1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

khóa luận triết học vấn đề con người trong triết học trung quốc cổ đại

84 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 130 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 7 Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI 7 1.1.Thời kỳ Ân Thương Tây Chu 7 1.2. Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc 12 Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 17 2.1. Quan điểm về con người thời Ân Thương Tây Chu 17 2.2. Quan điểm về con người thời Xuân Thu Chiến Quốc 18 2.3. Ý nghĩa của các quan điểm cơ bản về con người trong triết học Trung Quốc cổ đại trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay. 59 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Trong lịch sử phát triển tư tưởng, văn hóa nhân loại, vấn đề con người luôn giữ vị trí trung tâm và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn. Tuy nhiên mỗi ngành khoa học lại nghiên cứu con người dưới một góc độ khác nhau. Triết học nhìn nhận, nghiên cứu con người dưới một góc độ hoàn toàn khác những ngành khoa học xã hội còn lại, đó là nhận thức con người một cách toàn diện trong tính chỉnh thể của nó. Con người từ đâu sinh ra? Ý nghĩa cuộc sống con người là gì? Trong mỗi thời đại lịch sử, con người quan hệ với tự nhiên và đồng loại như thế nào? Vai trò của con người trong sự phát triển của nhân loại được thể hiện như thế nào?... Đó là những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất mà các học thuyết triết học từ cổ đại đến nay đã đặt ra và giải đáp bằng nhiều cách khác nhau. Như vậy có thể thấy rằng vấn đề con người chưa bao giờ cũ, nó dù ở thời đại nào cũng luôn được quan tâm với nhiều cách tiếp cận mới mẻ. Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc cũng là cái nôi của nền văn minh phương Đông nói riêng và của nhân loại nói chung. Không chỉ đạt được những thành công rực rỡ trên lĩnh vực khoa học tự nhiên với nhiều phát minh vĩ đại, Trung Quốc cổ đại cũng là cái nôi sinh ra một hệ thống triết học đồ sộ. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, có thể thấy rằng triết học Trung Quốc có nội dung cực kì phong phú, sâu sắc. Trong đó vấn đề con người trong triết học Trung Quốc cổ đại nói riêng và con người trong lịch sử Trung Quốc nói chung là một vấn đề cốt lõi, nổi bật của lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Tuy nhiên, con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại do chịu sự quy định của điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho nên chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện mà mới chỉ chú trọng trên một số khía cạnh như đạo đức, luân lý. Rất nhiều những tư tưởng của triết học Trung Quốc cổ đại về vấn đề con người như Tam Cương, Ngũ Thường, Kinh Lễ, Gia Lễ…cho đến ngày nay vẫn còn mang những giá trị hết sức to lớn, và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều các nước khác trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Lịch sử nhân loại, xét đến cùng, là lịch sử giải quyết vấn đề con người, từng bước thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân trong xã hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý đến vấn đề con người, nếu có sự khác biệt thì là ở mục đích và phương pháp giải quyết. Việt Nam cũng không ngoại lệ, hiện nay nước ta đang thực hiện chiến lược phát triển con người toàn diện. Đại hội lần thứ IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương phát triển nguồn lực con người với yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi không chỉ kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, mà còn phải kế thừa những tinh hoa văn hóa của tư tưởng nhân loại về con người. Đặc biêt, với một nghìn năm Bắc thuộc, rất khó để Việt Nam không chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng của Trung Quốc. Nhưng vấn đề đặt ra là, chúng ta có thể và cần kế thừa những gì từ những di sản đó. Do đó, khai thác và phát huy những yếu tố tích cực đồng thời khắc phục, xóa bỏ những hạn chế của những quan niệm về đạo đức, con người trong triết học Trung Quốc cổ đại từ đó góp phần xây dựng và hoàn thiện con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, em chọn đề tài: “Vấn đề con người trong triết học Trung Quốc cổ đại” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu những quan niệm về con người của các triết gia tiêu biểu thời Trung Quốc cổ đại, để từ đó có được những tri thức góp phần vào công cuộc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 7 Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI 7

1.1.Thời kỳ Ân Thương - Tây Chu 71.2 Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc 12

Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 17

2.1 Quan điểm về con người thời Ân Thương - Tây Chu 172.2 Quan điểm về con người thời Xuân Thu - Chiến Quốc 182.3 Ý nghĩa của các quan điểm cơ bản về con người trong triết học TrungQuốc cổ đại trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay 59

KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 2

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài.

Trong lịch sử phát triển tư tưởng, văn hóa nhân loại, vấn đề con ngườiluôn giữ vị trí trung tâm và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học

xã hội, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn Tuy nhiên mỗi ngành khoa học lạinghiên cứu con người dưới một góc độ khác nhau Triết học nhìn nhận, nghiêncứu con người dưới một góc độ hoàn toàn khác những ngành khoa học xã hộicòn lại, đó là nhận thức con người một cách toàn diện trong tính chỉnh thể củanó

Con người từ đâu sinh ra? Ý nghĩa cuộc sống con người là gì? Trongmỗi thời đại lịch sử, con người quan hệ với tự nhiên và đồng loại như thếnào? Vai trò của con người trong sự phát triển của nhân loại được thể hiệnnhư thế nào? Đó là những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất mà các học thuyếttriết học từ cổ đại đến nay đã đặt ra và giải đáp bằng nhiều cách khác nhau.Như vậy có thể thấy rằng vấn đề con người chưa bao giờ cũ, nó dù ở thời đạinào cũng luôn được quan tâm với nhiều cách tiếp cận mới mẻ

Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc cũng là cái nôi của nền văn minhphương Đông nói riêng và của nhân loại nói chung Không chỉ đạt đượcnhững thành công rực rỡ trên lĩnh vực khoa học tự nhiên với nhiều phát minh

vĩ đại, Trung Quốc cổ đại cũng là cái nôi sinh ra một hệ thống triết học đồ sộ.Trải qua hàng nghìn năm phát triển, có thể thấy rằng triết học Trung Quốc cónội dung cực kì phong phú, sâu sắc Trong đó vấn đề con người trong triếthọc Trung Quốc cổ đại nói riêng và con người trong lịch sử Trung Quốc nóichung là một vấn đề cốt lõi, nổi bật của lịch sử tư tưởng Trung Quốc Tuynhiên, con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại do chịu sự quy định củađiều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho nên chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện

Trang 3

mà mới chỉ chú trọng trên một số khía cạnh như đạo đức, luân lý Rất nhiềunhững tư tưởng của triết học Trung Quốc cổ đại về vấn đề con người nhưTam Cương, Ngũ Thường, Kinh Lễ, Gia Lễ…cho đến ngày nay vẫn cònmang những giá trị hết sức to lớn, và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều cácnước khác trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Lịch sử nhân loại, xét đến cùng, là lịch sử giải quyết vấn đề con người,từng bước thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục tiêu cuối cùng

là phát triển toàn diện cá nhân trong xã hội văn minh Không một dân tộc nàotồn tại và phát triển lại không chú ý đến vấn đề con người, nếu có sự khác biệtthì là ở mục đích và phương pháp giải quyết Việt Nam cũng không ngoại lệ,hiện nay nước ta đang thực hiện chiến lược phát triển con người toàn diện.Đại hội lần thứ IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương pháttriển nguồn lực con người với yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi không chỉ kếthừa các giá trị truyền thống của dân tộc, mà còn phải kế thừa những tinh hoavăn hóa của tư tưởng nhân loại về con người Đặc biêt, với một nghìn nămBắc thuộc, rất khó để Việt Nam không chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởngcủa Trung Quốc Nhưng vấn đề đặt ra là, chúng ta có thể và cần kế thừanhững gì từ những di sản đó Do đó, khai thác và phát huy những yếu tố tíchcực đồng thời khắc phục, xóa bỏ những hạn chế của những quan niệm về đạođức, con người trong triết học Trung Quốc cổ đại từ đó góp phần xây dựng vàhoàn thiện con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang là mộtvấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, em chọn đề tài: “Vấn đề con người trong triết học Trung Quốc cổ đại” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

nhằm tìm hiểu những quan niệm về con người của các triết gia tiêu biểu thờiTrung Quốc cổ đại, để từ đó có được những tri thức góp phần vào công cuộcxây dựng con người mới ở nước ta hiện nay

2.Tình hình nghiên cứu

Trang 4

Vấn đề con người trong triết học Trung Quốc cổ đại có một vai trò và ýnghĩa quan trọng trong lịch sử triết học Trung Quốc nói riêng và trong sự pháttriển liên tục của lịch sử triết học nói chung Do vậy đã có rất nhiều công trìnhkhoa học nghiên cứu, luận giải ở nhiều cấp độ và nhiều khía cạnh khác nhau.Ngoài các công trình nghiên cứu một cách hệ thống về lịch sử triết học Trung

Quốc có tính chất kinh điển như: Doãn Chính (chủ biên) (2002), Đại cương triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội; Giản chi – Nguyễn Hiến Lê, Đại cương lịch sử Triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Thanh niên,

Hà Nội, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu khác như:

Lịch sử triết học, GS.TS Nguyễn Hữu Vui, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Khái lược lịch sử triết học của PGS.TS.Bùi Thanh Hương và Nguyễn Văn Đại, Khoa triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại cương triết học phương Đông cổ đại, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp năm 1992; Lịch sử triết học Phương Đông, PGS.TS.Doãn

Chính (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2012 Nhữngcông trình này đã trình bày một cách hệ thống, sâu sắc và sinh động quá trìnhphát sinh, phát triển của các nền triết học, trong đó có triết học Trung Quốc cổđại Vấn đề con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại được đề cập đến làmột nội dung nổi bật, là thành tựu triết học vô giá của phương Đông nói riêng

và nhân loại nói chung

Trên các báo và tạp chí khoa học cũng đã đăng tải, công bố một sốcông trình nghiên cứu về vấn đề con người trong triết học Trung Quốc cổ đại,trong đó đáng chú ý là các bài viết: Triệu quang Minh, Trần Thị Lan Hương:

“Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi”, tạp chí Triết học,

số 219, 8-2010; Nguyễn Thị Thu Thủy:“Một số nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo và vai trò, ý nghĩa của nó với việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, Báo cáo NCKH năm 2010; Nguyễn Văn Hiền:

Trang 5

“Thuyết kiêm ái: nội dung, giá trị và ý nghĩa đối với việc xây dựng đạo đức ở nước ta”, Tạp chí Triết học, số 232, 9-2010; Nguyễn Thanh Bình (1999),

“Cách xem xét, đánh giá con người thông qua các mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - Một giá trị kế thừa và phát triển”, Tạp chí Triết học, số 3; Minh Anh (2004), “Về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo”, Tạp chí

Triết học, số 8 Những bài viết này đã tiếp cận, làm rõ một số quan điểm củamột số trường phái triết học cụ thể trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại

về vấn đề con người, đồng thời cũng chỉ ra những giá trị, ý nghĩa của nhữngquan điểm này đối với Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung

Và còn rất nhiều những công trình khác và những bài viết trong các tạpchí khi đề cập đến vấn đề con người nói chung, trong triết học Trung Quốc cổđại nói riêng Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian nên trong đề tài khóa luận này

em chỉ xin nêu ra một vài công trình tiêu biểu nói trên Những tài kiệu trênđây là nguồn tư liệu quý giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Mục đích: Trình bày một cách hệ thống quan niệm về con người

trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những tư tưởng triết học cơ bản của các triếtgia, các trường phái triết học về vấn đề con người trong triết học Trung Quốc

cổ đại

Trang 6

- Phạm vi nghiên cứu: Những tài liệu liên quan đến đạo đức, con ngườicủa các triết gia, các trường phái triết học giới hạn trong phạm vi thời TrungQuốc cổ đại Không nghiên cứu vấn đề này ở những giai đoạn thời, kì kháctrong lịch sử triết học Trung Quốc.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin: Chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra còn kết hợpmột số phương pháp như: phân tích tổng hợp… Những phương pháp chủ yếuđược sử dụng trong nghiên cứu đề tài: phương pháp logic và lịch sử, khái quáthóa, hệ thống hóa

6 Đóng góp của khóa luận

- Khái quát những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc cổđại cho sự ra đời của những quan niệm về con người của các triết gia thời kìnày

- Trình bày một cách hệ thống quan điểm về con người trong lịch sửtriết học Trung Quốc cổ đại, trong đó tập trung nghiên cứu các tư tưởng triếthọc cơ bản về nhân sinh quan của các triết gia tiêu biểu trong ba trường pháinổi bật thời kì này như: Nho gia, Đạo gia, Pháp gia

- Đánh giá những giá trị và hạn chế của những quan điểm về con ngườitrong triết học Trung Quốc cổ đại, từ đó rút ra những tri thức góp phần vàocông cuộc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luậnvăn chia làm 2 chương, 5 tiết

NỘI DUNG

Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUNGQUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI (2 tiết)

Trang 7

1.1 Thời kỳ Ân Thương - Tây Chu

1.1.1 Triều Thương

1.1.2 Triều Tây Chu

1.2 Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc

Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜITRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUÔC CỔ ĐẠI (3 tiết)

2.1 Quan điểm về con người thời Ân Thương - Tây Chu

2.2 Quan điểm về con người thời Xuân Thu - Chiến Quốc

2.2.1 Quan điểm của Nho gia về vấn đề con người

2.2.2 Quan điểm của Đạo gia về vấn đề con người

2.2.3 Quan điểm của Pháp gia về vấn đề con người

2.3 Ý nghĩa của các quan điểm cơ bản về con người trong triết họcTrung Quốc cổ đại trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay

Trang 8

NỘI DUNG Chương 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI

KỲ CỔ ĐẠI

1.1.Thời kỳ Ân Thương - Tây Chu

1.1.1 Thời kỳ Ân Thương (khoảng thế kỷ XVII - XI TCN)

Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XI tr.CN, trên dải hoàng thổ phì nhiêu củacon sông Hoàng Hà ở phía Bắc Trung Quốc đã xuất hiện một liên minh thị tộclớn, với một nền nông nghiệp định cư khá phát triển, chữ viết bắt đầu được sửdụng và những hình thức nhà nước phôi thai đã bắt đầu xuất hiện Đó là thờiđại Ân - Thương buổi bình minh của nền văn minh Trung Quốc

Dựa vào nguồn tài liệu Bốc từ - loại văn tự xuất hiện sớm nhất ở TrungQuốc khắc trên mai rùa hay xương thú, các nhà nghiên cứu giáp cốt TrungQuốc cho chúng ta biết sơ qua về tình hình kinh tế - xã hội của thời đại ÂnThương Tương truyền rằng thủy tổ của tộc Thương là Khế, người đồng thờivới Hạ Vũ, nhưng đến cháu thứ 14 của Khế là Thang, tộc Thương mới bắt đầubước sang xã hội có giai cấp Trong khi nước Thương ở vùng hạ lưu Hoàng

Hà không ngừng lớn mạnh thì nước Hạ ở trung lưu Hoàng Hà đang nhanhchóng suy yếu, nhân dân đang căm ghét vua Kiệt, nhân đó, Thang đã đemquân đánh Hạ, Kiệt thua chạy đến đất Nam Sào, nhà Hạ bị tiêu diệt nhàThương được hình thành Khi mới thành lập, nhà Thương đóng đô ở Bạc ởphía nam Hoàng Hà, nhưng từ đó trong nội bộ giai cấp thống trị thường xảy

ra những cuộc đấu tranh Để làm yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, đồng thời

để tránh nước lụt,vua Thương đã dời đô nhiều lần và đến cháu 10 đời củaThang là Bàn Canh thì dời đô đến Ân ở phía Bắc Hoàng Hà Cho đến khi nhà

Trang 9

Thương diệt vong, chỉ trừ vua cuối cùng là Trụ đóng đô ở Triều-ca, còn đềulấy Ân làm kinh đô, vì vậy triều Thương còn gọi là triều Ân

Về kinh tế - xã hội, mặc dù trình độ phát triển của công cụ sản xuất còn

ở mức độ thấp, đồ sắt chưa phổ biến, mới chỉ phổ biến đồ thau nhưng nhờ vàođiều kiện tự nhiên thiên nhiên thuận lợi, cả một vùng đất phì nhiêu của lưuvực các con sông Hoàng Hà, Hắc Thủy, Nhược Thủy, Lạc Thủy của vùngHoàng Hà Lục Tỉnh, các bộ lạc người Ân đã định cư ở đây và có một nềnkinh tế sản xuất ổn định Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chăn nuôi và sănbắn phát triển ở trình độ cao Hình thức quan hệ sản xuất thời Ân là chế độ nô

lệ gia trưởng kiểu phương Đông ở trình độ thấp, chưa có sự phân biệt rõ rệt vềkhái niệm “sở hữu” đối với tư liệu sản xuất và sức lao động Cũng nhiều tàiliệu cho thấy rằng vào thời Ân, xã hội cũng đã có sự phân tách, đối lập giữathành thị và nông hôn, có sự phân định, xác lập bờ cõi, nhưng còn ở trình độthấp; chỉ mới ở thời kỳ manh nha của sự thành lập nhà nước Ngày nay đãphát hiện được hàng vạn đồ dùng bằng đồng thau đời Ân Thương như đồ tế

lễ, đồ uống rượu,vũ khí, công cụ thủ công nghiệp…Nghề làm đồ gốm thờiThương cũng có những tiến bộ mới Ngoài các loại gốm đỏ, đen, xám còn làmđược đồ sành, đồ gốm trắng và gốm tráng men Ngoài hai nghề quan trọng nóitrên, các nghề khác như nghề làm đồ đá, ngọc, xương, đồ gỗ, đồ da cũngtương đối phát triển Việc trao đổi buôn bán cũng khá phát triển Tại các dichỉ đời Thương đã phát hiện được nhiều vỏ ốc biển là thứ rất hiếm ở vùng đó

mà người thời Ân Thương dùng để làm tiền gọi là bối Ngoài bối bằng vỏ ốcngười ta còn phát hiện bối bằng đồng Các di chỉ khảo cổ và các tài liệu giápcốt cũng cho biết rằng đời Thương đã có sự phân hóa giai cấp Các loại đồđồng bằng đồng thau, bằng ngà, bằng ngọc cũng như xe ngựa và những thứquý báu và hàng chục, hàng trăm người hầu được chôn theo các quý tộc saukhi chết

Trang 10

Về văn hóa, đời Ân Thương đã có chữ viết tượng hình được khắc trênmai rùa hay xương thú (giáp cốt) Một thành tựu quan trọng khác của người

Ân Thương đó là phát minh ra lịch mùa Nó có quan hệ khăng khít với việcphát minh ra chữ viết, là vũ khí quan trọng trong việc lợi dụng và chinh phụcthiên nhiên của cư dân làm nông nghiệp định cư ở lưu vực các con sông lớn

Họ quan sát sự vận hành của Mặt trăng, các vì sao, tính chất chu kì của nướcsông dâng lên, quy luật sinh trưởng của các cây trồng mà làm ra Âm lịch.Việc làm ra lịch là một phát minh khoa học sớm nhất của Trung Quốc, nóphản ánh tri thức khoa học tự nhiên của người Ân - Thương đã phát triểntương đối toàn diện Tuy nhiên, khoa học thời cổ đại không thể không thoátkhỏi những ảnh hưởng của những quan niệm tôn giáo thần bí, những tư tưởngthần thoại về sự vận hành của các thiên thể, quan niệm ghi mùa gắn liền vớiviệc tế tự tổ tiên

1.1.2 Thời kỳ Tây Chu (Khoảng thế kỉ XI đến thế kỷ VIII TCN)

Chu là một bộ lạc cư trú ở thượng lưu Hoàng Hà Tương truyền rằngthủy tổ của tộc Chu là Khí, vì trồng lúa giỏi nên được gọi là Hậu Tắc và đượctôn làm thần nông nghiệp Đến đời cháu 12 đời của Khí là Cổ Công Đản Phụ,

sự phân hóa giàu nghèo trong bộ lạc Chu đã biểu hiện rất rõ rệt Vì bị ngườiNhung lấn chiếm nên Cổ Công Đản Phụ đã phải dời bộ lạc từ đất Mân đến đất

Kỳ và định cư ở cánh đồng Chu Tại đây bộ tộc Chu làm nhà cửa, xây thànhquách, đặt “quan lại” Những cuộc chiến tranh với bộ tộc xung quanh đem lạicho Chu nhiều chiến lợi phẩm và nô lệ càng đẩy nhanh quá trình phân hóatrong bộ tộc Chu Vào khoảng thế kỷ XI TCN, tộc Chu từ phía Tây Bắc, mentheo sông Hoàng Hà, tiến vào đất Ân Thương và cuối cùng tiêu diệt hoàn toànnhà Ân Thương lập nên nhà Chu Giai đoạn đầu của nhà Chu, sử gọi là TâyChu bởi từ Vũ Vương đến U Vương đóng đô ở Cảo Kinh, phái Tây của Lạc

Ấp ở Tây Bắc nên gọi là Tây Chu Sau U Vương đến Bình Vương, do các bộ

Trang 11

tộc du mục ở Tây Bắc luôn quấy phá nên phải dời đô về Lạc Ấp, nên gọi làĐông Chu

Căn cứ vào nguồn tài liệu kim văn và tài liệu gián tiếp của người đờisau ghi chép lại, chúng ta biết được được rằng thời kỳ này mặc dù đồ sắt chưaxuất hiện phổ biến, nhưng do biết tiếp thu được những thành tựu của nguời

Ân để lại, điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào là cácđơn vị thị tộc bị chinh phục, kết hợp với cách thức tổ chức quản lý vó tính kỷluật cao của cư dân du mục, người Chu đã tiến xa hơn người Ân trên conđường “dựng nước”, chính thức bước vào xã hội văn minh Do “dựng nước”,bước vào văn minh trong điều kiện trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kémcho nên tình hình kinh tế - xã hội thời Tây Chu có những đặc điểm cần lưu ýsau đây:

Thứ nhất, nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất(ruộng đất) và sức lao động (các đơn vị công xã và thị tộc bị chinh phục trongchiến tranh) rất nghiêm nhặt Về nguyên tắc, ruộng đất, mọi thành viên đềuthuộc quyền quản lý của vua nhà Chu Do quyền sở hữu thuộc về nhà nướcnên ruộng đất không được mua bán Ngoài vùng xung quanh kinh đô mà vuaChu giữ lại cho mình, gọi là vương kì, đất đai trong cả nước đươc phân phongcho anh em và các công thần của nhà vua Tùy theo bà con thân hay sơ, cônglao lớn nhỏ mà được phân phong ruộng đất rộng hay hẹp, gần hay xa và tướccao hay tước thấp, tốt hay xấu Những người được phong tước và đất trởthành các vua chư hầu của nhà Chu.Vua chư hầu tuy không có quyền sở hữuhoàn toàn về đất được phong nhưng được truyền lại cho con cháu Đối vớivua Chu, vua chư hầu có nhiệm vụ hàng năm phải đến chầu, nộp cống, ngoài

ra con phải đem quân đội đến giúp mỗi khi có chiến sự xảy ra Nếu không thihành đúng những nghĩa vụ đó tùy theo mức độ mà bị giáng chức tước, bị thuhồi đất phân phong hoặc bị đem quân đến tiêu diệt Ruộng đất trong vương kì

Trang 12

và trong nước chư hầu đem phong cho các quý tộc quan lại triều đình nhàChu và triều đình các nước chư hầu gọi là khanh, đại phu Khanh, đại phu lạichia thái ấp cho những người giúp việc của mình gọi là sĩ Cuối cùng trongcác làng xã, ruộng đất được chia cho nông dân để cày Mỗi hộ nông dân đượcchia một mảnh ruộng rộng 100 mẫu gọi là một điền Để chia ruộng đất thànhtừng phần như vậy và để dẫn nước vào ruộng, người ta đắp bờ vùng bờ thửa

và đào những con mương ngang dọc do đó tạo thành những hình như chữ

“tỉnh” ở trên cánh đồng nên gọi là “tỉnh điền” Như vậy, tỉnh điền là chế độphân phối ruộng công ở Trung Quốc cổ đại Chế độ ấy tồn tại đến thời ChiếnQuốc khi ruộng tư xuất hiện thì dần dần tan rã

Thứ hai, nhà Chu thành lập thành thị đại quy mô, đã có sự phân biệt,đối lập thành thị (Đô, Quốc) với nông thôn (Bỉ, Dã) Trong xã hội có sự phânchia giai cấp: quý tộc, nông dân, nô lệ Thành thị là nơi ở của tầng lớp quý tộcthị tộc, của kẻ thống trị, còn nông thôn là nơi ở của người thị tộc bị nô dịch Ởđây nhà Chu đã phải giữ lại hình thức tổ chức của thị tộc cũ, chế độ thị tộcthành thị và chế độ thị tộc nông thôn Hệ quả là trong phân tầng xã hội có sựphân biệt giữa quý tộc và nô lệ, kẻ hèn Đứng đầu giai cấp quý tộc là vua, bắtđầu từ đời Chu gọi là Vương, là Thiên tử là người có quyền về hành chính và

tư pháp Ý chí của vua là pháp lệnh Trong xã hội lúc bấy giờ đã nảy sinh đốikháng giai cấp, đối kháng giữa thành thị và nông thôn

Thứ ba, nền kinh tế của nhà Chu chủ yếu vẫn là dựa vào nền sản xuấtnông nghiệp, tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số các nghề phụ khác nhưchăn tằm, dệt lụa, kéo sợi, dệt vải, mặc dù nông dân được coi là “dân củavua” tức là dân tự do nhưng bị áp bức bóc lột nặng nề Nhận 100 mẫu ruộngcông nằm trong lãnh địa của quý tộc,nông dânphải nộp thuế bằng khoảng1/10thu hoạch.Ngoài ra họ còn nộp các khoản thuế phụ khác như lụa, da, thúsăn…và phải làm tạp dịch như xây dựng dinh thự, thành quách, cầu cống…

Trang 13

Đời sống của họ rất cực khổ Giai cấp có địa vị thấp kém là nô lệ Cũng nhưđời Thương, nguồn nô lệ chính là tù binh, ngoài ra còn có một số người đồngtộc bị biến thành nô lệ vì phá sản hoặc vì phạm tội Công việc chủ yếu của nô

lệ là hầu hạ và làm các công việc trong gia đình Có một số được làm trongcác xưởng thủ công và tổ chức buôn bán của nhà nước Nô lệ thường bị thíchchữ vào mặt và bị coi như hàng hóa để buôn bán, trao đổi, ban tặng Thời TâyChu, 5 nô lệ mới đổi được một con ngựa và một cuộn tơ Lúc bấy giờ tụcdùng người tuẫn táng vẫn thịnh hành Trong số những người được chôn theo

ấy, chắc chắn phần lớn là nô lệ

Thứ tư, về văn hóa cũng như đời Ân, nhà Chu cũng có chữ viết người

ta đã tìm thấy nhiều tài liệu kim văn (chữ khắc trên đồng) vào thời kỳ này.Nhà Chu cũng tiếp thu những thành tựu đạt được từ thời Ân Thương và cónhững điểm phát triển hơn Ở thời kỳ này nhà Chu đã xuất hiện một thứ họcthức “học ở quan phủ” của riêng bọn quý tộc, không có ở nông thôn Đảmnhiệm quan chức văn hóa chủ yếu là những người làm Chúc, Tông, Bốc, Sử

1.2 Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc

Thời Xuân Thu là giai đoạn đầu của thời Đông Chu bắt đầu từ năm 770TCN cho đến thế kỷ V TCN trước sau gồm khoảng 3 thế kỷ Sở dĩ thời kỳ nàygọi là Xuân Thu vì nó tương đương với giai đoạn lịch sử được chép trongsách Xuân Thu của Khổng Tử Sách Xuân Thu là quyển sử nước Lỗ trong đóghi chép những sự kiện xảy ra từ 722 TCN đến năm 481 TCN Thời XuânThu là thời kỳ xã hội Trung Quốc có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế,chính trị và xã hội Năm 770 TCN, Chu Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp, ởphía Đông, giai đoạn Đông Chu bắt đầu Đến năm 256 TCN, Chu bị nước Tầnthôn tính, nhà Chu diệt vong Sau khi Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp khônglâu, trong cung đình xảy ra việc cha con tranh nhau ngôi vua làm cho thế lựccủa nhà Chu ngày càng suy yếu Đã thế vương kì của Đông Chu vốn là một

Trang 14

vùng nhỏ hẹp, nhưng phần thì phải phân phong cho các công thần, phần thì bịmột số nước chư hầu lấn chiếm, nên đất đai còn lại càng hẹp Mặt khác do uythế chính trị của nhà Chu ngày càng bị giảm sút, nhiều nước chư hầu khôngchịu triều cống cho nhà Chu nữa Bị suy yếu về chính trị và gặp nhiều khókhăn về kinh tế như vậy nên về danh nghĩa tuy vẫn là vua chung của cả nướcnhưng thực tế là không đủ sức điều khiển các nước chư hầu Do dó tình hìnhkinh tế xã hội thời kì này cũng có nhiều sự thay đổi so với thời kì trước Cụthể:

Thời kỳ Xuân Thu, người Trung Quốc đã biết dùng đồ sắt và cùng với

đó là biết dùng súc vật làm sức kéo, vấn đề thủy lợi thời kỳ này cũng được coitrọng Do đó, nền nông nghiệp thời kỳ này cũng phát triển hơn trước Ngànhthủ công nghiệp, đến thời Xuân Thu cũng được phát triển và thu được nhiềuthành quả Đây cũng là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp Vàothế kỷ VI - V TCN, xuất hiện những thành thị thương nghiệp buôn bán xuấtnhập nhộn nhịp ở các nước Hàn - Tề - Tần - Sở Trong số đó, theo ChiếnQuốc sách, thành phố Lâm Tri có đến 7 vạn hộ Qua đó có thể thấy số dântrong các thành thị Trung Quốc lúc bấy giờ không phải là ít

Về quan hệ ruộng đất thì đến thờ Xuân Thu đã có sự thay đổi về quyền

sở hữu ruộng đất Trong giai đoạn trước, toàn bộ ruộng đất ở Trung Quốc đềuthuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng bắt đầu từ thời Xuân Thu, chế độruộng đất của nhà nước dần dần tan rã, ruộng tư xuất hiện ngày càng mộtnhiều Thời Tây Chu, trên cơ sở “Khắp dưới gầm trời, đâu cũng đất vua”,Thiên tử nhà Chu đã phong đất cho các chư hầu Khi mới phân phong, sự ràngbuộc của nhà Chu đối với chư hầu, một mặt dựa vào quan hệ họ hàng, mặtkhác dựa vào quan hệ giữa tôn chủ (người phong đất) với bồi thần (ngườiđược phong) Nhưng đến thời Xuân Thu, cái quan hệ họ hàng đó đã trở nên

xa xôi và quan trọng hơn, nhà Chu với tư cách là tôn chủ không còn đủ thế

Trang 15

lực để bắt những người được kế thừa đất phong phải thực hiện nghĩa vụ của

họ Vì vậy, trên thực tế, các nước chư hầu đều coi lãnh địa được phong làquyền sở hữu của họ Ngoài lãnh địa được phong, các nước lớn còn thôn tínhnhiều nước nhỏ và xâm chiếm đất đai của các nước khác Bộ phận đất đai nàylại càng là sở hữu của họ Trong các nước chư hầu, do sự suy yếu của nhàvua, do tranh giành đất đai của nhau, thái ấp của Khanh đại phu cũng biến dầnthành ruộng đất tư của họ Trong quá trình ấy, chế độ tỉnh điền cũng dần dầntan rã Do công cụ sản xuất tiến bộ và số dân lao động tăng lên, người ta cókhả năng khai khẩn thêm nhiều đất hoang Vì vậy, một số nông dân đã khaiphá thêm một ít ruộng đất ngoài phần đất được chia, do đó sự chênh lệch vềtài sản trong hàng ngũ nông dân cũng ngày càng rõ rệt Hơn nữa, do kỹ thuậtsản xuất tiến bộ, việc đầu tư công sức vào ruộng đất cũng khác nhau, vì vậy,nhiều nông dân không muốn thực hiện việc định kỳ chia lại ruộng đất nhưtrước nữa Cho nên đến thời kỳ này một số nông dân cũng có ruộng đất riêng.Trước kia, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên không được muabán, nhưng đến thời Xuân Thu, hiện tượng mua bán ruộng đất đã xuất hiện

Về quan hệ giai cấp: Trước hết, sự xuất hiện chế độ ruộng tư đã dẫnđến sự phân hóa trong giai cấp thống trị Do có ruộng đất riêng, một sốKhanh, đại phu, sĩ đã biến thành những địa chủ mới Sự tan rã của chế độ tỉnhđiền đã làm cho giai cấp nông dân bị phân hóa Bắt đầu từ thời Xuân Thu,trong xã hội mới xuất hiện một số thợ thủ công và người buôn bán tự do Do

có thế lực lớn về kinh tế, các nhà buôn lớn cũng có ảnh hưởng đáng kể vềchính trị Giai cấp quý tộc Chu bị mất đất, mất dân, địa vị kinh tế ngày càng

sa sút và đương nhiên vai trò chính trị, ngôi Thiên Tử của nhà Chu chỉ còn làhình thức Sự phân biệt sang hèn dựa trên tiêu chuẩn huyết thống của chế độthị tộc tỏ ra không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi phải dựa trên cơ sở tài sản

Trang 16

Các nước chư hầu không chịu phục tùng vương mệnh nữa, không chịu cốngnạp, mang quân thôn tính nhau, tự xưng là Bá vương.

Như vậy, kết quả của những biến động kinh tế đã dẫn đến sự đa dạngtrong kết cấu giai tầng xã hội Nhiều giai tầng mới xuất hiện, mới cũ đan xen

và mâu thuẫn ngày càng gay gắt Đó là mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên có tư

hữ tài sản, có địa vị kinh tế trong xã hội (Hiển tộc) mà không được tham giachính quyền với giai cấp quý tộc thị tộc cũ của nhà Chu đang nắm quyền.Mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấpquý tộc thị tộc Chu Tầng lớp tiểu quý tộc thị tộc, một mặt họ đang bị tầng lớpmới lên tấn công về mặt chính trị và kinh tế, mặt khác họ cũng có mâu thuẫnvới tầng lớp đại quý tộc thị tộc đang nắm quyền Ngay trong bản thân giai cấpquý tộc thị tộc Chu cũng có những sự không bằng lòng với trật tự cũ Đó là bộphận quý tộc thị tộc Chu chuyển hóa lên giai tầng mới, họ muốn cải biến trật

tự xã hội bằng con đường cải lương, cải cách Và không thể không nhắc đếnmâu thuẫn của nông dân công xã thuộc các tộc bị người Chu nô dịch với nhàChu và tầng lớp đang lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ.Chính những mâu thuẫn của thời kỳ lịch sử đang đòi hỏi giải thể chế độ nô lệthị tộc, tiến nhập vào xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độgia trưởng (Tông pháp), xây dựng nhà nước của giai cấp quốc dân, giải phónglực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển

Chính những điều kiện lịch sử kể trên đã khiến Trung Quốc cổ đạibước vào thời kỳ Chiến Quốc, thời kỳ nổi bật với những cuộc chiến tranhthôn tính nhau Người chấm dứt tình trạng này, thống nhất Trung Quốc mở ramột thời kỳ mới cho Trung Quốc không ai khác chính là Tần Thủy Hoàng

Kinh tế - xã hội đang chuyển mình dữ dội tất yếu kéo những thay đổilớn trong lĩnh vực văn hóa Thời kì này trên lĩnh vực khoa học tự nhiên (nhất

là thiên văn học và y học) đã đạt được những thành tựu nhất định, trở thành

Trang 17

nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển có tính chất đột biến của tưtưởng được nảy sinh từ điều kiện kinh tế - xã hội trong suốt giai đoạn XuânThu - Chiến Quốc.

Tiểu kết chương I: Là một hình thái ý thức xã hội, cho nên khi đề cập

đến những điều kiện cho sự ra đời những tư tưởng của Triết học nói chungkhông thể không tìm hiểu tồn tại xã hội làm nảy sinh những quan điểm tư

tưởng đó Cụ thể, khi đi nghiên cứu, tìm hiểu “Vấn đề con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại” ta không thể không xét đến những điều kiện về kinh

tế, chính trị, xã hội làm nảy sinh những quan điểm, tư tưởng này Trung Quốc

cổ đại trải qua hai thời kỳ: thời Tam đại và thời Xuân Thu – Chiến Quốc.Trong đó thời Tam đại trải qua các triều đại nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu.Tuy nhiên, triều nhà Hạ không có nhiều nổi bật về những tư tưởng triết học

do đó lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại chủ yếu nói đến thời ký Ân Thương

- Tây Chu và thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Vào thời nhà Ân – Thương, trình độ phát triển của công cụ sản xuấtcòn thấp, đồ sắt chưa phổ biến, hình thức quan hệ sản xuất là chế độ nô lệ giatrưởng kiểu phương Đông ở trình độ thấp, chưa có sự phân biệt rõ rệt về kháiniệm “sở hữu” đối với tư liệu sản xuất và sức lao động Thời kì này cũng đã

có sự phân tách, đối lập giữa thành thị và nông thôn, có sự phân định, xác lập

bờ cõi nhưng còn ở trình độ thấp, chỉ mới ở thời kỳ manh nha của sự thànhlập nhà nước Đến thời nhà Tây Chu, do kế thừa những thành tựu của người

Ân để lại mà người Chu đã tiến xa hơn người Ân trên con đường “ dựngnước”, bước vào xã hội văn minh Nhà Chu đã thực hiện chế độ quốc hữu về

tư liệu sản xuất và sức lao động rất nghiêm ngặt, đã có sự phân biệt đối lậpgiữa thành thị và nông thôn nhưng do trình độ non yếu của sức sản xuất mà sựphân công, chia tách xã hội lần thứ nhất này không triệt để Thời kỳ ÂnThương – Tây Chu đã đạt được những thành tựu nhất định về tri thức khoa

Trang 18

học như phát minh ra lịch mùa, đã có chữ viết, nhưng những phát minh khoahọc vẫn chưa thể thoát khỏi ảnh hưởng của những quan niệm tôn giáo thần bí.

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc được coi là thời kỳ có nhiều biến độnglớn lao, toàn diện của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ Thời kỳ này đồ sắt đãxuất hiện phổ biến, công cụ sản xuất bằng sắt tham gia vào thế giới công cụđồng đá trước đây đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất nôngnghiệp Đây cũng là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp Chế độquốc hữu tư liệu sản xuất nay đã bị phá vỡ, giai cấp quý tộc thị tộc Chu bị mấtđất, vai trò của Thiên tử nhà Chu chỉ còn là hình thức Chính sự thay đổi nàylàm cho kết cấu giai tầng của xã hội có nhiều biến đổi, nhiều giai tầng mớixuất hiện do đó cũng xuất hiện những mâu thuẩn mới và ngày trở nên gay gắt.Tất cả những mâu thuẩn trong xã hội thời kỳ này cũng phản ánh một hiệnthực rằng càn phải giải thể chế độ nô lệ thị tộc, tiến nhập vào xã hội phongkiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế động gia trưởng, xây dựng nhà nướccủa giai cấp quốc dân, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hộiphát triển Đây cũng là thời kỳ đạt được nhiều thành quả trên lĩnh vực khoahọc tự nhiên nhất là thiên văn học và y học Nó chính là nguồn động lực quantrọng cho sự phát triển có tính chất đột biến của tư tưởng thời kỳ này

Trang 19

Chương 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT

HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

2.1 Quan điểm về con người thời Ân Thương - Tây Chu

Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ ởTrung Quốc cổ đại, thế giới quan thần thoại mê tín và tôn giáo duy tâm vớicác biểu tượng về “Thiên mệnh”, về “Thượng đế” và quỷ thần - những lựclượng tinh thần tối cao, chi phối và quyết định sự tiến hóa của vũ trụ và đờisống xã hội, đã trở thành hình thái ý thức chiếm địa vị thống trị lúc bấy giờ

Về tư tưởng đạo đức chính trị, thời Ân Thương chưa hề có ý thức về ý nghĩađạo đức, tức là giữa các thành viên trong thị tộc chưa có quan hệ thứ bậc đượcxác lập dựa trên quan hệ quyền lợi nghĩa - vụ của xã hội văn minh sau này;trong sinh hoạt cộng đồng họ rất tôn sùng người cầm đầu thị tộc Điều này đãkhông còn nữa ở thời kỳ Tây Chu Nếu tộc trưởng ở thời Ân Thương có vị tríchủ yếu ở mặt tinh thần, quyền lực cá nhân chưa vượt qua chức năng côngcộng, thì ở thời Chu, tộc trưởng đã thành Thiên tử, là chủ của muôn dân, dovậy trong quan hệ xã hội đã đẻ ra mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ Đócũng chính là cơ sở nền tảng để hình thành nên quy tắc đạo đức nhà Chu.Không những thế người đời Thương, Chu còn mê tín “bói toán” tin rằng conngười có thể thông đạt với thượng đế và quỷ thần, đồng thời họ nhân cáchhóa, thiêng liêng hóa hiện tượng tự nhiên, coi hiện tượng tự nhiên là một thứthần bí có thể quyết định vận mệnh loài người, là đối tượng để họ sùng bái vàcúng tế Con người chỉ có tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của các vua chúa -người chịu mệnh lệnh của trời cai trị dân trên mặt đất, nếu không thì thượng

đế sẽ trừng phạt cực kì tàn khốc, gieo xuống cho nhân dân những tai họa nặng

nề Sự mê tín tôn giáo ấy bị bọn quý tộc chủ nô dựa theo và lợi dụng để củng

Trang 20

cố nền thống trị của chúng đối với nhân dân Đối lập với những quan điểmduy tâm tôn giáo ấy, cuối thời Tây Chu đã xuất hiện tư tưởng triết học duy vật

và những quan niệm có tính chất vô thần tiến bộ Từ chỗ hoài nghi, tínngưỡng tôn giáo, phê phán các thứ tín ngưỡng nguyên thủy, sùng bái linhthiêng, cúng tế, thuật chiêm tinh, bói toán, lên án sự giả dối, tàn ác của bọnthống trị, họ đã chuyển qua phê phán chính “thượng đế” - một lực lượng tốicao, anh minh mà họ vốn tôn sùng Qua đó những tư tưởng tiến bộ đã khẳngđịnh và nâng cao và có tác dụng đối với hoạt động của con người trong tựnhiên cũng như trong xã hội Họ tin rằng con người có thể quyết định vậnmạng của mình, không cần phải cầu khẩn quỷ thần giúp đỡ Tạng Văn Trọngcho rằng chỉ cần con người ra sức sản xuất nông nghiệp và tiết kiệm tiền củathì có thể đề phòng thiên tai, cúng tế đồng bóng đều không có lợi ích gì cả SỹBái cho rằng, dựa vào quỷ thần để giải thích hành vi của mình là tội ác TừSản đưa ra danh ngôn “Đạo trời xưa, đạo người gần” Họ còn ý thức đượcrằng quần chúng nhân dân quan trọng hơn quỷ thần, nếu kẻ thống trị khôngđược nhân dân ủng hộ thì dù sùng bái quỷ thần cũng bị mất chính quyền cóthể nỏi ở thời kì này vấn đề con người chưa được các triết gia chú ý tìm hiểu,nếu có nhắc đến thì những tư tưởng này thường được đề cập bên cạnh

“thượng đế”, “thiên mệnh”, con người chưa được chú trọng nghiên cứu ở mộtkhía cạnh độc lập mà thường bị lồng vào yếu tố duy tâm thần bí

2.2 Quan điểm về con người thời Xuân Thu - Chiến Quốc

Có thể thấy được rằng tư tưởng triết học của Trung Quốc khởi nguồn làthần thoại thời tiền sử và phải đến thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, thời đạicủa trí tuệ được giải phóng, trí thức được tôn là thầy và trí thức được phổ cậpthì tư tưởng triết học Trung Quốc trong đó có “vấn đề con người” mới trởthành hệ thống hoàn chỉnh Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chửtử”, “Bách gia tranh minh” Cuối Xuân Thu, đầu Chiến Quốc học thuyết của

Trang 21

các triết gia lần lượt nở rộ, trong khoảng “103 nhà” nổi lên “Sáu nhà” Nhogia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Danh gia, Âm Dương gia trong đó có ảnhhưởng lớn là Nho gia, Đạo gia và Pháp gia.

Nội dung tư tưởng triết học của ba học phái này lấy con người làmtrung tâm và mục tiêu nhận thức Đề cao giá trị đạo đức và tinh thần nhânvăn; khẳng định giá trị tích cực của con người đối với mình và đối với xã hội;đặt con người trong mối quan hệ giữa con người với con người Các học pháinày tập trung phân tích con người từ bản chất và có mục tiêu chung là xâydựng con người đạo đức, có nghĩa, có nguyên tắc

2.2.1 Quan điểm của Nho gia về vấn đề con người

* Về bản chất con người

Trong lịch sử triết học Trung Quốc, Nho gia là một trường phái triếthọc đưa ra học thuyết chính trị đạo đức để giáo hoá con người, nhằm củng cốduy trì trật tự xã hội Chính vì vậy giáo lý của Nho giáo thiên về việc xem xét

lý giải con người ở nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn làluận bàn về bản tính con người thông qua khái niệm “tính người”, “tâmngười”, “lý người”, tức chỉ là bàn đến phẩm chất tinh thần, ý thức tâm lý, tưtưởng mà chưa đi sâu vào bản chất đích thực của con người Từ rất lâu tronglịch sử Trung Quốc đã xuất hiện phạm trù Tính và trong giai đoạn trăm nhàđua tiếng, bách gia chư tử thì mỗi triết gia, mỗi trường phái lại luận bàn vềTính với những quan điểm khác nhau và thông qua những quan điểm này mà

có những lý giải khác nhau về bản chất con người Mạnh Tử đề xuất Tính là

“Thiên chi giáng tài” (tài trời cho), Tuân Tử cho rằng Tính là “bản thủy tàiphác” (tố chất nguyên sơ còn chất phác) của con người, Đạo gia Trang Tử đềxuất Tính là “Sinh chi chất” (chất của Sinh); Cáo Tử cho rằng “Sinh chi vịTính” (sinh gọi là Tính), Hàn Phi Tử của Pháp gia lại đưa ra Tính là “ThiênTính” của con người Đồng thời cùng với việc đưa ra một quy định chung cho

Trang 22

nội hàm Tính, mỗi triết gia, mỗi phái đều cố gắng thông qua Tính để tìm hiểunhân tính, tìm hiểu về bản chất của con người theo mỗi hướng khác nhau Phạm trù Tính và tư tưởng Tính trong triết học Trung Quốc đầu tiên được đàosâu tìm hiểu và phát triển trong Nho gia Nho gia thời Tiên Tần bàn về Tínhnăng và nhân tính Mặc dù, mỗi nhà triết học của Nho giáo xem xét bản chấtcon người ở mỗi khía cạnh khác nhau (Khổng Tử: Tính tương cận, tập tươngviễn; Mạnh Tử: tính thiện; Tuân Tử: tính ác), song trong toàn bộ quá trình vậnđộng của lịch sử tư tưởng thì ở họ, vẫn có sự kế thừa, phát triển và làm choquan niệm về bản chất con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.

Khổng Tử là người luận bàn về Tính sớm nhất Trong Luận ngữ, Khổng

Tử đã hai lần bàn về Tính, tuy vẫn còn tương đối đơn giản sơ khai nhưng có tínhsáng tạo Ông cho rằng: Tính tương cận dã, tập tương viễn dã” [31,70] Tính nói

ở đây là bản tính trời sinh của nhân loại Khổng Tử cho rằng nhân tính con ngườigần gũi tương tự nhau, vốn không có khác biệt cơ bản Phẩm chất của con người

là chất phác, chân thực Sự khác biệt thiện, ác, trí ngu của mọi người là do hậuthiên tập nhiễm khác nhau mà hình thành, tức là do quá trình tiếp xúc và họchành mà có sự khác biệt Hay hiểu sâu xa hơn, Khổng Tử muốn nhấn mạnh đến

sự tác động của hoàn cảnh, điều kiện sống đến bản chất con người Rằng conngười không chỉ là sản phẩm của xã hội mà trong chừng mực nhất định conngười tạo ra xã hội và bị xã hội quy định bản tính chủ quan của bản thân mình

Có thể thấy tư tưởng này của Không Tử đề cập đến hai vấn đề:

Một là nhân tính chung phổ biến của nhân loại Bản tính của con ngườitheo Khổng Tử là tính tự nhiên, trời phú cho con người, ngay từ khi sinh ra đã

có Sự phú tính đó về cơ bản là đồng đều: “Tính người này, tính người kia dotrời phú thì đều gần như nhau cả” ( Luận ngữ, Dương hóa) Vì thế trong Thiênung dã Khổng Tử cho rằng: “ Con người ta sinh ra bản tính vốn ngay thật –Nhân chi sinh dã trực” [27,365] Bản tính của con người thể hiện thông qua

Trang 23

một loạt các đức tính trong đời sống con người và được phản ánh trong hệthống các phạm trù đạo đức của ông như: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Hiếu, Kínhđễ,…Theo Không Tử, tất cả những đức tính này sẽ hội tụ đầy đủ trong mẫungười lý tưởng, toàn trí toàn đức mà ông gọi là người quân tử Trong triết họccủa Không Tử, những phạm trù đạo đức phản ánh những đặc tính của conngười không tách rời nhau mà tạo thành hệ thống những đặc tính hữu cơ trongđạo đức nhân sinh Các phạm trù đạo đức như một vòng tròn đồng tâm màphạm trù nhân là tâm điểm Bởi theo Khổng Tử phạm trù nhân là phạm trù chỉ

ra cái bản chất nhất của con người Và tất nhiên “Nhân” ở đây được ông đềcập đến với ý nghĩa sâu rộng nhất, ông cho rằng con người muốn thực hiệnđiều nhân phải có lễ, thực hiện được điều nhân theo nghĩa là trung, là hiếu, làkính đễ,…Nó cũng được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tínhcon người con người thông qua lễ, nghĩa mà quy định những quan hệ ngườivới người trong gia tộc đến bên ngoài xã hội Đối với Khổng Tử mẫu người lýtưởng hội tụ đủ những đức tính này là người quân tử: “Người quân tử làmviệc chi cũng lấy nghĩa làm gốc Người noi theo lễ tiết mà thi hành, ngườiphát biểu nghĩa của mình bằng khiêm tốn và người thành tựu bằng lòng tínthật Làm một việc mà có đủ các đức tính: nghĩa, lễ, tốn, tín như vậy thật làngười quân tử thay - Quân tử nghĩa dĩ vi nhất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi.Quân tử tai” [27,365]

Hai là khẳng định rằng nhân tính là do trời sinh nhưng tinh thần, đạođức của con người lại có thể thông qua học tập thực hành mà có được Vềphương diện này, Khổng Tử gọi đó là tập Tập mà Khổng Tử nói đến ở đâykhông phải là hàng ngày quan sát, bắt chước, mà quan trọng hơn nữa là họctập đạo lý một cách có mục đích Ông lập luận rằng do sở tập khác nhau chonên con người vừa có thể làm thiện cũng có thể làm ác, vừa có thể làm quân

tử cũng có thể làm tiểu nhân

Trang 24

Xuất thân là một nhà triết học thiên về chính trị - xã hội đồng thời donhững yêu cầu của xã hội lúc bấy giờ nên trong triết học nhân sinh của mìnhKhổng Tử muốn kế thừa sự nghiệp của Văn Vương, Chu Công để lập lại kỉcương pháp chế của nhà Chu Chính vì vậy Khổng Tử xây dựng nên thuyết

“Đạo làm người” với tư tưởng hạt nhân là Nhân và Nghĩa Ông cho rằng vớicon người và xã hội loài người, việc đề ra đạo cho thật đúng đắn, thật rõ ràng

là rất quan trọng bởi không biết đạo thì không thể làm người, không thể sốngmột cuộc sống xứng đáng Ông từng nhấn mạnh điều này với học trò củamình: “ Buổi sáng nghe đạo thì buổi tối chết cũng được rồi” (Luận ngữ, Lýnhân) Trong quan niệm của Khổng Tử con người cũng là một loài trong khốinhất thể bao gồm cả trời đất, muôn vật, muôn loài và là một bộ phận nhỏ của

tự nhiên Cho nên lấy cơ thể mà nói, thì con người phải nhất luận tuân theonhững nguyên lý “âm dương biến hóa” của đạo trời và “cương nhu tươngthôi” của đạo đất Nhưng bên cạnh đó, con người lại là một loài có tâm hồn,

có ý thức, có trí tuệ và loài người có cuộc sống xã hội Có thể thấy được rằngKhổng Tử đã nhận thức được sự khác biệt trong quan hệ giữa con người vớicon người trong đời sống xã hội với quan hệ giữa con người với tự nhiên Bởivậy ông nêu quan điểm: “tính tương cận, tập tương viễn” như đã phân tích ởtrên Ông cũng lập luận rằng do sở tập khác nhau dẫn đến nhiều người đãkhông giữ được tính người mà trời đã mệnh cho, chính vì vậy Khổng Tử chỉ

ra sự cần thiết phải lập đạo cho con người Phải thấy được ý nghĩa của đạo đốivới tính người do trời mệnh phú cho Trong Trung dung có nêu lên luận điểm

cơ bản này: “ Trời mệnh cho gọi là tính, kèm cặp dần dần tính là đạo, dưỡngđạo gọi là hóa” (Trung dung, XX) Như vậy, với Khổng Tử có tính do trờimệnh mà cứ buông lơi, thả lỏng trong cuộc sống thì tính sẽ biến chất theomuôn vàn cái “tập” Điều này dẫn đến con người trở nên vô đạo, khi conngười vô đạo dễ dẫn đến cả nước vô đạo, rồi làm cho thiên hạ vô đạo Khổng

Trang 25

Tử mong muốn làm cho mọi người hữu đạo, mọi nước hữu đạo, thiên hạ hữuđạo Chính vì vậy ông chủ trương đề ra con đường để dưỡng đạo - giáo hóa(giáo dục) Ý nghĩa của giáo hóa là cải tạo nhân tính, hay giáo hóa chính làcon đường để tu dưỡng nhân tính Muốn nhân loại trở về chỗ tính gần nhau,tính trời sinh – thiện bản nhiên thì phải thông qua giáo dục, giáo dục có thểhóa ác thành thiện Trung dung viết: Giáo dục là tu sửa cái đạo làm người.Khổng Tử quan niệm giáo dục mở mang cả tri, tình và ý; hay là trí, nhân,dũng để con người ta đạt tới con người đạo lý Nếu con người có thể học tập

tư tưởng nhân, quan niệm lễ, hơn nữa hành động thực tiễn thi hành một loạtquy phạm đạo đức nhân lễ như yêu người, trung tín, hiếu đễ, cung kính, trídũng…thì có thể trở thành người có đạo đức cao thượng Chính vì vậy,Khổng Tử cực kì nhấn mạnh học tập, giáo dục Ông cho rằng có ba hạngngười: “có người sinh ra đã biết”; “có người học mà biết”, “có người khókhăn khốn khổ mà biết”; “có người cứ yên vậy mà làm”, “có người do lợi màlàm”( Trung dung, XX) Theo ông, hạng thứ nhất rất ít, chủ yếu trong xã hộihạng hai và hạng ba là phần nhiều, muốn cho hai hạng này hữu đạo phải có

“giáo” Khổng Tử cũng đưa ra mục đích của học tập: Trước hết là học để ứngdụng cho có ích với đời và xã hội chứ không phải để làm quan sang, bổnghậu Đối với ông, học để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ là đường đi củaquân tử Hai là học để có nhân cách “Những vị vua, những vị thánh thưở xưamuốn cho đức của mình được tỏa sang, trước hết phải sửa trị nhà mình Muốnsửa trị nhà mình, trước hết phải tu tập lấy mình, thấu suốt đạo của trời đất, đểgiữ lòng ngay thẳng” [13,159] rồi “ kẻ đi học xưa kia lo vì mình, ngày nay kẻ

đi học là vì người” ( Luận ngữ, Hiến văn) Thứ ba, mục đích của học tập còn

là để tìm tòi đạo lý, ông định nghĩa “giáo dục là tu sửa cái đạo làm người”.Như vậy với những quan điểm nêu trên Khổng Tử cho rằng con người khôngchỉ học văn mà còn phải học lễ, học đạo, làm cho được “ tin tưởng sâu sắc,

Trang 26

hiếu học, tử thụ đạo thiện”, ông không tán dương những người “ăn khôngngồi rồi” Có thể thấy rằng các quan điểm về giáo dục, về con đường tudưỡng nhân tính của Khổng Tử khá đầy đủ hoàn chỉnh, ông xứng đáng là ông

tổ khai sáng “ hành vi chủ nghĩa học phái” của thời hiện đại Ông tin tưởngrằng thông qua học tập, con người có thể phát triển và làm chủ được hướng đicủa đời mình

Tuy khẳng định con người sinh ra là “ tính tương cận” nhưng ông cũngcho rằng con người có tính thiện ác Cổ nhân biểu có đề cập đến ngườithượng trí và người hạ ngu “Thượng trí là người có thể làm thiện không thểlàm ác Hạ ngu là người có thể làm ác, không thể làm thiện” [31,72] Trong tưtưởng của Khổng Tử “ thượng trí” hàm ý thiện, còn “hạ ngu” hàm ý ác Hailoại người cực đoan này không thể chuyển hóa, ông nói: “Người trung bìnhtrở lên có thể nói là người thượng trí, người trung bình trở xuống không thểnói là người thượng trí” [31,72] Người trung bình trở lên thuộc về ngườithượng trí, người trung bình trở xuống thuộc về người hạ ngu, họ cực ít Nhưvậy người trung bình học tập đạo đức bỏ ác hướng thiện là đại đa số Thôngqua học tập giáo dục khiến cho số nhiều người trung bình trở thành ngườiquân tử nhân đức, đó là mục tiêu giáo dục của Khổng Tử

Khổng Tử chỉ đề xuất tư tưởng “Tính tương cận, tập tương viễn” nhưngchưa triển khai cụ thể Tuy Khổng Tử mới chỉ đưa ra nhận định về nhân tínhcon người là “tính tương cận” chưa đi sâu nghiên cứu nó nhưng ông đã làngười tiên phong trong việc đề xuất tìm hiểu nhân tính con người, tách riêngcon người ở một khía cạnh cụ thể chứ không đan xen vào yếu tố duy tâm như

xã hội trước Tuy nhiên tư tưởng của Khổng Tử vẫn có sự mâu thuẫn vừa duyvật, vừa duy tâm, vừa bảo thủ, vừa cách tân Nó thể hiện ở chỗ, bên cạnh sựkhẳng định rằng con người chịu sự chi phối của hoàn cảnh sống, sự nỗ lựcnhận thức và hành động cá nhân thì ông lại vừa khẳng định cái gì đó dường

Trang 27

như định mệnh không thể thay đổi được: “duy thượng trí, dữ hạ ngu bất di”.

Có thể dễ dàng nhận thấy được hạn chế này là do trình độ nhận thức còn hạnchế cũng như một phần ông còn chịu tác động của hệ tư tưởng thống trị lúcbấy giờ

Kế thừa và phát triển quan niệm về tính của Khổng Tử, từ thời ChiếnQuốc về sau, vấn đề Tính mới thực sự được các nhà Nho quan tâm với nhữngquan điểm khác nhau Có người cho rằng bản tính con người vừa thiện vừa

ác Lại có người cho rằng, bản tính con người không thiện không ác, cũng cónhững người tuyệt đối hóa một mặt trong bản chất con người hoặc là thiệnhoặc là ác Nổi bật nhất là hai quan niệm đối lập nhau về Tính của Mạnh Tử

và Tuân Tử Mặc dù Mạnh Tử và Tuân Tử đều là môn đồ của trường pháitriết học Nho gia nhưng khi bàn về bản chất của con người, hai ông đã có sựđối lập nhau thậm chí còn có sự trái ngược nhau trong quan điểm nhưng dùhọc có tuyệt đối hóa về mặt này hay mặt khác, thì vẫn có sự kế thừa, bổ sung

và phát triển tư tưởng của Khổng Tử với những góc độ khác nhau và ở chính

họ cũng có sự bổ sung cho nhau khi xem xét bản chất con người

Khi bàn về bản chất con người, Mạnh Tử cho rằng bản chất của conngười là thiện và Tính thiện của con người được thể hiện qua bốn đức lớn:nhân, lễ, nghĩa, trí Có thể nói Mạnh Tử là người đầu tiên đề cập đến vấn đề

cá nhân, vấn đề nhân tính một cách có hệ thống và cụ thể Cũng như Khổng

Tử, Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là do trời phú Nhưng khác vớingười thầy của mình, Mạnh Tử lại khẳng định rằng, cái bản tính của conngười vốn thiện Vì vậy tư tưởng nổi bật nhất trong triết học của Mạnh Tử làvấn đề triết lý nhân sinh, mà trọng tâm của nó là học thuyết về “Tính thiện”.Học thuyết này của Mạnh Tử vừa là nền tảng của chính sách trị nước theo chủnghĩa “nhân chính”, vừa là căn cứ để ông đấu tranh chống lại các quan điểm

tư tưởng của các học thuyết đối lập đương thời Ở Trung Quốc lúc bấy giờ,

Trang 28

bàn về bản tính con người, ngoài thuyết của Mạnh Tử còn có ba học thuyếtkhác với những quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau:

Thuyết thứ nhất cho rằng “Bản tính của con người có tính thiện, có tínhbất thiện Cho nên khi vua Nghiêu làm vua thì lại có kẻ thất đức như Tượnglàm tôi Khi Cổ Tầu làm cha lại có bậc hiền như ông Thuấn làm con Nay nếucho bản tính người là thiện, ắt các trường hợp trên đều sai sao?” [26,217]

Thuyết thứ hai nói:” Tính của người ta có thể khiến cho làm điều thiện,

có thể khiến cho làm điều bất thiện Cho nên, vua Văn, vua Vũ nhân đức màthịnh thì dân ưa làm điều thiên, vua U, vua Lệ là vua bạo ngược nổi lên thìdân ưa làm điều tàn bạo” [26,217]

Thuyết thứ ba, thuyết của Cáo Tử lại cho rằng: “Bản tính con người takhông thiện cũng không bất thiện”, “sinh hoạt ở đời là tính - sinh chi vị tính”Cáo Tử nói: “Tính như cây kỷ, cây liễu, nghĩa như cái chén, cái thìa Đem cáitính tự nhiên của con người ta uốn nắn mà làm điều nhân nghĩa cũng như đemcây kỷ, cây liễu đẽo gọt thành cái chén cái thìa vậy” Cáo Tử lại ví:” Tính tựnhiên của con người ta như nước chảy, khiến chảy về phía đông thì chảy vềphía đông, khiến hảy về phía tây thì chảy về phía tây Tính người không phânbiệt thiện hay bất thiện cũng như nói không phân biệt phía đông, phía tây vậy”[26,218]

Mạnh Tử bác bỏ tất cả những quan niệm ấy, theo ông bản tính conngười là thiện, nó là cái bản nguyên vốn có mà trời phú cho con người Mạnh

Tử lý giải “Tính thiện” của con người được thể hiện qua bốn đức tính lớn lànhân, nghĩa, lễ trí Bốn đức lơn đó bắt nguồn từ Tứ đoan hay bốn đầu mối củathiện, còn gọi là thiện đoan, là cái tài chất, bản chất trời phú cho con người.Bốn tứ đoan đó là: Lòng trắc ẩn (biết thương người), lòng tu ố (biết thẹn),lòng từ nhượng (biết cung kính) và lòng thị phi (biết phân biệt trái phải).Thiện đoan là cái chất cố hữu của con người như mầm cây vốn có trong hạt,

Trang 29

như thân thể vốn có tứ chi Nếu con người biết nuôi dưỡng thiên đoan thìthành thánh nhân không khó, còn nếu con người đánh mất thiện đoan, để nómai một, suy tàn thì con người trở nên nhỏ nhen, không khác gì cầm thú Ôngcho rằng “người ta ai cũng có lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thịphi Không có lòng trắc ẩn thì không phải là người, không có lòng tu ố khôngphải là người, không có lòng từ nhượng không phải là người, không có lòngthị phi cũng không phải là người Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố

là đầu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầumối của trí Người có bốn đầu mối đó như là người có tứ chi Có bốn đầu mối

ấy mà biết khuếch sung ra thì như lửa bắt đầu cháy, như suối bắt đầu chảy,mỗi ngày một lớn, mạnh lên Không biết khuếch sung ra thì dẫu việc thườngnhư thờ cha mẹ cũng không làm được” [26,220]

Mạnh Tử lý giải bản tính của con người là thiện vì hai lý do Thứ nhất,theo Mạnh Tử, bản tính con người thiện vì “tính là cái chung, cái bản chất củamột loài” Ở loài người, có nhiều điểm giống nhau, trong đó điểm giống nhauđầu tiên là tài chất, là bản năng thiện do trời phú cho Sau đó là sự giống nhau

ở các quan năng để nhận biết tốt xấu, thị phi Với tài chất và quan năng ấy, ai

ai cũng có sẵn mầm thiện và đều có thể trở thành thiện, Mạnh Tử cho rằng:

“Phàm những vật đồng loại đều mang một bản chất giống nhau Tại sao đốivới con người, người ta lại nghi ngờ điều đó? ” [13,164]

Thứ hai, Mạnh Tử còn cho rằng bản tính người là thiện vì trong mỗicon người đều có cái “tâm” “Tâm” được đề cập đến trong triết học của Mạnh

Tử là cái chủ thể trong mỗi con người, nhờ có tâm mà con người có được sựhiểu biết để từ đó phân biệt được phải, trái, tốt, xấu, biết ứng xử với vạn vât.Nhờ đó mà tiếp cận được với bốn đầu mối của thiện đoan Theo ông, “tâm” lànguồn gốc của tính thiện trời phú cho con người, vì thế Mạnh Tử mới chorằng: “trắc ẩn chi tâm”, “tu ố chi tâm”, “từ nhượng chi tâm”, “thị phi chi

Trang 30

tâm” Vậy nên, người có tính ấy ắt có tâm ấy, tâm với tính là một Từ quanđiểm nêu trên ông khẳng định: “Hễ biết hết cái tâm của mình thì biết rõ cáitính của mình, biết rõ cái tính của mình thì biết rõ cái tính của trời vậy”[26,224] Sở dĩ Mạnh Tử cho rằng, khi tận tâm tính của mình, thì con người ta

có thể biết được trời, hiểu rõ đạo lý, nhân nghĩa tức là con người ta có thể trởthành thánh thiện, là vì tâm vốn có “lương năng” và “lương tri” Đó là cái màngay từ khi sinh ra đã biết, do trời phú cho ta, không cần học tập mà có, còngọi là “sinh tri” Ông cũng cho rằng: “Không đợi phải học mà làm được, ấy làlương năng của mình, không phải đợi suy nghĩ mà biết được ấy là lương tricủa mình Còn bồng trên tay mà không đứa trẻ nào không biết yêu cha mẹ nó,đến khi lớn lên, không đứa trẻ nào không biết kính anh nó Thân yêu cha mẹ

ấy là nhân, cung kính tôn trưởng ấy là nghĩa, không có gì khác lạ, vì cái đạothông hành tất cả trong thiên hạ, ai ai cũng vậy” [26,224] Nghĩa là với sựhiểu biết “tiên thiên”trời phú, trong tâm con người ta vốn có lòng nhân nghĩa,chỉ vì ta bị chi phối, đam mê vật dục nên cái tâm của ta bị lu mờ, làm takhông còn phân biệt được phải trái tốt xấu và tồi tệ hơn là khiến ta đánh mấttính thiện trong con người mình Bởi vậy, phải tận tâm, “tồn tâm dưỡng tính”

Mặc dù cho rằng con người sinh ra đã có sẵn tính thiện nhưng Mạnh Tửcũng khẳng định tính thiện không phải nhất thành bất biến Tính thiện sẽ bịmai một khi con người bị tác động bởi những ngoại cảnh xấu: “Cái bản tínhcủa con người giống như bản tính của nước là chảy vào chỗ trũng Không mộtngười nào sinh ra tự nhiên bất thiện mà cũng không một thứ nước tự nhiênnào sinh ra tự nhiên chảy ngược dòng Song nếu như bị đắp đập ngăn bờ thìnước sẽ tràn cả núi, cũng vậy, nếu bị vật dục che lấp thì bản tính vốn lành sẽngược chiều ngay” [13,165] Tuy nhiên sự chi phối, tác động của ngoại cảnhcũng chỉ có giới hạn Khi tâm của con người thật vững vàng, ngay thẳng thìvật dục vô hiệu Chính vì vậy, Mạnh Tử rất chú trọng đến giáo hóa con người

Trang 31

để mỗi người giữ tâm mình thật vững Ông cho rằng con đường chủ yếu là

“tồn tâm dưỡng tính” Đó là sự giữ gìn, bồi dưỡng, đừng làm tổn hại hay mấtthiên tâm, thiên tính của mình Đối với ông “Có tước người, nhân nghĩa, trungtín, vui làm điều không mỏi, là cái tước trời cho Công khanh, đại phu là cáitước người cho Người đời xưa lo sửa cái thiên tước thì cái nhân tước theosau Người đời nay lo sửa cái thiên tước để cầu lấy cái nhân tước, khi đã cónhân tước thì bỏ cái thiên tước thành ra mất tất cả Như thế thật là mê hoặc.”[13,166] Vì sao khi bỏ thiên tước theo cái nhân tước lại mất tất cả? TheoMạnh Tử, chỉ cái bản tính thiên phú mới là “cái chân thật, tồn tại vĩnh cửu,còn cái nhân tước tưởng tôn quý nhưng là ngụy tạo do con người tự đặt ra, lúcthế này, lúc thế khác tùy ý của con người nên nó chỉ tồn tại trong cuộc sống”[13,166] Theo ông, những người sống không “tồn tâm, dưỡng tính” là nhữngngười tự hủy bỏ thiên tước, hủy hoại mình, rời bỏ bản thân mình Ông cũngcho rằng “Nói không phải lễ nghĩa gọi là tự hại mình Thân ta không ởnhân.,không theo điều nghĩa, gọi là tựa bỏ mình Nhân là cái người ta ở yên.Nghĩa là con đường chính người ta đi Bỏ cái nhà yên không ở, bỏ cái đườngchính không đi, thế có thảm không Còn “nếu khéo bồi dưỡng thì không vậtnào không sinh trưởng” [13,166] Theo Mạnh Tử, tồn tâm, dưỡng tính quantrọng nhất là “không làm mất cái tâm hồn nhiên thành thực như trẻ thơ - Bấtthất kỳ xích từ chi tâm giả dã”, không để tâm ta sa vào những ham muốn nhụcdục Sau nữa theo ông, trong phép “tu tâm dưỡng tính thì quả dục chính là

“thuốc thử” Ông nói: “Làm người mà quả dục thì tuy có người chưa giữ đượccái tâm nhưng cũng là ít có vậy Làm người nhiều ham muốn, tuy có kẻ giữđược bản tâm nhưng cũng là ít có vây” [26,225] Quả dục hay bớt những hammuốn nhục dục ở đây, Mạnh Tử chia làm hai loại: Một là những ham muốnphàm tục như thích danh, thích lợi, tửu sắc, muốn ăn ngon mặc đẹp mà bấtchấp đạo lý, lễ nghĩa thì phải từ bỏ triệt để nhục dục Trái lại, loại ham muốn

Trang 32

thứ hai là những ham muốn cao thượng, rất nên bồi dưỡng: “Sống thì ta vẫnmuốn sống, nhưng có cái ham muốn còn hơn sự sống nữa, cho nên ta chẳngchịu làm những việc cẩu thả mà giữ lấy mạng sống Sự chết ta vẫn ghét,những có cái còn đáng ghét hơn chết nữa, cho nên ta chẳng tìm cách để tránhhoạn nạn Nhưng cái sở dục quan trọng hơn cả sống đó là lễ nghĩa, nhưng cáiđáng ghét hơn cả sự chết đó là bất lễ, bất nghĩa Không riêng gì người hiềnmới có cái lòng ấy mà người ta ai ai cũng có…Như đói gần chết, có ngườicho một giỏ cơm, một tô canh, nhưng lớn tiếng gọi cho một cách vô lễ, hoặcchà đạp dưới chân rồi mới cho thì thà chết đói chứ chẳng chịu nhận Lại có aicho mười ngàn chung thóc mà không hợp nghĩa thì chẳng chịu nhận Nếunhận mà không hợp lễ nghĩa thì bỏ mất cái tâm vốn thiện của mình.”[26,225] Vì quan niệm rằng trong thân thể con người ta có phần cao quý, cóphần ti tiện, có phần lớn, có phần nhỏ, nên phép tồn tâm dưỡng tính nênMạnh Tử chủ trương rằng tồn tâm còn là giữ lấy cái phần cao quý nhất trongcon người “Nuôi phần nhỏ là tiểu nhân, dưỡng phần lớn là đại nhân” “Phầnlớn, phần cao quý trong con người chính là lương tâm (gọi là đại thể), cònphần nhỏ, phần ti tiện là giác quan, tai mắt (gọi là tiểu thể), luôn bị vật dục lôikéo: “Tai mắt của người ta không phải để suy nghĩ mà hay bị ngoại vật chelấp và chỉ là vật nó giao với vật kia mà tiếp dẫn nhau làm cho những giácquan ở con người bị cảnh trần lôi cuốn Tâm là cơ quan để suy nghĩ Suy nghĩthì hiểu biết rõ được đạo lý, không suy nghĩ thì không nhận biết được chính

tà Trong những cái trời phú cho ta trước hết phải giữ gìn, bồi dưỡng cái lớnthì cái nhỏ mới không lấn lướt được Khi đã giữ gìn tu dưỡng cái căn bảntrong con người thì sự thực không ở đâu xa: “Vạn vật đều đủ ở trong ta Ta tựxét mình thành thực thì có cái vui nào thú nào lớn hơn nữa Mình bảo tồn tâm,dưỡng tính của mình để thờ trời vây” [26,227] Trong con người ta cùng vớitâm tính là phần cao quý trời phú cho ta còn có phần khí Khí lưu thông khắp

Trang 33

vũ trụ, ngưng tụ lại thành hình thể, tạo nên vạn vật và con người Nhờ có khílưu hành trong cơ thể mà vạn vật và con người mới có sự sinh trưởng Vì vậycùng với tồn tâm người ta phải dưỡng cả khí Khí và chí liên hệ với nhauthành cơ thể sống Khí chính là phần thể chất, khí chất, còn chí chính là phầntinh thần, ý thức của con người Trong đó “chí là nguyên soái điều khiển cáikhí, khí là phần sung mãn lưu thông trong thân thể Cao nhất là cái chí rồi đếncái khí Cho nên nói rằng, mình phải giữ bền cái chí, đừng làm hư hại cái khi”[26,229] Con người ta phải có sự điều hòa giữa chí và khí mới có thể tồn tại,phát triển sinh động được Vì:” Khi cái chí nguyên nhất về một điều gì đó thì

nó động tới cái chí Ví như bây giờ có kẻ chạy gấp, chạy mau, đó là động tớikhí lực của mình làm động ngược lại tới cái tâm chí vậy” [26,229] Để bảotồn và phát triển tâm tính, chí khí của con người Mạnh Tử chủ trương cần có

sự tu dưỡng, rèn luyện, giáo dục đạo lý cho mọi người, nhất là những kẻ làmvua, bậc quân tử Hơn nữa, ông cũng cho rằng nếu không học thì “nhiềungười làm mà không biết ý nghĩa của việc mình làm, có thói quen mà chẳngchịu xem xét các thói quen của mình, trọn đời cứ theo đó mãi mà chẳng rõ cáiđạo…Nên đạo ở gần mà đi tìm ở xa, việc dễ mà đi tìm ở cái khó Và khingười ta không được dạy dỗ, “không có lễ nghĩa nữa thì ắt trên dưới sẽ hỗnloạn” nên “trời sinh ra người ta, khiến kẻ tiên tri dạy kẻ hậu tri, kẻ tiên giácdạy kẻ hậu giác”, “người trung chính dạy kẻ không trung chính, người tàinăng dạy kẻ không có tài năng” [26,231] Luôn tính tưởng ở tính thiện củacon người nên Mạnh Tử cho rằng sự tự sửa mình, tự giáo dục mình, thức tỉnhnội tâm của mỗi người là rất quan trọng Như vậy theo Mạnh Tử” cái đạo họchỏi không có gì khác, chỉ cốt tìm lại cái tâm…”, tồn tâm, thành tâm và tậntâm mà thôi” [26,233] Ta thấy, Mạnh Tử cho rằng bản tính trời phú cho conngười là thiện và nếu có thành ra bất thiện là vì con người không biết giữ lấycái tâm, không tu tâm dưỡng tính Ông cũng chủ trương cần phải có giáo dục

Trang 34

để mỗi người không đánh mất tính thiện, phải trau dồi cho tính thiện ngàymột phát triển, ai ai cũng trở thành người tốt.

Đến Tuân Tử, trước thực trạng xã hội hết sức rối loạn lúc bấy giờ, khitận mắt thấy cảnh tranh giành, xâu xé, chem giết lẫn nhau giữa các giai cấp,tầng lớp, giữa con người với con người trong xã hội nên từ chỗ hoài nghi ông

đi đến bác bỏ thuyết tính thiện của Mạnh Tử Đây chính là những cơ sở chonhững quan niệm mới và sự lý giải mới về Tính ở Tuân Tử theo ông Tính làcái tự nhiên, cái bẩm sinh có sẵn trong con người, không thể học, luyện tập mà

có được, vì nó là cái trời sinh ra Như vậy cũng giống với Khổng Tử và Mạnh

Tử, Tuân Tử cũng khẳng định bản tính con người là đồng nhất, là như nhau.Song khác với Mạnh Tử thậm chí là trái ngược hoàn toàn, Tuân Tử cho rằngbản tính con người vốn là ác Nếu Mạnh Tử xuất phát từ những giá trị có tính

xã hội thiên về đạo đức để khẳng định bản tính thiện của con người, thì Tuân

Tử lại xuất phát từ những nhu cầu có bản năng sinh vật, tự nhiên của con người

để đề xuất thuyết tính ác của mình Chính những tư tưởng có phần đối lập nàykhiến cho Tuân Tử mặc dù xuất thân từ phái Nho gia nhưng có thể xếp ông làngười khởi đầu của phái Pháp gia

Theo Tuân Tử, con người khi mới sinh ra vốn đã có sẵn lòng hammuốn và dục vọng nên để thỏa mãn những ham muốn dục vọng đó, con người

đã hành động thuận theo tính tự nhiên của mình Và điều đó tất phải dẫn đến

sự tranh giành, chiếm đoạt lẫn nhau Ông cho rằng phàm là người đều sinh ra

đã hiếu lợi, sinh ra đã có cái dục của tai mắt và nó là do nhân tính vốn có, trờisinh không do con người muốn hay không Ông lập luận rằng, tính của conngười là đói muốn no, lạnh muốn ấm, mệt muốn nghỉ, mắt hiếu sắc, tai hiếuthanh, miệng hiếu vị, tâm hiếu lợi, xương cốt da thịt hiếu an nhàn Chính tâmdục lợi này thức đẩy con người lấy việc mưu cầu lợi ích vật chất làm mụcđích hoạt động của họ Tuân Tử cũng khẳng định thiên tính của con người

Trang 35

không phải chỉ có một tâm lợi dục Ngoài tâm lợi dục ra còn có khả năngphân biệt và hiểu biết thiên phú “Con người sở dĩ là con người, không phảichỉ vì có hai chân và không có lông mao mà là vì có khả năng phân biệt”[31,88] Như vậy, theo tuân Tử, nhân tính bao gồm lợi dục và tài tính chinăng của con người vốn có từ khi sinh ra Và nhân tính này theo Tuân Tử là

có chung ở tất cả mọi người, nhờ có nhân tính chung mới có thể hình thànhloài người Trong quan niệm của Tuân Tử thì thích vinh ghét nhục, ham lợighét hại, tất cả những điều này điều có ở cả người quân tử cũng như tiểunhân Xuất phát từ nhận thức bản tính tự nhiên của con người quy định nhântính thành lợi dục và tài tính chi năng, Tuân Tử đi đến tư tưởng nhân tính ác.Ông nói: “Nay tính của con người sinh ra đã tham lợi, thuận theo đó thì tấtsinh tranh đoạt mà quên nhường nhịn, sinh ra đã thích làm điều ác, thuận theo

đó thì sinh ra chém giết mà quên trung tín, sinh ra mà đã có sinh dục sắc dục(thích thanh sắc) của tai mắt, thuận theo đó thì sinh ra dâm loạn mà quên lễnghĩa văn lý Nếu thuận theo Tính, Tình của con người thì tất ngoài thì tranhđoạt, trong thì phạm phận, loạn đạo lý và cuối cùng thì bạo ngược Cho nênphải có thầy và pháp luật giáo hóa, dạy đạo lễ nghĩa, sau đó mới có ra ngoàithì nhường nhịn, bên trong thì giữ đạo lý, cuối cùng mới bình trị Từ đó màxét, rõ ràng con người tính ác, thiện là ngụy tạo” [31,91] Có thể thấy rõ tưtưởng của Tuân Tử: bản tính ban đầu của con người là ác, còn tính thiện là docon người sáng tạo ra Ông giải thích cho luận điểm này như sau:

Thứ nhất, con người sinh ra đã có tâm lợi dục, tức có dục vọng truy cầu

sự hưởng thụ và thỏa mãn nhu cầu của những cái bản năng sinh học: Bụng đóithích no, thân thích ấm, mắt thích đẹp, tai thích âm thành thánh thót, miệngthích mỹ vị, mũi thích hương thơm, tay chân thích nhàn hạ, tập trung vào Tâmthành ra tâm lợi dục Nhu cầu đó vô cùng và vô tận Chính bởi vì con ngườitrời sinh ra đã có tâm lợi dục không biết đủ, không biết tận cùng và sự truy

Trang 36

cầu lợi dục do tâm lợi dục này thúc đẩy đã hình thành cuộc tranh đoạt sinh tồnkhông bao giờ ngừng của xã hội loài người, dẫn đến các loại loạn lạc Điều đóchứng tỏ nhân tính bất thiện mà ác.

Thứ hai, ác là thiên tính vốn có, còn thiện là do con người học tập, rènluyện mà có được “Phàm con người muốn làm thiện bởi vì tính ác Phàmmỏng muốn dày, xấu muốn đẹp, hẹp muốn rộng, nghèo muốn giàu, hèn muốnquý, bởi vì bên trong không có thì tìm bên ngoài…Ngày nay tính của conngười là không có lễ nghĩa, tính không biết lễ nghĩa cho nên suy nghĩ lo tìm lễnghĩa” [31,93] Ông cho rằng người thiện phải là người có lễ, nghĩa mà bảntính trời sinh con người là ác, vốn không có lễ nghĩa Do đó mới cần phải học

lễ nghĩa, biết lễ nghĩa khiến con người biết làm thiện Thiện không có trongnhân tính, nên phải cần đến giáo dục học tập ở bên ngoài

Thứ ba, Tuân Tử cho rằng nếu như nhân tính thiện, sinh ra đã tự độnglàm thiện, như vậy thì, mọi người sẽ yêu thương nhau yên ổn với nhau, thiên

hạ tự nhiên thái bình Nhưng hiện thực lại hoàn toàn khác, nếu như nhân tínhvốn thiện lương thì không cần xây dựng nhà nước sử dụng hình pháp để caitrị Sự tồn tại của nhà nước, việc lập quân vương, thi hành lễ nghĩa, sử dụnghình pháp đều do nhân tính ác, đều đó chứng tỏ nhân tính bản ác

Thứ tư, Tuân Tử cho rằng trong xã hội hiện thực, con người có quân tử

và tiểu nhân, người thiện và người ác phân biệt với nhau Sự khác biệt này là

do sự rèn luyện, học tập làm điều thiện của mỗi người không giống nhau.Điều này chứng tỏ rằng bản tính ác là có ở tất cả mọi người còn tính thiện docon người học tập mà có được

Mặc dù quan niệm bản tính con người là ác nhưng Tuân Tử cũng chorằng nhân tính con người có thể giáo hóa, dù sinh ra có tính ác nhưng có thểlàm điều thiện Nhân tính là do trời sinh, bản tính ác không có nghĩa conngười nhất định phải làm điều ác, trở thành người ác Con người vẫn có thểlàm điều thiện và trở thành người thiện bởi nhân tính con người ngoài tâm lợi

Trang 37

dục ra còn có năng lực nhận biết, phân biệt Nhờ có năng lực này mà conngười có thể cải biến bản tính ác của mình, có thể học tập lễ nghĩa, phân biệtthiện ác, nhận thức được đạo trời đạo người, dùng lễ nghĩa để chế ngự tâm lợidục của bản thân, đồng thời giúp con người điều chỉnh hành vi cửa mình chophù hợp với đạo trời, đạo người, từ đó trở thành người thiện Do đó, Tuân Tửcũng rất coi trọng học tập, ông cho rằng chỉ thông qua học tập lễ nghĩa đạođức mới có thể giúp con người khắc phục tính ác trở thành người thiện.

Như vậy, qua những phân tích trên chúng ta có thể kết luận được rằngthuyết “Tính thiện”của Mạnh Tử và thuyết “Tính ác” của Tuân Tử mặc dù đãđưa ra được một số quan niệm về bản chất của con người nhưng còn chứađựng nhiều hạn chế Một trong những hạn chế đó là các ông không tránh khỏitính chất siêu hình, máy móc khi luận bàn, đề xuất bản tính vốn có của conngười Nếu Mạnh Tử thiên về mặt xã hội thì Tuân Tử lại thiên về mặt sinhhọc, mặt bản năng tự nhiên của con người để khẳng định cái bản chất tiênthiên trong bản chất con người Các ông chưa thấy được cái bản chất của conngười là sự thống nhất không thể tách rời giữa mặt xã hội và mặt sinh học.Mỗi người tuyệt đối hóa một mặt và chính điều này dẫn đến sự đối lập giữathuyết “Tính thiện” của Mạnh Tử với thuyết “Tính ác” của Tuân Tử Mặc dùvậy sự đối lập ấy không phải là sự đối lập hoàn toàn, tuyệt đối như một sốngười quan niệm Qua sự phân tích kỹ những nội dung của “Nhân tính luận”chúng ta có thể thấy, hai thuyết đó tuy đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau Sự

bổ sung ấy cho phép chúng ta nghiên cứu và hiểu đúng đắn đầy đủ hơn bảnchất của con người Hơn nữa, cả Mạnh Tử và Tuân Tử đều không bỏ quanhững yếu tố khiến con người đi ngược lại, trở thành người đối lập với bảntính vốn có của mình Ví như Mạnh tử ông cho rằng bản tính người là thiệnnhưng cũng không quên đề cập đến những tác động có thể khiến người từthiện trở thành ác, Tuân Tử cũng quả quyết rằng bản tính ác của con người có

Trang 38

thể được cải biến, con người có thể trở thành thiện Mặc dù khi đề cập đếnbản chất của con người, điểm xuất phát của Mạnh Tử và Tuân Tử là khácnhau, thậm chí đối ngược nhau, nhưng cả hai ông đều gặp nhau tại một điểmchung rất cơ bản là khẳng định sự cần thiết phải dùng giáo dục, giáo hóa đểhoặc là thúc đẩy cái “Tứ thiện đức” (như quan niệm của Mạnh Tử), hoặc tiếtchế cái dục vọng, ham muốn vốn sẵn có trong con người (như quan niệm củaTuân Tử) Tất cả điều đó đều nhằm mục đích để con người được sống đúngvới nghĩa “người” Mục tiêu chung của giáo dục theo cả hai ông đó chính làlàm cho con người có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và phù hợp với yêu cầu xã hội vàchế độ phong kiến lúc bấy giờ

Có thể kết luận rằng mặc dù các học thuyết của Nho gia tuy đã đề cậpđến bản chất con người, nhưng vẫn chưa giải thích đúng đắn, đầy đủ bản chấtcủa con người cũng như chưa tìm ra phương thức để giải phóng con người.Những quan niệm của Nho gia vẫn còn nhiều hạn chế, còn chịu ảnh hưởng bởilập trường của giai cấp thống trị Những quan niệm về bản chất con ngườikhông được xem xét trên nền tảng của điều kiện kinh tế xã hội, mà chỉ xuấtphát từ những chuẩn mực đạo đức thuần túy, dựa trên lợi ích và mục đích chínhtrị của giai cấp thống trị, hạ thấp vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo vốn có củacon người

* Về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội

Ở thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, hệ tư tưởng phong kiến thống trịmọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần Quan niệm của các triết gia về conngười, về mối quan hệ giữa con người với con người cũng bị chi phối bởi tưtưởng đạo đức phong kiến Nho gia là trường phái có hệ tư tưởng mang nặngtính chất phong kiến gia trưởng và nó có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.Quan niệm của Nho gia về mối quan hệ giữa người với người chủ yếu đượcthể hiện qua học thuyết về chính trị xã hội

Trang 39

Khổng Tử - người sáng lập ra phái Nho gia cho rằng sự thay đổi của xãhội làm cho thiên hạ rối ren, nguyên nhân chính là do sự xa đọa của thế lựccầm quyền làm cho “danh” không được “chính” tức là “danh” không phù hợpvới “thực” Quan niệm “danh” không được “chính” làm cho xã hội loạn lạc,phép tắc kỷ cương xáo trộn, danh phận không rõ ràng, nên để khôi phục trật

tự xã hội, Khổng Tử đã chủ trương thực hành thuyết “chính danh” Như vậy,khi đề ra học thuyết “chính danh”, Khổng Tử đã cố gắng thể hiện nó qua hànhđộng của mình Nó cũng phản ánh thái độ tôn trọng, tôn ti trật tự phép tắc củaKhổng Tử Tôn ti này trong quan hệ giữa người với người mà Nho gia gọi là

“Luân” được sách “thuyết văn” cho là “con đường”, sách Khúc lễ giảng giải

là “loại”, Mạnh Tử gọi là “trật tự” Một số nhà nghiên cứu sau này giải thích

là “thứ bậc” là đạo “cư xử” Có thể hiểu trong xã hội “mỗi một thứ quan hệ làmột luân”

Trong các mối quan hệ xã hội, triết học Nho gia xác định năm mốiquan hệ cơ bản và thông thường của mỗi đời người trong thiên hạ, gọi là

“Ngũ luân” gồm quan hệ Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bè - bạn(quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ bằng hữu) (Trung dung 20) Mỗi quan

hệ lại có tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền con thảo, anh tốt

em ngoan, chồng biết tình nghĩa vợ nghe lẽ phải, bề trên từ hiếu bề dưới kínhthuận, vua nhân từ tôi trung thành Trong “ngũ luân” lại có ba mối quan hệ cơbản nhất, Nho gia gọi là “Tam cương” (quân vi thần cương, phụ vi tử cương,phu vi thê cương) Trong đó Khổng Tử nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ vuatôi, cha con

Đối với quan hệ vua tôi, ông lên án việc chức tước theo truyền thống,dòng dõi, mặc dù trong xã hội đương thời vẫn có ba kiểu lên ngôi được thừanhận như: lên ngôi vua do cha truyền lại, lên ngôi do vua trước truyền lại vàlên ngôi do đổi mệnh vua Khổng Tử đã đưa ra yêu cầu đối với người đứng

Trang 40

đầu của một quốc gia phải là người đạt được nhân đạo và thiên đạo Về nhữngyêu cầu cụ thể đối với vua, Khổng Tử chủ trương: vua phải đảm bảo cho dânđược no ấm, xây dựng đất nước vững mạnh thể hiện ở lực lượng quân sựhùng hậu, phải là người được dân yêu dân tin Dân đối với vua, theo Khổng

Tử phải coi như cha mẹ của mình Trong quan hệ giữa người dân và vua, thìdân vì vua là “trung”, vua vì dân để được lòng dân tin cũng là “trung” vậy

“Trung” của Khổng Tử chỉ là đòi hỏi sự hết lòng và thành tâm thật ý trongquan hệ với nhau Bên cạnh đó Khổng Tử cũng nhấn mạnh vua phải biếttrong dụng người đức độ và có năng lực làm việc, phải biết rộng lượng đốivới các quan lại phụng sự cho mình

Trong quan hệ cha con, Khổng Tử đề cập đến phạm trù “hiếu” Theoông hiếu của con cái đối với cha mẹ, không đơn giản chỉ là sự phụng dưỡngngười đã sinh ra mình mà trước hết phải là lòng thành kính “Chỉ nuôi cha mẹkhông thôi thì không thể gọi là hiếu, vì đến như giống chó, giống ngựa cũng

có người nuôi, nuôi cha mẹ mà không thành kính thì có khác gì như nuôi chóngựa, làm sao có thể gọi là lòng hiếu thảo” (Luận ngữ, vi chính 7) Ôngthường dậy rằng, phận làm con thấy cha mẹ lầm lỗi phải can gián một cáchnhẹ nhàng, hoặc quan điểm “cha ra cha, con ra con” cũng đòi hỏi cha mẹ phảiđối xử với con cái cho đúng đạo của mình Như vậy, không chủ trương ngutrung, ngu hiếu, không bắt buộc con người phải phục tùng bề trên vô điềukiện như nội dung trung, hiếu của Nho gia sau này Đối với Khổng Tử trong

xã hội “Chính danh” là quan hệ hai chiều: quân có nhân thì thần mới trung,phụ có từ thì tử mới hiếu mà công cụ để thực hiện hai chiều này là đạo đức

xã hội

Kế thừa quan điểm triết lý nhân sinh của Khổng Tử, Mạnh Tử, bêncạnh thuyết “tính thiện” nổi tiếng còn có tư tưởng chính trị đặc sắc, những tưtưởng này thể hiện quan điểm của Mạnh Tử về mối quan hệ giữa người vớingười, được nói ở tinh thần “dân bản” Dựa trên học thuyết “tính thiện” tiếp

Ngày đăng: 07/08/2018, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w