Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN
2.1. Tổng quan pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG
Điều kiện kinh doanh LPG được quy định tai Nghị định số 107/2009/NĐ-CP không hạn chế quyền kinh doanh của các thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh LPG trên thị trường mà chỉ quy định những điều kiện bắt buộc, tối thiểu đối với thương nhân hoạt động kinh doanh LPG trong từng khâu.
Trong các điều kiện kinh doanh LPG đáng chú ý nhất là điều kiện kinh doanh bằng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG cấp cho trạm nạp LPG vào chai, cửa hàng LPG, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG có thể coi là giấy chứng nhận có đủ các giấy chứng nhận về điều kiện kinh kinh doanh LPG (xem Bảng 2).
Sở Công Thương Cấp phép: 07 hoặc 10 ngày, từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ GCN đủ điều kiện kinh doanh LPG
Địa điểm kinh doanh Điều kiện về An ninh trật tự
Điều kiện về PCCC
Điều kiện Môi trường
Điều kiện về tiêu chuẩn,
đo lường, chất lượng Điều kiện khác Điều kiện về
ĐKKD
THƯƠNG NHÂN
Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư, xây dựng.
GCN đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh cấp theo Luật Doanh nghiệp/Luật Đầu tư (trong đó có đăng ký kinh doanh LPG)
Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy (cơ quan PCCC cấp tỉnh cấp).
2. Giấy chứng nhận/
Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy.
1. Giấy chứng nhận đăm bảo an toàn về vệ sinh môi trường do Sở KHCNMT cấp.
2. Báo cáo tác động môi trường do Sở KHCN kiểm tra, xác nhận đối với cửa hàng bán lẻ hoặc Bộ KHCN đối với dung tích > 3000m3
3. Phương án PCCC, ứng cứu sự cố tràn dầu do Sở KHCN phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận (đối với kho cẳng xăng dầu).
1. GCN đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG do Bộ KH&CN cấp.
2. Giấy xác nhận bảo đảm điều kiện quy định về an toàn, tiêu chuẩn chất lượng.
3. GCN/Chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về bảo quản, đo lường, chất lượng.
4. Phiếu kết quả kiểm định từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra đo lường.
5. GCN đăng ký nhãn hàng hoá, thương hiệu.
1. Giấy xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG do Bộ Công Thương cấp 2. GCN/Chứng chỉ về an toàn lao động, vệ sinh lao động
3. Phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3.Giấy khám sức khoẻ của cơ quan y tế 4."Văn bản xác nhận"
quyền sử dụng hợp pháp chai LPG.
5. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
6. GCN kiểm định thiết bị đo kiểm và an toàn.
7. Giấy đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường.
8. Đăng ký hệ thống đại lý LPG.
Bảng 2. Sơ đồ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG
2.1.1.1. Điều kiện về đăng ký kinh doanh LPG
Theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, chủ thể kinh doanh LPG là thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh mặt hàng LPG. Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thương nhân hội đủ các điều kiện sau đây [18]:
(i) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh.
(ii) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.
(iii) Có trụ sở chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp: là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
(iv) Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật.
(v) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thương nhân kinh doanh LPG được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện nêu trên. Tuy nhiên, do kinh doanh LPG yêu cầu phải có điều kiện nên thương nhân chưa có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.1.1.2. Địa điểm kinh doanh LPG
Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ
đăng ký trụ sở chính [18]. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh [9].
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Điều 35), trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam và địa chỉ của doanh nghiệp cần phải bao gồm các thông tin về số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
(i) Địa điểm kinh doanh của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, được xây dựng theo quy hoạch bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu 1 năm để tiếp nhận tầu chở LPG; có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu với tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000m3.
Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng trạm nạp và trang thiết bị của trạm nạp (thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và các thiết bị phụ trợ) tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.
Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với trạm nạp LPG vào chai.
Sơ đồ mặt bằng (tối thiểu khổ giấy A2) bao gồm các thông tin về: vị trí bồn chứa, trạm nạp, vị trí xuất hoặc nhập LPG vào xe bồn, kho bãi, nhà xưởng, làn đường có xe tải chạy, thiết bị báo cháy và chữa cháy, hệ thống ống dẫn LPG, hệ thống điện, điều khiển ngừng cấp. Bản vẽ mặt bằng phải ghi rõ dung tích các bồn chứa; vị trí, kích thước và khoảng cách an toàn tối thiểu quy định.
(ii) Địa điểm sản xuất, chế biến LPG
Địa điểm kinh doanh của thương nhân sản xuất, chế biến LPG phải đảm bảo các điều kiện sau: cơ sở sản xuất, chế biến LPG (nhà máy sản xuất LPG) theo đúng quy hoạch, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng; phòng thử nghiệm chất lượng LPG đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LPG; kho LPG (ngoài sức chứa kho đã được phê duyệt trong dự án đầu tư) với tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 5.000 m3 được xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.
(iii) Địa điểm của thương nhân phân phối LPG cấp I
Địa điểm kinh doanh của thương nhân phân phối LPG cấp I phải đảm bảo các điều kiện sau: kho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3 để tiếp nhận LPG từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác, được xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở hữu góp vốn xây dựng; trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai; hệ thống phân phối LPG trực thuộc, bao gồm: cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào ô tô và có tối thiểu 20 đại lý kinh doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý) đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
(iv) Địa điểm trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ôtô và trạm cấp LPG
Địa điểm trạm nạp LPG vào chai phải phù hợp quy hoạch và dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng. Việc xây dựng trạm nạp LPG vào chai phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và quy định pháp luật khác có liên quan về xây dựng công trình LPG. Theo đó, trạm nạm LPG vào chai phải có Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng trạm nạp và
trang thiết bị của trạm nạp: thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.
Sơ đồ mặt bằng (tối thiểu khổ giấy A2) bao gồm các thông tin về: vị trí bồn chứa, trạm nạp, vị trí xuất hoặc nhập LPG vào xe bồn, kho bãi, nhà xưởng, làn đường có xe tải chạy, thiết bị báo cháy và chữa cháy, hệ thống ống dẫn LPG, hệ thống điện, điều khiển ngừng cấp. Bản vẽ mặt bằng phải ghi rõ dung tích các bồn chứa, vị trí, kích thước và khoảng cách an toàn tối thiểu quy định.
Trạm nạp LPG vào chai phải có hàng rào bảo vệ xung quanh, bảo đảm thông thoáng và phải tuân thủ khoảng cách an toàn theo quy định tại quy chuẩn Việt Nam có liên quan.
Trạm nạp LPG vào ôtô và Trạm cấp LPG phải được xây dựng theo quy hoạch, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; có giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng. Đây được coi là tài liệu chứng minh địa điểm trạm cấp LPG phù hợp quy hoạch, tính hợp pháp về đầu tư xây dựng, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(v) Địa điểm của Tổng đại lý, Đại lý và cửa hàng kinh doanh LPG Tổng đại lý kinh doanh LPG phải đảm bảo điều kiện sau: có kho chứa chai LPG và LPG chai được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành có sức chứa tối thiểu 2.000 chai LPG hoặc LPG chai các loại (trừ chai mini); hệ thống phân phối LPG, bao gồm cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô, có tối thiểu 10 đại lý đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh LPG.
Đại lý kinh doanh LPG phải đảm bảo điều kiện sau: có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Cửa hàng kinh doanh LPG phải có thiết kế xây dựng theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN 2622: 1995. Việc xây dựng cửa hàng kinh doanh LPG phải thực hiện các quy định về diện tích mặt bằng, yêu cầu kết cầu xây dựng, nơi bán hàng, kho chứa hàng, khu phụ cửa hàng và cung cấp điện tại Mục 5, Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN 6223: 1996 - Cửa hàng khí đốt hoá lỏng- yêu cầu chung về an toàn.
(vi) Địa điểm kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập LPG Thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập, giao nhận LPG phải đảm bảo điều kiện sau: cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, được xây dựng theo quy hoạch bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu một năm để tiếp nhận chở LPG hoặc phương tiện vận chuyển khác. Có kho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 1.000m3 trở lên thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, xây dựng theo quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.1.3. Điều kiện về an ninh, trật tự
Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh LPG (là đơn vị thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn chứa và phân phối, bao gồm: nhà máy sản xuất, chế biến LPG; cảng xuất, nhập LPG; kho tồn chứa LPG, kho bảo quản chai LPG và LPG chai, cửa hàng bán LPG, trạm nạp LPG vào chai, xe bồn; trạm nạp LPG vào ô tô; trạm cấp LPG; vận chuyển LPG và cho thuê phương tiện vận chuyển LPG) phải thường xuyên tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Thương nhân kinh doanh LPG phải tổ chức kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh LPG thuộc mình quản lý tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh trật tự. Trong các cơ sở kinh doanh LPG thì cửa hàng bán LPG chai, trạm nạp
LPG vào chai, trạm cấp LPG và trạm nạp LPG vào ô tô phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Trong khi đó, điều kiện an ninh trật tự dưới hình thức Giấy xác nhận đủ điều kiện do cơ quan Công an cấp theo quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Nghị định số 72/2009/NĐ-CP lại không quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh LPG.
Sự không thống nhất giữa các Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đã làm phát sinh những cách hiểu khác nhau trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 107/2009/NĐ-CP. Giải pháp tình thế được đưa ra: Trong thời gian chưa có thông tư hướng dẫn điều kiện quy định về an ninh, trật tự đối với mặt hàng LPG thì thực hiện theo Công văn số 624/C64 (P3) ngày 26/5/2010 của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Tổng Cục cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn, xã hội- Bộ Công an. Khi Bộ Công an ban hành thông tư hướng dẫn quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có mặt hàng LPG thì thực hiện theo thông tư này [3].
Giải pháp tình thế trên cho thấy việc ban hành Thông tư mà quy định về điều kiện an ninh trật tự là trái với Luật Doanh nghiệp và quy định về điều kiện kinh doanh tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP. Thực tế này cho thấy, vì thiếu một cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh LPG khiến cho các phương thức quản lý không đồng bộ, thiếu thống nhất.
2.1.1.4. Điều kiện về phòng cháy, chữa cháy
Cơ sở kinh doanh LPG phải thường xuyên tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Điều kiện về phòng cháy, chữa cháy dưới hình thức Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy do cơ quan Công an cấp theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy được cấp cho trạm nạp LPG vào chai, cửa hàng bán LPG chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG. Theo đó, hồ sơ bao gồm: giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy; bản thống kê phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị, quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy và danh sách những người đã qua huấn luyện phòng cháy chữa cháy; phương án chữa cháy.
Có phương án phòng chống cháy nổ, nội quy về an toàn phòng cháy chữa cháy được cơ quan phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh kiểm tra, phê duyệt.
Giấy chứng nhận đã được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cấp cho từng cán bộ, nhân viên, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển LPG làm việc tại trạm nạp LPG, cửa hàng bán LPG chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG theo quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
2.1.1.5. Điều kiện về môi trường
Cơ sở kinh doanh LPG phải thường xuyên tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh LPG.
Thương nhân kinh doanh LPG phải tổ chức kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh LPG thuộc mình quản lý tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG, kinh doanh dịch vụ LPG, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển LPG phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về bảo vệ môi trường được cấp giấy chứng