- Dư luận xã hội DLXH là sự phán xét đánh giá của cộng đồng người đối với các hiện tượng, sự kiện quá trình xã hội mà họ quan tâm - Có 3 loại phán xét: + Phán xét mô tả: chỉ dừng lại ở v
Trang 1MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, dư luận xã hội luôn
là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan
hệ xã hội,
nó đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, hình
thành, tồn
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: Báo chí truyền thông và dư luận xã hội
Đề tài: Chức năng của Dư luận xã hội
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
Lớp:
Hà Nội – Tháng 10 năm 2016
3+
Trang 2tại và phát triển cùng với quá trình vần động, phát triển của bản thân xã hội loài người Dư luận xã hội có tác động đối tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống, là kênh thông tin đa chiều, có vị trí rất quan trọng trong xã hội Để phát huy một cách tự giác và có định hướng vai trò của dư luận đối với sự phát triển của đất nước cần phải hiểu đúng chức năng của nó ra sao, đó là lý do tôi lựa chọn đề tài
“Chức năng của dư luận xã hội” để làm tiểu luận của môn học Báo chí truyền thông và dư luận xã hội
I Tìm hiểu chung về dư luận xã hội
1 Khái niệm dư luận xã hội
•Theo hình thức biểu hiện
Trang 3- Dư luận xã hội (DLXH) là sự phán xét đánh giá của cộng đồng người đối với các hiện tượng, sự kiện quá trình xã hội mà họ quan tâm
- Có 3 loại phán xét:
+ Phán xét mô tả: chỉ dừng lại ở việc mô tả các đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng
+ Phán xét chế định: được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đạo đức và pháp lý
+ Phán xét đánh giá biểu thị thái độ đồng tình hay phê phán, khen ngợi hay chê trách, ủng hộ hay phản đối đối với khách thể
•Theo chủ thể dư luận xã hội
- Xét về khía cạnh xã hội học, chủ thể của DLXH là các nhóm trong xã hội
mà lợi ích của họ có mối quan hệ nhất định với vấn đề diễn ra trong xã hội được đưa ra thảo luận
- Trong 1 số trường hợp, chủ thể của DLXH có thể là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đồng người hoặc đại đa số trong đó, trong nhiều trường hợp khác, chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề diễn ra
•Đối tượng phản ánh của dư luận xã hội
- Đối tượng của DLXH là các sự kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra trong xã hội gây ra sự quan tâm của người dân bởi mối quan hệ của chúng đến lợi ích các nhóm
- DLXH chỉ nảy sinh khi có vấn đề mang ý nghĩa xã hội, đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng người, có tầm quan trọng đòi hỏi phải đưa ra ý kiến đánh giá, phương hướng giải quyết
Trang 4- Điều kiện tiên quyết được đặt ra khi xác định đối tượng của DLXH là các
sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra phải được coi là vấn đề mang tính chất công chúng và được thông tin một cách rộng rãi cho người dân
- Cơ sở hình thành dư luận xã hội là thảo luận, trao đổi ý kiến một cách công khai
Từ đó đưa ra khái niệm về dư luận xã hội: Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc thù thuộc ý thức xã hội, biểu thị sự phán xét đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội, DLXH được hình thành thông qua trao đổi, thảo luận công khai DLXH mang tính chỉnh thể,(DLXH được hình thành trên các cơ sở ý kiến cá nhân nhưng nó không phải là một tập hợp cơ học các ý kiến cá nhân)
Ví dụ dưới đây sẽ chỉ rõ hơn về dư luận xã hội:
Về vấn đề trạm thu phí BOT giao thông: Những năm gần đây, Nhà nước đã cho thành lập các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư như: Bắc Thăng Long-Nội Bài, cầu Chương Dương, Phù Đổng… Các trạm thu phí hoàn vốn nâng cấp trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18… đã nhận được sự đồng thuận của người dân Người dân cho rằng việc lập các trạm thu phí là đúng vì Nhà nước cần thu hồi vốn đầu tư Thế nhưng trong quá trình triển khai, các trạm thu phí này có nhiều bất cập nên vấp phải sự phản ứng của cộng đồng xã hội, đặc biệt từ năm 2011 đến nay Được biết, theo quy định, cứ 70km thì đặt một trạm thu phí Thế nhưng thực tế không như vậy, số liệu cho thấy, cả nước có 86 trạm thu phí, trong đó 9 trạm có khoảng cách từ 60-70km, 24 trạm có khoảng cách nhỏ hơn 60km; cá biệt tại một số tuyến đường, trạm thu phí dày đặc Ví dụ, ở Hà Nội, trên một tuyến đường có chiều dài 110km nhưng có tới 4 trạm thu phí Còn ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, 2 trạm thu phí chỉ cách nhau 200m (vừa BOT, vừa BT do
Trang 5Tasco đầu tư) Hay như trạm thu phí cầu Bến Thủy 1, Bến Thủy 2, người dân đi bên này cầu sang bên kia cầu phải "cõng phí" 25km đường tránh TP Vinh và hoàn phí cho 50km đường Bến Thủy-Hà Tĩnh Mức phí cao, không phù hợp với sức mua của người dân cũng là một nguyên nhân khiến người dân bức xúc Đặc biệt, phí BOT trên một số tuyến đường lại cao hơn chi phí nhiên liệu
Gần đây Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trạm thu phí đường tránh
TP Biên Hòa hoạt động cách đây hơn 3 năm gặp phải nhiều phản đối, bức xúc của người dân do đặt trên Quốc lộ 1, cách đường tránh cả chục ki lô mét khiến nhiều phương tiện không sử dụng đường tránh vẫn phải trả phí.
Công ty Đồng Thuận thực hiện xây dựng đường tránh dài hơn 12 km (được cho là phân đoạn 1), sau đó "đèo" thêm phân đoạn 2 là một đoạn cải tạo Quốc
lộ 1, rồi đặt trạm thu phí hoàn vốn trên Quốc lộ 1 khiến các xe trên nhiều cung đường đều phải vào trạm để mua vé.
Một vấn đề nữa khiến dư luận xã hội quan tâm là tình trạng chưa đầu tư đã thu phí hoặc thu phí khống, phí chồng phí trên Quốc lộ 51, chủ đầu tư 4 năm chưa góp đủ vốn chủ sở hữu, công trình chưa quyết toán mà đã tiến hành thu phí Tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ cả 2 giai đoạn, mức đầu tư 6.700 tỷ đồng, giai đoạn 1 gần 2.000 tỷ đồng, trong khi chưa hoàn chỉnh việc quyết toán giai đoạn
1, nhà đầu tư đã được thu phí ngay trên tổng mức đầu tư của 2 giai đoạn.
Qua đây có thể thấy, một vấn đề chính phủ đưa ra có nhiều luồng ý kiến khác nhau Các vấn đề khác có thể có những cách đánh giá tương tự do công chúng của dư luận xã hội là những nhóm người khác nhau và họ khác nhau lợi ích Và đối tượng của DLXH là các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra, được
Trang 6coi là vấn đề mang tính chất công chúng và được thông tin một cách rộng rãi cho người dân
II Chức năng của dư luận xã hội
1 Chức năng giáo dục của dư luận xã hội
Tác dụng chủ yếu của chức năng giáo dục là ở chỗ dư luận xã hội góp phần chuyển giao các giá trị tình thần từ thế hệ này sang thế hệ khác Dư luận xã hội góp phần vào việc giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với nhiệm vụ chung, giáo dục đạo lý làm người thông qua việc khen chê, đồng tình hay lên án một hành vi nào đó Khó có một biểu hiện vi phạm luân thường đạo lý nào trong
xã hội có thể thoát khỏi sự lên án ngay lập tức của dư luận xã hội
Nhờ có uy tín lớn, sự khen chê, khuyên bảo của dư luận xã hội có tác động rất mạnh đến ý thức và hành vi của con người, nhất là đối với các thế hệ trẻ Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, dư luận
xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải -trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp - xấu
Ví dụ: Một vụ việc hiện đang nhận được sự bức xúc mạnh mẽ của dư luận
đó là đoạn video quay cảnh bán trà đá bằng nước rửa chân tại một quán trà đá vỉa
hè ở Quận Cầu Giấy- Hà Nội Ngày 12/7, nhân viên này dùng điện thoại ghi lại hình ảnh một cô gái cho chân vào xô nước tại quán trà đá của chị Phạm Thị Lại Sau đó, cô này múc nước ra pha trà đá rồi đưa cho khách Nữ chủ quán không hề biết việc người quay và đăng tải clip
Trang 7Video được phát tán lên mạng xã hội và được các trang báo giật tít, câu view thu hút hàng nghìn người xem và bình luận, tỏ sự phẫn nộ với hành vi của
cô gái rửa chân trong xô nước Vào cuộc điều tra, Công an phường Quan Hoa tìm ra tác giả clip và triệu tập những người liên quan để ghi lời khai
Sau khi vụ việc xảy ra, người quay clip đã đến gặp và xin lỗi công khai chủ quán trà đá Làm việc với cảnh sát, anh này thừa nhận đoạn clip là dàn dựng, đã làm sai sự thật gây ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm của người khác
Vụ việc đã tìm ra hung thủ tuy nhiên đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng về tinh thần, danh dự, nhân phẩm cho trước hết là chị Phạm Thị Lại chủ quán trà đá, sau đó là ảnh hưởng tới việc buôn bán kinh doanh của chị và đa số những người làm nghề này vì đã gây nên sự cảnh giác trong cộng đồng về tính
vệ sinh, an toàn của trà đá vỉa hè
Sự bức xúc mạnh mẽ của dư luận đã đánh vào sai phạm đạo đức của những người làm báo Đây luôn là “đề tài nóng” trên các diễn đàn, các Hội thảo bàn về báo chí Biểu hiện rõ nhất của tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp là đưa thông tin sai sự thật, không chính xác làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp Trên các trang báo mạng, báo in đăng tải quá nhiều các vụ án mạng, các mặt trái của xã hội; các vụ hôn nhân, tình dục; khai thác các khía cạnh mê tín dị đoan, đời sống tâm linh; chuyện riêng tư của các người mẫu, diễn viên; những hành vi tội ác bạo lực Có không ít nhà báo lợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp dọa dẫm doanh nghiệp đưa tiền, ép làm quảng cáo;
có nhà báo viết về các lĩnh vực nhạy cảm nhưng để nguyên địa chỉ, tên thật dẫn đến nạn nhân xấu hổ có hành động không tốt Nhiều trường hợp nhà báo sao chép, sử dụng tin bài của người khác mà không có sự đồng ý của tác giả, hoặc
Trang 8dùng phương tiện của báo chí để lăng xê, tâng bốc người này, dìm người khác với mục đíc mục đích lợi ích cá nhân
Những biểu hiện về vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo biểu hiện rất đa dạng, phức tạp và đôi khi được che đậy rất khéo Có nhiều ý kiến đề cập đến nguyên nhân của tình trạng này Một số người cho rằng trong cơ chế thị trường, báo chí phải tuân theo quy luật cung - cầu, tức là làm thoả mãn các nhu cầu theo sở thích của người tiêu dùng Tác động của cơ chế này cộng với sự buông lỏng quản lý của cơ quan báo chí làm cho một số nhà báo coi trọng lợi ích
cá nhân, lợi ích kinh tế hơn lợi ích xã hội Ý kiến khác lại cho rằng, nguyên nhân sai phạm chủ yếu là do tư duy làm báo còn thiếu chuyên nghiệp, nhà báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên và do thiếu hiểu biết về pháp luật Cũng có ý kiến khác lý giải nguyên nhân xảy ra nhiều sai phạm là do thu nhập của người làm báo còn thấp, họ phải tự bươn chải trong môi trường sống khắc nghiệt và không phải lúc nào nhà báo cũng thắng nỗi những cám dỗ về vật chất Dù có nguyên nhân gì đi nữa thì điều chung nhất vẫn là một khi tâm không sáng, lòng không trung thì ngòi bút sẽ không sắc
2 Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội
Dư luận xã hội cũng như pháp luật đều thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi và điều tiết các quan hệ xã hội Pháp luật thiết lập trật tự đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định, phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội Dư luận xã hội điều tiết các quan hệ xã hội thông qua việc đưa ra phán xét, đánh giá của cộng đồng về một vấn đề nào
đó, sự phán xét đánh giá đó tác động đến hành vi và các mối quan hệ của cá nhân
Trang 9với cá nhân, của cá nhân với tập thể, của tập thể với xã hội và của xã hội, tập thể với mỗi cá nhân
Dư luận xã hội có thể cổ vũ, khích lệ hành vi tích cực vì lợi ích xã hội, nhưng cũng có thể phản đối, gây sức ép, cản trở hành vi “lệch chuẩn”, cực đoan, không có lợi cho nhóm người này hoặc nhóm người khác Dư luận xã hội rất nhạy cảm với các hành vi xâm phạm lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội, nhất
là hành vi của các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay gắt các hành vi này, làm cho cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay”; dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến các hành vi có lợi cho toàn xã hội, kịp thời cổ
vũ, các cá nhân, nhóm xã hội thực hiện các hành vi này Nhờ sự can thiệp kịp thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hội
Ví dụ : Dư luận rất bức xúc về các hành vi như bạo lực trẻ khuyết tật theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) từng công bố kết quả một cuộc nghiên cứu về tình trạng trẻ em khuyết tật bị bạo hành trên thế giới (bao gồm trẻ bị dị tật bẩm sinh,
tự kỷ, bị dị tật do tai nạn, xung đột, chiến tranh, do hành vi bạo hành của người lớn ).Kết quả cho thấy trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị tấn công bạo lực cao gần gấp 4 lần so với trẻ em bình thường Người khuyết tật dễ trở thành nạn nhân của bạo hành hoặc xâm hại hơn cả.
Ở Việt Nam, những năm qua, cộng đồng xã hội cũng phát hiện rất nhiều trường hợp trẻ khuyết tật bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc xâm hại và bạo hành.
Trang 10Điển hình là các vụ việc từng gây rúng động dư luận như giáo viên, bảo mẫu tại trường Tiểu học chuyên biệt Anh Vương, TP.HCM nhẫn tâm dạy trẻ tự
kỷ bằng việc dùng gậy đánh, tát, nhéo vào bộ phận sinh dục (năm 2014) Vụ bé gái khuyết tật trí tuệ 14 tuổi ở Quảng Bình bị hàng xóm cưỡng hiếp (2014) Một
bé trai 14 tuổi ở Nghệ An bị tật bẩm sinh dẫn đến câm, bất thường về thần kinh
bị người hàng xóm đưa ra khỏi nhà nhiều ngày và xâm hại, bạo hành dã man rồi
bỏ mặc (năm 2014) Vụ trẻ mồ côi bị bảo mẫu dốc ngược đầu xuống đất, đánh tại cơ sở nhà trẻ mồ côi Vĩnh Phước An Tự ở phường 2, thành phố Bạc Liêu (năm 2015)
Do sự vào cuộc của báo chí và sự lên án của dư luận xã hội u vấn nạn xâm hại và bạo hành trẻ em đã giảm thiểu đáng kể, các cơ quan chức năng, gần nhất là chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội phụ nữ, lực lượng bảo vệ quyền trẻ em đã có thêm nhiều biện pháp can thiệp kịp thời, hỗ trợ để bảo vệ trẻ khi phát hiện nguy cơ và hành động xâm hại, bạo hành trẻ trên địa bàn.
Như vậy dư luận xã hội và báo chí đã góp phần phản đối, gây sức ép, cản trở hành vi “lệch chuẩn”, cực đoan, không có lợi cho nhân dân, đất nước, góp phần duy trì trật tự xã hội.
3 Chức năng đánh giá
Đánh giá là chức năng cơ bản, là tiền đề để thực hiện các chức năng khác của dư luận xã hội Đánh giá là thuộc tính của ý thức xã hội Đó là một hoạt động của tư duy nhằm nhìn nhận mức độ phù hợp hay không phù hợp giữa khách thể được xem xét so với những chuẩn mực, những căn cứ đã định ra và đang tồn tại Thông qua sự đánh giá, chủ thể có thể biết được sự phù hợp hay không phù
Trang 11hợp, đúng hay sai của khách thể được đem ra đánh giá so với chuẩn mực xã hội hay so với tiêu chí đang tồn tại
Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống Dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành thành giá trị xã hội Dư luận xã hội đánh giá các hành vi đó đúng hay sai, tốt hay xấu Những chuẩn mực xã hội mà dư luận dựa vào để đánh giá có thể là những điều luật hoặc là chuẩn mực chung của đông đảo công chúng Sự đánh giá này thường khác nhau trong các nhóm xã hội khác nhau, cũng như trong những khoảng thời gian khác nhau
Ví dụ: Hiện nay tại những điểm văn hóa, du lịch các bạn trẻ thường có nhiều hành động phản cảm, đi ngược giá trị văn hóa thẩm mĩ của cộng đồng, dư luận cho đó là những hành vi xấu, không phù hợp với chuẩn mực như: Việc hằng năm đến mùa thi, các sĩ tử thường tới Văn Miếu Quốc Tử Giám để xin lộc, lấy may và “sờ đầu rùa” xin đỗ đạt trong thi cử Hay mới đây, dân cư mạng lại có đợt sôi sục mới khi đôi nam nữ trẻ có lối hành xử phá sự tôn nghiêm, văn hóa ở
di tích lịch sử Đàn tế Nam Giao Đôi thanh niên nam nữ ngang nhiên giẫm đạp, nhảy nhót trên mặt đàn tế Nam Giao
Những hành động xấu xí này đều được những “nam thanh nữ tú” này chụp hình đưa lên trên những tài khoản các nhân Facebook, yahoo… như kiểu “khoe” chiến tích
Đáng lên án hơn, chủ nhân của những tấm hình này lại có thái độ phớt lờ, thách thức đối với dư luận xã hội Liệu đây là những hành động xuất phát từ sự nông nổi, bốc đồng hay cố ý khi nhiều lần trên báo đài, diễn đàn phản ánh, lên án những hành động xâm phạm gây hại lẫn thiệu tôn trọng di tích văn hóa lịch sử