đảm an ninh năng lượng, duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
Là sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, LPG có đặc tính ưu việt là một loại nhiên liệu sạch, tồn trữ, vận chuyển dễ dàng, khi cháy cho nhiệt trị cao, sử dụng thuận tiện, hạn chế được ô nhiễm môi trường, nên nhu cầu sử dụng LPG làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp và dân dụng ngày càng
trở nên phổ biến trên khắp thế giới. LPG là mặt hàng thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, đồng thời là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, nên việc khai thác, sản xuất, chế biến và sử dụng LPG phải được bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng LPG trong dân sinh và các khu công nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng không chỉ tập trung ở miền Nam, mà lan nhanh ra miền Bắc, miền Trung, phát triển mạnh cả khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, hải đảo. LPG là mặt hàng chiếm tỷ trọng trên 98% thị phần thị trường nhiên liệu khí đốt. Nếu năm 1995, nhu cầu LPG của cả nước là 50.000 tấn, thì năm 2000 là 320.000 tấn, năm 2005 là 850.000 tấn, năm 2009 dự kiến đạt 1.000.000 tấn và dự báo năm 2015 sẽ là 1.700.000 tấn. Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 70 công ty kinh doanh LPG lớn, nhỏ đang hoạt động, với hơn 15 nhà máy sản xuất chai LPG (con số này vượt rất xa so với các nước trong khu vực). Nhu cầu sử dụng LPG sẽ còn tăng cao hơn nếu như nhu cầu sử dụng LPG làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, sản xuất nhiên liệu sạch phát triển.
Vai trò quan trọng của LPG thể hiện qua vụ đối đầu giữa Nga và Ukraina ngày 01/01/2006, khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraina sau nhiều tháng đe doạ. Vụ va chạm trong cung ứng LPG ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống dẫn khí Châu Âu, tác động tới nguồn cung cấp của Ý và Pháp.
Như vậy, có thể khẳng định LPG không chỉ là mặt hàng thiết yếu đối với đời sống dân sinh, phát triển công nghiệp mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng đối với các nước trên thế giới.