1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

báo cáo thực tập VKSND TP hà nội 2017

38 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 606,5 KB

Nội dung

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điềutra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng cácbiện pháp cần thiết do luật định để

Trang 1

***

BÁO CÁO THỰC TẬP

TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU TRA

TỘI PHẠM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên:

Lớp:

HÀ NỘI, THÁNG 12-2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian từ 24/9/2017 đến hết ngày 16/11/2017, chúng em rất vinh dựđược thực thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà nội Qua lần thựctập này, bản thân em thực sự rất vui vì bản thân đã không chỉ rút ra nhiều bài học,tích lũy được thêm nhiều kiến thức, mà còn trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm quýbáu từ anh (chị), cô chú phụ trách

Trước tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện kiểm sát đãtạo điều kiện để chúng em được học tập và tìm hiểu về các hoạt động chuyênmôn, từ đó mở rộng khả năng ứng dụng lý thuyết học tập ở nhà trường

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, cô chú phụ trách đã tậntình hướng dẫn khi em thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Viện Đại học mở HàNội, cùng các thầy cô trong khoa đã giới thiệu cũng như tạo điều kiện cho em cómột kì thực tập bổ ích

Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong khoa trựctiếp phụ trách đợt thực tập đã luôn theo dõi, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để emhoàn thành tốt kỳ thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

Phần 1: 8

MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT CHUNG 8

1.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu điều tra vụ án giết người 8

1.2 Những vấn đề cơ bản về điều tra vụ án giết người trên địa bàn Thành phố Hà Nội 14

Phần 2: THỰC TIỄN ĐIỀU TRA TỘI PHẠM Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 18

2.1 Khát quát chung 18

2.2 Thực tiễn hoạt động điều tra tội phạm giết người của Cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hà Nội 22

Phần 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI32 3.1 Nâng cao năng lực đội ngũ điều tra viên 32

3.2.Tăng cường quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra tội phạm giết người 33

3.3 Nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân 34

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Tính mạng con người là vô giá, bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ.Quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ là quyền cơ bản hàng đầu của conngười, của công dân Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện tinh thần bảo vệ các quyềncon người thông qua nhiều quy định mà trước hết Điều 19 khẳng định quyềnsống của mọi người, về sự bảo hộ của pháp luật đối với tính mạng của con người

và không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật

Thực hiện đường lối chiến lược của Đảng: “Đưa đất nước ta ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển, phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nướccông nghiệp” Chúng ta đã mở cửa thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa Đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có nhữngbước chuyển mình sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội Sự ổn định và phát triển của kinh tế - xã hội đã đem đến cho đất nước ta mộtdiện mạo mới Đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt,đời sống tinh thần không ngừng được nâng cao, trình độ dân trí được nâng lênmột bước Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tích cực của nền kinh tế thì tình hìnhtội phạm cũng có những diễn biến phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất gây ranhững hậu quả hết sức nghiêm trọng cho xã hội Đặc biệt, bên cạnh nhữngphương thức, thủ đoạn hoạt động cũ thì bọn tội phạm đã vận dụng những tri thứccủa khoa học kỹ thuật để phục vụ cho những mục đích đen tối của chúng Diễnbiến phức tạp của hoạt động tội phạm đặt ra cho lực lượng Công an nhân dân nóichung và Cảnh sát nhân dân nói riêng những nhiệm vụ hết sức nặng nề trongcuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn trật tự an toàn xã hội

Để đi tới kết luận cuối cùng trong các vụ án hình sự này thì phải trải quamột giai đoạn vô cùng quan trọng đó là điều tra tội phạm

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai mà trong đó cơquan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới

sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập vàcủng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh

Trang 5

chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạmtội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệthại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra

vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sátkèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điềutra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng cácbiện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và ngườiphạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiếnnghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục

và phòng ngừa tội phạm; Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơquan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ ánhình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của Cơ quan Điều tra

về việc đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ ánhình sự tương ứng

Thực tiễn điều tra các vụ án hình sự ở thành phố Hà Nội cho thấy các cơquan tiến hành điều tra còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tìm hiểu

và làm rõ các tình tiết, xác định cụ thể mọi khía cạnh liên quan đến tội giết người.Thời gian gần đây tội giết người có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trong

đó có địa bàn thủ đô Hà Nội, gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của conngười, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự chung của xã hội với nhiều thủ đoạn tinh

vi từ chủ thể thực hiện tội phạm nên yêu cầu tăng cường hoạt động trong giaiđoạn điều tra là rất cần thiết

Để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “ Tội giết người và thực tiễn điều tra tội phạm tại thành phố Hà Nội” làm đề tài báo thực tập cuối

khóa của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ

2.1 Mục đích

Trang 6

Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết, tác giả làm rõ thựctrạng và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả việc điều tra tội phạm giếtngười tại thành phố Hà Nội.

2.2 Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tội giết người

- Khảo sát, đánh giá thực trạng điều tra tội phạm giết người tại thành phố

Hà Nội hiện nay

- Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả việc điều tra tộiphạm giết người tại thành phố Hà Nội trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên đề

3.1.Đối tượng: Tội giết người và thực tiễn điều tra tội phạm giết người 3.2.Phạm vi

3.2.1.Phạm vi thời gian: Từ năm 2014-2016

3.2.2.Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội

4.Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo được nghiên cứu dựa trên cơ sỏ phương pháp luận của chủnghĩa Mác-Lênin, phép biện chứng duy vật và sử dụng phương pháp nghiêncứu của chuyên ngành điều tra tội phạm với các phương pháp nghiên cứu cụthể như: khảo sát thực tiễn, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phươngpháp điều tra xã hội học

Ngoài ra, tác giả còn dựa trên hai phương pháp thu thập thông tin như:

- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: Đây là phương pháp thu thậpchính của em, vì nó gắn với công việc thực tập hàng ngày nên có rất nhiều thôngtin cần thiết Ngoài ra, các anh chị trong phòng cũng tạo điều kiện cho em thamgia vào những công việc có liên quan để em có thể hiểu sâu hơn về công việcthực tiễn mà không được học tại nhà trường

- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: Cùng với sự giúp đỡ của anhchị trong phòng cũng như những người có chuyên môn đóng góp ý kiến giúp đỡ

Trang 7

em thì em cũng tự tìm hiểu thêm về quy định pháp luật về tội phạm giết người vàcác yếu tố liên quan tới điều tra tội phạm này.

5 Kết cấu Báo cáo chuyên đề

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo gồm 3 chương 7 tiết Cụ thể

- Phần 1: Một số nét khái quát chung

- Phần 2: Thực tiễn điều tra tội phạm ở Thành phố Hà Nội hiện nay

- Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra vụ án giết ngườitrong thời gian tới

Trang 8

thể nêu khái niệm về tội giết người như sau: Giết người là hành vi nguy hiểm cho

xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm tước đoạt sinh mạng người khác một cách trái pháp luật.

Khi có tội phạm giết người cũng như tội phạm hình sự xảy ra, các cơ quanbảo vệ pháp luật sẽ phải tiến hành quá trình tố tụng hình sự gồm: khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử và thi hành án để giải quyết vụ án Trong đó, hoạt động điềutra vụ án là một giai đoạn không thể thiếu và có ý nghĩa rất quan trọng Có thểnêu khái niệm về điều tra vụ án giết người như sau:

“Điều tra vụ án giết người là hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra vànhững cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo luậtđịnh, được tiến hành theo trình tự và thủ tục tố tụng hình sự, nhằm chứng minh

sự thật khách quan của vụ án giết người theo yêu cầu của pháp luật”.(1)

Điều tra vụ án giết người là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụnghình sự, phục vụ cho việc thực hiện mục đích chung của quá trình tố tụng hình sự

đó là:

Trang 9

“Phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành

vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người phạm tội ”(Điều 1 - Bộluật tố tụng hình sự)

Về phương diện nhận thức, điều tra vụ án giết người cũng như điềutra các loại tội phạm khác là một dạng hoạt động nhận thức Đối tượng nhận thứccủa hoạt động điều tra là những vụ án giết người đã xảy ra Trong hoạt động điềutra, chủ thể tiến hành chỉ có thể là những cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sátđiều tra và những cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra

Là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự, điều tra vụ án giếtngười được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự Trong quá trình điều tra các

vụ án giết người các Cơ quan điều tra chỉ được áp dụng những biện pháp, nhữngphương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, không trái với những quy địnhcủa pháp luật Kết quả tiến hành điều tra vụ án giết người được phản ánh trongcác văn bản tố tụng và có giá trị pháp lý

Như vậy, điều tra vụ án giết người nói riêng hay điều tra vụ án hình sự nóichung là một dạng hoạt động nhận thức đặc biệt, bởi vì hoạt động điều tra có đặcđiểm pháp lý Đặc điểm pháp lý của hoạt động điều tra vụ án giết người thể hiện

ở chỗ, đối tượng nhận thức của hoạt động điều tra là vụ án giết người đã xảy ra,những biện pháp và phương tiện được áp dụng trong hoạt động điều tra phải phùhợp với pháp luật, không trái với các quy định của pháp luật và kết quả điều tra

vụ án giết người có giá trị pháp lý

1.1.2 Mục đích của điều tra vụ án giết người

Khi tiến hành điều tra vụ án giết người, Cơ quan điều tra nhằm mục đíchchứng minh sự thật của vụ án giết người theo yêu cầu của pháp luật

Chứng minh sự thật của vụ án giết người theo yêu cầu của pháp luật có ýnghĩa rất quan trọng đối với cuộc đấu tranh chống tội phạm Bởi vì, chỉ sau khichứng minh sự thật của vụ án mới có đủ căn cứ để khẳng định một người nào đó

có tội hay không có tội đối với tội phạm đã xảy ra và quyết định có truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với người đó hay không Như vậy, chứng minh sự thật của vụ

Trang 10

án giết người không những là mục đích cuối cùng của điều tra vụ án giết người

mà còn là yêu cầu của pháp luật đối với giai đoạn điều tra vụ án giết người

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) tiến hành điều tra nhằm mục đích làmsáng tỏ sự thật của vụ án giết người chỉ có thể bằng cách chứng minh Sở dĩ nhưvậy là vì:

Một vụ án giết người hay một vụ án hình sự bất kỳ là một sự kiện vật chất

và đều xảy ra trong hiện thực khách quan Theo lý luận của phép biện chứng duyvật, trong mọi trường hợp giết người xảy ra đều phản ánh trong hiện thực mà kếtquả phản ánh là những thay đổi trong hiện thực do vụ án gây ra Những thay đổitrong hiện thực do vụ án giết người gây ra chính là những dấu vết vật chất, dấuvết tâm sinh lý, được thu thập theo trình tự tố tụng hình sự sẽ trở thành nhữngchứng cứ để chứng minh sự thật của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội

Chứng minh sự thật của vụ án giết người hoàn toàn không thể tiến hànhnhững biện pháp quan sát trực tiếp, bởi vì vụ án giết người đó đã xảy ra trong quákhứ so với thời điểm tiến hành hoạt động điều tra

Vụ án giết người là một sự kiện thực tế, do đó để chứng minh sự thật của

vụ án giết người chỉ có thể là những tài liệu thực tế đó là những chứng cứ pháplý

Như vậy, mục đích của hoạt động điều tra vụ án giết người là chứng minh

sự thật của vụ án giết người đã xảy ra và chứng minh sự thật của vụ án giết ngườihoàn toàn có thể bằng cách tiến hành hoạt động điều tra

1.1.3 Những yêu cầu của điều tra vụ án giết người

Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động điều tra vụ án giết người, trong quátrình điều tra Cơ quan CSĐT cần phải chấp hành những yêu cầu cơ bản sau:

Yêu cầu thứ nhất: Hoạt động điều tra vụ án giết người cần phải được tiến hành có kế hoạch.

Đây là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động điều tra vụ án giết người.Tiến hành hoạt động điều tra vụ án theo kế hoạch sẽ đảm bảo tính nhanh chóng,đầy đủ và toàn diện của hoạt động điều tra Lập kế hoạch điều tra tức là tổ chứccông việc của điều tra viên (ĐTV), làm cho công việc đó có mục đích và có hiệu

Trang 11

quả, đảm bảo có sự phối hợp một cách kịp thời, chặt chẽ, có hiệu quả giữa ĐTV

và cán bộ trinh sát và các lực lượng khác trong quá trình điều tra Nếu tiến hànhhoạt động điều tra vụ án giết người thiếu kế hoạch, ĐTV sẽ mất nhiều thời gian,tiến hành những biện pháp không cần thiết và do đó sẽ làm giảm hiệu quả củahoạt động điều tra Vì vậy, lập kế hoạch điều tra là yêu cầu chung cần phải chú ýthực hiện trong mọi hoạt động điều tra vụ án giết người, trong mọi giai đoạn củahoạt động điều tra vụ án giết người

Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong mọi trường hợp ĐTV cần chủ động lập

kế hoạch điều tra vụ án giết người nói chung và lập kế hoạch tiến hành nhữngbiện pháp điều tra và những biện pháp cụ thể nói riêng Khi lập kế hoạch điều tra

vụ án giết người ĐTV cần vận dụng những điều chỉ dẫn về lập kế hoạch điều tracủa khoa học điều tra hình sự Chẳng hạn, ở giai đoạn điều tra ban đầu, trong bản

kế hoạch ĐTV cần chủ yếu dự kiến các hoạt động điều tra ban đầu và các biệnpháp nghiệp vụ trinh sát cần thực hiện để xác định phương hướng của công tácđiều tra cũng như thu thập, ghi nhận những chứng cứ của vụ án dễ bị mất đi.Đồng thời, cần phải đưa ra được mọi giả thiết điều tra có thể đưa ra vào thời điểm

đó dựa trên những tài liệu đã thu thập được và kinh nghiệm điều tra của ĐTV Ởgiai đoạn điều tra tiếp theo khi đã thu thập được một lượng chứng cứ đáng kể,ĐTV cần đánh giá lại các giả thuyết đã được nêu và dự kiến cách thức kiểm tracác giả thuyết đó Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT cần quan tâm chỉđạo hoạt động điều tra vụ án giết người thông qua việc lập kế hoạch điều tra, tổchức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện bản kế hoạch điều tra để đảm bảo hiệuquả cao nhất của hoạt động điều tra

Yêu cầu thứ hai: Hoạt động điều tra vụ án giết người cần phải được tiến hành nhanh chóng và linh hoạt.

Vụ án giết người là một loại trọng án Tính chất của nó luôn rất nghiêmtrọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, vì nó tước đoạt sinh mạng của người khác -quyền sống là quyền cao nhất của con người được pháp luật bảo vệ Vì vậy, việcđiều tra vụ án giết người rất cần được tiến hành nhanh chóng và linh hoạt

Trang 12

Tiến hành hoạt động điều tra vụ án giết người nhanh chóng nhằm rút ngắnkhoảng thời gian từ thời điểm xảy ra vụ án Mặt khác, việc nhanh chóng tiếnhành hoạt động điều tra còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, nhất làviệc phát hiện, thu thập những tài liệu chứng cứ của vụ án, bảo vệ quyền lợi củangười bị hại, bị can Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt độngđiều tra là phải nhanh chóng khám phá tội phạm Hơn nữa, việc tiến hành nhanhchóng hoạt động điều tra còn nhằm thực hiện thời hạn tố tụng của hoạt động điềutra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật TTHS).

Linh hoạt của hoạt động điều tra vụ án giết người có nghĩa là ĐTV đánhgiá đúng tình huống điều tra, nhanh chóng đưa ra những quyết định cần thiết, kịpthời và kiên quyết thực hiện quyết định đó Tính linh hoạt của hoạt động điều tra

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện, thu thập dấu vết, xác định và truybắt thủ phạm theo dấu vết nóng, đảm bảo hiệu quả của công tác truy tố, xét xử vụ

án giết người Sự chậm trễ của ĐTV, sự không linh hoạt tiến hành những biệnpháp đã dự định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội che giấu dấu vếtcủa tội phạm, cất giấu tiêu thụ những tài sản mà chúng chiếm đoạt được gây khókhăn cho việc điều tra làm rõ vụ phạm tội

Để thực hiện tốt được yêu cầu này, ĐTV cần phải nắm vững pháp luật,nghiệp vụ điều tra, có khả năng phân tích, đánh giá tình huống, có quyết định xử

lý tình huống đúng, mưu trí, sáng tạo, quyết đoán, khẩn trương nhưng rất thậntrọng trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra

Yêu cầu thứ ba: Sử dụng có hiệu quả những biện pháp trinh sát, những phương tiện kỹ thuật trong quá trình điều tra vụ án giết người.

Trong thực tiễn hoạt động điều tra vụ án giết người để đạt được hiệu quảcao nhất bên cạnh việc sử dụng những biện pháp tố tụng còn sử dụng những biệnpháp trinh sát, những phương tiện kỹ thuật Việc sử dụng kết hợp giữa các biệnpháp điều tra với những biện pháp trinh sát, các phương tiện kỹ thuật là một điềukiện không thể thiếu để nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra Để có được sựkết hợp này cần phải có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, thiết thực giữa Cơ quanCSĐT, ĐTV với lực lượng trinh sát Cơ sở pháp luật của mối quan hệ này được

Trang 13

quy định trong các văn bản pháp luật, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của từng lực lượng.

Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi ĐTV phải nắm được phạm vi và khảnăng của những biện pháp trinh sát, những phương tiện kỹ thuật có thể sử dụngtrong quá trình điều tra để phá vụ án Đồng thời, trong quá trình điều tra, khi cần

có sự phối hợp của các lực lượng trinh sát thì ĐTV cần bằng những hình thức cụthể, kịp thời đề nghị các lực lượng trinh sát tiến hành các biện pháp trinh sát cụthể để hỗ trợ cho hoạt động điều tra Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐTcần quan tâm chỉ đạo mối quan hệ phối hợp giữa ĐTV và các lực lượng trinh sáttrong quá trình điều tra, đảm bảo khai thác mọi khả năng của những biện pháptrinh sát, những phương tiện kỹ thuật trong quá trình tiến hành hoạt động điềutra vụ án giết người

Yêu cầu thứ tư: Vận động quần chúng tham gia vào hoạt động điều tra vụ

án giết người.

Tăng cường mở rộng sự tham gia tố tụng hình sự của các cơ quan, tổ chức

xã hội và công dân là một trong những yêu cầu dân chủ hoá hoạt động tố tụnghình sự Trong quá trình điều tra vụ án giết người, Cơ quan CSĐT và ĐTV cầnvận động và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội và công dân tham giahoạt động điều tra Đây là một trong những nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình

sự - Điều 25 - Bộ luật TTHS năm 2014

Do yêu cầu của pháp luật và do thực tiễn hoạt động điều tra vụ án giếtngười đòi hỏi, Cơ quan CSĐT mà cụ thể là ĐTV trong hoạt động thực tế củamình cần phải thắt chặt mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức xã hội, công dân,thường xuyên dựa vào sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức xã hội, công dân trongcuộc đấu tranh chống tội phạm Nếu sử dụng tốt sự giúp đỡ này sẽ là điều kiệncho hoạt động điều tra vụ án tiến hành một cách toàn diện và đầy đủ Trong hoạtđộng điều tra vụ án hình sự nói chung và điều tra vụ án giết người nói riêng sựgiúp đỡ của quần chúng có thể được sử dụng trong:

- Phát hiện và ngăn chặn tội phạm;

- Xác định đối tượng nghi vấn;

Trang 14

- Truy bắt đối tượng gây án;

- Truy tìm vật chứng;

- Xác định người làm chứng;

- Chuẩn bị và tiến hành một số biện pháp điều tra;

- Làm rõ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm

Khi sử dụng sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân trong hoạt động điều tra

vụ án giết người, ĐTV cần phải có biện pháp phù hợp bảo vệ tuyệt đối an toàn vềtính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho họ Để vận động quầnchúng nhân dân giúp đỡ Cơ quan CSĐT trong quá trình điều tra vụ án chỉ được

áp dụng biện pháp giáo dục thuyết phục, nhất là giáo dục thuyết phục quầnchúng thực hiện nghĩa vụ pháp luật của công dân, tự nguyện, tự giác tham gia vàocuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Để sự giúp đỡ của quần chúng có hiệuquả, ĐTV cần chú ý giao việc phải phù hợp với khả năng của từng người, giảithích rõ mục đích, yêu cầu cần đạt được, cung cấp cho quần chúng những thôngtin và hỗ trợ cho quần chúng những phương tiện cần thiết, hướng dẫn, chỉ đạocặn kẽ, sát sao để quần chúng thực hiện có hiệu quả công việc được giao

1.2 Những vấn đề cơ bản về điều tra vụ án giết người trên địa bàn Thành phố Hà Nội

1.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động điều tra vụ án giết người

Hoạt động điều tra tội phạm giết người trên địa bàn Thành phố Hà Nộicó

cơ sở pháp lý chung của hoạt động điều tra tội phạm theo quy định của Bộ luậtTTHS năm 2014 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2015, cũng như cácvăn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự khác

Theo Điều 110 – Bộ luật TTHS quy định về thẩm quyền điều tra như sau:

“1 Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạmtrừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quânđội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

4 Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tộiphạm xảy ra trên địa bàn của mình Trong trường hợp không xác định được địađiểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi

Trang 15

phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơquan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về tội phạm thuộcthẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực; Cơquan điều tra cấp Thành phố, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tranhững vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhândân cấp Thành phố, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩmquyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điềutra; Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cấpThành phố, Cơ quan điều tra quân sự quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điềutra.

5 Tổ chức bộ máy, thẩm quyền cụ thể của các Cơ quan điều tra do Uỷ banthường vụ Quốc hội quy định”

Trên cơ sở đó, Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2015 quyđịnh như sau:

“1 Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện điều tra các tội phạm quy định tạicác chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tộiphạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện trừ các tộiphạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều Viện kiểm sát nhân dân tối cao

và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân

2 Cơ quan CSĐT Công an cấp Thành phố điều tra các vụ án hình sự vềcác tội phạm được quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của

Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dâncấp Thành phố hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐTCông an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra

3 Cơ quan CSĐT Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quanCảnh sát điều tra Công an cấp Thành phố nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”

Trang 16

Những viện dẫn nêu trên đã cho thấy hoạt động điều tra tội phạm nóichung, tội phạm giết người nói riêng có cơ sở pháp lý rất cụ thể và tươngđối toàn diện.

1.2.2 Những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án giết người

Thực tiễn hoạt động điều tra vụ án giết người của Cơ quan CSĐT cho thấy,xác định chính xác những vấn đề cần chứng minh trong vụ án giết người khôngnhững giúp cho ĐTV lập bản kế hoạch điều tra được đúng đắn mà còn tạo điềukiện để giải quyết vụ án, xử lý kẻ phạm tội một cách khách quan Cụ thể, khi điềutra các vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hà Nộiphải thu thập chứng

cứ để làm rõ những tình tiết sau:

- Có hành vi phạm tội giết người xảy ra hay không?, hay đó chỉ là một vụ

tự sát, tai nạn, chết do bệnh lý, chết tự nhiên; nếu nạn nhân bị giết thì cần làm rõthời gian, địa điểm xảy ra như thế nào; nạn nhân bị giết từ khi nào; nơi phát hiện

ra xác chết là nơi bị giết hay ở nơi khác, thời gian từ khi nạn nhân chết cho đếnkhi phát hiện là bao lâu; thủ đoạn và hình thức gây án của tội phạm; tội phạmthực hiện hành vi bằng cách nào; qua các giai đoạn phạm tội ra sao; nạn nhân bịgiết bằng hung khí, phương tiện gì; đặc điểm các phương tiện đó;

- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; đặc điểm nhân thân cụ thể, cónăng lực trách nhiệm hình sự hay không; tính chất, mức độ lỗi: cố ý trực tiếp haygián tiếp; mục đích, động cơ gây án là gì; giết người cướp của hay vì ghen tuông,thù hằn…

- Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can:Hành vi phạm tội của bị can có các tình tiết được quy định tại Khoản 1 Điều 93

Bộ luật hình sự hay không; bị can có phải là người có nhân thân tốt, gây án cótính cơ hội nhất thời không; sau khi gây án có tự thú, thành khẩn khai báo, tố giácđồng bọn, tự nguyện bồi thường thiệt hại hay không…

- Tính chất, mức độ thiệt hại của vụ án: Nạn nhân đã chết hay bị thương;chết mấy người; nếu bị thương thì mất bao nhiêu phần trăm sức khoẻ; tài sản bịchiếm đoạt… Vụ án gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình chính trị - xã hội ở địaphương như thế nào…

Trang 17

Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn phải thu thập chứng cứ để làm rõnguyên nhân và điều kiện làm phát sinh hoặc tạo điều kiện thuận lợi choviệc thực hiện tội phạm

Các vấn đề trên là những vấn đề chung cần chứng minh trong các vụ ángiết người mà ĐTV cần phải làm rõ trong quá trình điều tra Trong từng vụ án cụthể, do tình tiết cụ thể của vụ án mà có thể bổ sung hoặc bớt đi cho phù hợp đểđảm bảo chứng minh được đầy đủ các tình tiết của vụ án Chẳng hạn, nếu thủphạm dùng hình thức dìm nước cho nạn nhân chết (chết ngạt nước) thì không cầnđặt vấn đề truy tìm hung khí gây án Nếu vụ án xảy ra, thủ phạm bị bắt quả tang,tính chất đơn giản rõ ràng… thì điều tra không cần chứng minh vấn đề “nạn nhân

bị giết hay chết vì những nguyên nhân khác” hoặc nếu thủ phạm giết nạn nhân do

bị kích động tinh thần mạnh vì những hành vi trái pháp luật của nạn nhân thìĐTV cần phải điều tra thêm về các hành vi trái pháp luật của chính nạn nhân, vềdiễn biến, hoàn cảnh, điều kiện dẫn đến vụ án xảy ra…

Trang 18

Phần 2:

THỰC TIỄN ĐIỀU TRA TỘI PHẠM Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1 Khát quát chung

2.1.1.Thời gian thu thập thông tin

- Theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường, thời gian thực tập của em kéodài 08 tuần bắt đầu từ ngày 24/9/2017 đến hết ngày 16/11/2017

- Trong tuần đầu tiên em được tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của cơquan Viện kiểm sát để hiểu rõ về nơi mình đang thực tập và được những người cóthẩm quyền trong Viện kiểm sát phân công công việc phù hợp với vấn đề emđang nghiên cứu tạo điều kiện cho em có cái nhìn tổng quan hơn

- Những tuần tiếp theo từ tuần 02 đến tuần 04, em được tiếp xúc với côngviệc như: nghiên cứu văn bản pháp luật, tiếp cận hồ sơ vụ án về ma túy Trongthời gian này em được các anh chị trong phòng giúp đỡ rất nhiều để em có thểhiểu đúng và áp dụng với thực tế

- Từ tuần 05 đến tuần 06, sau khi đã hiểu tương đối về pháp luật em đượcanh chị cho tham dự các phiên tòa hay đi lấy lời khai bị can để bổ sung nhữngkiến thức thực tế trong vấn đề giải quyết công việc

- Hai tuần cuối là thời gian quan trọng nhất để em thu thập thông tin vàthống kê dữ liệu tìm hiểu được để hoàn thiện bài Báo cáo

- Qua 08 tuần thực tập tại Viện kiểm sát em đã tích lũy được cho mìnhnhững kiến thức chuyên sâu hơn, cụ thể hơn về tội phạm ma túy

2.1.2 Giới thiệu về đơn vị thực tập

2.1.2.1.Khát quát lịch sử hình thành và phát triển

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định

số 01/QĐ ngày 31/12/1960 của Viện trưởng VKSND tối cao để thực hiện chứcnăng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố; nhằm đảm bảocho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên địa bàn Thủ đô

Kế thừa và phát huy những thành quả và kinh nghiệm hoạt động của Việncông tố trong cách mạng dân tộc, dân chủ, kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 55năm xây dựng và trưởng thành, được sự quan tâm lãnh đạo của VKSND tối cao,

Trang 19

Thành uỷ Hà Nội, sự giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố, sự giúp đỡ củacác cấp uỷ Đảng, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành thành phố, đặc biệt là sựphối hợp chặt chẽ của các cơ quan nội chính và sự đồng tình ủng hộ của các tầnglớp nhân dân Thủ đô, VKSND thành phố đã không ngừng được củng cố, pháttriển và đã đạt được những thành tích quan trọng Qua mỗi giai đoạn cách mạngcủa đất nước, chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát có thay đổi, nhưng cácthế hệ cán bộ, Kiểm sát viên VKSND thành phố Hà Nội đã không ngừng phấnđấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phầntích cực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào thắng lợi vĩ đạicủa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước cũng như vào thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân

ta, đồng thời góp phần đắc lực vào công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm, tộiphạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn Thủ đô

Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp trong lĩnh vực hình sự, VKSND thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽvới các cơ quan bảo vệ pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các loạitội phạm, đặc biệt tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng,buôn lậu, ma tuý và các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm công nghệ cao; tộiphạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các vụ án được Trung ương ủy quyền,các vụ án được dư luận xã hội quan tâm… điển hình là vụ án Lê Thị Công Nhântuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; vụ Nguyễn Doãn Kiêncùng một số đối tượng theo Pháp Luân Công có hành vi hô hào kích động nhằmđập phá Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; vụ án ma túy có tính chất xuyên quốc giaXiêng Phênh - Vũ Xuân Trường mua bán, vận chuyển trái phép hơn 140 kgheroin và hàng trăm kg thuốc phiện; vụ Lê Tân Cương và “Thủy cung ThăngLong”, vụ Lã Thị Kim Oanh - Giám đốc Công ty tiếp thị đầu tư nông nghiệp vàphát triển nông thôn Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước vềquản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng; vụ

án Công ty Mua bán trực tuyến MB24 sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

Ngày đăng: 03/01/2018, 19:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w