Tính cụ thể và hợp lý của điều kiện kinh doanh LPG

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 84 - 88)

3. Phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có

2.2.5. Tính cụ thể và hợp lý của điều kiện kinh doanh LPG

Điều kiện kinh doanh LPG được quy định cụ thể, chi tiết, phù hợp với đặc thù của mặt hàng kinh doanh LPG: sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn chứa, nạp, phân phối, tạm nhập - tái xuất, cho thuê kho, cảng, giao nhận và vận chuyển LPG:

Cụ thể về chủ thể phải xin giấy phép và đối tượng (hay hoạt động) được quản lý bằng giấy phép.

Phần lớn các quy định về các loại giấy phép kinh doanh hiện hành thường xác định một cách chung chung, mà không liệt kê cụ thể hoạt động kinh doanh được quản lý bằng giấy phép. Pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG quy định cụ thể hoạt động kinh doanh LPG cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

Hoạt động mua bán (kể cả đại lý, uỷ thác) LPG tại các cửa hàng bán LPG chai; nạp LPG vào chai; nạp LPG vào ô tô; cấp LPG.

Các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG; sản xuất, chế biến LPG; kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập LPG; kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG không thuộc phạm vi hoạt động phải xin giấy chứng nhận.

Đối tượng được cấp phép là thương nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh mặt hàng LPG. Thương nhân, kể cả thương nhân nước ngoài đang hoạt động thương mại hợp pháp tại Việt Nam, chỉ được hoạt động kinh doanh LPG khi đã đăng ký kinh doanh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG. Trong quá trình hoạt động kinh doanh LPG phải tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh LPG.

Tuy nhiên, các quy định hiện nay không rõ, không cụ thể và có phần không hợp lý về điều kiện hay tiêu chí để cấp phép.

Có thể nói, điều kiện hay tiêu chí cấp phép là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong số các nội dung của các quy định về giấy phép kinh doanh, xét trên phương diện tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Về lý thuyết, các điều kiện cấp phép là cụ thể hoá các biện pháp can thiệp của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và do đó không thể quá mức cần thiết đủ để bảo vệ lợi ích công cộng có liên quan. Vấn đề khó khăn ở đây là làm thế nào để xác định được mức cần thiết và đủ, mà không vượt quá mức đó? Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vấn đề này có thể giải quyết được một

cách tương đối hợp lý thông qua tham vấn (và điều trần, trong trường hợp cần thiết) giữa các bên có liên quan bị tác động trực tiếp của chính các quy định về giấy phép liên quan.

Xét về thực tế, thì các các điều kiện cấp phép liên quan và tác động trực tiếp đến mức độ thuận tiện, thông thoáng của giấy phép, của hồ sơ, trình tự và thủ tục thực hiện cấp phép. Chính điều kiện cấp phép là yếu tố quyết định chi phối thái độ và cách thức hành xử của cán bộ có liên quan cũng như của người xin phép trong cả quá trình thực hiện cấp giấy phép. Nếu các điều kiện được quy định cụ thể, dễ hiểu, lượng hoá được và tiên liệu trước được, thì cơ quan, cá nhân trực tiếp cấp giấy phép đó ít có cơ hội và dư địa đề lạm dụng quyền lực, gây khó khăn, sách nhiễu, phiền hà đối với người đi xin phép; và nếu điều kiện quy định ở mức hợp lý, thì giấy phép đó không biến thành rào cản đối với quyền tự do kinh doanh; không trở thành công cụ bảo vệ cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Rà soát các quy định hiện hành về các điều kiện hay tiêu chí để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG cho thấy những nội dung cơ bản sau:

Có ba nhóm điều kiện: điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh được quản lý bằng giấy phép; điều kiện về chủ thể kinh doanh và; điều kiện về dịch vụ, sản phẩm là đối tượng của hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, điều kiện để được thực hiện kinh doanh đóng vai trò chủ yếu và phổ biến trong tất cả các điều kiện để được cấp phép. Còn hai nhóm điều kiện khác chỉ đóng vai trò bổ sung. Càng nhiều loại điều kiện được áp dụng cùng một lúc, thì việc cấp phép càng khó khăn, phiền hà và tốn kém.

Trong số các điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh LPG, thường có điều kiện về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất kinh doanh LPG theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, trang thiết bị, về trình độ chuyên

môn của người lao động, về phương án hay kế hoạch kinh doanh.v.v... Chúng được thể hiện dưới các hình thức sau (trừ vận chuyển, cho thuê phương tiện vận chuyển LPG):

- Theo quy hoạch do Bộ Công Thương lập và công bố đối với việc phát triển cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi cả nước, bao gồm: nhà máy sản xuất, chế biến LPG, kho LPG với tổng dung tích các bồn chứa từ 5.000 m3

trở lên, cảng xuất, nhập LPG để cập cảng tầu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên. Hoặc quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập, bao gồm: cửa hàng chuyên kinh doanh LPG, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm nạp LPG vào chai, kho LPG với tổng dung tích các bồn chứa dưới 5.000 m3 bảo đảm phù hợp quy hoạch tổng thể chung của cả nước; nhà máy sản xuất LPG, cầu cảng, kho LPG được xây dựng theo quy hoạch.

- Xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định: có cầu cảng, kho LPG bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật; phòng thủ nghiệm chất lượng LPG đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LPG; xây dựng trạm nạp LPG phải tuân thủ Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan về xây dựng công trình LPG.

- Có đủ trang thiết bị phù hợp: chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG bảo đảm an toàn cho người sử dụng; phòng thủ nghiệm chất lượng LPG; máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ bảo đảm an toàn, chai LPG các loại (trừ chai LPG mini); trạm nạp, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành; máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động của trạm nạp đã được kiểm định và đăng ký theo quy định;

- Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG, kinh doanh dịch vụ LPG, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển LPG phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, an toàn lao động,

vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, bảo quản, đo lường, chất lượng LPG được cấp giấy chứng nhận theo quy định;

- Phương án kinh doanh của thương nhân.v..v...

Rõ ràng, những điều kiện để được cấp phép dưới các hình thức và nội dung như trình bày trên đây còn rất chung, chưa rõ ràng, chưa cụ thể, còn mang nặng tính chủ quan và rất khó tiên liệu trước được; chưa đáp ứng được yêu cầu khoa học và thực tiễn đối với quy định về điều kiện cấp phép.

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)