1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của dư luận xã hội đối với các vụ án oan ở nước ta hiện nay, nếu những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm khắc phục tình trạng oan sai

25 405 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 52,78 KB

Nội dung

NỘI DUNG I.Dư luận xã hội. 1. Định nghĩa dư luận xã hội. Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến lợi ích chung thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định, hành động thực tiễn của họ. Ví dụ: Dư luận xã hội về các vấn đề như an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bùng nổ dân số,... 2. Đối tượng của dư luận xã hội. Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà chỉ là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm tới vì nó liên quan tới các nhu cầu lợi ích về vật chất hay về tinh thần của họ, các sự kiện hiện tượng xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm mới có khả năng trở thành đối tượng sư luận của xã hội. Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá và đưa ra những phương hướng cụ thể. Đó có thể là những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hay đạo đức. 3. Chủ thể của dư luận xã hội Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến của đa số cũng như ý kiến của thiểu số. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích mà nền tảng gắn kết họ lại với nhau lại là những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung giữa họ. II. Án oan Vậy, chúng ta tự hỏi án oan là gì? Oan trong vụ án hình sự là nói đến người không có hành vi phạm tội nhưng lại bị các cơ quan tố tụng ép buộc cho là có tội,có bản án kết tội của Tòa án, có hiệu lực thi hành và cũng chính bằng bản án của Toà án kết luận vô tội. Số người bị oan trên chủ yếu thuộc loại án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em không quả tang mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn, án về kinh tế… 1. Thực trạng. Tình trạng oan sai đã xuất hiện từ xa xưa và đến nay vẫn còn tồn tại và ngày càng trở nên nóng bỏng, gay gắt hơn. Tình trạng oan sai trong những năm gần đây diễn biến hết sứa phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, trong 3 năm từ năm 2012 đến 2014, các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can, trong đó có 71 trường hợp bị xử oan, sai, chiếm 0,02%.(theo thời báo kinh tế Sài Gòn online,số ra ngày 562015). “Trong hàng trăm ngàn vụ án thì chúng ta phải khẳng định tỉ lệ các vụ có oan sai là rất nhỏ” –( Bà Lê Thị NgaPhó chủ nhệm ủy ban Tư pháp) nhưng bà Nga cũng nhấn mạnh tuy là tỉ lệ nhỏ nhưng có những vụ lại đặc biệt nghiêm trọng, tác động rất lớn đến cá nhân, gia đình và dư luận xã hội. Đây lại là những vụ án rất phức tạp, giết người cướp của... 2. Nguyên nhân Trước tình trạng oan sai như hiện nay, chúng ta tự hỏi: Vậy nguyên nhân là do đâu? Do cơ quan chức năng có thảm quyền hay là do bản thân các nạn nhân? Tình hình oan, sai trong trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử chủ yếu do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân chủ quan gồm: Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vẫn còn thiếu sót trong việc đánh giá, thu thập chứng cứ; một bộ phận điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật; yếu kém về năng lực, trình độ; trách nhiệm ,có biểu hiện bệnh thành tích, nôn nóng trong giải quyết vụ án, quá tin vào lời nhận tội của bị can, bị cáo; việc thu thập, đánh giá chứng cứ chưa thật đầy đủ, khách quan, toàn diện, từ đó có thái độ đối xử với người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội . Hồ sơ vụ án hình sự đưa ra tòa có xu hướng nặng về buộc tội và tại phiên tòa kiểm sát viên còn tập trung vào bảo vệ cáo trạng. Bà Lê Thị NgaPhó chủ nhệm ủy ban Tư pháp cho rằng: “ Nghiên cứu thì thấy rằng ,lời khai nhận tội được coi trọng hơn các chứng cứ gỡ tội khác ,thậm chí có tình trạng hợp thức hóa các chứng cứ khác để phù hợp với lời khai nhận tội.Các cơ quan tiến hành tố tụng thường chỉ cố gắng xác định chứng cứ buộc tội nhưng lại xem nhẹ các chứng cứ gỡ tội”. Tình trạng án oan sai còn do những nguyên nhân khách quan như: Quy định pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự có những vấn đề còn bất cập so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, công tác hướng dẫn, giải thích luật thực hiện chưa thường xuyên và đồng bộ dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất,một số quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự còn hạn chế, bất cập (như: nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng tại phiên tòa…). Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của cơ quan tư pháp, giám định tư pháp nhiều nơi và trên nhiều lĩnh vực còn thô sơ, lạc hậu... 3.Hậu quả . Án oan trong hình sự đem lại hậu quả đặc biệt xấu, tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của cuộc sống xã hội. Đối với người bị án oan: gây tổn hại rất lớn về tinh thần và thể xác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân; dễ mất niềm tin vào cuộc sống ,dễ có những suy nghĩ tiêu cực... Đối với gia đình: ảnh hưởng đến danh dự của những người thân trong gia đình, kinh tế gia đình sa sút, thậm chí đỗ vỡ hạnh phúc gia đình. Đối với các cơ quan chức năng: mất uy tín đối với người dân khi không làm tròn trách nhiệm được giao,... Đối với xã hội: gây ra nỗi hoang mang dư luận, người dân không còn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng điều tra giải quyết, xét xử của các cơ quan chức năng; gây mất trật tự, ổn định của xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Cuối cùng vẫn là NỖI LO SỢ của người dân. Nỗi lo thường trực ám ảnh “bỗng dưng bị mang cái vạ tầy đình” rồi bị đánh đập, bị đe dọa, bị ép cung, bị bắt đóng phim làm tang chứng cho vụ trộm cướp giết người hoặc bất cứ một thứ trọng tội nào đó mà mình không hề biết Cả xã hội phát sốt vì tình trạng sống lơ lửng kéo dài suốt cuộc đời. Cơn bão Haiyan lớn nhất thế kỷ cũng chỉ vài ba ngày rồi có thể đi qua, nhưng nỗi lo sợ vì bị tù oan vẫn còn ở lại với người dân. Như thế thử hỏi người dân Việt làm sao sống được trong “Độc lậpTự Do Hạnh phúc” như cái khẩu hiệu vẫn phải trịnh trọng viết trên đầu bất cứ lá đơn và bất cứ bản kê khai nào. 4. Những vụ án oan tiêu biểu Trong suốt chiều dài của lịch sử với biết bao thăng trầm, biến cố, đặc biệt là trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, có nhiều vụ án oan tiêu biểu gây chấn động xã hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Và sau đây là những tìm hiểu của nhóm em về một số vụ án oan điển hình nhất:

Trang 1

các vụ án oan nhóm 2A chúng em tiến hành cuộc thăm dò với đề tài: “Tác động của dư luận xã hội đối với các vụ án oan ở nước ta hiện nay, nếu những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm khắc phục tình trạng oan sai.”

Cuộc thăm dò của chúng em được tiến hành với mục đích: Qua việc phântích tìm hiểu để thấy được tác động của dư luận xã hội đối với những vụ án oannước ta hiện nay diễn ra theo chiều hướng như thế nào? Tiêu cưc hay tích cực? Từ

đó nêu những kiến nghị, đề xuất, giải pháp, biện pháp cụ thể để khắc phục, từngbước hạn chế và loại bỏ tình trạng trên

Để thực hiện mục đích này nhóm chúng em đã triển khai những nhiệm vụsau:

- Tìm và phân loại tài liệu trên báo, đài, mạng internet về tác động của dưluận xã hội đối với những vụ án oan

- Chọn đối tượng phỏng vấn: Là sinh viên K41 trường đại học Luật Hà Nội

- Đặt ra bảng câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu về tác động dư luận xã hội đốivới những vụ án oan và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng ánoan

- Tiến hành phỏng vấn, phân tích tài liệu và tổng hợp viết báo cáo kết quảthu được

Trang 2

Để hoàn thành cuộc điều tra này nhóm em đã sử dụng phương pháp phântích tài liệu là chủ đạo kết hợp với phương pháp phỏng vấn.

NỘI DUNG I.Dư luận xã hội.

1 Định nghĩa dư luận xã hội.

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của cácnhóm xã hội hay xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liênquan đến lợi ích chung thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiệntrong các nhận định, hành động thực tiễn của họ

Ví dụ: Dư luận xã hội về các vấn đề như an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn giaothông, bạo lực gia đình, bùng nổ dân số,

2 Đối tượng của dư luận xã hội.

Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà chỉ lànhững vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm tới vì nó liên quan tới các nhu cầulợi ích về vật chất hay về tinh thần của họ, các sự kiện hiện tượng xã hội có tínhthời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm mới

có khả năng trở thành đối tượng sư luận của xã hội Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi

có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng, cótầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá vàđưa ra những phương hướng cụ thể Đó có thể là những vấn đề chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội hay đạo đức

3 Chủ thể của dư luận xã hội

Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xãhội Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến của đa số cũng như ý kiến của thiểu

số Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp,

Trang 3

tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích mà nền tảng gắn kết họ lại vớinhau lại là những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung giữa họ.

II Án oan

Vậy, chúng ta tự hỏi án oan là gì? Oan trong vụ án hình sự là nói đến người không

có hành vi phạm tội nhưng lại bị các cơ quan tố tụng ép buộc cho là có tội,có bản

án kết tội của Tòa án, có hiệu lực thi hành và cũng chính bằng bản án của Toà ánkết luận vô tội Số người bị oan trên chủ yếu thuộc loại án giết người, cướp tài sản,hiếp dâm trẻ em không quả tang mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn, án vềkinh tế…

1 Thực trạng.

Tình trạng oan sai đã xuất hiện từ xa xưa và đến nay vẫn còn tồn tại và ngàycàng trở nên nóng bỏng, gay gắt hơn Tình trạng oan sai trong những năm gầnđây diễn biến hết sứa phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng Theo báocáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụngpháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, trong 3 năm từ năm 2012 đến 2014, các

cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can, trong

đó có 71 trường hợp bị xử oan, sai, chiếm 0,02%.(theo thời báo kinh tế Sài Gòn online,số ra ngày 5/6/2015) “Trong hàng trăm ngàn vụ án thì chúng ta phải

khẳng định tỉ lệ các vụ có oan sai là rất nhỏ” –( Bà Lê Thị Nga-Phó chủ nhệm

ủy ban Tư pháp) nhưng bà Nga cũng nhấn mạnh tuy là tỉ lệ nhỏ nhưng cónhững vụ lại đặc biệt nghiêm trọng, tác động rất lớn đến cá nhân, gia đình và

dư luận xã hội Đây lại là những vụ án rất phức tạp, giết người cướp của

2 Nguyên nhân

Trang 4

Trước tình trạng oan sai như hiện nay, chúng ta tự hỏi: Vậy nguyên nhân là do đâu?

Do cơ quan chức năng có thảm quyền hay là do bản thân các nạn nhân? Tình hìnhoan, sai trong trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử chủ yếu do nhiều nguyênnhân Các nguyên nhân chủ quan gồm: Công tác thực hành quyền công tố và kiểmsát điều tra vẫn còn thiếu sót trong việc đánh giá, thu thập chứng cứ; một bộ phậnđiều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật; yếukém về năng lực, trình độ; trách nhiệm ,có biểu hiện bệnh thành tích, nôn nóngtrong giải quyết vụ án, quá tin vào lời nhận tội của bị can, bị cáo; việc thu thập,đánh giá chứng cứ chưa thật đầy đủ, khách quan, toàn diện, từ đó có thái độ đối xửvới người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội Hồ sơ vụ án hình sự đưa ra tòa

có xu hướng nặng về buộc tội và tại phiên tòa kiểm sát viên còn tập trung vào bảo

vệ cáo trạng Bà Lê Thị Nga-Phó chủ nhệm ủy ban Tư pháp cho rằng: “ Nghiên cứuthì thấy rằng ,lời khai nhận tội được coi trọng hơn các chứng cứ gỡ tội khác ,thậmchí có tình trạng hợp thức hóa các chứng cứ khác để phù hợp với lời khai nhậntội.Các cơ quan tiến hành tố tụng thường chỉ cố gắng xác định chứng cứ buộc tộinhưng lại xem nhẹ các chứng cứ gỡ tội”

Tình trạng án oan sai còn do những nguyên nhân khách quan như: Quy định phápluật về hình sự và tố tụng hình sự có những vấn đề còn bất cập so với yêu cầu đấutranh phòng, chống tội phạm chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, công tác hướngdẫn, giải thích luật thực hiện chưa thường xuyên và đồng bộ dẫn đến việc áp dụngpháp luật thiếu thống nhất,một số quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụnghình sự còn hạn chế, bất cập (như: nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bàochữa của người bị buộc tội, tranh tụng tại phiên tòa…) Điều kiện làm việc, cơ sởvật chất, phương tiện kỹ thuật của cơ quan tư pháp, giám định tư pháp nhiều nơi vàtrên nhiều lĩnh vực còn thô sơ, lạc hậu

3.Hậu quả

Trang 5

Án oan trong hình sự đem lại hậu quả đặc biệt xấu, tác động mạnh mẽ tới mọi mặtcủa cuộc sống xã hội Đối với người bị án oan: gây tổn hại rất lớn về tinh thần vàthể xác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân; dễ mất niềm tin vào cuộcsống ,dễ có những suy nghĩ tiêu cực Đối với gia đình: ảnh hưởng đến danh dự củanhững người thân trong gia đình, kinh tế gia đình sa sút, thậm chí đỗ vỡ hạnh phúcgia đình Đối với các cơ quan chức năng: mất uy tín đối với người dân khi khônglàm tròn trách nhiệm được giao, Đối với xã hội: gây ra nỗi hoang mang dư luận,người dân không còn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng điều tra giải quyết, xét xửcủa các cơ quan chức năng; gây mất trật tự, ổn định của xã hội, kìm hãm sự pháttriển của đất nước Cuối cùng vẫn là NỖI LO SỢ của người dân Nỗi lo thường trực

ám ảnh “bỗng dưng bị mang cái vạ tầy đình” rồi bị đánh đập, bị đe dọa, bị ép cung,

bị bắt đóng phim làm tang chứng cho vụ trộm cướp giết người hoặc bất cứ một thứtrọng tội nào đó mà mình không hề biết Cả xã hội phát sốt vì tình trạng sống lơ

lửng kéo dài suốt cuộc đời Cơn bão Haiyan lớn nhất thế kỷ cũng chỉ vài ba ngày

rồi có thể đi qua, nhưng nỗi lo sợ vì bị tù oan vẫn còn ở lại với người dân Như thếthử hỏi người dân Việt làm sao sống được trong “Độc lập-Tự Do- Hạnh phúc” nhưcái khẩu hiệu vẫn phải trịnh trọng viết trên đầu bất cứ lá đơn và bất cứ bản kê khainào

4 Những vụ án oan tiêu biểu

Trong suốt chiều dài của lịch sử với biết bao thăng trầm, biến cố, đặc biệt là trongkhoảng thời gian 5 năm trở lại đây, có nhiều vụ án oan tiêu biểu gây chấn động xãhội, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân Và sau đây là nhữngtìm hiểu của nhóm em về một số vụ án oan điển hình nhất:

Thảm án Lệ Chi Viên – Nỗi đau day dứt nhiều thế hệ

Trang 6

Chắc hẳn ai trong đã từng nghe đến thảm án Lệ Chi Viên một vụ án oan sai kinhđộng trong lịch sử Việt Nam gắn liền với Nguyễn Trãi- người anh hùng dântộc,danh nhân văn hóa nổi tiếng, thảm án đã gây nên cái chết oan uổng và tức tưởi

của hai vĩ nhân và hàng trăm mạng người vô tội Theo cuốn Đại Việt Sử kí toàn thư- bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn- ghi lại: Ngày 27 tháng 7 (âm

lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ởthành Chí Linh, Hải Dương Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở củaNguyễn Trãi Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện GiaĐịnh (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) Cùng đivới vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi

40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn đượcvào hầu bên cạnh vua Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị

Lộ rồi mất Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua Ngay sau khi thái tửBang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãitru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này.Trong cuốn “Lễ nghi học sĩNguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên”, các nhà sử học và một số nhà khoa học

đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậuNguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông Sau 22 năm, vào năm 1464, cụ NguyễnTrãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu minh oan Đương nhiên như các nhàlịch sử và đông đảo trí thức cho là chưa thỏa đáng, vụ án oan thảm khốc này vẫnkhông được làm sáng tỏ đến nơi đến chốn Vụ thảm án là một vết đen của lịch sử,

để cho đến tận ngày nay dư luận vẫn truyền tai nhau bài thơ:

“ Nhân Tông không phải máu Nguyên Long

Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng

Năm tháng ngày giờ Đinh Thắng chép

Trang 7

Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm”

( theo “Ngọc phả họ Đinh”- Đinh Liệt)

 Nguyễn Thanh Chấn- 10 năm ngồi tù oan, gia đình tan nát

Ngày 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên - Bắc Giang chấnđộng bởi một vụ án giết người Chị Nguyễn Thị Hoan bị sát hại với nhiều thươngtích ở đầu, mặt, bụng Động mạch bị đứt và mất máu cấp đã dẫn đến tử vong Saukhi thu thập chứng cứ tại hiện trường và qua quá trình điều tra, Cơ quan điều traCông an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định bắt giữ Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi) trútại thôn Me, xã Nghĩa Trung để truy tố, xét xử

Ngày 30/8/2003, Nguyễn Thanh Chấn, trú cùng thôn với nạn nhân, bị công an triệu tập Bị điều tra viên đánh đập dọa nạt, ép cung bắt nhận tội Chỉ vì gánh nước qua nhà nạn nhân mà ông phải mang danh tội giết người? Điều đó là quá vô lí Ngày 29/9/2003, Nguyễn Thanh Chấn bị khởi tố bị can, tạm giam về tội Giết người.Ngày3/12/2003, công an hoàn tất kết luận điều tra vụ án.Ngày 10/2/2004, VKSND tỉnh Bắc Giang ra cáo trạng truy tố Nguyễn Thanh Chấn về hành vi giết người có tính chất côn đồ.Ngày 26/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang tuyên Nguyễn Thanh Chấn phạm tội Giết người, án tù chung thân

Ngày 5/7/2013, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ Nguyễn Thanh Chấn) có đơn kêu oan gửiđến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cho rằng thủ phạm giết người

là Lý Nguyễn Chung

Ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung, 25 tuổi, đến đầu thú, khai nhận hành vi giết chị Hoan để lấy tiền, hai nhẫn vàng vào tối 25/8/2003.Ngày 29/10/2013, VKSND Tối cao khởi tố vụ án hình sự Giết người, cướp tài sản; khởi tố bị can với Chung vềhai hành vi này

Trang 8

Cuối tháng 10, bố của Chung là Lý Văn Chúc bị bắt khẩn cấp về hành vi đe dọa giết nhân chứng của vụ án.Ngày 4/11/2013, ông Chấn được tạm đình chỉ thi hành

án, trở về với gia đình.Ông Chấn đã được công khai xin lỗi, hiện TAND Tối cao đang làm thủ tục bồi thường 7,2 tỷ đồng cho ông Thời gian 12 năm tù đã trôi qua, tội danh giết người không còn nữa nhưng nỗi đau mà ông và gia đình phải chịu đựng là quá lớn Thật sót sa, đau đớn làm sao trước câu nói hồn nhiên, vô tư của ông : “Anh ơi, điều tra viên dạy em khai như vậy” khi được hỏi :”Sao em lại khai báo các tình tiết trong hồ sơ một cách thuần thục như vậy nhưng khi ra tòa lại

không nhận” (ông Biên-luật sư tại phiên tòa) (theo báo VnExpress số ra ngày

5/11/2013) Câu nói ấy đã gieo vào lòng mỗi chúng ta những băn khoăn, trăn trở, lo

âu về sự nghiêm minh, chính trực của mỗi cán bộ trong bộ máy nhà nước nói chung

và trong các cơ quan công tố, xét xử nói riêng

 Huỳnh Văn Nén –Người tù lịch sử

Ngày 17.5.1998, ông Huỳnh Văn Nén bị bắt tạm giam vì bị nghi là thủ phạm giết

bà Lê Thị Bông ở xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh, Hàm Tân (Bình Thuận).Trong tù, ông Nén nhận tội giết bà Bông, rồi còn khai đã cùng gia đình vợ giết bàDương Thị Mỹ ở chung thôn vào đêm 18.5.1993 Từ lời khai này, Công an BìnhThuận phục hồi điều tra vụ bà Mỹ, khởi tố 9 người trong gia đình vợ ông Nén Vụ

án nổi tiếng này đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam với tên gọi “Vụ án vườn Điều”.Ngày 31.8.2000, TAND tỉnh Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Nén tù chungthân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản.Tổng hợp hình phạt là tù chung thân

Ông Huỳnh Văn Nén nhận tội trước tòa là nguyên nhân chính để tòa án kết tội ông.Nhưng trên thực tế ông Nén đã bị điều tra viên Cao Văn Hùng mớm cung, nhụchình nên mới khai nhận giết bà Lê Thị Bông, thực sự ông Nén không giết bà Bông

và cũng không biết gì về vụ án mạng này

Trang 9

Trong thời gian đó ông có nộp đơn kháng cao kêu oan Do ông Nén nộp đơn khángcáo kêu oan quá thời hạn, ngày 12/12/2000, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM không chấp nhận kháng cáo và đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trong trại giam, khi kiểm sát viên VKSND tỉnh Bình Thuận phúc cung, ông Nénkêu oan nhưng vẫn bị buộc tội Do vậy, tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo vẫn khai nhậntội và sau đó không kháng án, vì không hy vọng được giải oan, sợ bị đánh tiếp…Sau đó, ông Nguyễn Phúc Thành (người dân tại huyện Hàm Tân) đã có đơn tố cáonhân vật Nguyễn Thọ (bạn của ông Thành) là thủ phạm giết bà Bông chứ khôngphải ông Huỳnh Văn Nén giết Đơn tố cáo của ông Thành là nguyên nhân chínhdẫn đến việc Viện KSND Tối cao kháng nghị hủy án để điều tra lại, mở đường choviệc minh oan cho ông Huỳnh Văn Nén Đến ngày 28/11/2015, ông Nén mới đượctrả tự do và ngày 2/12/2015 được các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận xin lỗi côngkhai do việc bắt giam và kết án oan đối với ông 17 năm sống trong tại giam với nỗioan khắc khoải trong lòng, bây giờ tuy đã được minh oan nhưng những đau thương,mất mát vẫn còn đó Gia đình tan nát Ông đã không thể ở bên người mẹ của mìnhtrong những phút giây cuối đời Câu nói trong nước mắt của ông “ mẹ ơi con tự dorôi” trong ngày được trả lại tự do đã để lại biết bao dư âm, nỗi xót xa trong lòngmỗi người dân Việt

 Trần Văn Thêm- thân phận tử tù ngót nửa thế kỉ.

Ông Thêm và ông Văn rủ nhau đi chợ Vè để buôn trám.Khi đến khu vực cầu Diện,cách chợ Vè khoảng 40km thì trời tối Xin vào nhà dân ngủ nhờ không được, haianh em ghé vào ngủ ở lều cắt tóc lụp xụp cạnh Cầu Diện, xã Đồng Tĩnh, huyệnTam Dương, tỉnh Vĩnh Phú (nay tách ra thành tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ).Khoảng 0h ngày 24/7/1970 , một tên cướp tấn công, đánh cụ Thêm bị thương, khiông Văn choàng dậy cũng bị cướp đánh luôn vào đầu Hai anh em cụ Thêm chống

cự lại và kêu cứu thì tên cướp bỏ chạy.Cả hai được đưa vào bệnh viện Tam Dương

Trang 10

cấp cứu nhưng ông Văn sau đó đã tử vong Sau đó, ông Thêm bị cơ quan tố tụngtỉnh Vĩnh Phú cáo buộc giết em họ do là người duy nhất có mặt tại hiện trường.Theo lời của ông Thêm: “Khi dân làng đến cứu thì tôi đang bị thương, trên tay đangcầm chiếc cọc xe thồ dính máu, còn ông Văn bị thương nặng nằm tại chỗ, được đưa

đi Bệnh viện cấp cứu, sau đó tử vong Căn cứ vào tài sản không bị mất, cướp khôngthấy, chỉ thấy lúc đó trên tay tôi đang cầm cọc thồ dính máu nên cơ quan tố tụng épcung buộc tội tôi là hung thủ”

Năm 1973, các cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phú đưa ra xét xử và kết tội cụ Thêmmức án tử hình Không đồng ý với bản án, cụ Thêm kêu oan Đến năm 1974, Tòa

án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm kết tội y án sơ thẩm mức án tử hình

Năm 1976, Căn cứ vào kết luận của cơ quan chức năng, Ủy ban thẩm phán Tòa ántối cao đã mở phiên toà theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ 2 bản ánphúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quyđịnh của pháp luật Cụ thêm được trả về nhà vào ngày 29 tết âm lịch năm 1975, tuynhiên, kể từ đó đến nay, việc điều tra lại vẫn chưa được thực hiện, về mặt pháp lývẫn chưa có quyết định đình chỉ hoặc tiếp tục truy tố đối với bị án Trần Văn Thêm.Đối tượng giết ông Nguyễn Khắc Văn- Phùng Thanh Nhàn, Ty Công an Vĩnh Phú(cũ) đã xác định chính xác và đối tượng đã nhận tội Nhưng do các quy định củapháp luật trong bối cảnh lịch sử có chiến tranh và mới hòa bình nên còn bất cập nênchưa đưa ra xét xử được Năm 1984 đối tượng Phùng Thanh Nhàn là hung thủtrong vụ án của cụ thêm chết trong trại giam(năm 1984) khiến vụ án bị kéo dài.Năm 1997, ông Thêm có đơn đề nghị TAND Tối cao xem xét lại vụ án Ngày6/12/2004, ông Thêm tiếp tục có đơn đề nghị bồi thường thiệt hại, nhưng khôngcòn giữ giấy tờ liên quan vụ án ngoài chứng nhận bị thương mất sức lao động.Năm 2015, cơ quan chức năng thu thập được một số tài liệu cơ bản liên quan đến

vụ án của cụ Trần Văn Thêm và VKS yêu cầu giám đốc thẩm đối với vụ án của cụ

Trang 11

Thêm Ngày 8/8/2015, TAND Tối cao xác định ông Thêm không thực hiện hành viphạm tội Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra bị can Ngày 11/8/2016đại diện TAND Cấp cao tại Hà Nội, VKSND Cấp cao tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổchức xin lỗi ông Trần Văn Thêm, người mang thân phận tử tù suốt hơn 40 năm, vàcông bố quyết định đình chỉ bị can.

Ngày 2/9/2016 Gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 nămmang thân phận tử tù) đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai với số tiền hơn 8,3 tỷđồng Tuy nhiên, số tiền bồi thường trên vẫn đang được thỏa thuận bởi các cơ quannhà nước và cụ Thêm Tuy nhiên, ông không quên xúc động kể lại nỗi khổ 43 nămmang thân phận tử tù Quãng thời gian ấy, cũng chính là chuỗi ngày dài đằng đẵngông và gia đình vác đơn kêu oan khắp nơi Thế nhưng hết lần này đến lần khác, câutrả lời ông nhận được đều không như mong đợi

III Tác động của dư luận về những vụ án oan

Mặc dù nhà nước có hệ thống, kiểm sát hoạt động tư pháp tuy nhiên trong những năm gần đây việc tham gia của báo chí, mạng xã hội và đông đảo quàn chúng nhân dân vào các vụ án nhất là các vụ án oan sẽ góp phần điều tra kĩ lưỡng, phân tích sâu sắc và phản biện mạnh mẽ hơn Trong thời gian dư luận đã rúng độngbởi các vụ án oan, điển hình như vụ Huỳnh Văn Nén Nguyễn Thanh Chấn, Trần Văn Thêm Người dân liên tục đặt câu hỏi, liệu đây có là thông tin thật không? Tại sao sau một khoảng thời gian rất dài các vụ án mới được khám phá ra hung thủ thật sự? Ccác cơ quan chức năng đã làm gì trong một khoảng thời gian dài như thế?Trách nhiệm của các bên liên quan bị xử lý như thế nào? Mức bồi thường cũng là vấn đề lớn được dư luận quan tâm Bồi thường như thế nào(cả vật chất lẫn tinh thần)? Bồi thường vật chất thì số tiền là bao nhiêu? Bồi thường tinh thần thì dưới những hình thức nào? Dư luận cũng đặt câu hỏi hoài nghi rằng sau khi những vụ ántrên được khám phá thì còn bao nhiêu vụ án đang trong quá trình thụ lý có vấn đề? Cần có những phương hướng nào để sớm khắc phục tình trạng án oan, lấy lại niềm

Trang 12

tin của nhân dân đối với các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật? Dư luận xã hội tạo áp lực, thúc ép các cơ quan chức năng vào cuộc Dư luận xã hội tạo được sức lan tỏa trong xã hội về đấu tranh xử lí các hành vi phạm tội cũng như tìm ra công lí trong những vụ án oan sai Sau đây là những tìm hiểu của nhóm 2A chúng em về tác động của dư luận xã hội đối với các vụ án oan.

1 Khi vụ VKS tạm đình chỉ với bị can và sau đó vụ án được đưa lên ra trước

công luận

Khi các cơ quan chức năng như: Tòa án, viện kiểm sát đề nghị kháng nghị theo thủtục tái thẩm, giám đốc thẩm, các vụ án được điều tra lại thì báo chí liên tục đăng bài lên, những vụ đó án là những vụ mà những người đang chịu án được tạm tha sau nhiều năm thi hành án, vì đã có người nhận là hung thủ ra đầu thú Lúc đó người dân đã bàng hoàng đặt ra rất nhiều câu hỏi, đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc, nếu thực sự bị oan cần làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan dựa trên tinh thần đúng người, đúng tội, trách nhiệm đến đâu xử lý đến đó, bồi thường như thế nào cho hợp lý

Ví dụ, như vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén, ngồi tù oan 17 năm vì tội giếtngười, cướp tài sản năm 1998 Sự bức xúc của dư luận xã hội đã buộc Tòa án nhândân tỉnh Bình Thuận điều tra, xử lí nghiêm minh và trình tố tụng của các vụ án( từkhâu điều tra, truy tố, xét xử) Đây là cơ sở buộc các cơ quan chức năng phải tiếnhành điều tra, xét xử lại vụ án.bồi thường thỏa đáng Nếu dư luận xã hội không lêntiếng liệu vụ án có bị bưng bít? Quá trình minh oan của ông có sự tham gia của rấtnhiều người, nhiều thành phần xã hội khác nhau Đầu tiên, phải kể đến các luật sư,những người đã “đồng hành” cùng ông hơn 17 năm trời, họ bỏ công sức, tiền bạccủa chính mình chỉ để thực hiện một mục đích duy nhất: Sáng tỏ sự thật, minh oancho người vô tội Tiếp đến là báo giới, nhiều phóng viên quyết không bỏ cuộc, kiêntrì tìm hiểu sự việc, phơi bày những chứng cứ minh oan cho ông

Ngày đăng: 28/02/2019, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w