Kiểm soát giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã được cụ thể hoá một bước trong các luật về tổ chức bộ máy nhà nước nhưng vẫn còn phải tiếp tục; phương thức lãnh đạo và kiểm soát của
Trang 11
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhu cầu tất yếu trong quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, là yếu tố trung tâm của nhà nước pháp quyền Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, không thể để quyền lực tuyệt đối không giới hạn Bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khi được giao sử dụng quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát để không xảy ra các tệ nạn độc quyền, cửa quyền, đặc quyền, lạm quyền, tiếm quyền,… làm tha hoá bản chất và mục đích ban đầu của quyền lực nhà nước
Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, như: tham nhũng chưa
bị đẩy lùi; dân chủ có lúc, có nơi bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở một số cấp, một số lĩnh vực không nghiêm Nhiều biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội đang có xu hướng đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích mà Đảng, Nhà nước ta hướng đến là xây dựng một Nhà nước phục vụ Nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân, có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân
Mặt khác, chúng ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng, theo đó giải quyết mối quan hệ nhà nước - thị trường - xã hội trong các lĩnh vực phát triển ngày càng trở nên quan trọng Chúng ta cũng đang xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà trong đó các quyền con người, quyền công dân phải được bảo đảm, Nhà nước phải là nhà nước “có trách nhiệm”, nhà nước “kiến tạo
Trang 22
phát triển” Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn, kiểm soát quyền lực nhà nước
là đề tài cấp bách hiện nay
Kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ có thể có hiệu lực và hiệu quả khi hoạt động này được thể chế hoá bằng luật pháp Kinh nghiệm cho thấy, có thể kiểm soát quyền lực nhà nước bằng những cách khác nhau: bằng đạo đức, bằng tập quán, thông lệ truyền thống hay bằng dư luận xã hội… Nhưng với đặc trưng của nhà nước pháp quyền là tính thượng tôn của pháp luật, thì khi
và chỉ khi được quy định bằng pháp luật, có thể chế pháp lý bảo đảm, các biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước mới có đầy đủ sức mạnh và tính khả thi
Hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế pháp lý, là một trong những khâu đột phá của nước ta đã được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI (năm 2011), tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, vẫn còn nhiều hạn chế Quá trình tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới đất nước (1986 – 2016), đặc biệt 10 năm đổi mới gần đây, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cho thấy động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững Ngu n động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân
Với các quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ sở hiến định về kiểm soát quyền lực nhà nước đã được ghi nhận nhưng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay chưa hoàn thiện Kiểm soát giữa các
cơ quan trong bộ máy nhà nước đã được cụ thể hoá một bước trong các luật
về tổ chức bộ máy nhà nước nhưng vẫn còn phải tiếp tục; phương thức lãnh đạo và kiểm soát của Đảng đối với Nhà nước cần được làm rõ hơn; kiểm soát quyền lực nhà nước từ phía nhân dân mới được quy định có tính nguyên tắc, muốn thực hiện cần xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các luật và văn bản dưới luật kèm theo
Trang 33
Những phân tích nêu trên cho thấy nghiên cứu “Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam” hiện nay là vấn đề thực sự cấp thiết Qua tìm hiểu, Nghiên cứu sinh nhận thấy có nhiều nghiên cứu về quyền lực nhà nước và những cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, song nghiên cứu toàn diện về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thì chưa thực sự được chú ý Do đó, Nghiên cứu sinh đã đề xuất và được chọn đề
tài: “Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam” để thực
hiện Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước; khái quát sự hình thành, phát triển, đánh giá được thực trạng và nêu ra những bất cập của thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó xác định những yêu cầu và kiến nghị giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những nội dung lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, như: khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, hình thức, các bộ phận hợp thành thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam; trình bày một số kinh nghiệm có giá trị qua tham khảo thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước của một số nước trên thế giới
- Khái quát quá trình hình thành, phát triển thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trên nền tảng các bản hiến pháp đã có trong lịch sử lập hiến nước ta; tập trung đánh giá thực trạng thể chế và việc thực hiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước theo các quy định của Hiến pháp năm 2013
Trang 44
- Trên cơ sở kết quả đạt được từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nêu ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thời gian tới
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận chính là học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng H Chí Minh về nhà nước và pháp luật Có tham khảo một số tư tưởng, học thuyết về nhà nước và pháp luật trên thế giới, như: học thuyết chủ quyền nhân dân, học thuyết phân chia quyền lực, lý luận về nhà nước pháp quyền,… Vận dụng các quan điểm của Đảng ta trong lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của triết học Mác – Lê nin; đ ng thời áp dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp hệ thống, liên ngành; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp luật học
so sánh, … để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Bao g m các đề tài khoa học, sách
chuyên khảo, bài báo, tạp chí khoa học có chứa đựng các phân tích và kết luận
đã được các tác giả khác thực hiện; các văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, số liệu thống kê chính thức đã công bố,… Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 3 của Luận án
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để thu thập thông tin và ý
kiến của những chuyên gia, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 và Chương 3 của Luận án
Trang 55
- Phương pháp hệ thống, liên ngành: Đặt đối tượng nghiên cứu trong
mối quan hệ có tính chỉnh thể, biện chứng, khách quan, kết hợp thành tựu nghiên cứu của nhiều ngành (xã hội học, chính trị học, luật học, ) để luận giải đa diện, đa chiều về đối tượng nghiên cứu Phương pháp này áp dụng chủ yếu trong Chương 2 của Luận án
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp các số
liệu, tri thức có được từ hoạt động nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn chuyên gia nhằm đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả luận án Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong Chương 3 và Chương 4 của Luận án
- Phương pháp luật học so sánh được vận dụng trong nghiên cứu thể
chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước; rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của Việt Nam Phương pháp này thể hiện tập trung ở mục 2.3, Chương 2 của Luận án
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các vấn đề lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước; thực tiễn xây dựng, áp dụng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đây là đề tài có phạm vi rộng, do đó, trong khuôn khổ Luận án này, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu chủ yếu là thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước được quy định trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959,
1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); tập trung vào thể chế pháp lý được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và một số luật mới ban hành trong thời gian gần đây ở nước ta
5 Đóng góp mới về khoa học của Luận án
- Luận án đã bổ sung, xây dựng được cơ sở lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước một cách khoa học, hệ thống và toàn diện: làm
Trang 6lý về kiểm soát quyền lực nhà nước hiện hành tính từ khi có Hiến pháp năm
2013 đến nay
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án nêu được các yêu cầu và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn tổng thể, đ ng bộ
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của thể chế pháp
lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bằng việc đề xuất hoàn thiện thể chế đó theo tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp năm
2013, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
- Luận án là ngu n tài liệu tham khảo tin cậy và cần thiết phục vụ hoạt
động nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
g m 4 chương, 11 mục và các tiểu mục
Trang 77
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về quyền lực nhà nước
Tại Việt Nam, quyền lực nhà nước (QLNN) thuộc đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành: luật học, chính trị học, hành chính học, triết học, Vì vậy, QLNN được quan tâm luận giải dưới nhiều góc độ, qua đó đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề, như: khái niệm, ngu n gốc, bản chất, cách thức tổ chức, cơ chế vận hành, các bộ phận cấu thành QLNN Các kết quả nghiên cứu
về QLNN đã được công bố trong nhiều tác phẩm, tiêu biểu như:
- Sách tham khảo Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) của TS Nguyễn Minh
Đoan và các tác giả, trong đó đã trình bày: khái quát về QLNN; quyền lực nhà nước thống nhất và vấn đề phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện QLNN ở Việt Nam; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc tổ chức thực hiện QLNN; nguy cơ tha hóa QLNN; vấn đề bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của nhà nước
- Sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nhà
xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2009) do GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS Phạm Hữu Nghị đ ng chủ biên Trên cơ sở nghiên cứu phân tích về đặc trưng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đã cho rằng cần thiết xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phải bảo đảm sự giám sát đối với việc thực thi QLNN ở Việt Nam
Trong giai đoạn chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, nhiều nghiên cứu đã tiếp tục đi sâu vào các vấn đề về QLNN và tổ chức quyền lực
Trang 8khác cũng đề cập đến QLNN ở góc độ phân cấp, phân quyền giữa chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương, như: Đề tài cấp bộ “Phân công quyền lực gi a chính quyền trung ương và chính quyền đ a phương tại Việt Nam - L ch s Lý luận và Thực tiễn” của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp, nghiệm thu năm 2012); bài viết Đổi mới nhận thức về phân cấp phân quyền gi a trung ương và đ a phương gi a chính quyền đ a phương các cấp
ở nước ta hiện nay của tác giả Chu Văn Hưởng trên Tạp chí Quản lý Nhà
nước, số 192(1/2012);
Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục có các bài viết phân tích sâu sắc những vấn đề về QLNN và tổ chức, vận hành QLNN theo tinh thần Hiến pháp mới và đóng góp cho việc xây dựng các
luật về tổ chức bộ máy nhà nước, như: “Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 2013” của PGS,TS Đinh Xuân Thảo; “Nh ng nội dung
cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền đ a phương và đ nh hướng triển khai” của PGS, TS Nguyễn Đức Minh; “Làm rõ nh ng quy đ nh của Hiến pháp về v trí vai trò pháp lý của Chính phủ” của GS.TS Phạm H ng Thái [124]; “Sự phát triển nhận thức và vận dụng nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta từ năm 1986 đến nay” của PGS,TS Bùi Xuân Đức; “Quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ Hiến pháp năm 2013” của TS Trần Thị Tuyết Mai [123]
Trang 99
Gần đây, để góp phần xây dựng văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiều quan điểm khoa học về QLNN được quan tâm chia sẻ, trong đó tiêu biểu là các bài viết tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách về nhà nước và pháp luật trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” do Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội ngày 14-15/7/2015, như: “Nh ng vấn đề cấp bách trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay” của GS.TS Võ Khánh Vinh; “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của GS.TSKH Đào Trí Úc; “Bàn về nh ng mối liên hệ của quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Đức Minh; “Một số vấn đề về quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay” của PGS.TS Vũ Thư; “Quan hệ gi a Đảng và Nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương; “Tổ chức thực thi quyền lập pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Thuận; “Tổ chức thực thi quyền hành pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Tuấn; “Tổ chức thực thi quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của TS Phạm Thị Hương Lan …[122]
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước
Cho đến nay, nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước (KSQLNN)
ở nước ta đã có khá nhiều, cả dưới góc độ chung và đi vào từng cơ chế, hình thức, chủ thể, đối tượng của hoạt động KSQLNN Trước khi có Hiến pháp năm 2013, các công trình nghiên cứu tập trung vào các hình thức KSQLNN như: giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát , gắn với một số chủ thể: Nhân dân, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, Trong giai đoạn chuẩn bị dự thảo Hiến pháp sửa đổi và sau khi ban hành Hiến pháp mới vào năm 2013, các nghiên cứu về KSQLNN được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, toàn
Trang 1010
diện hơn, đi sâu vào các cơ chế KSQLNN bên ngoài, bên trong, cơ chế bảo hiến Có thể tóm tắt một số công trình tiêu biểu, như:
* Những nghiên cứu chung về KSQLNN:
- Sách “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước
ở nước ta hiện nay” (Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2003), do GS.TSKH
Đào Trí Úc và GS.TS Võ Khánh Vinh đ ng chủ biên Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học về giám sát việc thực hiện QLNN Từ phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong hoạt động thực tiễn của cơ chế giám sát QLNN ở Việt Nam, các tác giả chỉ rõ sự khác biệt giữa giám sát bên trong hệ thống QLNN, mang tính quyền lực nhà nước và giám sát bên ngoài, không mang tính QLNN Tuy nhiên, công trình chỉ tập trung nghiên cứu về giám sát và cơ chế giám sát, chưa nghiên cứu các hình thức KSQLNN khác như thanh tra, kiểm tra, kiểm sát và chưa đi sâu luận giải về thể chế pháp lý cho hoạt động KSQLNN
- Sách chuyên khảo “Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay" của TS Trịnh Thị Xuyến (Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008) Tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề về KSQLNN trên phương diện lý luận và thực tiễn, như: cơ sở lý luận về KSQLNN; tính tất yếu, khái niệm, nội dung, mục đích, những phương thức KSQLNN; thực tiễn KSQLNN ở một số nước tiêu biểu như Mỹ, Anh, Singapore, Malaysia, Nhật Bản ; thực tiễn KSQLNN ở Việt Nam, những mâu thuẫn, bất cập trong KSQLNN mà Việt Nam đang và sẽ phải giải quyết; phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho KSQLNN ở Việt Nam Tuy nhiên, vì tiếp cận KSQLNN dưới góc độ rộng, thiên về chính trị học, nên công trình nghiên cứu chưa đi sâu vào thể chế pháp lý về KSQLNN
- Sách chuyên khảo “Sự hạn chế quyền lực Nhà nước" của PGS.TS
Nguyễn Đăng Dung (Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005) Cuốn sách trình bày về cơ sở lý luận của sự hạn chế quyền lực nhà nước và nội
Trang 1111
dung của việc hạn chế quyền lực nhà nước Theo tác giả, nhà nước là một thiết chế rất cần thiết, nhưng khi đã cần đến nhà nước thì cần phải có giới hạn quyền lực của nó; ban hành hiến pháp là phương thức quan trọng nhất để KSQLNN Tác giả đề cập đến những phương thức hạn chế quyền lực nhà nước, như: Dùng hiến pháp quy định và bảo đảm quyền con người; bầu cử các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước đi kèm với chế độ bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm đại biểu dân cử; phân chia, phân công, phân nhiệm và tự kiểm tra bên trong giữa các cơ quan nhà nước; hoạt động tự do báo chí; sự công khai, minh bạch của chính quyền; bỏ phiếu trưng cầu ý dân; sự độc lập của tòa án; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị
- xã hội Tác giả trích dẫn và phân tích nhiều nội dung trong Hiến pháp Mỹ, Anh, Pháp, để làm phong phú thêm các luận điểm về hạn chế quyền lực nhà nước Tuy nhiên, trong cuốn sách này, vì tập trung luận giải về hạn chế quyền lực nhà nước, vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta vào năm 2005, nên tác giả có nhắc đến nhưng chưa đi sâu phân tích các hình thức KSQLNN ở Việt Nam
- Sách chuyên khảo: “Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước” của
PGS.TS Thái Vĩnh Thắng (Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2011) Tác giả viện dẫn quan điểm của Jean Jacque Rousseau về kiểm soát quyền lực nhà nước cách đây gần 250 năm và khẳng định đến nay vẫn còn nguyên giá trị Tiếp đó, tác giả đã nghiên cứu, phân tích, lý giải cách thức tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các kiểu, mô hình nhà nước phong kiến Việt Nam, các nhà nước tư sản, các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Trung
và Đông Âu (trước 1991); nước Nga và các nước Trung, Đông Âu ngày nay; Đây là công trình có giá trị tham khảo về KSQLNN tuy nhiên tác giả chưa
đi sâu vào thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước ta
- Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Phân công phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"(Mã số KX 04-28/6-10) và Sách chuyên khảo "Một số vấn đề về
Trang 12và kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và KSQLNN trong mối liên hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị ở Việt Nam Đây là công trình giải quyết một cách tương đối có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn mối liên hệ giữa Nhân dân với nhà nước - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước; giữa Đảng với Nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước với nhau Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu về thể chế pháp lý KSQLNN
- Các bài viết: “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” của GS.TS Đinh Văn Mậu, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 10, năm 2009; “Bàn thêm về mối quan hệ phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Tạp chí Kiểm sát, năm 2012; “Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước” của TS Phạm Thế Lực, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 01 năm 2011; “Tư tưởng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của TS Trần Quốc Việt, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 07 năm 2012; “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan [122];… Trong những
công trình trên các tác giả đã đề cập đến khái niệm kiểm soát quyền lực, sự
cần thiết phải kiểm soát quyền lực, một số vấn đề liên quan đến KSQLNN
* Những nghiên cứu về KSQLNN bên trong bộ máy nhà nước:
- Luận án tiến sĩ luật học của Trương Thị H ng Hà (2007), Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia H Chí Minh: “Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Trên cơ sở tiếp cận, phân tích làm sáng tỏ khái niệm cơ chế pháp
Trang 13- Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Chí Dũng (2009), Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia H Chí Minh: “Về cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp ở Việt Nam” Đây là công trình mà tác giả chủ yếu đi sâu
phân tích về cơ chế pháp lý giám sát đối với các hoạt động tư pháp bên trong nhà nước còn cơ chế giám sát (kiểm soát) bên ngoài nhà nước mang tính Nhân dân tác giả chưa đề cập nghiên cứu
- Ngoài ra còn có các bài viết: “Phân công phối hợp và kiểm soát trong thực hiện quyền lập pháp ở Việt Nam" của TS Lương Minh Tuân, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 9 (146) năm 2009; “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền" của GS.TSKH
Lê Văn Cảm và ThS Dương Bá Thành, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1
(162), năm 2010; “Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Vũ Thư, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12, năm 2006; “Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng hệ thống Viện Kiểm sát ở Việt Nam trong bối cảnh s a đổi Hiến pháp hiện nay” của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Tạp chí Kiểm sát, số 13, năm 2012; "Kiểm soát của Trung ương đối với chính quyền đ a phương ở một số nước trên thế giới” của
TS Nguyễn Thị Thu Vân, trên trang: www.caicachhanhchinh.gov.vn…
Sau khi Hiến pháp năm 2013 chính thức khẳng định yếu tố kiểm soát trong nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta, đã có nhiều tác giả phân tích sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của các cơ quan nhà nước trong cơ chế
KSQLNN, như các bài viết: “Quốc hội trong cơ chế phân công phối hợp và
Trang 1414
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam” của TS Hoàng Minh Hiếu;
“Chính phủ trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước” của TS Dương Thanh Mai; “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong cơ chế phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của
PGS,TS Trương Thị H ng Hà [123];…
* Những nghiên cứu về KSQLNN từ bên ngoài bộ máy nhà nước:
- Kiểm soát quyền lực nhà nước của Nhân dân:
+ Sách chuyên khảo: “Cơ chế giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng và nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, do
GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu của nhiều tác giả về cơ chế giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước Các tác giả tập trung phân tích khoa học, có hệ thống về bản chất nền dân chủ XHCN và yêu cầu xây dựng cơ chế giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước trong điều kiện một Đảng cầm quyền Xác định vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ các chủ thể là MTTQ, các tổ chức thành viên trong cơ chế Nhân dân giám sát Đảng và Nhà nước cũng như thực trạng của cơ chế này ở nước ta Công trình đã nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới về hình thức giám sát của Nhân dân trong tổ chức thực hiện quyền lực quyền lực nhà nước và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của Đảng và Nhà nước
+ Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Mạnh Bình (2009), Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia H Chí Minh, Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay Đây là công trình tác giả đi sâu vào phân tích, luận chứng cơ sở lý luận
và thực tiễn cũng như yêu cầu hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam Luận án đã nêu rõ thể chế pháp lý là một yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc
Trang 1515
thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta, phân biệt thể chế với thiết chế Tuy nhiên, Luận án này chỉ đề cập đến cơ chế và thể chế pháp lý giám sát xã hội, một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước
+ Luận án Tiến sỹ luật học của Hoàng Minh Hội (2014), Học viện
Chính trị quốc gia H Chí Minh, Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam Luận án đã nghiên
cứu khá hoàn chỉnh về cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở
đó, đề ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay Những kiến nghị về giải pháp này có ý nghĩa tham khảo đối với tổng thể vấn đề hoàn thiện thể chế pháp lý về KSQLNN, trong đó có KSQLNN từ phía nhân dân
+ Luận án Tiến sỹ luật học của Nguyễn Quang Anh (2015), Học viện
Chính trị quốc gia H Chí Minh, Hoàn thiện cơ chế pháp lý Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam Sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành,
đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về cơ chế pháp lý nhân dân KSQLNN trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam; làm rõ được khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân KSQLNN; nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế; khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân KSQLNN một số nước và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam; khái quát được thực trạng và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế của cơ chế pháp lý nhân dân KSQLNN ở Việt Nam hiện nay; đề xuất được các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân KSQLNN ở Việt Nam Tuy nhiên, luận án mới nghiên cứu một bộ phận của thể chế pháp lý về KSQLNN là thể chế KSQLNN từ phía Nhân dân,
và chưa coi thể chế như một chỉnh thể mà chỉ dưới quan niệm là một yếu tố cấu thành trong cơ chế pháp lý nhân dân KSQLNN ở Việt Nam
Trang 1616
+ Ngoài ra, các bài viết: “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động Nhân dân thực hiện giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở" của Trần Thanh Bình, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 9 năm 2003;
“Cần tăng cường hơn n a sự kiểm tra giám sát của Nhân dân đối với việc phòng chống quan liêu tham nhũng hiện nay" của Bùi Thành Phần, Tạp chí Dân vận, số 01/2005; “Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của cơ quan nhà nước cán bộ công chức" của GS Lưu Văn Đạt, Tạp chí Mặt trận, số 31/2006; “Nâng cao vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam" của tác giả Huỳnh Đảm, Tạp chí Cộng sản, số 792, năm 2008;“Giám sát xã hội trong nhà nước pháp quyền" của Vũ Anh Tuấn, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 31(130), 7/2009; đã góp phần phân tích về các chủ thể, nội dung, hình thức KSQLNN từ phía nhân dân ở Việt Nam
- Kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Đề tài cấp bộ “Mối quan hệ gi a nhà nước với Đảng Cộng sản trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” (Mã số: CT11-16-
03) do PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, làm Chủ nhiệm Đề tài đã làm rõ cơ sở
lý luận của mối quan hệ giữa nhà nước với Đảng trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam; đánh giá thực trạng mối quan hệ đó trong lĩnh vực thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp; đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và cấp uỷ Đảng tại các địa phương, cơ quan; đưa ra
mô hình mối quan hệ giữa các cơ quan lãnh đạo của Đảng với cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và nêu yêu cầu phải thể chế hoá, có thể bằng các quy định của pháp luật, có thể bằng các văn bản có tính quy phạm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hoặc có thể bằng các văn bản liên tịch Đề tài có ý nghĩa tham khảo rất hữu ích khi nghiên cứu về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, nhất là từ chủ thể kiểm soát là Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 1717
+ Ngoài ra còn có các bài viết: “Tăng cường giám sát trong Đảng" của PGS.TS Nguyễn Thị Doan, Tạp chí Cộng sản số 22, năm 2004; “Lênin nói về kiểm tra giám sát để xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong sạch" của Lê Trọng Hanh, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, số 4 năm 2005; cuốn sách "Tăng cường công tác giám sát của Đảng", của tác giả Mai Thế Dương, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013; đã viết về kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc tổ chức, thực hiện QLNN, một đặc điểm rất quan trọng trong tổ chức, vận hành của hệ thống chính trị nước ta
* Những nghiên cứu về cơ chế bảo vệ Hiến pháp:
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, nhất là dịp chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp 1992 để ban hành Hiến pháp mới 2013, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề bảo vệ Hiến pháp, coi đây như
là vấn đề cốt lõi của sự hạn chế, kiểm soát quyền lực nhà nước
Hầu như tất cả các công trình nghiên cứu chuyên khảo về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam khi nêu các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đều thừa nhận nguyên tắc tính tối cao của Hiến pháp, như:
GS.TSKH Đào Trí Úc (chủ biên, 2007), “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, (Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, tr
245); GS.VS Nguyễn Duy Quý và PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (đ ng chủ biên,
2008), “Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân: Lý luận và thực tiễn”, (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.163)
Ngoài ra, quan điểm ủng hộ việc thành lập Tòa án Hiến pháp được chia
sẻ bởi nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Như Phát và các cộng sự trong
sách “Tài phán Hiến pháp: Một số vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc
tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011); hay TS Võ Trí Hảo trong bài “Tài phán Hiến pháp – Nh ng vấn
đề phổ biến, đặc thù quốc gia và mô hình thích hợp cho Việt Nam” (sách
Trang 18đ ng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, như: Đỗ Mười (2012), “Góp ý
s a đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo hiến",
Báo Lao động điện tử ngày 17/5/2012 dung-va-hoan-thien-co-che-bao-hien/64667.bld;,…
http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Xay-Như vậy, nghiên cứu về cơ chế bảo hiến, từ chỗ chỉ là bước khởi đầu tập hợp, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, đã trở thành bộ phận không thể thiếu, có ý nghĩa quan trọng trong các nghiên cứu về KSQLNN ở nước ta
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước
của TS Đinh Văn Ân và TS Võ Trí Thành (chủ biên), (Nxb Thống kê, Hà
Nội, 2002) Đề tài “Thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” là một trong các đề tài thuộc Chương trình
khoa học-công nghệ cấp nhà nước KX02/06-10 “Quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam” do TS Dương Thị Thanh Mai làm Chủ nhiệm Hội thảo quốc tế về “Cải cách thể chế kinh tế: chuyển đổi cấu trúc tăng trưởng toàn diện và bền v ng” do Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Viện nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới thuộc Đại học Liên hợp Quốc (UNU-WIDER) tổ
Trang 1919
chức ngày 29 - 30/6/2014, tại Hà Nội… Các nghiên cứu trên cho thấy cách hiểu còn đa chiều về khái niệm thể chế ở nước ta và chưa tiếp cận sâu khái niệm thể chế dưới góc độ pháp lý
Sách “Thể chế chính tr ” của tác giả Nguyễn Đăng Dung và Bùi Ngọc
Sơn (Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004) đã tiếp cận quan niệm thể chế khi nghiên cứu về thể chế chính trị Theo các tác giả: “Mỗi lĩnh vực hoạt động của con người đều có các thể chế nhất định Vì vậy, thể chế bao g m nhiều loại khác nhau: thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế giáo dục, thể chế y tế, thể chế văn hoá,…” Điểm độc đáo của công trình này là tiếp cận thể chế chính trị dưới hai góc độ: Thể chế chính trị về hành vi và thể chế chính trị
về tổ chức Và, dựa vào hình thức thể hiện để chia làm hai loại, thể chế chính trị thành văn và thể chế chính trị bất thành văn Thể chế chính trị thành văn thể hiện tập trung trong hiến pháp của mỗi quốc gia, nhưng còn có thể được quy định ở các văn bản dưới hiến pháp, bao g m: các đạo luật thường, thậm chí cả văn bản dưới luật Do đó, tuy không nêu trực tiếp vấn đề thể chế pháp
lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, song cuốn sách chứa đựng nhiều nội dung tham khảo có giá trị cho Luận án
Về thể chế pháp lý KSQLNN, gần đây có một số nhà khoa học đã trình bày quan niệm về thể chế trong cơ chế KSQLNN Tiêu biểu như: Đề tài cấp
bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong vệc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp ở nước ta, do GS.TS Trần Ngọc Đường làm Chủ nhiệm (Văn phòng Quốc hội
đã nghiệm thu năm 2015) Hai bài viết: “Về các yếu tố cấu thành của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước” và “Quan niệm về kiểm soát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước” của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, PGS.TS Vũ Thu
Hạnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật), số 7/2014 và số 9/2014 Mặc dù không đề cập trực tiếp, toàn diện các vấn đề lý luận về thể chế pháp lý KSQLNN, song những công trình nêu trên đã thừa
Trang 2020
nhận thể chế pháp lý là một bộ phận có vị trí, vai trò quan trọng, nền tảng trong cơ chế pháp lý KSQLNN, và gợi mở cho Nghiên cứu sinh hướng đi sâu nghiên cứu về thể chế pháp lý KSQLNN
* Những nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thể chế pháp lý KSQLNN
- Sách Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? của tác giả Nguyễn
Cảnh Bình (Nhà xuất bản Thế giới, tái bản lần thứ 4, năm 2013) Cuốn sách
có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến nước Mỹ khá toàn diện và lối viết dễ hiểu, góp phần giải thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ, và còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật quan trọng nhất ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Những lập luận, tranh luận của những người được mệnh danh là cha
đẻ của bản Hiến pháp Mỹ, những nội dung của Hiến pháp này và bản Tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ đã cho thấy nhiều kinh nghiệm về xây dựng thể chế pháp lý KSQLNN ở một nước tư sản phát triển hàng đầu hiện nay
- Sách “Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới”
của Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2013) đã trình bày tổng quan về hiến pháp các nước trên thế giới, trong đó đáng chú ý là: Chương I có phần trình bày về chế
độ bảo vệ hiến pháp; Chương II về chủ quyền nhân dân và các hình thức nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước; Chương III về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương V về tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương; Chương VI về chính quyền địa phương Đây là tài liệu có giá trị để nghiên cứu thể chế pháp lý về KSQLNN ở các nước trên thế giới
- Ngoài ra, còn có các công trình tham khảo hữu ích khác, như: Bài viết
“Nguyên tắc phân quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước của các nhà nước
tư bản phát triển” của GS, TS Nguyễn Đăng Dung [123]; đề tài KX.10-10, thuộc chương trình KX.10, Mô hình tổ chức và hoạt động tổ chức của hệ thống chính tr ở một số nước trên thế giới, của PGS.TS Tô Huy Rứa; Tuyển
Trang 2121
tập Hiến pháp một số nước trên thế giới (Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội,
2009) của Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc hội, … Kinh nghiệm quốc tế về KSQLNN cũng được trình bày như một hợp phần không thể thiếu trong một số công trình nghiên cứu về KSQLNN ở nước ta
* Những nghiên cứu về thực trạng thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước
ta và kiến nghị hoàn thiện thể chế pháp lý về KSQLNN
Thời gian gần đây, trong các nghiên cứu về cơ chế pháp lý KSQLNN
đã cơ bản thừa nhận cơ chế đó bao g m thể chế và các thiết chế, có quan điểm
bổ sung thêm các điều kiện và có quan điểm bổ sung thêm sự tương tác của các bộ phận cấu thành cơ chế Đa số các nghiên cứu dựa trên quan điểm thể chế KSQLNN chính là tổng thể các quy định của pháp luật có nội dung, mục đích và vai trò quy định về hoạt động KSQLNN Từ đó, nhiều nghiên cứu đề cập trực tiếp đến pháp luật về KSQLNN, nhất là trong các nghiên cứu về thực trạng thể chế và kiến nghị giải pháp hoàn thiện thể chế
- Sách chuyên khảo: S a đổi bổ sung Hiến pháp 1992: Nh ng vấn đề
lý luận và thực tiễn, tập 1: Những vấn đề chung về Hiến pháp và bộ máy nhà
nước, tập 2: Quyền công dân, quyền con người, chế độ kinh tế, bảo hiến và một số vấn đề khác Sách của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm thông tin thư viện và Nghiên cứu Khoa học, Văn phòng Quốc hội do Phạm H ng Thái, Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Hoàng Minh Hiếu, Đặng Minh Tuấn đ ng chủ biên (Nhà xuất bản H ng Đức,
Hà Nội, 2012) Cuốn sách tập hợp 76 bài nghiên cứu chọn lọc của nhiều nhà luật học đầu ngành và nhà nghiên cứu của Việt Nam về những vấn đề cơ bản của Hiến pháp Trong đó, đáng lưu ý là Phần II Tổ chức và kiểm soát quyền
lực nhà nước, với các bài viết: Kiểm soát gi a các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp của GS.TS Phạm
H ng Thái; Kiểm soát quyền lực trong Hiến pháp của Nguyễn Đức Lam;
Trang 22Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về Hiến pháp: Ý nghĩa của quy đ nh về Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp năm 2013 của PGS, TS Nguyễn Minh Đoan; Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 2013 của PGS, TS Đinh Xuân Thảo; Hiến pháp năm 2013: Cơ hội và thách thức cải cách thể chế nhà nước của PGS,TS Vũ Công Giao; Luật hoá việc kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 của PGS,TS Lê Văn Hoè và Ths, LS Lê Việt Nga; Quyền giám sát của Nhân dân đối với bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 2013 của Ths Hoàng Minh
Hội… và các bài phân tích, bình luận trong Phần thứ hai: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Sách: Nh ng vấn đề lý luận và thực tiễn s a đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 của tập thể tác giả do TS Uông Chu Lưu chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) Trong đó, đáng lưu ý là: Chương III: Cơ
sở lý luận về bảo vệ hiến pháp và việc vận dụng vào s a đổi Hiến pháp năm 1992; Chương IV: Quy đ nh và tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 1992 về chế
độ chính tr ; Chương IX: Quy đ nh và tổ chức thực hiện quy đ nh của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước,
- Sách chuyên khảo “Hiến pháp năm 2013 – Nh ng điểm mới mang tính đột phá” của PGS.TS Hoàng Thế Liên chủ biên (Nhà xuất bản Tư pháp,
Hà Nội, 2015) phân tích những điểm mới mang tính đột phá của Hiến pháp năm 2013, trong đó, đáng chú ý là việc bổ sung yếu tố kiểm soát vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước và phân tích cụ thể tại các chương bám sát theo bố cục của bản Hiến pháp năm 2013
Trang 23- Bên cạnh đó có một số bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
như: “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và một số kiến giải lập hiến trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”, của GS.TSKH
Lê Văn Cảm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 06(2012); bài viết “Bàn thêm
về kiểm soát quyền lực nhà nước với việc s a đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 08, 2012, của Nguyễn Bái Chiến; bài viết “Kiểm soát quyền lực nhà nước với việc s a đổi Hiến pháp năm 1992”, của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí Luật học, 08,2012; bài viết “Hiến pháp phải là văn bản kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, 04
(2012) của GS TS Nguyễn Đăng Dung;…
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề được đề cập từ rất sớm trong lịch sử các tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới Thời kỳ cổ đại,
Trang 2424
Aristotle đã đưa ra phương án phải phân chia quyền lực để kiểm soát lẫn nhau
trong tác phẩm “Chính tr luận” (The politics) Thời kỳ cận đại, trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” (Two treasures of government),
J.Locke cho rằng trong thể chế chính trị tự do, quyền lực tối cao phải được phân chia cho các tổ chức, cá nhân nắm giữ, không được tập trung trong tay một người hay tổ chức nào Đến Montesquieu thì lý thuyết phân quyền cơ bản được định hình rõ nét Lý thuyết đó là một phát kiến quan trọng của nhân loại trong lĩnh vực chính trị - pháp lý và là một trong các nguyên tắc căn bản trong Hiến pháp của nhiều quốc gia cho đến ngày nay
Trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật” (De L’Esprit des lois),
Montesquieu cho rằng cách tốt nhất để chống lạm quyền không phải là tập trung quyền lực nhà nước mà phải phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp Khi đưa ra thuyết phân quyền, Montesquieu muốn giải quyết sự xung đột giữa các giai cấp trong xã hội (vua chúa, quý tộc và thường dân) bằng cách san sẻ quyền lực chính trị cho mỗi
giai cấp để các giai cấp tự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau Phân quyền là cơ
sở để các nhánh quyền lực nhà nước tương tác, phụ thuộc, kiềm chế, đối trọng, kiểm soát lẫn nhau, để nhà nước không dẫn đến chuyên quyền, độc đoán… Ngoài ra, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được xác định từ bên ngoài nhà nước Đó là những hạt nhân hợp lý đã được vận dụng phổ quát trên thế giới có hiệu quả cần được nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng hợp lý
“Bàn về khế ước xã hội” của Jean Jacques Rousseau: Ông cho rằng quyền lực
nhà nước bắt ngu n từ Nhân dân, chủ quyền Nhân dân có tính chất tối cao,
Trang 2525
không thể từ bỏ, không thể phân chia Nhà nước được thiết lập thông qua một khế ước (Hiến pháp) do tất cả người dân đ ng thuận, trao quyền lực chính trị cho chính quyền - chính quyền là người đại diện cho ý chí của Nhân dân (dân chúng) - để quản lý, điều hành đất nước theo nguyện vọng, ý chí của Nhân dân Chính quyền có thể bị thu h i quyền lực nếu không làm đúng chức năng, nhiệm vụ được Nhân dân giao phó: “Những người được ủy thác nắm quyền hành không phải là ông chủ của Nhân dân mà chỉ là những công chức Dân chúng có thể cất chức hay bãi miễn họ" Và mặc dù có sự ủy quyền nhưng quyền lực nhà nước vẫn thuộc về Nhân dân Có như vậy chính quyền đó mới nguyên nghĩa là chính quyền của dân, do dân và vì dân Ông cũng cho rằng việc chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ
là bề ngoài là biện pháp để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước
John Dewey (1859-1952), trong cuốn “Nền cộng hòa và nh ng vấn đề” (The Public and Its Problems, 1929), “Lý thuyết giá tr ” (Theory of
Valuation, 1939) đã nêu ra vấn đề nhà nước được thiết lập là để phục vụ Nhân dân Điều này có nhiều điểm tương tự như luận giải về ngu n gốc phát sinh nhà nước của các học giả trước đó Tác giả chỉ ra tính tư hữu, tư lợi của các cá nhân trong giai cấp cầm quyền khiến quyền lực nhà nước bị lạm dụng, biến dạng, tha hóa nếu không có sự giám sát, kiểm soát hay “trói buộc" cần thiết của Nhân dân (cử tri) Do đó, việc nắm quyền (các chức vụ trong bộ máy nhà nước) phải có kỳ hạn, có cạnh tranh và mỗi quy trình thực thi quyền lực đều phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ Nhân dân
Cuốn “Nghiên cứu quá trình ra quyết đ nh trong tổ chức hành chính”
(A Study of Decision- Making Process in Administration Organization, 1945) của tác giả H.A.Simon, đã nhấn mạnh đến tính phân quyền cho các cơ quan hoạch định chính sách, phân tích các giai đoạn hình thành và quyết định chính sách, phân biệt quyết định chính sách với quyết định hành chính đặc biệt tác giả nêu lên vấn đề kiểm soát các nội dung đó phải khách quan, chặt chẽ để
Trang 2626
ngăn ngừa việc lạm dụng, lạm quyền và bị lợi ích nhóm chi phối chính sách chung, lợi ích chung
Roderick Bell, David V Edwards và R Harison Wagner với cuốn sách
“Political power-reader in theory and research” (Quyền lực chính tr - Dành cho nghiên cứu lý thuyết) 1969 Đây là cuốn sách cung cấp những kiến thức
quan trọng, cơ bản về quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và được coi là sách giáo khoa về lĩnh vực này, đặc biệt là phương pháp tiếp cận quyền lực
Mann M (1986), Nguồn gốc quyền lực xã hội (The sources of social power), Sargent M (1997), Quyền lực và sự duy trì của bất bình đẳng xã hội
(Power and the maintennace) Các công trình nêu trên mặc dù có những luận điểm và mục đích nghiên cứu khác nhau, nhưng có điểm chung là quyền lực nhà nước có cơ sở phát sinh là quyền lực của nhân dân, quyền lực nhà nước là quyền lực công Đảng phái chính trị (giai cấp) thực thi quyền lực chính trị của mình thông qua quyền lực công (nhà nước) không chỉ để phục vụ lợi ích của mình mà còn phải phục vụ lợi ích xã hội Sự kiềm chế, giám sát lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội (bao g m cả nhà nước) trên cơ sở pháp luật là điều kiện để đảm bảo cho nền dân chủ phát triển
Bài viết “Xem xét sự bền v ng của quyền lực thông qua con đường nhà nước" (Crossing state lines with durable power) của Linda S Whitton - Giáo
sư Luật, trường luật, Đại học Valparaiso biên soạn Bài viết bàn về sự bền vững của quyền lực nhà nước và lý giải ngu n gốc của vấn đề đó chính là tính chính đáng và minh bạch và là cơ sở vững chắc cho việc hợp thức hóa tiến trình ủy nhiệm quyền lực của nhân dân cho nhà nước
Gần đây, khảo sát vấn đề tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, nhiều công trình đề cập đến cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngay bên trong bộ máy nhà nước nhưng với quan điểm khác nhau, như: (1) Phân lập, cân bằng
và đối trọng; (2) Nền tư pháp độc lập, mạnh Công trình tiêu biểu của vấn đề
này phải kể đến: A McIntyre (2002), Quyền lực của các thể chế (Power of
Trang 2727
Institutions); Patrick Gunning (2002), Hiểu biết về nền dân chủ - Một giới thiệu về lý thuyết lựa chọn công cộng (Understanding democracy- An
introduction to Public choice)
Trong các nghiên cứu về KSQLNN ở các nước tư bản phát triển, có sự đóng góp của học thuyết được gọi là Chủ nghĩa Hiến pháp hay Chủ nghĩa hợp hiến (Constitutionalizm) mà các yếu tố của nó g m: Chính quyền phù hợp với Hiến pháp; phân quyền; Chủ quyền thuộc về nhân dân; tư pháp độc lập và có Toà án Hiến pháp; Luật dân quyền, quyền con người; kiểm soát cảnh sát; quân đội nằm dưới sự điều khiển của dân sự; không một thế lực nào đình chỉ
hoạt động một phần hoặc toàn thể Hiến pháp (xem: Henkin(2000), Elements
of Consitutionalism Unpublished Manuscript, p.203 – trích theo [23]) Một số
tác giả cho rằng Chủ nghĩa Hiến pháp là một phần cơ bản của Nhà nước pháp quyền, trong khi đó cũng có không ít tác giả lại cho rằng Chủ nghĩa Hiến
pháp là tương đương với Nhà nước pháp quyền (xem: Constitutionalism and Emerging Democracies, trích theo [23]) Về các phương thức KSQLNN,
nhiều học giả tư sản cho rằng KSQLNN từ bên trong là quan trọng nhất, hiệu lực và hiệu quả nhất Về đối tượng của KSQLNN, họ cho rằng tiêu điểm của KSQLNN là Chính phủ - cơ quan hành pháp; KSQLNN không chỉ được hiểu
là chế ước phạm vi hoạt động của chính quyền, mà còn được hiểu ở nghĩa chính quyền phải chịu trách nhiệm về những hành vi công vụ của quan chức nhà nước Nhiều tác giả nêu quan điểm, phân tích, luận giải những biện pháp
để ngành tư pháp được độc lập, công bằng, bảo vệ công lý trong điều kiện phù hợp với những mô hình chính thể và cán cân quyền lực ở mỗi nước [23]
Không giới hạn nghiên cứu kiểm soát quyền lực nhà nước trong phạm
vi quan hệ giữa các nhánh quyền lực nhà nước, một số công trình đã nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên ngoài nhà nước từ các lực lượng xã hội, như: các đảng phái chính trị, hội, hiệp hội, nhóm lợi ích, các tổ chức xã hội công dân, phương tiện thông tin đại chúng… Ngoài ra, nhiều
Trang 2828
công trình đặt vấn đề tạo môi trường cho kiểm soát quyền lực nhà nước, như: nhân quyền, tự do lập hội, tự do báo chí, ngôn luận, trách nhiệm và đạo đức, công khai, minh bạch và dân chủ hóa…Tiêu biểu là các công trình của
Kriegel và Blandine (1995), Nhà nước và nhà nước pháp quyền; (The state and the rule of law); Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr (1999), Kiềm chế tham nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia (Curbing
corruption: Toward a model for building national integrity); Micheal J.Sodaro
(2000), Chính tr so sánh - Một giới thiệu mang tính toàn cầu (Comparative
politics - A global introduction) Ngoài ra, trên nhiều Cổng thông tin điện tử chính thức (website) về luật học và nghề luật của thế giới cũng cung cấp những kiến thức và bài viết của các học giả quốc tế có thể tham khảo liên quan đến các mô hình lý thuyết và thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở các nước Những bài viết đó có trên các trang internet của Hội Luật sư Hoa
Kỳ (America Bar Association-www.abanet.org), Trung tâm Luật hiến pháp (Constitutional Law Center-www.supreme.findlaw.com) và trang Findlaw (www.findlaw.com)
1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIÊP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến
Trang 2929
quyền lực nhà nước có lúc được trình bày trong những công trình nghiên cứu khái quát về quyền lực nhà nước, có lúc lại được viết như những cấu phần quan trọng không thể thiếu làm nền tảng cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu có liên quan đến QLNN như giám sát, kiểm soát QLNN Mỗi bước phát triển trong lý luận và thực tiễn về QLNN đều là bước phát triển lý luận và thực tiễn về KSQLNN, trong đó có KSQLNN bằng thể chế, thể chế pháp lý Mỗi khi yêu cầu KSQLNN được đề cao thì những nghiên cứu về thể chế pháp lý KSQLNN được đẩy mạnh
(2)- Cho đến nay, các nghiên cứu đã công bố đều cơ bản thừa nhận quyền lực nhà nước có ngu n gốc từ Nhân dân, thuộc về Nhân dân, để phục
vụ Nhân dân; quyền lực đó là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp KSQLNN là một nhu cầu tất yếu, cần thiết, làm tăng thêm sức mạnh và tính chính đáng của quyền lực nhà nước Những luận giải về ngu n gốc, lý
do, yêu cầu và mô hình kiểm soát quyền lực nhà nước gắn liền với dân chủ và phát triển xã hội, khẳng định tính cần thiết và chính đáng của vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong các công trình rất phong phú, đa dạng và đó là ngu n tư liệu cần thiết để tham khảo, nghiên cứu
(3)- Nội dung các công trình được công bố trong thời gian gần đây đã nghiên cứu, luận bàn về vấn đề quyền lực nhà nước, KSQLNN từ các phương diện khác nhau với cách tiếp cận mới, đậm nét thực tiễn và xu thế phát triển
xã hội Được sự khẳng định trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm
2013, những nghiên cứu về thể chế pháp lý KSQLNN được phát triển mạnh mẽ; có những đề cập về lý luận, về thực trạng và một số kiến nghị về hoàn thiện thể chế pháp lý KSQLNN ở mức độ khác nhau
(4)- Về tình hình nghiên cứu trong nước: Tuy đã có khá nhiều công trình gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập đến thể chế pháp lý về KSQLNN song cũng cho thấy những nghiên cứu về thể chế còn chưa đưa ra được quan niệm
Trang 3030
thống nhất chung Nghiên cứu lý luận về thể chế pháp lý, trong đó thể chế pháp lý KSQLNN, còn chưa được quan tâm toàn diện, chưa có công trình nào coi thể chế pháp lý về KSQLNN là một đối tượng nghiên cứu có tính chỉnh thể mà chỉ mới dừng lại ở mức độ những vấn đề lý luận phải giải quyết khi nghiên cứu về cơ chế pháp lý KSQLNN
(5)- Về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Có thể nhận thấy vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đã được các học giả trên thế giới nghiên cứu từ rất sớm Nhiều công trình nghiên cứu thực sự là nền móng về lý thuyết, đem lại những tri thức mới cho nhân loại về vấn đề KSQLNN; hình thành nên những tư tưởng, học thuyết chính trị - pháp
lý về QLNN và KSQLNN Những công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã phản ánh sinh động thực tiễn pháp lý đa dạng, phong phú, với những nền tảng thể chế khác nhau có tác động đến thể chế pháp lý về KSQLNN ở các quốc gia trên thế giới Các công trình trên là ngu n tư liệu và
là những kinh nghiệm quý để tham khảo, nghiên cứu ở Việt Nam
(6)- Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây đã gợi mở, cung cấp thông tin, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong nhiều nội dung của Luận án Tuy nhiên, tổng thuật nội dung và điểm luận những tài liệu nghiên cứu ở các phần trên cho thấy vấn đề thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam còn những khoảng trống về lý luận chưa được đề cập đầy đủ, toàn diện, chẳng hạn như: quan niệm về thể chế còn chưa thống nhất; có chỗ còn quan niệm ch ng lấn giữa thể chế, thiết chế và cơ chế; các nghiên cứu về thể chế pháp lý KSQLNN mới tiếp cận và giải quyết những vấn đề đơn lẻ, chưa coi thể chế pháp lý KSQLNN như là một hệ thống có tính chỉnh thể, có vị trí, vai trò tương đối độc lập, có lịch sử hình thành và phát triển, vì vậy, chưa quan tâm các giải pháp xây dựng mô hình thể chế KSQLNN ở nước ta một cách tổng thể, đặc biệt trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
Trang 3131
1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu trước đây,
Luận án này tiếp tục nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
Một là về mặt lý luận phải làm rõ:
- Thể chế là gì, thể chế pháp lý là gì? Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước là gì, bao g m những bộ phận, những nội dung nào, thể hiện dưới những hình thức như thế nào?
- Bản chất, đặc điểm, vai trò, thể chế pháp lý về KSQLNN trong mối quan hệ với các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý KSQLNN ở nước ta
- Tổng hợp kinh nghiệm xây dựng thể chế pháp lý về KSQLNN của một số nước, rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam
Hai là, về mặt thực tiễn tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Khái quát quá trình hình thành, phát triển thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước ta qua các thời kỳ xây dựng và thực hiện các bản hiến pháp
1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); tập trung vào đánh giá thực trạng thể chế và việc thực hiện thể chế pháp lý về KSQLNN ở Việt Nam hiện nay, trọng tâm là theo nội dung Hiến pháp năm 2013
Ba là, nêu ra những yêu cầu và đề xuất những giải pháp hoàn thiện thể
chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh tình hình mới
Các vấn đề được phân tích trong Luận án sẽ có nhiều điểm mới về lý luận, sát với thực tiễn hơn, bởi vì được nghiên cứu trên cơ sở Hiến pháp năm
2013 và các luật mới được ban hành gần đây; đ ng thời, trên nền tảng lý luận
đã có bước phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/2016) - Đại hội ghi dấu ấn mạnh mẽ của thời kỳ đổi mới toàn diện và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của đất nước
Trang 3232
Tiểu kết Chương 1
Tổng thuật các công trình đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề: quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước Một số công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý, những yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, bao g m: thể chế pháp
lý, các thiết chế và các điều kiện vận hành của cơ chế trong mối quan hệ tương tác hữu cơ với nhau, tạo thành tính chỉnh thể sống động của cơ chế Trong khi nghiên cứu về cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến thể chế với quan niệm đó là những quy định của pháp luật làm nền tảng cho sự vận hành của cơ chế Một số tác giả đã phân tích thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước và kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định đó
Tuy nhiên, điểm luận các công trình đã công bố cũng cho thấy chưa có tác giả nào đặt thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước là đối tượng nghiên cứu một cách trực tiếp và toàn diện, trong tính chỉnh thể, tính hệ thống
và mối quan hệ hữu cơ của nó với các bộ phận cấu thành cơ chế Vì vậy, các vấn đề lý luận về thể chế, thể chế pháp lý, thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước chưa được giải quyết một cách thấu đáo Các mô tả, đánh giá về thực trạng và đề xuất giải pháp trong các công trình đã nghiên cứu trước Luận
án hầu như chưa đi sâu vào thể chế pháp lý mà chỉ tiếp cận cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung; hoặc tập trung vào một khía cạnh, một bộ phận quy định nào đó của pháp luật về một vài hình thức cụ thể của kiểm soát quyền lực nhà nước, của cơ chế kiểm soát bên trong hoặc bên ngoài Tiếp cận vấn đề thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở góc nhìn tổng thể, góp phần định ra mô hình tổng quan của thể chế đó và đề xuất hoàn thiện thể chế chính là nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo của Luận án
Trang 3333
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ PHÁP LÝ
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
2.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ CHẾ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
2.1.1 Khái niệm thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước
* Quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước “là quyền lực dựa trên sức mạnh của bộ máy nhà nước; là khả năng s dụng nhà nước để thực hiện ý chí của giai cấp thống tr (hoặc của nhân dân) buộc xã hội phải phục tùng ý chí đó” [67, tr.295] Khái
niệm trên cho thấy quyền lực nhà nước bao hàm cả yếu tố sức mạnh (lực) và khả năng cho phép chủ thể đặc biệt là bộ máy nhà nước được sử dụng sức mạnh đó một cách chính đáng (quyền) áp đặt lên các đối tượng chịu sự quản
lý của nhà nước trong xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, QLNN vừa có bản chất giai cấp vừa có bản chất xã hội Bản chất giai cấp do QLNN là quyền lực chính trị của giai cấp (hoặc liên minh giai cấp) chiếm địa vị thống trị về kinh
tế trong xã hội, là công cụ bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác Bản chất xã hội do quyền lực nhà nước là quyền lực công của
xã hội được thiết lập nên để thực thi những chức năng công cộng Chính vì thế, có thể coi quyền lực nhà nước là quyền lực do nhân dân uỷ quyền, được thiết lập và duy trì bằng pháp luật, là yếu tố rất cần thiết để tổ chức đời sống chung trong chế độ xã hội có phân chia giai cấp và nhà nước
Trong các nhà nước hiện đại, về cơ bản, QLNN được tổ chức và thực hiện thông qua 03 quyền năng cụ thể, g m: Quyền lập pháp, quyền hành pháp
và quyền tư pháp Quyền lập pháp theo nghĩa rộng là chức năng xã hội -
chính trị đặc thù của Nhà nước nhằm thể chế hoá nhu cầu xã hội thành các
Trang 3434
quy tắc xử sự có tính quy phạm, khuôn mẫu, phù hợp với ý chí của chủ thể cầm quyền, có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội [38]; theo nghĩa hẹp,
đó là quyền ban hành, sửa đổi luật của cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện)
Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực thi pháp luật, quản lý hành chính về
mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, trật tự, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… của đất nước Quyền hành pháp hiện nay thường được hiểu bao g m các hoạt động làm chính sách và các hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luật, do chính phủ và cả hệ thống hành chính thực hiện Quyền tư pháp là quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động,
bảo đảm pháp luật không bị xâm phạm Quyền này ở các quốc gia đều do hệ thống toà án thực hiện theo những nguyên tắc và quy định riêng mang đặc thù của hệ thống tư pháp
* Kiểm soát quyền lực nhà nước
Theo Từ điển Tiếng Việt, “kiểm soát” có nghĩa thứ nhất là: “Xem xét
để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”; còn có nghĩa thứ hai là:
“Đặt trong phạm vi quyền hành của đối tượng nào đó” [112, tr.674]
Trên thế giới, lý thuyết về KSQLNN đã được khởi xướng từ nhiều thế
kỷ trước bởi các học giả tư sản phương Tây Về nội hàm của khái niệm này, Montesquieu đã viết dưới những cách diễn đạt như “chức năng ngăn cản” hay
“chức năng xem xét”, theo đó: “chức năng ngăn cản là quyền làm cho quyết định của người khác trở thành vô hiệu” [76, tr.113] Ông viết: “nếu cơ quan hành pháp không có quyền ngăn cản cơ quan lập pháp, thì cơ quan lập pháp
sẽ trở thành chuyên chế”, và: “nếu cơ quan lập pháp không có quyền ngăn cản
cơ quan hành pháp thì nó phải có chức năng xem xét (hay có thể hiểu là giám sát - NCS) các đạo luật đã ban hành được thực hiện như thế nào” [76, tr.115] Ngày nay, ở các nước tư bản phát triển, KSQLNN là vấn đề trung tâm trong các học thuyết về nhà nước pháp quyền, chủ nghĩa hiến pháp, gắn với những nguyên tắc, như: đặt ra giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền
Trang 3535
con người, quyền công dân; thực hiện phân quyền để kiềm chế, đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thiết lập sự chế ước, cân bằng trong mối quan hệ giữa các thành tố: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự
Ở nước ta, vấn đề KSQLNN được giới nghiên cứu khoa học chính trị, pháp lý rất quan tâm kể từ khi Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (khẳng định chính thức tại Hiến pháp 1992 trong nội dung sửa đổi, bổ sung vào năm 2001) Các nghiên cứu gần đây đã
đưa ra một số quan niệm về KSQLNN, theo đó, có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng KSQLNN là một hệ thống những cơ chế được thực
hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả [129, tr.36] Như thế, KSQLNN bao g m cả việc thiết kế, tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước và theo dõi, xem xét, đánh giá để quyền lực nhà nước vận hành đúng mục đích, hiệu quả nhất
Theo nghĩa hẹp KSQLNN là toàn bộ những hoạt động theo dõi, xem
xét, đánh giá,… những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của nhà nước, cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện đúng mục đích mong muốn và đạt được hiệu quả cao [35, tr.4]
So với một số khái niệm gần nghĩa, kiểm soát có phần giống giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát ở chỗ cùng là hoạt động xem xét, đánh giá các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước để bảo đảm các chủ thể đó thực thi quyền lực một cách nghiêm minh, chính xác, đầy đủ; nhưng khác nhau về chủ thể thực hiện, về nội dung, hình thức, phạm vi và đối tượng chịu sự xem xét, đánh giá So với thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát thì kiểm soát có phạm
vi xem xét, đánh giá rộng hơn, hình thức phong phú hơn, bao hàm cả việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, theo dõi Có thể hiểu kiểm soát là quyền chung,
Trang 3636
nó không t n tại độc lập mà được thể hiện cụ thể qua cái riêng, tức là qua các quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát [61, tr.150] Nhưng cần lưu ý, kiểm soát không chỉ thể hiện qua các quyền năng cụ thể đó, mà kiểm soát còn thực hiện cả trong lĩnh vực tổ chức, vận hành bộ máy quyền lực nhà nước
Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu quan trọng và rất cần thiết,
trước hết, bởi đặc trưng cơ bản của QLNN là quyền lực do nhân dân uỷ quyền; nhân dân có quyền đòi hỏi chính đáng xem quyền lực do mình trao cho nhà nước được thực hiện thế nào Mặt khác, việc thực hiện QLNN là một quá trình áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ thể khác, tác động đến toàn xã hội, mà sự áp đặt này không thể là tuỳ tiện mà phải tuân theo những quy định của pháp luật, luôn phải bảo đảm tính chính đáng, tránh nguy cơ lạm dụng quyền lực Quá trình tổ chức và thực thi QLNN là quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều khâu, nhiều mắt xích, đòi hỏi phải có sự phản h i, kiểm soát
để kịp thời điều chỉnh việc thực hiện QLNN đi đúng mục đích, hiệu quả
Ở một khía cạnh khác, QLNN sinh ra để giữ gìn trật tự xã hội và giải quyết các công việc chung, nhưng trong quá trình vận hành, QLNN rất dễ bị tha hóa và trở thành công cụ thỏa mãn lợi ích của số ít những người nắm giữ quyền lực, đi ngược lại lợi ích của nhân dân (ở nước ta, Đảng đã chỉ ra các nguy cơ trong đó có tham nhũng, lãng phí, suy thoái…) Kiểm soát quyền lực nhà nước giúp cho con người thoát khỏi mâu thuẫn vừa cần nhà nước để quản
lý trật tự xã hội, giải quyết các công việc chung, vừa được tự do, không bị nhà nước lạm quyền, lộng quyền, gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của mình Vấn đề KSQLNN rất quan trọng ở nước ta hiện nay vì chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mà “trong một trật tự nhà nước pháp quyền, vấn đề giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước luôn là mục tiêu, là nguyên tắc tổ chức và vận hành hệ thống nhà nước” [127, tr.280]
Trang 3737
Xuất phát từ cơ chế tổ chức và vận hành QLNN, nên KSQLNN có phạm vi đối tượng là kiểm soát đối với toàn bộ QLNN và kiểm soát đối với từng bộ phận cấu thành nên QLNN, bao g m sự kiểm soát trong việc tổ chức, thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương Sự giới hạn QLNN - bao g m giới hạn quyền lực của cả bộ máy nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân và giới hạn thẩm quyền của từng cơ quan, chức vụ trong bộ máy nhà nước - là cơ sở để hình thành các cơ chế KSQLNN Chủ thể thực hiện KSQLNN có thể là nhân dân, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, cũng có thể do chính nhà nước (các cơ quan nhà nước) tiến hành Theo cách tiếp cận phổ biến hiện nay có thể chia các cơ chế KSQLNN thành kiểm soát từ bên ngoài nhà nước và kiểm soát bên trong nhà nước Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi sự tự kiểm soát hoặc kiểm soát bằng thể chế
* Các quan niệm về thể chế, thể chế pháp lý
Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, thể chế là “cách thức, chế độ”[1] Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin xuất bản năm
1999, thể chế là “toàn bộ cơ cấu của xã hội do luật pháp tạo ra” Trong hai cuốn
Từ điển Tiếng Việt, một của Viện Ngôn ngữ học, một của Trung tâm Từ điển học, đều do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản vào các năm 2001 và 2013, thể chế
là “những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo” [111], [112] Trong sách báo tiếng Anh, tiếng Pháp đều có một từ viết giống nhau “Institution”, được dịch sang tiếng Việt là “thể chế”; trong tiếng Nga,
từ “Institut” có nơi dịch là thể chế, có nơi dịch là định chế
Định nghĩa có tính chất khoa học về thể chế được cho là biết đến đầu tiên của Thorstein Veblen, một học giả người Mỹ, đưa ra vào năm 1914 Học giả này cho rằng “Thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một
Trang 3838
nhóm xã hội chấp nhận và tuân thủ” [4] Học giả A Schmid (1972) cho rằng thể chế là tập hợp các mối quan hệ được quy định giữa mọi người; các mối quan hệ này xác định quyền của một người trong mối tương quan với quyền của nhiều người khác, và xác định quyền lợi và trách nhiệm của con người nói chung Học giả Douglass C.North (1990) thì lại cho rằng thể chế là những quy tắc của trò chơi xã hội, hay là những giới hạn được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người, hình thành nên mối quan hệ qua lại của con người Thể chế là một sự sáng tạo của con người, do con người phát triển và làm thay đổi chúng Học giả Lin và Nugent (1995) cho rằng “thể chế là một
hệ thống các quy tắc hành xử do con người sáng tạo ra để quản lý và định hình các tương tác giữa con người với nhau, thông qua đó giúp họ hình thành những kỳ vọng về những điều mà người khác sẽ làm” [5, tr.8]
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu kinh tế học, chính trị học, xã hội học
và luật học đã dành khá nhiều công sức cho việc làm rõ cách hiểu về thể chế,
và đưa ra quan niệm về thể chế dưới những góc nhìn khác nhau Theo đó, khái niệm thể chế đều bao g m một, hai hoặc cả ba nội dung cơ bản sau đây: (1) - Các bộ quy tắc hay còn gọi là “luật chơi”; (2) - Các chủ thể tham gia trò chơi hay gọi là người chơi (cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đ ng, cá nhân); (3) - Cơ chế thực thi, vận hành các bộ quy tắc ấy hay còn gọi là “cách chơi” [72, tr.8] Thuật ngữ “thể chế” đã được Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), Đại hội X (năm 2006), Đại hội XI (năm 2011) và Đại hội XII (năm 2016) của Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng khá nhiều lần khi đề cập tới nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” với nội hàm có lúc đầy đủ, có lúc chỉ để nói về một trong 3 yếu tố trên là các quy định, luật lệ [27, tr.188], [29, tr.148,168,187], [30, tr.206]
Như vậy, trong ngôn ngữ thông thường cũng như ngôn ngữ học thuật hiện nay vẫn có hai cách quan niệm về thể chế được thừa nhận ở các mức độ khác
Trang 39“cái được tạo dựng nên từ các quy tắc đó” [17, tr.11]
Trong Luận án này, theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đặt ra, thể chế được quan niệm theo nghĩa hẹp, tức là chỉ bao g m các quy định, luật lệ t n tại khách quan trong xã hội, có tính ràng buộc hành vi của chủ thể (tổ chức hoặc cá nhân), theo đó, thể chế là một trong những yếu tố cấu thành nên cơ chế Thể chế pháp lý là một yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý
“Cơ chế pháp lý trong một lĩnh vực nào đó của đời sống pháp luật được hiểu
là tổng thể của nhiều yếu tố có quan hệ tác động mật thiết với nhau từ các yếu
tố thể chế, thiết chế, các bảo đảm để thực hiện một chức năng nào đó trong quản trị nhà nước và xã hội do Hiến pháp và pháp luật quy định” [50, tr.6]
Cần nêu rõ “thể chế pháp lý” vì các quy định trong pháp luật chỉ là một loại thể chế trong xã hội Cách gọi này tương đ ng với một số nghiên cứu gọi pháp luật là thể chế chính thức, thể chế quan phương, thể chế nhà nước để phân biệt với thể chế phi chính thức, phi quan phương, phi nhà nước [129] Ở nước ta hiện nay có thể thấy: Nhà nước ban hành pháp luật Ngoài ra, Đảng ban hành cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc, điều lệ của Đảng; tổ chức xã hội ban hành quy tắc, điều lệ của các tổ chức xã hội; tổ chức tôn giáo có các giáo
lý, giáo luật; cộng đ ng dân cư có các luật tục, hương ước v.v… Những cái
đó không phải là pháp luật nhưng cũng có tính chất chế định, ràng buộc Vì vậy, Luận án nghiên cứu về thể chế pháp lý nhằm tập trung vào những quy định do nhà nước ban hành dưới hình thức pháp luật
Trang 4040
* Khái niệm thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước
Trong các nghiên cứu gần đây ở nước ta về cơ chế pháp lý KSQLNN
đã có những nội dung đề cập đến thể chế pháp lý về KSQLNN Theo một số nhà khoa học, các yếu tố cấu tạo nên cơ chế KSQLNN g m chủ thể, đối tượng và thể chế KSQLNN [36, tr.3-5] Một số nhà khoa học khác thì cho rằng cơ chế KSQLNN là tổng thể của các yếu tố thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm để xây dựng, hoàn thiện và vận hành cơ chế KSQLNN có hiệu quả [50, tr.11-23] Các quan niệm trên có điểm gặp nhau là đều coi thể chế pháp lý về KSQLNN là một bộ phận – hơn nữa là bộ phận then chốt, cơ sở, nền tảng, cốt lõi – để thiết lập các cơ chế KSQLNN
Khi nghiên cứu về cơ chế pháp lý KSQLNN, có các quan niệm về thể chế pháp lý KSQLNN đã được nêu như sau:
Thể chế kiểm soát quyền lực nhà nước là các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật liên quan đến việc tổ chức, thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước, bao g m các quy định của Hiến pháp, pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước; các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát; các quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự kiểm soát quyền lực nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp, các luật tổ chức bộ máy nhà nước, trong luật bầu cử, luật giám sát, thanh tra, phản biện xã hội, trong các điều ước và tập quán quốc tế [36, tr.5]
Thể chế kiểm soát quyền lực nhà nước là toàn bộ các quy định, quy tắc ràng buộc hành vi con người liên quan đến quá trình kiểm soát quyền lực nhà nước [38] Hay: Thể chế của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chính là tổng thể các quy phạm pháp luật xác lập các
cơ quan, tổ chức, cá nhân, quyền và nghĩa vụ, phương thức và các điều kiện bảo đảm để các chủ thể khác nhau KSQLNN [38]