Theo đó, báo chí có thể làm bùng nổ các khủng hoảng truyền thông và cũng có thể giẳi quyết các vấn đề khủng hoảng này, tùy vào năng lực, đạo đức nghề nghiệp mà báo chí tham gia định hướn
Trang 1TIỂU LUẬN
MÔN:
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG GIẢI QUYẾT KHỦNG
HOẢNG-TẠO DƯ LUẬN XÃ HỘI LÀNH MẠNH
HÀ NỘI, THÁNG 12-2017
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4
1.1.Khủng hoảng và khủng hoảng truyền thông 4
1.2.Vai trò của báo chí trong giải quyết khủng hoảng truyền thông 6
Chương 2 THỰC TRẠNG BÁO CHÍ THAM GIA GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG 8
2.1.Trường hợp 1: Khủng hoảng đề án cải tạo và thay thế cây xanh ở Hà Nội 8
2.2.Trường hợp 2: Khủng hoảng đất đai ở Hà Nội 11
Chương 3 KINH NGHIỆM CỦA BÁO CHÍ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI 16
3.1.Báo chí phải luôn tiên phong, đi đầu trong đấu tranh 16
3.2.Báo chí phải tạo dư luận xã hội lành mạnh 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, dư luận xã hội luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nó đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vần động, phát triển của bản thân xã hội loài người Dư luận xã hội có tác động đối tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống, là kênh thông tin đa chiều, có vị trí rất quan trọng trong xã hội
Báo chí từ khi ra đời đến nay luôn đóng vai trò to lớn trong việc tác động tới
tư tưởng của quảng đại quần chúng nhân dân và hiện nay nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động, định hướng dư luận xã hội Theo đó, báo chí có thể làm bùng nổ các khủng hoảng truyền thông và cũng có thể giẳi quyết các vấn
đề khủng hoảng này, tùy vào năng lực, đạo đức nghề nghiệp mà báo chí tham gia định hướng dư luận xã hội với các vai trò, tác động khác nhau
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của báo chí trong giải quyết khủng hoảng truyền thông” làm tiểu luận kết thúc môn học.
Trang 4NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1.Khủng hoảng và khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng và khủng hoảng truyền thông Khủng hoảng là bất cứ tình huống nào đe dọa sự ổn định hay danh tiếng của tổ chức, và thường xảy ra do sự
“nhòm ngó” theo hướng bất lợi của giới truyền thông Những tình huống này có thể là một vụ tranh chấp liên quan đến luật pháp, ăn cắp, tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt hay những tai họa do con người gây ra mà ảnh hưởng xấu đến tổ chức của bạn Nó cũng có thể là tình huống mà trong mắt của giới truyền thông hay công chúng nói chung, tổ chức của bạn đã không phản ứng với một trong những tình huống nêu trên một cách thích hợp Hay nói cách ngắn gọn hơn, khủng hoảng truyền thông là những rủi ro, sự cố mà bất cứ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều có 12 thể gặp phải bất cứ lúc nào và thường diễn biến rất phức tạp, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, gây ảnh hưởng xấu cho doanh nghiệp trước cộng đồng và khách hàng Nói cách khác, khủng hoảng truyền thông là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn nào mang mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín của công ty hoặc niềm tin của các bên liên quan Sự kiện đó có thể là một hành động vi phạm lòng tin, một sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh, cáo buộc bởi các nhân viên hoặc những người khác, một nghị định đột ngột của chính phủ, lỗ hổng trong sản phẩm, hoặc bất kỳ tác động tiêu cực nào khác, hay nói một cách đơn giản hơn, khủng hoảng là bất kỳ một sự kiện nào có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của công ty đối với công chúng của nó Với khái niệm này, chúng ta cần lưu ý mấy điểm sau đây: - Lưu ý thứ nhất, là phân biệt “sự kiện” gây ra “khủng hoảng truyền thông” và bản thân “khủng hoảng truyền thông” Một sản phẩm bị lỗi, một nhân viên bị cho thôi việc, một cuộc điện thoại kiếu nại của khách hàng, thái độ không đúng mực của một đối tác…những sự kiện ngoài ý muốn nhỏ nhặt như vậy xảy ra
Trang 5hàng ngày hàng giờ, và là một phần không thể tránh khỏi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Việc “sự kiện ngoài ý muốn” (đôi lúc được gọi
là “vấn đề”- issue) đó có trở thành “khủng hoảng truyền thông” hay không, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: mức độ tác động của vấn đề, người bị ảnh hưởng, xu hướng của xã hội, phản ứng của giới truyền thông…vv, nhưng có thể chắc chắn một điều, khi vấn đề không quá to lớn, 90% nguyên nhân nó có biến thành một cuộc khủng hoảng truyền thông hay không phụ thuộc vào cách bạn phản ứng với vấn đề đó Cho nên, những chuyên gia quản lý khủng hoảng truyền thông thường trích dẫn câu của giáo sư Kurt Stocker, giám đốc chương trình đào tạo sau đại học ngành quan hệ công chúng của trường đại học Northwestern University (người đồng thời cũng từng phụ trách quan hệ 13 công chúng cho United Airlines hay Continental Bank) “bạn không thể lúc nào cũng kiểm soát được những gì xảy ra với mình, nhưng bạn có thể kiểm soát cách mình xử lý nó, và suy cho cùng, điều
đó mới là quan trọng” - Lưu ý thứ hai, đó là một cuộc khủng hoảng đã được coi là khủng hoảng truyền thông ngay cả khi nó mới chỉ là “mối đe dọa” hay “có khả năng ảnh hưởng” đến uy tín của một công ty hay một tổ chức Một trong những chức năng quan trọng nhất của bộ phận quản lý khủng hoảng truyền thông là chức năng chúng tôi gọi là “quét mìn” (minesweeper)- phát hiện sớm nhất những “vấn đề” tiềm ẩn nguy cơ gây ra khủng hoảng truyền thông và cố gắng “tháo ngòi”, xử
lý nó trước khi nó phát nổ Xây dựng được một hệ thống “quét mìn” thường trực trong một cơ quan, một tổ chức là bạn đã hoàn thành 70% trách nhiệm của một chuyên gia quản lý khủng hoảng truyền thông - Lưu ý thứ ba, đó là một cuộc khủng hoảng truyền thông có thể đến từ bất cứ đâu Do nhầm lẫn khái niệm giữa
“sự kiện” (hay “vấn đề” hay “tai nạn”) và khủng hoảng truyền thông, lãnh đạo các doanh nghiệp thường có xu hướng cho rằng khủng hoảng truyền thông thường đến
từ bên ngoài (như “bàn tay của đối thủ cạnh tranh”- cái này hay được viện dẫn nhiều nhất; hoạt động tống tiền của cá nhân hay tổ chức; hành động của các nhóm
Trang 6bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) hoặc liên quan đến thảm họa tự nhiên hay xã hội Tuy vậy, đối với các chuyên gia quản trị khủng hoảng truyền thông, 75% các
“sự kiện” dẫn đến khủng hoảng truyền thông lại diễn ra từ bên trong công ty Đó có thể là một khiếm khuyết của sản phẩm, một yêu cầu khiếu nại của khách hàng, một hành động vi phạm pháp luật của nhân viên, một vụ sa thải lao động chưa theo đúng luật, một vụ kiện, một tai nạn ở nơi làm việc, một thay đổi nhân sự ở cấp quản lý, hay thay đổi cơ cấu chủ sở hữu liên quan đến mua bán-sáp nhập…
1.2.Vai trò của báo chí trong giải quyết khủng hoảng truyền thông
Báo chí có vai trò đưa tin chính xác, khách quan và trung thực, đa dạng, nhiều chiều cho công chúng về sự kiện, hiện tượng, con người trong khủng hoảng Trong truyền thông đại chúng, báo chí có vị trí trung tâm và vai trò nền tảng trong việc quyết định sức mạnh, bản chất và khuynh hướng chính của 23 truyền thông nói chung Báo chí là những kênh, những loại hình mang rõ nét nhất, đặc trưng nhất tính chất của truyền thông đại chúng Bản chất hoạt động này là hình thành dòng thông tin đại chúng, hướng tác động vào đông đảo công chúng Để xử lý khủng hoảng truyền thông ở bất kỳ ngân hàng nào, nhà báo cần ý thức rõ ràng và nhất quán về tinh thần và thái độ phục vụ công chúng, vì lý tưởng chính trị và lợi ích cộng đồng Không được lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân; hoặc các thế lực khác không được sử dụng, chi phối báo chí để bảo vệ lợi ích nhóm, nhất là những nhóm có thế lực
Với tính chất đại chúng của thông tin báo chí, mỗi sự kiện, vấn đề đưa lên diễn đàn báo chí cần cân nhắc khía cạnh lợi hại từ các bình diện khác nhau cả luật pháp và đạo đức liên quan đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Do đó trước nhu cầu được thông tin khách quan của công chúng về sự kiện, nhà báo phải đáp ứng nhu cầu này theo chiều hướng đảm bảo thông tin khách quan cho các quyết định của công chúng và cộng đồng Chẳng hạn: thông tin về vụ
Trang 7lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như, khi báo chí thông tin nhanh, khách quan, trung thực, sẽ là cơ sở quan trọng cho các quyết định đầu tư tài chính và các quyết định liên quan đến giao dịch ngân hàng của các cá nhân tổ chức Nếu nhà báo đưa tin theo chiều hướng có lợi cho cá nhân hoặc ngân hàng có khủng hoảng, tác động tiêu cực lập tức xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư trong nước cũng như lợi ích của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
Trang 8Chương 2 THỰC TRẠNG BÁO CHÍ THAM GIA GIẢI QUYẾT KHỦNG
HOẢNG TRUYỀN THÔNG 2.1.Trường hợp 1: Khủng hoảng đề án cải tạo và thay thế cây xanh ở Hà Nội
Đề án thay thế cây ở Hà Nội là một kế hoạch bắt đầu được Sở xây dựng Hà Nội thực hiện vào tháng 3 năm 2014 Theo đề án "cải tạo thay thế cây xanh" của
Sở Xây dựng Hà Nội giai đoạn 2014- 2015, thủ đô sẽ trồng lại hơn 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố, với nguồn kinh phí xã hội hóa Quá trình thực hiện này đã gây nhiều bức xúc và xôn xao dư luận trong và ngoài Việt Nam
Vụ việc thoạt nhìn trên dự án có vẻ rất khả quan và không để lại ảnh hưởng
về sau Tuy nhiên, chỉ trong những ngày đầu thực hiện, dự án này đã trở thành tâm điểm của dư luận với sự chỉ trích đến từ mọi tầng lớp nhân dân đối với các khía cạnh, hạng mục khác nhau của dự án Sau đó suốt một thời gian dài, báo chí truyền thông đã khiến đây trở thành câu chuyện không chỉ của riêng Hà Nội mà tầm ảnh hưởng đã lan ra toàn quốc và một số trang báo thế giới Thật sự đề án đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và mạnh mẽ, đến nay về
cơ bản vụ việc đã được giải quyết, không để lại những bàn tán tiêu cực trong dư luận xã hội
Theo đó Năm 2014, Hà Nội cho xây dựng đề án cải tạo và thay thế cây xanh trên một số tuyến phố nội đô Sở Xây dựng Hà Nội được giao nhiệm vụ lập
và triển khai đề án Sở cho biết: Việc lập và triển khai Đề án cải tạo thay thế cây xanh các tuyến phố là căn cứ vào Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; Quy hoạch chuyên ngành về cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Các quy hoạch này đã được thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục, trong đó có đánh giá tác động môi trường, tác động cảnh quan, lấy ý kiến của cộng đồng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên ngành Đồng thời, sau khi quy
Trang 9hoạch được phê duyệt đã thông tin công khai minh bạch theo quy định Việc duy trì, cải tạo và thay thế cây xanh đường phố theo quy hoạch là công việc thường xuyên hàng năm được thực hiện theo quy định
Bắt đầu từ ngày 28/1/2015, chính thức các tờ báo nặng ký bắt đầu đăng tải
“nhiều người dân phản đối chặt cây xanh” trong khi dư luận trên các trang mạng xã hội hoặc blog chưa có bất cứ phản ứng gì Mặc dù trên thực tế, cây trên một số tuyến đường đã bị chặt bỏ hoàn toàn Trên truyền thông thì một vài trang báo nhỏ như trang congly.com.vn đã đưa tin về “hai người phụ nữ leo lên cây nhai bánh mì phản đối chặt cây xanh”
- Gần hai tháng sau, ngày 19/3/2015, câu trả lời của ông Nguyễn Thái Thịnh
- người phát ngôn của Thành phố Hà Nội – “Hầu hết người dân đồng tình ủng hộ” cùng tiết lộ thông tin 6.700 cây xanh sẽ bị đốn hạ là do “cong vênh, sâu mọt, không phải chủng loại cây đô thị, ảnh hưởng mỹ quan đô thị v.v.” là thuộc “Đề án quy hoạch chỉnh trang đô thị” đã tiến hành suốt 3 năm qua Trên thực tế thì trong số cây
bị đốn hạ, có những tuyến đường toàn Xà cừ, Sưa, Sao, Bọ ngựa… với tuổi thọ trên dưới 100 năm hoàn toàn khỏe mạnh, xanh tốt đã được “đào tận rễ” để thay thế bằng loại cây mới
Có thể nói: việc báo chí thông tin “Người dân” trong phát ngôn của UBND
Hà Nội là mấu chốt quan trọng nhất và để lại dấu ấn quan trọng (ngày 19/03) cho cuộc bùng nổ thông tin về việc chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội
- Ngày 24/03: Vietnamnet đưa tin Thường trực Thành ủy sẽ báo cáo trực tiếp Chính phủ
Sau ngày 19/3/2015 thì thông tin có thể nói bùng lên dữ dội ở tất cả các phương tiện thông tin truyền thông lẫn mạng xã hội Đỉnh điểm là ngày 29/3/2015, một số tổ chức hoạt động xã hội đã phát động cuộc biểu tình tuần hành phản đối chặt hạ cây xanh của UBNDTP Hà Nội
Trang 10Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ hơn hai tháng, bằng các kênh báo chí khác nhau thì thông tin chặt hạ hàng loạt cây xanh như cơn bão “phủ sóng” toàn bộ các kênh thông tin và đập thẳng vào nhận thức của người dân
Việc này ắt dẫn tới làm cho dư luận đang quá gay gắt, và khi đó UBND đã
có những động thái xoa dịu: Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành giải thích: Ðây là một nội dung của đề án cải tạo, thay thế cây xanh
đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị, cải thiện môi trường, bảo đảm an toàn giao thông cho người dân trong mùa mưa bão Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 120 nghìn cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3.000 km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ Theo đề án này, các đơn vị sẽ tiến hành chặt hạ 6.700 cây sâu, mục, cong, nghiêng, không đúng chủng loại cây đô thị, trồng thay thế bằng 15 loài cây đô thị, gồm: sưa trắng, muồng hoàng yến, bằng lăng nước, sấu, lát hoa, giáng hương, sao đen Các loài cây này phải đáp ứng tiêu chí thân cành thẳng, tán cân đối, ít sâu bệnh, ít rụng lá, một số loài có hoa đẹp, nhưng quan trọng nhất là bảo đảm không cản trở tầm nhìn giao thông Trong quá trình cải tạo, sẽ tạo ra các tuyến phố đồng nhất một, hai loài cây để tạo đặc trưng các tuyến phố, tương tự như hàng cây sấu ở phố Phan Ðình Phùng, sao đen ở phố
Lò Ðúc
Sau đó ít ngày, UBND TP Hà Nội đã có Thông báo về xử lý trách nhiệm sau thanh tra việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố
Theo thông báo này, UBND thành phố Hà Nội đã kiểm điểm, tự phê bình, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhận trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu UBND thành phố đã để các cơ quan, đơn vị có những thiếu sót trong việc cải tạo, thay thế cây xanh vừa qua Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng tự kiểm điểm và nhận trách nhiệm cá nhân về những tồn tại, thiếu sót trong
Trang 11chỉ đạo, điều hành, đôn đốc việc cải tạo, thay thế cây xanh Nhiều cá nhân khác cũng đã bị cách chức, buộc thôi việc…
Chiều 20-3, tại cuộc họp với các cơ quan thông tấn, báo chí, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nghiêm túc nhận thiếu sót về quá trình thực hiện đề án vừa qua và hứa rút kinh nghiệm Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định, thành phố luôn ý thức được việc duy trì, phát triển hệ thống cây xanh, bởi chúng không chỉ có giá trị văn hóa, mà còn gắn bó với tiềm thức, đời sống người dân Thủ đô Ðề án cải tạo, thay thế hệ thống cây xanh đô thị của Hà Nội có đầy đủ căn cứ pháp lý, được các cấp có thẩm quyền thông qua và là một chủ trương đúng đắn Không có sự khuất tất, tiêu cực trong việc thực hiện đề án này
2.2.Trường hợp 2: Khủng hoảng đất đai ở Hà Nội
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là yếu tố cấu thành nên giang sơn đất nước Đất đai đóng vai trò là một nguồn lực, đồng thời là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế của đất nước Tuy vậy quỹ đất đai lại có hạn, do đó việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng
Thời gian qua, Hà Nội sử dụng quỹ đất của mình một cách thiếu khoa học gây nên tình hình bất ổn ở một số nơi, thậm chí đã trở thành điểm nóng Khi báo chí vào cuộc và câu chuyện trở nên phức tạp hơn, Hà Nội đã không kiểm soát được tình hình và khủng hoảng đất đai đã trở thành một câu chuyện không chỉ của riêng thành phố mà ảnh hưởng của nó đã lan rộng ra toàn quốc
Biểu hiện của sự khủng hoảng đất đai ở thành phố Hà Nội có thể thấy qua nhiều khía cạnh như tranh chấp dân sự, tranh chấp với cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ quản lý lỏng lẻo dẫn tới sai phạm, sử dụng thất thoát lãng phí Từ những mâu thuẫn nội tại lâu dần không được giải quyết nên đã phát sinh nhiều điểm nóng