Xuất phát từ tính chất rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh LPG

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

LPG là một dạng nhiên liệu được coi là cao cấp trước đây, nay đã trở thành một loại khí đốt thiết yếu trong sản xuất kinh doanh và dân sinh. Các cửa

hàng kinh doanh LPG mọc lên như nấm, bếp LPG, chai LPG tràn ngập thị trường, kéo theo là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất - cung ứng LPG. Ngược chiều với sự phát triển của thị trường LPG, các quy định về an toàn cháy nổ dường như ngày càng bị xem nhẹ dẫn đến cháy nổ do LPG ngày một gia tăng khiến các cơ quan chức năng lẫn người tiêu dùng không thể coi nhẹ.

LPG vốn là nhiên liệu dạng khí, được hoá lỏng để dễ lưu trữ, sang chiết và sử dụng. Ở thể lỏng, LPG vẫn luôn có xu thế hoá hơi, dễ rò rỉ và rất dễ cháy nổ. Các vụ cháy nổ liên quan đến LPG do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể quy về 2 nguyên nhân chính:

- Do dụng cụ được dùng để chứa đựng, sang chiết, sử dụng LPG không đảm bảo an toàn.

- Do người sản xuất, kinh doanh, sử dụng LPG thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết, không tuân thủ các quy định về kỹ thuật, an toàn và phòng chống cháy nổ.

LPG là mặt hàng có nguy cơ cháy nổ cao, thậm chí cao hơn xăng dầu. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa. LPG thuộc đối tượng điều chỉnh của hai Nghị định này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam (Trang 39 - 40)