Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 99 - 103)

3. Phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có

3.2.1.Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH LPG

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG và những yêu cầu của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang đặt ra cho nhà nước, các cơ quan quản lý về hoạt động thương mại những nhiệm vụ cụ thể nhằm sớm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh mặt hàng LPG nhằm bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, đồng thời thiết lập trật tự, kỷ cương, tạo dựng hành lang pháp lý bảo đảm thị trường LPG phát triển lành mạnh.

3.1.1. Không hạn chế quyền tự do kinh doanh, phát huy tiềm năng dầu

khí quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là vốn, kỹ thuật, công nghệ... để phát triển thị trường LPG.

3.1.2. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng. người tiêu dùng.

3.1.3. Xây dựng hệ thống các điều kiện kinh doanh đồng bộ, minh bạch, đảm bảo tính khả thi và thống nhất trong hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp đảm bảo tính khả thi và thống nhất trong hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh LPG phát triển phù hợp thông lệ quốc tế.

3.2. Kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG về điều kiện kinh doanh LPG

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG kinh doanh LPG

3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về kinh doanh LPG

Để phổ biến việc sử dụng LPG trên phương tiện giao thông vận tải, chúng ta cần phải thiết lập hệ thống cung cấp nhiên liệu rộng rãi và nhà nước nên có chính sách khuyến khích về giá đối với nhiên liệu LPG sử dụng cho

mục đích này trong giai đoạn đầu. Mặt khác, Cục Đăng kiểm Việt Nam nên sớm ban hành những văn bản pháp quy về tiêu chuẩn kiểm định đối với các loại phương tiện giao thông vận tải sử dụng LPG làm nhiên liệu.

Bãi bỏ giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do không cần thiết và Nghị định của Chính phủ không quy định ngành nghề kinh doanh LPG được cấp loại giấy này.

Bãi bỏ quy định cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng kinh doanh LPG phải được đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, phòng độc và được Công an tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy. Chỉ cần yêu cầu cán bộ quản lý, nhân viên cơ sở kinh doanh LPG phải có kiến thức về phòng chống cháy nổ là đủ.

3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật có liên quan đến điều kiện kinh doanh LPG

Vị thế của LPG trên thị trường nhiên liệu còn phải chịu ảnh hưởng của chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trước tiên, điều đó là quy định thuế khi bán LPG. Hỗ trợ LPG như một loại nhiên liệu thay thế cho xe ô tô có ý nghĩa rất lớn trước hết là tập hợp số lượng xe lớn (chủ yếu là dịch vụ taxi, phương tiện giao thông công cộng...). Kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với các phương tiện vận tải sử dụng LPG. Các dòng xe giá rẻ như Matiz rất khó để có thể lắp đặt bộ chuyển đổi. Các xe chuyển đổi được đều là dòng xe đắt tiền. Trong khi đó, một chiếc xe nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu 83% thuế nhập khẩu, 50% tiêu thụ đặc biệt, 5% VAT, giá thành đội lên gấp gần 3 lần so với giá mua. Bộ Tài chính nên có chính sách ưu đãi, giảm thuế đối với các doanh nghiệp vận tải nhập khẩu xe chạy bằng LPG, đặc biệt là giảm thuế nhập khẩu bộ chuyển đổi từ 10% xuống 0% nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường Autogas phát triển [16].

Để ứng dụng rộng rãi LPG và thúc đẩy thị trường Autogas tại Việt Nam trong thời gian tới, cần xây dựng cơ sở pháp lý với hệ thống quy chuẩn,

tiêu chuẩn trong các khâu: sản xuất, nhập khẩu, lắp ráp bộ chuyển đổi, đăng kiểm và cung cấp LPG [21]. Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn về thiết kế, thi công và nghiệm thu hệ thống cấp LPG trong nhà cho phù hợp với thực tế Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu, học tập và ứng dụng các Tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới.

Các Bộ, ngành chức năng sớm ban hành bộ tiêu chuẩn chính thức cho việc xây dựng trạm tiếp nhiên liệu LPG cho ô tô. Khi đã có bộ tiêu chuẩn, doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để xây dựng dự án cho hiệu quả và đúng chuẩn mực. Tránh tình trạng vừa làm, vừa sửa như hiện nay.

Bổ sung hướng dẫn, quy định về việc quy hoạch hệ thống cung cấp LPG trung tâm cho các khu đô thị mới đồng bộ với phát triển hạ tầng. Bổ sung hiệu chỉnh các Tiêu chuẩn kỹ thuật về tốn chứa, tuyến ống (thiết kế, lắp đặt, vận hành), hệ thống đường ống dẫn LPG trong nhà (thiết kế, lắp đặt và vận hành). Kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị trong đó có hệ thống cung cấp LPG. Ngoài các tiêu chuẩn hiện có, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn liên quan đến mạng đường ống dẫn LPG trong khu đô thị, dẫn LPG bên trong toà nhà, tồn chứa và cung cấp LPG cho nhu cầu LPG đô thị và giao thông vận tải. Bộ Công Thương cần sớm ban hành Nghị định về An toàn công trình dầu khí trên đất liền.

Yêu cầu các bộ có liên quan xem xét và sử dụng các kết quả rà soát, phân tích, đánh giá về điều kiện kinh doanh, đồng thời thực hiện bổ sung, sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh LPG cho phù hợp.

Yêu cầu các bộ có liên quan xem xét và sử dụng các kết quả rà soát, phân tích, đánh giá về điều kiện kinh doanh, đồng thời thực hiện bổ sung, sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh LPG cho phù hợp theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát

thủ tục hành chính. Theo đó cần rà soát, đánh giá và chuẩn hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG để kịp thời kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

3.2.1.3. Ban hành Nghị định riêng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh LPG

Để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan thực thi pháp luật ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật điều kiện kinh doanh trong hoạt động kinh doanh LPG cần thiết phải ban hành một Nghị định riêng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh LPG. Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện lần cuối Dự thảo Nghị định này để kịp trình Chính phủ ban hành vào đầu năm 2011. Đây là giải pháp hữu hiệu để thiết lập kỷ cương trong hoạt động kinh doanh LPG, góp phần bình ổn thị trường, duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng LPG.

Dự thảo Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh LPG. Các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập lhẩu, sản xuất, chế biến, chiết, nạp, trạm cấp, kinh doanh phân phối, kinh doanh dịch vụ LPG, bao gồm: vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, chế biến; phân phối LPG… và đặc biệt là các vi phạm về điều kiện kinh doanh LPG. Ngoài việc áp dụng mức phạt tối đa đến 70.000.000 đồng, các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh LPG còn bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung rất nghiêm khắc: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG; thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có; buộc tái xuất hoặc tiêu hủy LPG không đảm bảo chất lượng; buộc thu hồi chai LPG vi phạm điều kiện lưu thông.

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 99 - 103)