Những hạn chế, tồn tại của pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 88 - 99)

3. Phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có

2.2.6. Những hạn chế, tồn tại của pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

2.2.6.1. Thiếu hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trạm cấp LPG (hệ thống trạm cấp cấp LPG trung tâm)

Các bộ tiêu chuẩn chính thức cho việc xây dựng hệ thống trạm cung cấp LPG cho ô tô chưa được ban hành. Việc này khiến cho doanh nghiệp phải vừa làm vừa "mò mẫm", tự xây dựng đề án rồi trình, rồi sửa lại vì cơ quan chức năng chưa chấp nhận. Năm 2006, Bộ Xây dựng mới ban hành 2 tiêu chuẩn TCXDVN 377: 2006 và TCXDVN 387: 387- Hệ thống cấp khí đốt trong nhà- Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt và nghiệm thu. Tuy nhiên, hai tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành với đối tượng áp dụng là khí thiên nhiên chủ yếu là Metan, trong khi khí đốt làm nhiên liệu sinh hoạt chủ yếu hiện này là LPG.

Mặt khác, các tiêu chuẩn hệ thống cung cấp LPG trung tâm chưa thoả mãn được những vấn đề cụ thể trong thực tế thiết kế và thi công hệ thống cung cấp LPG trung tâm.

2.2.6.2.Việc yêu cầu cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng kinh doanh LPG

phải được đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, phòng độc và được Công an tỉnh,

thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng cháy, chữa cháy là không cần thiết vì bản thân cơ sở kinh doanh LPG đã phải có Giấy chứng nhận bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy do Công an cấp tỉnh cấp có nghĩa là cơ sở đã phải đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người cho công tác phòng chống cháy nổ.

2.2.6.3. Điều kiện về an ninh trật tự trong kinh doanh không thống nhất với quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngày 03/9/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2009, thay thế Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nghị định này quy dịnh điều kiện về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:

(i) Sản xuất con dấu;

(ii) Sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên);

(iii) Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ, sửa chữa súng săn, sản xuất pháo hoa;

(iv) Cho thuê lưu trú, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng;

(v) Hoạt động in; (vi) Dịch vụ cầm đồ;

(vii) Kinh doanh karaoke; vũ trường; xoa bóp (massage, tẩm quất); (viii) Trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh casino;

(ix) Dịch vụ đòi nợ.

Trong khi đó, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 quy định về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng lại quy định điều kiện an ninh trật tự đối với trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ôtô, trạm cấp LPG, cửa hàng bán LPG chai phải có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên,

kinh doanh LPG không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nên không thuộc trường hợp được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Do vậy, quy định điều kiện về an ninh, trật tự dưới hình thức giấy xác nhận là không phù hợp, không khả thi.

2.2.6.4. Về thời hạn và hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG và việc gia hạn hiệu lực của giấy phép

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG có quy định thời hạn và hiệu lực (giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai, nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG, cửa hàng bán LPG có thời hạn hiệu lực trong 05 năm kể từ ngày cấp). Tuy nhiên, chưa có căn cứ khoa học và thực tiễn hợp lý lý giải cho việc xác định thời hạn hiệu lực của giấy phép. Việc giới hạn thời hạn hiệu lực của giấy phép dường như chỉ để phục vụ cho công tác giám sát, theo dõi của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Cũng như đa số các giấy phép khác, Nghị định về kinh doanh LPG có quy định về quyền được gia hạn giấy phép. Tuy vậy, pháp luật chỉ quy định chung chung khi hết thời hạn hiệu lực thương nhân phải làm thủ tục theo quy định để được chứng nhận thời gian tiếp theo, không quy định cụ thể, rõ ràng về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện được gia hạn. Vì vậy, việc gia hạn, nếu có nhu cầu, là không tự động, không đương nhiên mà phải làm thủ tục như xin cấp lần đầu. Do đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện gia hạn, độ phức tạp, khó khăn và vất vả về bản chất không kém so với trước. Tuy nhiên, điều khác biệt là, khi xin gia hạn, người xin phép đã có kinh nghiệm xin phép, đã thiết lập được mối quan hệ trong xin phép, nhờ đó, việc gia hạn có thể dễ dàng và ít tốn kém hơn so với xin phép lần đầu.

2.2.6.5. Thiếu quy định cụ thể về chế tài xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh LPG

Nghị định số 107 không hướng tập trung riêng vào việc kiểm soát gian lận thương mại LPG giả, hay sang chiết LPG lậu nên thiếu chế tài xử lý đối với

các hành vi vi phạm. Do vậy, công tác đấu tranh chống LPG giả, LPG lậu cần tới những quy định riêng, với những công cụ mạnh tay hơn, và sự tham gia quyết liệt của cơ quan chức năng như Quản lý thị trường, Công an kinh tế…

Điều 50 của Nghị định 107 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) như sử dụng trạm nạp di động, nạp từ xe bồn, nạp vào chai mini không được phép nạp lại, nạp vào chai không thuộc sở hữu... Chiếm giữ trái phép, mua bán, trao đổi chai LPG không thuộc sở hữu (trừ trường hợp thuê nạp), nhái chai, nhái nhãn hàng hóa... Mọi hình thức như đầu cơ trục lợi, bán thiếu khối lượng, gian lận chất lượng LPG, chiếm đoạt chai LPG của thương nhân kinh doanh LPG khác... cũng bị cấm.

Các thương nhân kinh doanh LPG vi phạm các quy định trên, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Các tổng đại lý nếu vi phạm sẽ bị rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai, giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG, giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô...

Nghị định quy định về kinh doanh LPG có quy định các hành vi vi phạm các điều kiện kinh doanh LPG nhưng lại chưa quy định chế tài xử lý vi phạm. Do vậy, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh LPG. Các quy định về chế tài xử lý vi phạm điều kiện kinh doanh là nội dung quan trọng tạo dựng hành lang pháp lý bảo đảm cho thị trường LPG phát triển bền vững. Mặc dù tại Điều 58 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP đã xác định các hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh LPG (thương nhân kinh doanh LPG đầu mối; thương nhân là tổng đại lý, đại lý; cửa hàng bán LPG chai; trạm nạp LPG vào ô tô; chủ sở hữu trạm cấp LPG; kinh doanh dịch vụ và cho thuê dịch vụ LPG) nhưng các quy định này còn rất chung chung, chưa đầy đủ. Nội dung rất quan trọng là các

biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm đó thì chưa được xác định. Vậy khi các bên tham gia hoạt động kinh doanh LPG vi phạm thì chế tài nào được áp dụng, trường hợp nào xử lý vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, trường hợp nào phải truy cứu trách nhiệm hình sự? Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ trong quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG.

2.2.6.6. Những bất cập trong các ác quy định về điều kiện kinh doanh LPG (i) Về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG:

Nghị định 107 quy định các đầu mối xuất nhập khẩu trực tiếp hay đại lý phân phối LPG cấp 1 phải có đủ 300.000 chai (không tính chai mini), bồn chứa LPG tối thiểu 800m3, các doanh nghiệp kinh doanh LPG khác nếu không đáp ứng đủ điều kiện phải chuyển mô hình hoạt động. Theo một chuyên gia, việc chỉ còn một số đầu mối đủ khả năng xuất nhập LPG trực tiếp hay phân phối có thể giúp sàng lọc lại thị trường, nhưng ít nhiều sẽ sinh ra tình trạng độc quyền của một vài “ông lớn”, ảnh hưởng tới giá LPG. Mặt khác, để tránh sức ép thua lỗ, không loại trừ việc các công ty nhỏ, đại lý vẫn sẽ cố tình vi phạm để kiếm lời.

Để ngăn chặn tình trạng các công ty kinh doanh LPG chiếm dụng chai LPG của đơn vị khác, sang chiết trái phép gây mất an toàn, Theo đó, điều kiện xuất, nhập khẩu LPG; có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam dưới hình thức hợp đồng sở hữu, liên doanh... ; có kho tiếp nhận LPG tối thiểu 3.000m3; có tối thiểu 300.000 chai LPG các loại (trừ chai mini); có trạm nạp LPG và có hệ thống phân phối LPG đủ tiêu chuẩn.

Việc đặt ra điều kiện doanh nghiệp xuất nhập khẩu LPG phải có 300.000 chai LPG cũng nhằm mục đích duy trì sự ổn định trong việc cung cấp mặt hàng này ra thị trường, tránh tình trạng chiếm dụng trái phép vỏ bình giữa các doanh nghiệp.

(ii) Về điều kiện về trạm nạp LPG vào chai:

Nghị định 107 chưa có những quy định chặt chẽ với hoạt động sang chiết LPG. Với 1,6 triệu chai LPG đang lưu thông trên thị trường, mối lo lớn của các doanh nghiệp kinh doanh LPG chính là LPG lậu, LPG giả. Những công ty LPG nhỏ chỉ bị ép về việc không xuất nhập khẩu LPG trực tiếp, nhưng vẫn có thể thoải mái sang, chiết LPG. Mặc dù, các công ty, trạm chiết nạp thuê khi sang nạp LPG cho các đại lý không cùng hệ thống phải có hợp đồng và chịu trách nhiệm về sản phẩm mình nạp LPG nhưng rất khó kiểm soát vấn đề này.

Các quy định về trạm nạp LPG, tiêu chuẩn đại lý với mặt hàng này cũng nhằm mục đích giải quyết tình trạng lộn xộn trên thị trường LPG.

(iii) Điều kiện kinh doanh không có cơ sở, không khả thi và gây khó khăn cho thương nhân kinh doanh LPG

Hiện cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh, chiết xuất LPG. Nếu quy định 300.000 chai LPG/doanh nghiệp sẽ làm cho mức tổng đầu tư cũ và mới của cả nước vượt trên 24 triệu chai LPG, tương đương gần 10.000 tỉ đồng. Trong khi thực tế tổng nhu cầu LPG dân dụng hiện nay chỉ khoảng 700.000 tấn/năm, cần tổng nhu cầu khoảng 8 triệu chai LPG với quy mô vốn chỉ 3.200 tỉ đồng. Như vậy, chỉ tính riêng thị trường chai LPG đã lãng phí hơn gấp ba lần vốn cần thiết. Đáng lưu ý hơn, nhà máy sản xuất chai LPG lớn nhất hiện nay của PetroVietnam sản xuất hết công suất liên tục trong một năm cũng chỉ được 300.000 chai LPG. Thế nhưng theo quy định thì từ ngày nghị định được ban hành đến ngày 30/9/2010 chỉ có chín tháng, làm sao 80 doanh nghiệp kinh doanh, xuất nhập khẩu LPG, thương nhân phân phối cấp I có thể mua cho đủ mỗi doanh nghiệp 300.000 chai LPG?

Một trong những quy định làm doanh nghiệp lo lắng tại Nghị định 107 là để được xuất nhập khẩu LPG, thương nhân phải đáp ứng điều kiện có tối

thiểu 300.000 chai LPG các loại... Theo nghị định, các doanh nghiệp nhỏ khó đầu tư số lượng chai LPG theo quy định. Ngoài ra, điều kiện đối với thương nhân phân phối LPG cấp I là phải có kho với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3 đến 3.000 m3…Cũng theo nghị định này, các cơ sở kinh doanh LPG đang hoạt động không đáp ứng đủ các điều kiện chỉ được hoạt động đến hết ngày 30/9/2010.

Theo các doanh nghiệp, quy định này trái với Luật Doanh nghiệp, ảnh hưởng mạnh đến sự sống còn của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hiện nay tại các doanh nghiệp, đại lý, người sử dụng đã có chai LPG và kho tồn trữ đáp ứng đủ nhu cầu của từng địa phương thì việc đầu tư chai LPG và kho thêm nữa để làm gì.

Không có lý do gì để được kinh doanh LPG phải làm một trạm chiết có sức chứa tối thiểu 800 m3. Nếu phải dự trữ thì có thể dự trữ sẵn trong chai LPG chứ không nhất thiết phải đi xây kho chứa với khối lượng lớn như vậy. Các đơn vị có thương hiệu, có thế mạnh về tổ chức, phân phối LPG chai không nhất thiết phải đi xây kho mà phải để họ mua lại hàng của đơn vị có thế mạnh về kinh doanh kho và xuất nhập khẩu. Có như vậy thị trường mới tối ưu, giúp hạ giá thành, góp phần tăng năng lực cạnh tranh. Các đơn vị xuất nhập khẩu giỏi nhưng yếu về phân phối LPG chai thì không lý gì bắt họ phải đầu tư 120 tỉ đồng để có 300.000 chai LPG (giá 400.000 đồng/chai LPG) thì mới cho họ quyền nhập khẩu LPG. Nếu quy định như thế thì ngành kinh doanh LPG sẽ phải lãng phí không biết bao nhiêu tiền một cách kém hiệu quả vào việc mua sắm chai LPG và xây kho chứa.

(iv) Điều kiện chai LPG lưu thông trên thị trường:

Đối với chai LPG lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn, đăng ký hàng hóa, thương hiệu. Chai LPG đã qua sử dụng phải thực hiện tái kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định. Chai, màu

sơn chai LPG phải còn nguyên hình dạng thiết kế ban đầu, các chai này phải có đầy đủ hồ sơ và được lưu giữ theo quy định.

(v) Hoạt động kinh doanh LPG phức tạp hơn nhiều so với mặt hàng

xăng dầu, do đó, quy định thời gian chuyển tiếp từ ngày 15/01/2010 tới ngày 30/9/2010 chính là để các doanh nghiệp hoàn thiện những điều kiện còn thiếu so với yêu cầu của Nghị định 107/2009/NĐ-CP. Mặc dù các quy định về điều kiện kinh doanh LPG tại Nghị định 107/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2010 là chặt chẽ, nhưng không nhằm mục đích thu hẹp đối tượng kinh doanh. Các điều kiện mới về kinh doanh LPG nhằm thiết lập thị trường hoạt động ổn định, chứ không phải để thu hẹp đối tượng tham gia thị trường. Nghị định 107/2009/NĐ-CP nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh LPG lành mạnh, chứ không phải do cơ quan quản lý thấy có nhiều đầu mối kinh doanh, thì đặt ra các điều kiện để thu hẹp nhằm dễ quản lý. Nghị định này góp phần tạo lập thị trường ổn định và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Nghị định 107/2009/NĐ-CP chỉ tăng các điều kiện bắt buộc khi thương nhân kinh doanh mặt hàng LPG, chứ không nhằm giảm quyền của thương nhân. Điều quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp là phải nghiên cứu kỹ điều kiện kinh doanh mà Nghị định 107/2009/NĐ-CP đã quy định nhằm đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu và bổ sung các điều kiện để không bị loại khỏi thị trường

2.2.6.7. Những bất cập trong quản lý thị trường LPG (i) Về quản lý giá LPG:

Điểm mới nhất của Nghị định là thương nhân đầu mối quy định giá LPG trong hệ thống của mình, có trách nhiệm báo giá mỗi lần thay đổi giá LPG về cơ quan chủ quản. Quy định về việc các đầu mối kinh doanh LPG ban hành giá bán lẻ trong hệ thống và chịu trách nhiệm giữ giá bán này tới tận tay người tiêu dùng chính là việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây là quy định ràng buộc trách nhiệm của các đầu mối với chính sản phẩm của mình,

(ii) Tình trạng LPG giả, LPG lậu tràn lan:

Từ ngày 01/10/2010, Nghị định số 107 có hiệu lực toàn diện nhưng các

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)