1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TL TRIET HOC bản THỂ LUẬN vấn đề bản thể luận trong triết học trung quốc cổ đại

24 2,4K 52
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 189 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTriết học ra đời khoảng thế từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên. Theo tiếng Hy Lạp cổ, triết học được ghép bởi 2 từ “philos tình yêu” và “sophia sự thông thái”. Theo nghĩa đen, triết học là tình yêu đối với sự thông thái. Người Trung Quốc hiểu triết học là sự hiểu biết sâu sắc. Người Ấn Độ hiểu triết học (Dar’sana) là con đường suy ngẫm để đưa con người đến lẽ phải. Ngày nay triết học được hiểu là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, phương pháp luận. Trước khi có sự ra đời của triết học Mác – Lênin triết học còn được coi là khoa học của các khoa học, ở khía cạnh nào đó điều này cũng hợp lý ở chỗ khoa học nào cũng cần trí thức triết học với tư cách là phương pháp luận hướng dẫn nó phát triển. Tổng kết toàn bộ lịch sử triết học đặc biệt là triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt của triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại” giữa ý thức và vật chất, giữa tinh thần và giới tự nhiên. Đó là những lý luận về nguồn gốc, về sự tồn tại, hay những quan niệm về nguồn gốc của thế giới hay còn gọi là bản thể luận. Trong lịch sử triết học trước Mác các nhà triết học đã bàn rất nhiều về nguồn gốc của thế giới, đó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa vật chất và ý thức, sự vận động và phát triển của thế giới. Và tất cả những nghiên cứu lập luận về bản thể luận trong lịch sử triết học đều là cơ sở, là nền tảng lí luận cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật lịch sử Mac.Trong lịch sử triết học, triết học phương Đông trong đó nổi bật có triết học Trung Quốc các triết gia rất quan tâm nghiên cứu vấn đề bản thể luận. Những quan niệm về bản thể luận có thể rất khác nhau, nhưng tựu trung lại theo cách này hay cách khác, ở trình độ lý luận hay chỉ là những quan niệm rời rạc thì đều nhằm tới việc lý giải cho sự tồn tại hiện thực trên lát cắt cội nguồn, khởi nguyên của nó. Đây chính là hạt nhân cho việc hình thành thế giới quan đúng đắn của triết học Mác, để hiểu rõ hơn về lịch sử nghiên cứu về bản thể luận tôi chọn chuyên đề “Vấn đề bản thể luận trong Triết học Trung Quốc cổ đại” là nội dung cho bài tiểu luận môn triết học của mình.Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu làm tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi sai sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết của tôi hoàn thiện hơn.

Trang 1

1.1.1 Khái niệm triết học 4

1.1.2 Tính quy luật về sự hình thành và phát triển của triết học 5

1.2 Vấn đề bản thể luận trong lịch sử triết học 6

1.2.1 Quan niệm về Bản thể luận trong lịch sử triết học phương Tây 6

1.2.2 Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông 8

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG 10

TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 10

2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của Trung Quốc cổ đại 10

2.2 Đặc điểm của triết học Trung Quốc cổ đại 11

2.3 Vấn đề bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại 13

2.3.1 Trường phái triết học của phái đạo gia 14

2.3.2 Học thuyết Âm dương - Ngũ hành 18

2.3.3 Quan điểm của Nho Gia 19

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

MỞ ĐẦU

Triết học ra đời khoảng thế từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Côngnguyên Theo tiếng Hy Lạp cổ, triết học được ghép bởi 2 từ “philos - tình yêu”và “sophia - sự thông thái” Theo nghĩa đen, triết học là tình yêu đối với sựthông thái Người Trung Quốc hiểu triết học là sự hiểu biết sâu sắc Người ẤnĐộ hiểu triết học (Dar’sana) là con đường suy ngẫm để đưa con người đến lẽphải Ngày nay triết học được hiểu là hệ thống tri thức lý luận chung nhất củacon người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy

Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, phương pháp luận Trướckhi có sự ra đời của triết học Mác – Lênin triết học còn được coi là khoa học củacác khoa học, ở khía cạnh nào đó điều này cũng hợp lý ở chỗ khoa học nào cũngcần trí thức triết học với tư cách là phương pháp luận hướng dẫn nó phát triển.Tổng kết toàn bộ lịch sử triết học đặc biệt là triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghenđã khái quát: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt của triết họchiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại” giữa ý thức và vật chất, giữa tinhthần và giới tự nhiên Đó là những lý luận về nguồn gốc, về sự tồn tại, haynhững quan niệm về nguồn gốc của thế giới hay còn gọi là bản thể luận

Trong lịch sử triết học trước Mác các nhà triết học đã bàn rất nhiều vềnguồn gốc của thế giới, đó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa duy tâm, giữa vật chất và ý thức, sự vận động và phát triển của thế giới.Và tất cả những nghiên cứu lập luận về bản thể luận trong lịch sử triết học đều làcơ sở, là nền tảng lí luận cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phépbiện chứng duy vật lịch sử Mac.

Trong lịch sử triết học, triết học phương Đông trong đó nổi bật có triếthọc Trung Quốc các triết gia rất quan tâm nghiên cứu vấn đề bản thể luận.Những quan niệm về bản thể luận có thể rất khác nhau, nhưng tựu trung lại theocách này hay cách khác, ở trình độ lý luận hay chỉ là những quan niệm rời rạcthì đều nhằm tới việc lý giải cho sự tồn tại hiện thực trên lát cắt cội nguồn, khởinguyên của nó Đây chính là hạt nhân cho việc hình thành thế giới quan đúngđắn của triết học Mác, để hiểu rõ hơn về lịch sử nghiên cứu về bản thể luận tôi

Trang 3

chọn chuyên đề “Vấn đề bản thể luận trong Triết học Trung Quốc cổ đại” là

nội dung cho bài tiểu luận môn triết học của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu làm tiểu luận sẽ không thểtránh khỏi sai sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết củatôi hoàn thiện hơn

Trang 4

NỘI DUNGCHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN1.1 Triết học

1.1.1 Khái niệm triết học

Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước Côngnguyên với các thành tựu rực rõ trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổđại

Từ khi ra đời đến nay, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, các khái niệmTriết học được đưa ra rất phong phú và đa dạng Thời kỳ cổ đại, ba trung tâmtriết học lớn của nhân loại là Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại đều đưa rakhái niệm triết học của riêng mình:

- Theo người Trung Quốc cổ đại, triết học là sự truy tìm bản chất của đốitượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến đạo lý của sự vật.

- Theo người Ấn Độ cổ đại, triết học là darshana, là sự chiêm ngưỡng dựatrên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

- Theo người Hy Lạp cổ đại, triết học là ph ilosophia, có nghĩa là yêuthích sự thông thái Nhà triết học được coi là nhà thông thái, có khả năng nhậnthức được chân lý, làm sáng tỏ được bản chất của sự vật

Có thể thấy rằng, ngay khi mới ra đời, dù ở Phương Đông hay PhươngTây, Triết học đều được coi là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc vềthế giới, đi sâu nắm bắt được chân lý, quy luật và bản chất của sự vật

Thời kỳ cận đại, có quan niệm cho rằng “Triết học là khoa học của mọikhoa học” Nguyên nhân sâu sa dẫn đến quan niệm này là do tại thời đ iểm đó,tri thức của con người còn ít ỏi, chưa có sự phân chia giữa triết học với các mônkhoa học khác Thêm vào đó, đối tượng nghiên cứu của Triết học thời điểm đórất phong phú và đa dạng, bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống Ở TrungHoa, triết học gắn liền với những vấn đề chính trị - xã hội; Ở Ấn Độ, triết họcgắn liền với tôn g iáo; ở Hy Lạp, triết học gắn với khoa học tự nhiên và được gọilà triết học tự nhiên Quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học” thể

Trang 5

hiện độ sâu sắc trong phản ánh thế giới của Triết học là cao hơn Song quanđiểm này không chính xác vì mỗi một môn khoa học sẽ có một vị trí và vai tròcủa riêng mình, việc quan niệm như vậy sẽ không cho th ấy đúng vai trò và vị trícủa Triết học như một môn khoa học song song với các môn khoa học khác, từđó làm giảm giá trị của Triết học với tư cách là một môn khoa học Mặt khác,việc quan điểm như vậy còn dễ dẫn đến những quan điểm sai lầm như chỉ cầnhọc triết học là đủ hoặc chỉ cần học những môn khoa học khác, không cần họctriết học.

Thời kỳ hiện đại, vào những năm 40 của thế ký XIX, Triết học Mác đã rađời Triết học Mác đã đoạn tuyệt với quan niệm “Triết học là khoa học của mọikhoa học” và đưa ra một khái niệm Triết học rất cụ thể và rõ ràng: “Triết học làmột hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thâncon người và vị trí của con người trong thế giới đó” Đối tượng nghiên cứu củaTriết học được xác định cụ thể là:

+ Tiếp tục giải quyết về vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trênlập trường duy vật

+ Nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy,từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con ngườinhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ.

Có thể nói, vì là hệ thống tri thức lý luận chung nhất nên Triết học là trithức “nghèo nàn” nhất và cần phải gắn với thực tế cuộc sống để làm nó trở nênphong phú hơn Chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy sự biểu hiện của Triết họctrong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội Triết học như một chiếc la bànđịnh hướng cho chúng ta bước đi và các môn khoa học khác là công cụ vàphương pháp để chúng ta biết cách bước đi Chính vì vậy, học Triết học phảibiết gắn nó với thực tế cuộc sống, đồng thời b iết kết hợp nó với các môn khoahọc khác để đạt được kết quả tốt nhất.

1.1.2 Tính quy luật về sự hình thành và phát triển của triết học

Sự hình thành và phát triển của Triết học có tính quy luật của nó.

Trang 6

Sự ra đời của Triết học vào thời kỳ cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VIII đến thếkỷ thứ VI trước Công nguyên cần có những điều kiện ban đầu, đó là:

- Phải có được lượng thông tin, tri thức vừa đủ

- Con người phải có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin

- Con người phải có thời gian suy nghĩ, sáng tạo (khi lao động trí óc táchra khỏi lao động chân tay Điều này chỉ xảy ra khi xã hội đã chuyển từ chế độcông xã nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ)

Sự phát triển của của Triết học qua các thời kỳ cũng phụ thuộc vào haiđiều kiện, đó là:

- Điều kiện về mặt nhận thức của con người - Điều kiện về mặt kinh tế - xã hội

Có thể nói, sự hình thành và phát triển của Triết học qua các thời kỳ gắn liền vớicác yếu tố:

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội - Các thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội

- Sự thâm nhập và đấu tranh giữa các trường phái triết học

- Sự thâm nhập, tác động qua lại lẫn nhau giữa tư tưởng triết học vớichính trị, tôn giáo và nghệ thuật

1.2 Vấn đề bản thể luận trong lịch sử triết học

1.2.1 Quan niệm về Bản thể luận trong lịch sử triết học phương Tây

Khái niệm “Bản thể luận”

Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Nó là sự kết hợpgiữa hai từ: on (): cái thực tồn, và logos (): lời lẽ, học thuyết tạo thành“Học thuyết về tồn tại” Theo nghĩa này bản thể luận được hiểu là học thuyếttriết học về thực tồn nói chung, hoàn toàn độc lập với các dạng tồn tại cụ thể củanó, đến thế kỷ XVII thuật ngữ này mới chính thức xuất hiện và đưa ra nhữngcách hiểu đặc thù về nó với tư cách là quan niệm, luận thuyết về tồn tại.

Trang 7

Có nhiều quan điểm khác nhau về tồn tại Pácmênắt Ờ nhà triết học Hy lạpcổ đại, được coi là người đầu tiên đề cập đến khái niệm Ộtồn tạiỢ khi đồng nhấttư duy với tồn tại là một Arixtốt thì coi các phạm trù chắnh là nội dung của tồntại Xôcrát lại cho rằng tồn tại không phải là giới tự nhiên Điểm xuất phát củatồn tại chỉ có trong ý thức, tư duy Đó là tồn tại- tự ý thức Với Platôn, từ họcthuyết trọng tâm về ý niệm, ông cũng quy tồn tại là tổng thể những ý niệm vềthế giới Sự tồn tại của các sự vật cảm tắnh chẳng qua chỉ là bản sao của ý niệm.Chỉ có ý niệm mới là cái tồn tại đắch thực

Thời trung cổ, các nhà triết học theo quan điểm nhà thờ đã mưu toan lợidụng tư tưởng của Arixtốt về siêu hình học để xây dựng học thuyết về tồn tạinhằm chứng minh về mặt triết học cho các chân lý của tôn giáo Thời cận đạingười ta bắt đầu hiểu bản thể luận là một bộ phận đặc biệt của siêu hình học, làhọc thuyết về cơ cấu siêu cảm giác, phi vật chất của tất cả những gì đang tồn tại.Thuật ngữ ỘBản thể luậnỢ do nhà triết học Đức Hôclêniút (1613) đưa ra và đượctiếp tục trong triết học của Vônphơ Lúc này học thuyết bản thể luận được táchrời hoàn toàn khỏi các nội dung của khoa học cụ thể và được xây dựng bằngcách phân tắch trừu tượng các khái niệm như: tồn tại, khả năng và hiện thực,lượng và chất, nguyên nhân và tác động coi nó như là bộ môn triết học caonhất Ngược lại, các nhà duy vật thời kỳ này như: Hôbơ; Xpinôda; Lốccơ (thế kỷXVIII) đã dựa trên các dữ kiện của khoa học thực nghiệm, với những nội dungtắch cực của các quan điểm này đã chứng minh về mặt khách quan rằng bản thểluận không thể là bộ môn triết học cao nhất, là Ộtriết học đầu tiênỢ, tách rời khỏinhận thức luận và logic học

Đến triết học cổ điển Đức, họ cho rằng bản thể luận là không có nội dungvà lặp lại; đồng thời học đòi hỏi tạo ra một bản thể luận (siêu hình học) mới,hoàn thiện hơn, thay thế nó bằng triết học tiên nghiệm (Căng) hay bằng hệ thốngchủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm (Selinh) hay bằng logic học (Hêghen)

Triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX, phản ứng trước việc phổ biếnnhững trào lưu duy tâm chủ quan (chủ nghĩa Căng mới; chủ nghĩa thực chứng)có ý thức xây dựng một cách hiểu mới về Bản thể luận trên cơ sở duy tâm khách

Trang 8

quan như quan niệm về bản thể luận tiên nghiệm của Huxéclơ; bản thể luận phêphán của Háctman; bản thể luận cơ bản của Heidegger; bản thể luận hiện tượnghọc của Sartre Trong học thuyết bản thể luận mới, người ta hiểu bản thể luậnlà một hệ thống những khái niệm phổ biến về tồn tại mà có thể hiểu được nhờmột số trực giác siêu cảm tính và siêu lý tính.

1.2.2 Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông

Một trong những quan điểm tiêu biểu của người Trung quốc cổ đại về bảnthể luận là quan điểm về Đạo của Lão Tử Theo Lão tử, “Đạo” là cái có trướctrời đất, trống không và lặng yên nhưng lại có ở mọi nơi, là nguồn gốc của vạnvật Nó là sự thống nhất của thế giới, là bản nguyên sâu kín, huyền diệu mà từđó vạn vật có danh tính, có hình thể được sinh ra Đạo là thực thể vật chất củakhối “hỗn độn”, “mập mờ”, “thấp thoáng” không có đặc tính, không có hình thể,nhìn không nhìn thấy, nghe không nghe thấy, bắt không bắt được, chẳng thể gọitên Nó tồn tại bất luận con người nhận thức được hay không Ở khía cạnh bảnthể luận, khái niệm “đạo” của Lão tử được đề cập ở ba khía cạnh là thể, tướngvà dụng Những quan điểm này của Lão tử, nếu gạt bỏ những điểm hạn chế vềthế giới quan và lập trường duy tâm, đã phần nào tiêu biểu cho cho những quanniệm biện chứng đầy tinh tế và bí hiểm của người phương đông Quan điểm nàyvừa thể hiện quan điểm trực quan nguyên sơ của người trung quốc cổ đại nhưnglại hàm chứa trong đó những đoán định, cảm nhận sâu sắc về sự tồn tại và biếnhoá của vũ trụ, điều chỉ xuất hiện khi tư duy trừu tượng đạt tới trình độ cao Họcthuyết Âm dương - Ngũ hành lại hướng đến việc lý giải sự tồn tại của thế giớitrong sự tương tác của các yếu tố tự nhiên trong thế giới mà thành Các quanđiểm này hướng tới việc phân tích sự tác động của các yếu tố cơ bản có trong tựnhiên tạo thành sự vật (học thuyết ngũ hành) hay là sự liên hệ, tương tác giữahai mặt đối lập, hai thế lực vật chất cơ bản để tạo nên vũ trụ (học thuyết âmdương)

Nho giáo, với nội dung chủ yếu thiên về giải quyết các vấn đề chính xã hội và con người nên đưa ra những quan niệm khác khi lý giải về bản nguyêncủa tồn tại Theo Mạnh Tử cái nội tâm chủ quan bên trong là bản thể tự tại,

Trang 9

trị-thuộc về tiên nghiệm, vượt ra khỏi phạm trù không gian, thời gian, vật chất, vậnđộng Đạt đến đó là con người có thể thông quan với trời đất, hoá sinh ra vạnvật Tâm là cái chủ thể trong mỗi con người, là cái thần linh có đủ mọi lý màtrời phú cho con người để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự Tâm có quanhệ với Tính Tính là cái lý hoàn toàn của tâm Đem cái tâm tính ấy mà ứng xửvới vạn vật bên ngoài là tình Chỉ có cái tâm đó thì mới biết được tính của ta vàcủa vạn vật v.v

Các nhà triết học ở Ấn độ cổ đại ban đầu lại quan niệm bản thể của thếgiới chính là các vị thần có tính chất tự nhiên Họ tin tưởng, gửi gắm tâm hồn,cuộc sống tự nhiên của mình vào thế giới các vị thần ấy Về sau, quan niệm tựnhiên về các vị thần dần dần mờ nhạt, thay vào đó “là những nguyên lý trừutượng duy nhất tối cao được coi là nguồn gốc vũ trụ và đời sống con người Đólà “thần sáng tạo tối cao” Brahman và một tinh thần tối cao Brahman” Bướcchuyển về mặt nhận thức này của người Ấn độ cổ thể hiện bước chuyển từ thếgiới quan thần thoại (với việc giải thích tính muôn vẻ, cụ thể của thế giới quabiểu tượng các vị thần có tính chất tự nhiên) đến thế giới quan triết học (bằngviệc dần phát hiện ra cái chung, cái bản chất như là bản nguyên tối cao của thếgiới).

Trang 10

Trung Quốc cổ đại là thời kỳ tan rã suy tàn của một mô hình kinh tế – xãhội cũ theo truyền thống thị tộc Đó là mô hình kinh tế “Tỉnh điền” của nhà Chu.Sự tan rã này có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của Lực lượng sản xuất Đólà việc sử dụng công cụ bằng sắt và dùng bò kéo xe ( một phát minh kỹ thuậtnông cụ và sực kéo trong sản xuất nông nghiệp) Điều này đã toạ điều kiệnthuận lợi cho việc khai khẩn đất hoang và dẫn thuỷ nhập điền trong công việcthuỷ lợi Hàng loạt những nghề mới ra đời và phát triển nhanh chóng như luyệnkim, đúc, rèn, kim loại, mộc, xây cất, thuộc da, nhuộm, gốm Sự phát triển củacác nghề này không hoàn toàn phụ thuộc vào quyền sở hữu ruộng đất của nhànước Nhưng sự phát triển đó tất yếu dẫn tới sự hình thành sở hữu tư nhân Đồngthời sự suy yếu của thế lực chính trị nhà Chu đã khiến cho các thế lực địaphương thực hiện chiếm của công làm của tư Điều đó càng thúc đẩy nhanhchóng sự ra đời của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở thời cổ đại Trung Quốc.Lực lượng kinh tế tư hữu ra đời là một thế lực đối chọi với chế độ sở hữuđất đai nhà Chu Tương ứng với cơ sở kinh tế mới đó là những lực lượng chínhtrị mới, đó là thế lực địa chủ ở các địa phương

Xu hướng chính trị của các thế lực mới này là thâu tóm quyền lực, tậptrung uy quyền và mở rộng sự thống trị lật đổ triều đại nhà Chu Hệ quả xã hội

Trang 11

của xu hướng này thật tàn khốc Những cuộc nội chiến kéo dài diễn ra ThờiXuân thu có 438 cuộc chiến phạt lẫn nhau giữa các thế lực chính trị, đó là “ ngũbá đồ vương” sang thời Chiến quốc có “thất bá tranh hùng”

Những cuộc chiến tranh như vậy đã làm đảo lộn các thiết chế, nghi lễtruyền thống nhà Chu; làm cho xã hội ở tình trạng loạn lạc, phá hoại sức sảnxuất ghê ghớm Đương thời, Khổng Tử đã than rằng: Vua không ra đạo vua, bềtôi không làm đúng đạo bề tôi, cha chẳng ra đạo cha, con chẳng làm đúng đạolàm con Còn Mạnh Tử thì nhận xét: “Đánh nhau tranh thành thì giết người thâychất đầy thành; đánh nhau giành đất thì giết người thây chất đầy đồng

Chính trong sự biến động sôi động ấy của xã hội, hàng loạt vấn đề về xãhội, về triết học, đã được đặt ra buộc các nhà tư tưởng đương thời phải quantâm Một loạt các trường phái triết học ra đời, mỗi trường phái đưa ra 1 kế sáchquản lý xã hội, tạo nên một không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xãhội Trung Hoa Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “ Bách gia Chư tử” Chínhtrong hoàn cảnh đó đã nảy sinh những nhà tư tưởng lớn, hình thành nên nhữnghệ thống triết học khá hoàn chỉnh.

2.2 Đặc điểm của triết học Trung Quốc cổ đại

Đây là nền triết học đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính trị- đạo đức.Bởi đây là thời kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đã đặc biệtquan tâm, suy tư, tìm cách lý giải và tìm ra những triết lý, những biện phápnhằm khác phục hiện tượng xã hội biến động trong lịch sử chính trị, cai trị củacác triều đại Từ đó làm xuất hiện nhiều học thuyết chính trị, tư tưởng, đạo đứckhác nhau (bách gia chư tử, bách gia tranh minh) như Nho gia, Mặc gia và Phápgia Ngay cả những học thuyết mà theo tôn chỉ mục đích của nó là xa rời chínhtrị nhưng thực tế vẫn bàn về chính trị và đạo đức như phái Đạo gia của Lão Tửvà Trang Tử thời cổ đại Học thuyết Âm dương – Ngũ hành vốn là học thuyếtcủa chủ trương luận và những vấn đề nguyên lý biến đổi của trời đất, vạn vậtcũng được vận dụng để lý giải những vấn đề chính trị, đạo đức của xã hội, conngười

Trang 12

Mặc dù phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung các học thuyết triết học tậptrung vào các vấn đề: (1) làm thế nào để thống nhất đất nước; (2) làm thế nào đểổn định xã hội và (3) các chuẩn mực đạo đức mà con người phải tuân thủ Tuỳtheo lập trường chính trị khác nhau và lợi ích giai cấp khác nhau mà có cách giảiđáp khác nhau về 1 vấn đề chính trị đạo đức Do đó nó tạo nên tính vừa phongphú và vừa sâu sắc của triết học Trung Hoa cổ đại Chẳng hạn, vấn đề triết lý vềbản tính con người Khổng Tử và Mạnh Tử theo xu hướng khẳng định bản tínhthiện của con người Ngược lại, Tuân Tử và Hàn Phi Tử lại chủ trương biện luậnvề bản tính bất thiện của con người; còn Lão Tử, Trang Tử lại đưa ra luận thuyếtvề bản tính tự nhiên của con người Với những quan niệm khác nhau về bản tínhngười như thế lại là điểm xuất phát cho một tư duy triết lý về những phươngcách coi trọng giáo dục hay pháp trị trong đạo trị quốc của các học thuyết khácnhau.

Về nội dung, triết học Trung Quốc lấy triết học nhân sinh làm hạt nhân.Một loạt triết học về con người được đề cập sâu sắc.

- Quan niệm về bản chất con người, đường đời, số phận, quan hệ chính trịrường mối, chuẩn mực đạo đức => đạo làm người

- Để lại nhiều triết lý về đạo làm người, nhưng có hạn chế trong việc vượtra thế giới để chinh phục Điều này cắt nghĩa cho khoa học kỹ thuật của TrungQuốc không phát triển, không cổ vũ cho phát triển sản xuất

- Để lại triết lý về học: nhân –nghĩa –trí –học, tu thân –trị gia –tề quốcHọc để làm người quân tử, nhưng người quân tử không biết sản xuất

Về mặt hình thức, phương pháp tư duy

- Triết học Trung Quốc không có sự phân biệt rạch ròi giữa Chủ nghĩaduy vật và Chủ nghĩa duy tâm, không có đấu tranh biện chứng giữa các họcthuyết triết học Điều này tạo nên đặc điểm tính thiếu triệt để, tính thiếu nhấtquán Chăng hạn, trong phái Nho gia, thế giới quan của Khổng Tử dao động,giữa Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm, giữa Chủ nghĩa vô thần và Chủnghĩa hữu thần Một mặt ông xem trời (thiên) là giới tự nhiên, có sự vận hànhcủa tự nhiên, ông nói “Trời nói lên tất cả? Bốn mùa vận hành, trăm vật sinh ra”.

Ngày đăng: 24/04/2018, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w