực vào việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột lợiích giữa các nhà nước, chính phủ Công việc quản lý, điều tiết xã hội khôngcòn là việc riêng của khu vực nhà nước, khu vực công nữa Các thể chế và cơchế quản lý trên cơ sở thị trường ngày càng tác động mạnh mẽ đến nhà nướcquốc gia, làm giảm thiểu quyền lực nhà nước quốc gia và đặt nhà nước quốcgia trước những cạnh tranh và thách thức mới

- Mở rộng sự tham gia chính trị của các tổ chức xã hội Theo đó, các tổchức xã hội do người dân tự tổ chức nhằm phát huy năng lực sáng tạo, hiệnthực hóa các ý tưởng để tương tác với nhà nước nhằm đạt tới nền quản trịquốc gia minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm Đó là những hội, nhóm và tổchức khác nhau, độc lập tương đối, đóng vai trò là các thành tố dân chủ thamgia, “bổ khuyết” cho những “thiếu hụt” của các cơ quan dân chủ đại diện.Nguyện vọng và lợi ích của người dân không những được thể hiện trong chínhsách, pháp luật của nhà nước, mà còn thông qua tôn chỉ, mục đích, sự phốihợp của các tổ chức xã hội, thúc đẩy người dân tham gia quản lý xã hội Trong

Trang 12

điều kiện trình độ dân trí cao, hoạt động quản lý của nhà nước được chuyểndần cho các chủ thể phi nhà nước.

Sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác quản lý xã hội thểhiện ở những phương diện như: (1) Tập hợp nhu cầu, lợi ích chính đáng củathành viên, hình thành nhu cầu chính sách; chia sẻ, hỗ trợ, trao đổi kinhnghiệm, nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu; bảo vệ quyền, lợi ích chínhđáng của thành viên và ảnh hưởng lớn hơn ra cộng đồng, xã hội (2) Tham giađánh giá, khuyến nghị của người dân với nhà nước về phát triển và quản lý xãhội; xây dựng, giám sát, phản biện các cơ chế, chính sách và luật pháp vềchiến lược quy hoạch, kế hoạch, chương trình, mục tiêu phát triển và quản lý

xã hội (3) Hỗ trợ hoạt động của chính phủ trong việc gia tăng số lượng vàchất lượng các dịch vụ công, giảm áp lực cho nhà nước (4) Thúc đẩy quátrình dân chủ hóa và là cầu nối giữa đảng (nhất là đảng cầm quyền), nhà nướcvới công dân (5) Góp phần mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện đối ngoại nhândân

- Hình thành các thể chế, cơ chế quản trị toàn cầu như là sự tương tácchính trị giữa các chủ thể quyền lực xuyên quốc gia nhằm giải quyết nhữngvấn đề ảnh hưởng đến nhiều nhà nước hoặc khu vực khi quyền lực của nhànước quốc gia không còn đủ điều kiện và năng lực giải quyết Nói cách khác,quản trị toàn cầu đề cập sự tương tác chính trị cần thiết để giải quyết vấn đềảnh hưởng đến nhiều hơn một nhà nước hoặc khu vực khi quyền lực nhà nướcquốc gia không còn đủ mạnh để phát huy tầm ảnh hưởng Yêu cầu về tổ chứchành động tập thể ngày càng được ưu tiên, nhất là sự tích hợp của quản lý đaphương dẫn đến sự hình thành những mô hình mới cho các tổ chức đại diện vàquản lý phụ thuộc lẫn nhau, hướng tới giải quyết những vấn đề toàn cầu Việc

Trang 13

tìm kiếm các mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới trên quy mô toàn cầu,cũng như không trở lại với các nguyên tắc và mô hình nhà nước theo tinh thầncủa Hòa ước Westphalia5, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập và liên kết quốc tế

vì những lợi ích chung ngày càng trở nên cần thiết

Đối tượng của quản trị toàn cầu lúc đầu chỉ bao gồm những vấn đề cónguồn gốc từ địa chính trị và lý thuyết quan hệ quốc tế, quốc phòng và anninh, ngoại giao và thương mại; nhưng về sau do tác động của sự phát triểnmới của thế giới đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như quản trị môi trường,quản trị hành tinh, vượt ra khỏi mối lo ngại và năng lực giải đáp của các nhànước quốc gia, bỏ qua những rào cản về chính trị và xã hội, hướng tới nhữnghành động tập thể khẩn cấp toàn cầu

Cấp độ và phương thức vận hành của quản trị toàn cầu hiện nay cònbất cập cả về các cơ sở pháp lý và đạo lý, các dữ liệu thông tin và phươngpháp quản lý dân chủ, nhưng nhu cầu mở rộng kết nối và xử lý các đề xuất,sáng kiến của các đảng chính trị, các chính phủ và các tổ chức xã hội rất lớn.Một trong những điều kiện để xây dựng chế độ quản trị dân chủ toàn cầu làphát triển các nền tảng cho các trao đổi về việc xây dựng pháp luật và giảiquyết hài hòa các mục tiêu của quản trị toàn cầu

2 Nhận thức chung về cấu trúc quyền lực nhà nước

Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước là kết quả của cuộc đấu tranh giaicấp trong xã hội có đối kháng giai cấp Nhà nước khác với các tổ chức xã hộikhác ở chỗ, Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, có bộ máycưỡng chế để đảm bảo thực thi quyền lực đó Đây là thứ quyền lực chỉ

Trang 14

riêng Nhà nước mới có và nhờ thứ quyền lực này, cho phép Nhà nước thâutóm quản lý hầu hết các nguồn nhân lực, tài lực của một quốc gia.

Cùng với đó, quyền lực nhà nước luôn gắn với chủ quyền quốc gia vàtrong điều kiện xã hội hiện đại, quyền lực này thuộc về nhân dân và được thểhiện thông qua những định chế nhà nước - pháp luật Quyền lực nhà nướcđược biểu hiện cụ thể ở hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước, các quy địnhpháp luật và những nguyên tắc vận hành của hệ thống đó tạo nên một cơ chếthực hiện quyền lực nhà nước Cơ chế đó được hình thành và phát triển cùngvới sự phát triển của văn minh nhân loại và được cụ thể hóa ở mỗi quốc giatùy thuộc vào những điều kiện khách quan và chủ quan ở mỗi thời kỳ pháttriển

Quan niệm về tổng thể cấu trúc quyền lực nhà nước, ngay từ trướcCông nguyên, các nhà tư tưởng lớn như Platon và Aristote đã nhắc tới phânquyền, nhưng chỉ dừng lại ở quan niệm về một sự phân công lao động và phânnhiệm trong bộ máy nhà nước Cho đến tận thế kỷ thứ XVI - thế kỷthứ XVIII, J.Locke và S.L Montesquieu đã phát triển các tư tưởng này thànhhọc thuyết "phân chia quyền lực” Cùng với các ông, nhiều học giả tư sảnkhác cũng quan tâm đến vấn đề này Có quan niệm thì phân chia quyền lựcthành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền liên bang (J Locke); cóquan niệm thì phân chia quyền lực thành quyền lập pháp, quyền hành pháp vàquyền tư pháp (S.L Montesquieu, I Cant) Nhưng dù sao cũng không ít quanniệm cho rằng, quyền lực không thể phân chia hoặc chí ít cũng có mối quan hệkhăng khít không thể tách rời (J.J Rousseau ) Ở Trung Quốc trước kia -Trung Hoa Dân quốc, còn có quan niệm quyền lực được phân chia thành 5quyền và họ phản ánh 5 quyền đó vào Hiến pháp năm 1947 Vậy có thể nói

Trang 15

rằng, việc phân chia quyền lực không hẳn là một nguyên tắc khoa học, hợp lý

mà là một thủ pháp chính trị nhằm hạn chế độc tài, chuyên chế, bảo vệ tự docủa con người Tuy nhiên, việc phân công, phân nhiệm trong bộ máy nhà nước

là cần thiết để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý xã hội[1]

Nghiên cứu về cấu trúc quyền lực nhà nước, theo chúng tôi, vấn đề cơbản cần xem xét đó là kết cấu của các nhánh quyền lực và nguyên tắc vậnhành của các nhánh quyền lực Trong xã hội hiện đại, quyền lực nhà nước baogồm 3 nhánh quyền lực chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền

(iii) Quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật do cơ quan tư phápthực hiện

Về ba quyền cơ bản trong hệ thống quyền lực nhà nước, theo Locke,thì ông ta chỉ thừa nhận hai quyền lập pháp và hành pháp, đồng thời đề xuất về

sự phân công quyền lực, nhưng không nêu việc kiểm soát quyền lực Chỉ đếnMontesquieu, ngoài việc đề xuất phân chia quyền lực nhà nước thành 3 quyền:Lập pháp, hành pháp và tư pháp, thì ông cũng đề xuất thêm yêu cầu kiểm soátquyền lực Hơn nữa, không phải chỉ kiểm soát từ bên ngoài, mà là ngay trong

Trang 16

cơ cấu nội tại của hệ thống quyền lực nhà nước, như một cơ thể sống với cơchế tự động, tự phòng chống[2]

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ba bộ phận quyền lực này ở các nướckhông giống nhau (do có thể chế chính trị khác nhau) nên cách biểu hiện cũngphản ánh các mức độ khác nhau Trong khi ở các nước tư bản, quyền lực nhànước được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” với những biến thểkhác nhau, thì ở các nước xã hội chủ nghĩa (như ở nước ta), ba nhánh quyềnlực này lại không tổ chức theo hướng độc lập và đối trọng với nhau, mà chỉ có

sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, cách thức tổ chức quyền lựcnày tạm gọi là nguyên tắc "phân – hợp – kiểm"

Qua nhận thức thực tế cho thấy, hạt nhân hợp lý của học thuyết tamquyền phân lập là có sự phân công rành mạch trong việc tổ chức và thực hiệnquyền lực Điều này có ý nghĩa trong việc đề cao dân chủ, chống lạm quyền

và đây cũng là đóng góp to lớn của học thuyết này đối với lý luận về Nhànước pháp quyền Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội hiện đại và thể chế nhànước đơn nhất, chúng ta chỉ vận dụng "yếu tố hợp lý" của học thuyết phânquyền là sự phân công quyền lực, chứ không nên áp dụng toàn bộ nội dungcủa học thuyết này

Sự quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực chothấy rõ những hạn chế trong cách tư duy cơhọc của học thuyết phân quyền.Quyền lực nhà nước không phải là sự cộng lại đơn thuần của các quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp, mà có thể yêu cầu chúng tách biệt, độc lập khỏinhau Không có một cơ quan nào thuần tuý chỉ thực hiện một quyền, màkhông tham gia vào việc thực hiện các quyền khác Không có một quyền nàochỉ được thực hiện duy nhất bởi một cơ quan mà không có sự tham gia của các

Trang 17

cơ quan khác.Trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, các cơ quan không thểđộc lập hành xử quyền hạn của mình Các cơ quan dù được phân nhiệm thựchiện các quyền khác nhau, nhưng trong quá trình thực hiện quyền hạn củamình đều phải có sự phối hợp với các cơ quan khác Về thực chất thì quyềnlực nhà nước là thống nhất, không thể tách biệt độc lập các lĩnh vực hoạt độngcủa quyền lực nhà nước Cho nên, chúng ta không áp dụng thuyết phân quyềntheo cách tách biệt các nhánh quyền lực, mà chỉ nên có sự phân công, phânnhiệm giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp, và tư pháp.

Do quyền lực nhà nước là một chỉnh thể nên cũng cần xem xét thêm về

cơ chế "kìm hãm, đối trọng" giữa các nhánh quyền lực Mặc dù đôi lúc, có thể

có sự mâu thuẫn nhất định giữa các nhánh quyền lực, nhưng chúng luôn phảiphối hợp với nhau vì mục tiêu thống nhất của quyền lực nhà nước Bản thânquyền lực luôn có xu hướng thống nhất, nên sự kìm chế, đối trọng giữa cácnhánh quyền lực có thể có tác dụng chống lạm quyền, nhưng điều nàyđôi khi cũng tạo ra sự mâu thuẫn chính trị, thậm chí, nếu người ta quá nhấnmạnh đến kìm chế, đối trọng có thể dẫn đến sự triệt tiêu lẫn nhau giữa cácnhánh quyền lực (lật đổ Chính phủ hay giải tánQuốc hội)

Ngoài ra, sự phân quyền và kìm chế đối trọng giữa các nhánh quyềnlực ở một mức độ nhất định, thiết nghĩ,có thể chỉ phù hợp với xã hội đa lợi íchnhư xã hội tư sản Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa như nước ta, lợi ích về cơ bản

là thống nhất, vì lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản thống nhất với lợiích của toàn dân tộc Tính thống nhất về lợi ích của nhân dân là cơ sở cho tínhthống nhất của quyền lực Vì vậy, quyền lực phải thống nhất và thuộc về nhândân Cho nên, chúng ta cũng không áp dụng thuyết phân quyền ở yêu cầu kìm

Trang 18

chế, đối trọng giữa các nhánh quyền lực, mà chỉ có giám sát việc thực thi giữacác nhánh của quyền lực nhà nước, nhất là chúng ta nhấn mạnh đến sự giámsát của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đối với toàn bộ hoạtđộng của Nhà nước để đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước[3].

2 Từ nhận thức lý luận đến thực tiễn cấu trúc quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Ở nước ta, sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhànước ta mới có đủ những cơ sở và điều kiện khách quan để xây dựng một nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà quyền lực nhà nước là thống nhất

và thuộc về nhân dân Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa được coi là một sáng tạo trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn củaĐảng ta về tổ chức bộ máy nhà nước nói riêng và tổ chức quản lý xã hội nóichung Từ chỗ cơ bản quan tâm đến các vấn đề bên ngoài của tổ chức quyềnlực nhà nước (như kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quantrong bộ máy nhà nước…), chúng ta đã coi trọng bản chất của Nhà nước Đó

là việc xác lập nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, coi trọng tính phápquyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Từ nhận thức đúng đắn

về nguyên tắc này, chúng ta ngày càng ý thức được đây là tinh hoa của khoahọc tổ chức quyền lực nhà nước, quản lý xã hội của loài người và vận dụngsáng tạo, hài hòa với các nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của Nhànước xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc tổ chức của quyền lực nhà nước và xây dựng nhà nướcpháp quyền lần đầu tiên được Ðảng và Nhà nước ta xác định trong Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 nhưsau: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư

Ngày đăng: 03/01/2018, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Xem thêm: Quốc hội và Chính phủ - Một số luận điểm về tổ chức, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1/1999, TS. Ngô Huy Cương – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
[2] Xem thêm TS. Lê Tuấn Huy, Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 138-139 Khác
[4]Trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH năm 1991 – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Nguồn www.dangcongsan.vn Khác
[5] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006, tr.45 Khác
[6] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011, tr.85 Khác
[7] Xem: GS.TS. Trần Ngọc Đường - Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nướcc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tr. 422 – tr.424 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w